Tự do ý chí

Niềm tin rằng con người được phú cho tự do về ý chí sẽ bảo đảm cả nhận thức tôn giáo về “tội lỗi” lẫn lý tưởng công bằng về loại “công lý trả thù” của chúng ta. Điều này khiến tự do ý chí trở nên một vấn nạn hơn là quan tâm triết học tình cờ.

Không có tự do về ý chí, những người có tội sẽ bị xét đoán một cách nghèo nàn máy móc, và bất kỳ khái niệm công lý nào nhấn mạnh đến việc trừng phạt họ (hơn là cải tạo giáo dục hoặc chỉ cô lập ngăn chặn họ ) sẽ trở thành không thích hợp. Sung sướng thay, chúng ta sẽ nhìn thấy rằng mình không hề cần đến các ảo tưởng về vị trí của một con người trong cái trật tự nhân quả để quy kết trách nhiệm cho hành vi của người ấy, hay để tự mình hành động gì. Chúng ta có thể tìm ra những nền tảng vững chắc cho luân lý và luật lệ mà không phải chịu thua trước bất cứ ảo tưởng nhận thức hiển nhiên nào.

Tự do ý chí thực ra hơn (hay kém) một ảo tưởng trong sự thể ngay cả không thể hiện được mạch lạc một cách có ý thức, bởi vì chưa có ai từng diễn tả được một tính cách nào trong đó các sự kiện vật chất và tinh thần có thể từng xuất hiện nhằm chứng thực cho sự hiện hữu của nó. Chắc chắn hầu hết các ảo tưởng được hình thành từ những chất liệu cầu kỳ hơn. Chẳng hạn, nếu một người tin những chỗ trám răng của anh ta nhận được các tín hiệu phát thanh, hoặc tin rằng em gái mình đã bị tráo bởi một người hành tinh có nhân dạng giống hệt cô ấy, anh ta sẽ không gặp khó khăn gì để định rõ những gì trên thế gian này phải là sự thật để những điều anh tin được trở thành hoặc chính là sự thật. Lạ thay, nhận thức của chúng ta về “tự do ý chí” không hề có lưu trữ những điều dễ hiểu ấy. Như một khái niệm, tự do ý chí đơn giản không hề có một nền tảng logic nào hoặc ngay cả có thể mô tả được. Tựa như một số đoá hồng nganh ngạnh, mùi vị khác thường, tuy chúng ta cố để thưởng thức vẻ đẹp của nó ở khoảng cách gần, nhưng đóa hoa ấy vẫn chỉ chào mời cái phản nghịch cố hữu của nó.

Dĩ nhiên, ý tưởng tự do ý chí là một sản phẩm giả mạo thời cổ đại của triết học, đồng thời cũng là một chủ đề quan tâm phụ, nếu bắt gặp được, giữa các nhà khoa học.– thí dụ như: M. Plank, trong Where is Science Going? dịch và biên tập bởi J. Murphy (1993; bản in lại, Woodbridge, Conn.:Ox Bow Press, 1981); B. Libet, “Do We Have Free Will?” Journal of Consciousness Studies 6, nos. 8-9 (1999): 47-57; S. A. Spence và C. D. Frith, “Towards a Functional Anatomy of Volition”, ibid., 11-29; A. L. Roskies, “Yes But am I Free?” Nature Neuroscience 4 (2001): 1161, và D. M. Wegner, The Illusion of Conscious Will (Cambridge: MIT Press 2002). Tuy nhiên, từ lâu nay đã rõ ràng là bất cứ một mô tả nào về ý chí trong các ý nghĩa về nguyên nhân và kết quả đã khiến chúng ta bị trôi tuột về khối băng lạnh của đạo đức và logic, khiến ý chí của chúng ta hoặc bị định đoạt bởi những nguyên nhân có trước, mà chúng ta không thể có trách nhiệm gì về chúng, hoặc chỉ là sản phẩm của sự tình cờ mà chúng ta cũng không thể có trách nhiệm gì về chúng cả.

Quan điểm về tự do ý chí dường như đã đặc biệt bị nghi ngờ một khi ta bắt đầu suy nghĩ về não bộ. Nếu việc “lựa chọn” việc bắn chết vị tổng thống của một ai đó được định đoạt từ một số khuôn mẫu hoạt động của não bộ, và loại khuôn mẫu này là hậu quả từ một nguyên nhân nào có trước đó – có thể là từ một trùng hợp ngẫu nhiên nào đó về một tuổi thơ bất hạnh, hoặc do yếu tố di truyền xấu hoặc do các tia bức xạ trong vũ trụ - vậy làm sao có thể cho rằng ý chí của y là “tự do”?

