Cái Chấm xanh mờ nhạt

Tấm hình "cái chấm xanh mờ nhạt"
là một tấm ảnh về Trái đất
Phi hành gia Carl Edward Sagan đã viết cảm nghĩ của ông về tấm hình Trái Đất như "Cái Chấm Xanh Mờ Nhạt" do phi thuyền Voyager I chụp gửi về, từ một vị trí cách quả Đất khoảng 6 tỷ km (3,7 tỷ dặm) năm 1990, trong quyển sách của ông "Cái Chấm Xanh Mớ Nhạt : Một Viễn Kiến về Tương Lai Nhân Loại trong Không Gian (Pale Blue Dot: A Vision of the Human) Future in Space, như sau:

"Nhìn từ khoảng cách toàn diện này, Trái đất chẳng có vẻ gì là đặc biệt để đáng chú tâm đến. Nhưng đối với chúng ta, nó lại là khác. Hãy xem xét lại cái dấu chấm đó. Nó là nơi này đây. Cái chấm đó là nơi chốn mái nhà. Cái chấm Đó chính là chúng ta. Trên đó tất cả mọi người bạn yêu quý, tất cả mọi người bạn biết, tất cả mọi người bạn đã từng được nghe nói đến, tất cả mỗi mọi con người đã từng hiện hữu, đã từng sống hết cuộc đời của họ. Tổng hợp vui sướng và khổ đau của chúng ta, của hàng ngàn những tôn giáo quả quyết, những ý thức hệ khẳng định, và những giáo điều kinh tế, của mọi người thợ săn và mọi tên thổ phỉ, mọi vị anh hùng và mọi kẻ hèn nhát, mọi kẻ tác tạo và mọi kẻ phá hủy văn minh, mọi vị vua chúa và tất cả thường dân, tất cả các cặp thanh niên nam nữ yêu nhau, tất cả các bà mẹ và người cha, mọi đứa trẻ đầy kỳ vọng, tất cả mọi nhà phát minh và thám hiểm, tất cả mọi thầy giáo mô phạm, tất cả các tên chính trị gia tham nhũng, tất cả các thần tượng "siêu sao", mọi kẻ "lãnh đạo tối cao", mọi vị thánh và tất cả kẻ tội đồ trong lịch sử của loài người chúng ta đều đã từng sống ở chính nơi đó - trên một hạt bụi nhỏ nhoi lơ lửng trong tia nắng mặt trời.

Trái đất là một sân khấu rất nhỏ trong một khán đài vũ trụ rộng lớn. Hãy ngẫm nghĩ đến những con sông máu tuôn tràn bỏi những tên tướng lãnh và những tên hoàng đế, để trong vinh quang và chiến thắng bọn họ có thể trở thành những bậc bá chủ nhất thời của một phần cực nhỏ của một dấu chấm. Hãy suy nghĩ về những tàn ác không ngừng đến từ những cư dân của một góc của cái điểm ảnh cực tiểu trong tấm hình này lên trên các cư dân chẳng khác gì họ mấy ở một cái góc khác nào đó.

Mức thường xuyên nhầm lẫn của họ đến cỡ như vậy đấy, Họ giết nhau hăm hở đến mức như thế đấy , lòng hận thù của họ sôi sục đến mức độ như vậy đấy . Những hành xử ra vẻ của chúng ta, sự tưởng tượng tự quan trọng về mình của chúng ta, cái ảo tưởng rằng chúng ta có một vị trí đặc quyền nào đó trong vũ trụ, bị cái dấu chấm mờ nhạt này thách thức.

Hành tinh của chúng ta là một hạt bụi cô đơn trong vũ trụ lớn lao bao trùm bóng tối. Trong sự mờ nhạt tầm thường của chúng ta - nằm trong tất cả cái sự bao la vũ trụ này - không một dấu hiệu gì cho thấy sẽ có sự trợ giúp đến từ một nơi nào khác để cứu chúng ta khỏi chính mình.

Cho đến tận ngày nay Trái đất là thế giới duy nhất được biết dung chứa sự sống. Không nơi nào khác có cả, ít nhất là trong tương lai gần kề, để loài người chúng ta có thể di chuyển tới. Tham quan qua thôi, thì có. Cư ngụ lại, thì chưa thể. Dù muốn hay không, trong lúc này, trái đất là nơi duy nhất mà chúng ta thiết lập nền tảng của chúng ta. Người ta cho đến nay vẫn nói rằng khoa thiên văn học là một tiến trình làm khiêm tốn và xây dựng nhân cách (người ta- vì hiểu biết thêm về vũ trụ sẽ nhận ra được sự nhỏ bé không chỉ của cá nhân mình mà của cả cái "thế giới tưởng là vĩ đại" của mình-NK chú thích). Có lẽ không còn minh chứng nào rõ rệt hơn về sự điên rồ tự phụ của con người bằng cái hình ảnh xa tít này của cái thế giới nhỏ xíu của chúng ta. Với tôi, nó nhấn mạnh trách nhiệm của chúng ta để đối xử tử tế với nhau hơn và giữ gìn và trân trọng cái dấu chấm xanh mờ nhạt đó, mái nhà duy nhất mà chúng ta từng biết đến."

===============

The Pale Blue Dot is a photograph of planet Earth taken in 1990 by the Voyager 1 spacecraft from a record distance of about 6 billion kilometers (3.7 billion miles) from Earth, as part of the solar system Family Portrait series of images. In the photograph, Earth is shown as a tiny dot (0.12 pixel in size) against the vastness of space.[2

From this distant vantage point, the Earth might not seem of any particular interest. But for us, it's different. Consider again that dot. That's here. That's home. That's us. On it everyone you love, everyone you know, everyone you ever heard of, every human being who ever was, lived out their lives. The aggregate of our joy and suffering, thousands of confident religions, ideologies, and economic doctrines, every hunter and forager, every hero and coward, every creator and destroyer of civilization, every king and peasant, every young couple in love, every mother and father, hopeful child, inventor and explorer, every teacher of morals, every corrupt politician, every "superstar," every "supreme leader," every saint and sinner in the history of our species lived there – on a mote of dust suspended in a sunbeam.

The Earth is a very small stage in a vast cosmic arena. Think of the rivers of blood spilled by all those generals and emperors so that in glory and triumph they could become the momentary masters of a fraction of a dot. Think of the endless cruelties visited by the inhabitants of one corner of this pixel on the scarcely distinguishable inhabitants of some other corner. How frequent their misunderstandings, how eager they are to kill one another, how fervent their hatreds. Our posturings, our imagined self-importance, the delusion that we have some privileged position in the universe, are challenged by this point of pale light. Our planet is a lonely speck in the great enveloping cosmic dark. In our obscurity – in all this vastness – there is no hint that help will come from elsewhere to save us from ourselves.

The Earth is the only world known, so far, to harbor life. There is nowhere else, at least in the near future, to which our species could migrate. Visit, yes. Settle, not yet. Like it or not, for the moment, the Earth is where we make our stand. It has been said that astronomy is a humbling and character-building experience. There is perhaps no better demonstration of the folly of human conceits than this distant image of our tiny world. To me, it underscores our responsibility to deal more kindly with one another and to preserve and cherish the pale blue dot, the only home we've ever known.


Carl Edward Sagan
Carl Edward Sagan (/ˈseɪɡən/; November 9, 1934 – December 20, 1996) was an American astronomer, astrophysicist, cosmologist,

In his book Pale Blue Dot: A Vision of the Human Future in Space

Nguồn: nhanchu.org




Previous Post
Next Post