Khổ vì không biết mình là ai

Mọi người đều đang khổ bởi vì mọi người đều bị phân chia, chia chẻ, tinh thần phân liệt. Mọi người đều khổ bởi vì có lo âu lớn lao trong thế giới này; lo về "liệu mình sẽ làm nó lần này hay không." Có đau khổ lớn lao trong mọi trái tim - đau khổ về không biết bản thân mình, đau khổ về không biết chúng ta tới từ đâu và chúng ta sẽ đi đâu, và chúng ta là ai và cuộc sống này tất cả là gì. Ý nghĩa của cuộc sống này là gì? Đây là đau khổ của chúng ta.

Cuộc sống dường như vô tích sự thế, hoàn toàn vô nghĩa thế, lặp lại máy móc. Bạn cứ làm mãi cùng những thứ ấy lặp đi lặp lại - để làm gì? Đau khổ là ở chỗ con người cảm thấy rất ngẫu nhiên, dường như chẳng có ý nghĩa gì cả. Và con người không thể sống được nếu không kinh nghiệm ý nghĩa nào đó, nếu không kinh nghiệm rằng mình đóng góp cái gì đó có nghĩa cho thế giới này, rằng mình được sự tồn tại cần tới, rằng mình không phải là hiện tượng vô dụng, rằng mình không ngẫu nhiên, rằng mình được cần tới, rằng mình đang hoàn thành điều gì đó cực kì có ý nghĩa. Chừng nào người ta còn chưa đi tới cảm thấy điều đó, người ta vẫn còn đang trong khổ.

Thực ra khi mọi người sắp chết họ trở nên nhận biết lần đầu tiên rằng họ đã từng sống; trong tương phải với cái chết họ trở nên tỉnh táo: "Mình đã bỏ lỡ mất cơ hội rồi." Đó là nỗi đau của cái chết. Nó chẳng liên quan trực tiếp gì tới cái chết mà chỉ gián tiếp. Khi một người sắp chết người đó cảm thấy nỗi đau lớn lao; nỗi đau chẳng liên quan gì tới cái chết. Nỗi đau là: "Mình đã sống và bây giờ tất cả đều kết thúc và mình đã không thể làm được gì có nghĩa, mình đã không sáng tạo, mình đã không ý thức, mình đã sống một cách máy móc, mình đã sống như người mộng du, người vừa đi vừa ngủ."

Tâm trí tầm thường cứ sống mà chẳng lo nghĩ. Người đó dường như hạnh phúc hơn người thông minh; người đó cười, người đó đi tới câu lạc bộ và tới rạp chiếu phim, người đó có cả nghìn lẻ một mối bận bịu, và người đó rất bận rộn mà chẳng có công việc gì. Bạn càng thông minh, bạn càng nhạy cảm, bạn sẽ càng cảm thấy rằng cuộc sống này - cách bạn đang sống nó - không phải là cách đúng, không phải là cuộc sống đúng; cái gì đó sai trong nó.

Người không thông minh sống như mẩu gỗ trôi dạt; người đó trở nên bận tâm nhiều tới việc tham quan tới mức người đó quên tất cả về mục đích, người đó quên tất cả về cuộc hành trình. Người đó trở nên quá bị cuốn hút vào tham quan. Người đó tò mò nhưng tò mò của người đó là thừa. Người đó chưa bao giờ truy vấn, bởi vì truy vấn cần dũng cảm, truy vấn là mạo hiểm. Người đó vẫn chỉ tò mò. Người tò mò là người ngu; tò mò của người đó giữ người đó bận rộn, tính tò mò của người đó giữ người đó bị dính líu, cho nên người đó chưa bao giờ trở nên nhận biết về các vấn đề thực.

Người ngu vẫn còn tò mò về những điều như vậy, về những người khác - ai là ai, và họ chưa bao giờ hỏi, "Mình là ai?" Họ chưa bao giờ hỏi câu hỏi thực bởi lẽ đơn giản là câu hỏi thực sẽ đưa họ vào cuộc hành trình gian nan. Nếu bạn thực sự muốn biết mình là ai bạn phải vứt bỏ tất cả: định kiến, ý thức hệ, triết lí và tôn giáo của bạn bởi vì đây chỉ là những thứ không cấu thành nên tinh tuý của bạn.

Trung tâm bên trong nhất của bạn ở bên ngoài tất cả các khái niệm. Tất cả những điều đã từng được nói cho bạn, tất cả những điều đã trở thành căn cước của bạn, đều phải bị vứt bỏ. Nêu ra câu hỏi thực nghĩa là trải qua cuộc khủng hoảng căn cước; bạn sẽ phải quên đi tất cả về điều bạn nghĩ mình đang là.

Theo Osho
Previous Post
Next Post