Bất chấp các nỗ lực phi thường của nhiều triết gia đã tìm các phương cách để đem tự do ý chí đến sự “tương thích” với các tầm quan trọng của cả tính quyết định lẫn tính không quyết định của tâm thức và não bộ, các công trình này dường như không có hy vọng gì. Kéo dài tự do ý chí, một khó khăn cần đến để phân tích, đã góp phần vào cái thực tế là hầu hết mọi chúng ta cảm thấy rằng mình là tác giả một cách tự do cho các hành động và các hành vi có chủ ý của mình (bất chấp các khó khăn phải có khi cần đến sự hợp lý trong các ý nghĩa về logic và khoa học của nhận định này). Có thể không sai để nói rằng không hề có một ai từng tận hưởng được sự hiện hữu của tự do ý chí bởi vì tự do ý chí mang chứa một hứa hẹn lớn lao như là một tư tưởng trừu tượng không thực.

Trong các ý nghĩa vật chất, mỗi hành vi đều rõ ràng quy về một tổng thể của các sự kiện khách quan chỉ đơn thuần phát triển ảnh hưởng của chúng: các yếu tố di truyền đã được ghi lại, các xung động thần thần kinh bám chặt vào các cơ quan cảm nhận của chúng, các xớ cơ bắp co bóp lại, khiến kẻ vô danh John Doe lẩy cò súng của mình. Để các khái niệm thông thường của chúng ta về chức năng có được giá trị, các hành vi của chúng ta không thể chỉ là các sản phẩm hợp pháp của sinh học, của các điều kiện của chúng ta, hoặc bất cứ điều gì khác khiến có thể đưa đến việc người khác tiên đoán được chúng - và tuy vậy, nếu các hành vi của chúng ta thực sự ly hôn khỏi một hệ thống nhân quả như thế, chúng nên trở nên đúng là những gì mà từ đó chúng ta có thể khẳng định là không có trách nhiệm.

Đã từng là một thứ thời thượng từ vài thập niên qua đến nay, để suy đoán về tính cách nào mà tính bất định của quán tính đã được tiến hành, ở tầm mức của phân tử hay các phần tử của nó, khiến sản sinh một hình thái đời sống tinh thần thoát khỏi được quy luật nhân quả; nhưng một suy đoán như thế hoàn toàn đi lệnh đến một nội dung gần xảy ra - bởi vì một thế giới trung gian, điều phối bởi cơ may hay các khả năng quán tính, sẽ không thể ban quyền tự trị đến các tác nhân con người hơn là ban cho việc rút thăm liên tục.

Trong diện mạo của bất cứ sự độc lập thực sự nào từ các nguyên nhân trước, mọi biểu hiện sẽ xứng đáng với câu nói "tôi không biết cái gì đã bao phủ lên tôi". Trước tiếng tù và của tình trạng tiến thoái lưỡng nan này, những người hâm mộ tự do ý chí sẽ có thể thường được biết đến sự xữ dụng các ngôn từ triết học sâu xa, trong nỗ lực muốn làm cho trực giác của chúng ta về một trách nhiệm đạo đức của một con người được miễn nhiễm với các lo âu về quan hệ nhân quả. (Đọc Ayer, Chisholm, Strawson, Frankfurt, Dennett và watson - tất cả trong tác phẩm của G. Watson, ed., Free Will [Oxford:Oxford Univ. Press, 1982] ). Mặc dù chúng ta không tìm được chỗ đứng cho nó trong quy luật nhân quả, quan điểm tự do ý chí vẫn được hưởng một sự tôn kính đáng kể trong tàng thư khoa học và triết học, ngay cả từ các khoa học gia tin rằng tâm trí hoàn toàn lệ thuộc vào hoạt động của não bộ.

Điều mà đa số mọi người không nhìn thấy là tự do ý chí không hề phù hợp ngay cả với bất cứ sự thực chủ quan nào về chúng ta. Hậu quả là, ngay cả một sự xem xét nội tâm chính xác chẳng bao lâu sẽ phát triển thành đối nghịch với ý tưởng tự do ý chí như các phương trình vật lý thường có, bởi vì các hành vi hiển nhiên của ý muốn chỉ đơn thuần xuất hiện, ngay tức thì (bất kể là do được gây nên hoặc không, hoặc có khuynh hướng thiên về theo tính xác suất cũng không tạo ra khác biệt gì), và không thể truy tìm về điểm xuất phát trong dòng ý thức. Bằng một hay hai khoảnh khắc tự kiểm tra nghiêm túc độc giả sẽ nhận thấy rằng mình không hề là tác giả của ý tưởng mình sắp nghĩ đến hơn là ý tưởng mà tôi sắp viết ra.

Trích Trong Chú thích - Một nền Khoa Học của Thiện và Ác
Lê Quốc Tuấn chuyển Việt
Xem thêm: Tựdo ý chí là một ảo tưởng?
Previous Post
Next Post