Sinh, lão, bệnh, tử

Từ thời cổ đại với Aristotle, Plato, Socrates, cho đến ngày nay qua các thời đại với René Descartes,Baruch Spinoza, Gottfried Leibniz,George Berkeley, John Locke,David Hume, Thomas Reid, Jean-Jacques Rousseau,Immanuel Kant,Georg Wilhelm Friedrich Hegel,Arthur Schopenhauer, Søren Kierkegaard, Friedrich Nietzsche,Karl Marx, Gottlob Frege, Henri Bergson, Edmund Husserl,Bertrand Russell, Ludwig Wittgenstein, Martin Heidegger,Jean-Paul Sartre và Willard van Orman Quine và Kapila,Yajnavalkya, Thích Ca Mâu Ni,Akshapada Gotama,Nagarjuna,Khổng Tử, Lão Tử,Trang Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Chu Hy, Hàn Phi Tử, Vương Dương Minh, Dharmakirti, Sankara,Ramanuja, Madhvacharya, Sri Ramakrishna, Narayana Guru,Vivekananda, Aurobindo, Ananda Coomaraswamy và Sarvepalli Radhakrishnan; con người và các triết gia luôn cố gắng tìm cách trả lời cho câu hỏi lớn về 4 sự kiện chính của đời người: sinh, lão, bệnh, tử.

Dường như chúng ta ai cũng phải trải qua một chu kỳ lặp đi lặp lại của đời sống: sinh ra rồi lớn lên trưởng thành già yếu chịu tật bệnh rồi một người phải chết đi. Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày với quý vị 4 vấn đề chính này với tất cả các góc cạnh khác nhau bằng các lăng kính khác nhau để hầu hy vọng đem lại một câu trả lời đầy đủ nhất hoàn chỉnh nhất. Có thể quý vị sẽ không đồng ý hoàn toàn với chúng tôi nhưng ít nhất, chúng tôi hy vọng có thể mở một cánh cửa mới cho tầm nhìn mới của quý vị về các vấn đề của đời sống của chúng ta đặc biệt là 4 vấn đề lớn nhất: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ.

 1. SINH:

Không chỉ có loài người nhưng tất cả loài vật, vạn vật từ hòn đá, cây cỏ, dòng sông, biển cả, núi đồi, trái đất, hệ mặt trời, thế giới,vũ trụ đến các tư tưởng, hệ thống triết học, quốc gia, nền văn minh. . . đều có sinh ra, bắt đầu, hình thành, rồi phát triển, trưởng thành rồi già cỗi, lỗi thời, lạc hậu, bị đào thải rồi bệnh tật, và một ngày chết đi. Nhưng kỳ diệu nhất vẫn là lúc sinh ra, có chứng kiến sự hình thành của một bào thai, rồi nhìn người mẹ mang nặng thai nhi và đến ngày sinh nở, mẹ tròn con vuông, một con người mới góp mặt với thế giới, chúng ta mới thấy hết sự mầu nhiệm của đời sống. Vẻ đẹp bé thơ, ngây thơ thánh thiện, tiếng khóc chào đời làm niềm vui cho cha mẹ ông bà và người. Cũng như sự ra đời của một đứa con tinh thần của các nhà thơ nhà văn, nghệ sĩ: một bức tranh đẹp, một bài thơ, một quyển sách. . . là một sự huyền nhiệm của vũ trụ. Đã có lúc con người ngỡ rằng mình hiểu hết bí mật của sự sống, sự sinh sản, sự ra đời của một đứa trẻ nhưng gần đây các nhà nghiên cứu nhận ra rằng không phải đơn giản, quá trình thụ thai chỉ là cơ chế sinh học nhưng làm sao một đứa trẻ phải là con của cha mẹ này mà không phải là con của cha mẹ khác, liệu chỉ ngẫu nhiên hay là có định mệnh an bài, rồi làm sao chúng ta có sự hình thành tư duy, trí óc, trí tuệ. . . , và vấn đề di truyền cũng như xã hội, môi trường, giáo dục, hoàn cảnh ảnh hưởng thế nào đến đứa trẻ. . .

Sự sinh ra là vô cùng cần thiết để đời sống tiếp tục, hãy tưởng tượng nếu một ngày nào đó không ai sinh con nữa, thì có lẽ chỉ sau hơn 100 năm là thế giới sẽ kết thúc. Mặc dù con người đang tăng dân số nên nhiều người sợ nạn nhân mãn, bây giờ chúng ta có hơn 7 tỷ người, đó là một con số khổng lồ nếu chúng ta không có cách nuôi sống, chăm sóc đầy đủ 7 tỷ người này thì thật là thảm họa, nhưng với tình trạng đất đai của chúng ta trên trái đất, thế giới có thể có được ít nhất là 30 tỷ người. Vấn đề con người cần nên làm là tạo điều kiện để mọi đứa trẻ sinh ra đều khỏe mạnh, hạnh phúc trở thành người có ích hữu dụng cho xã hội. Sự hình thành của các công ty, các quốc gia, các hệ tư tưởng, và cả vũ trụ cũng vậy lúc nào cũng là bắt đầu mới tốt đẹp hứa hẹn những tương lai. Và đó là sự bắt đầu, buổi bình minh rực rỡ của chúng ta. . .

 2. LÃO:

Sau khi sinh ra con người cũng như vạn vật bắt đầu lớn lên, trưởng thành, học hỏi, khôn ngoan hơn, kinh nghiệm hơn và một ngày kia bỗng thấy mình già cỗi, hom hem, tóc bạc, lưng còng. . . Không ai tránh khỏi, không điều gì tránh khỏi ngay cả các quốc gia, ngay cả thế giới và vũ trụ, ngay cả bài thơ bạn viết, ngay cả chiếc xe mắc tiền bạn mua, ngôi nhà xinh đẹp trong ước mơ của bạn. . . Tất cả một ngày kia đều phải theo quy luật nhân gian già đi, cũ đi và bị đào thải. Tuổi thanh xuân đầy ước mơ, nghị lực, rồi tuổi trung niên chững chạc, điềm tĩnh, chín chắn và tuổi gài thì yếu đuối, cố chấp, hoài cổ,. . . Chỉ có điều kỳ lạ là ít ai chịu thông cảm, tha thứ và chấp nhận. . . Có một nhà tâm lý học tình cờ sưu tập được 4 cuốn nhật ký của 4 thế hệ người khác nhau, một cuốn từ cuối thế kỷ 19, một cuốn khoảng năm 1930, một cuốn của 1960 và một cuốn của 1999, điều lạ lùng là cả 4 cuốn đều phàn nàn về đời sống hiện tại của 4 người tuổi vừa khoảng 60 về đời sống hiện tại: giới trẻ nổi loạn, sống bê tha vô đạo đức, xã hội suy đồi, phi nhân bản, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh quá mà đạo đức không theo kịp. . . . Và nhà tâm lý nhận ra rằng hoá ra con người thời nào cũng luôn phải đối đầu, đối phó với hầu như cùng một vấn nạn, vấn đề. . . Và đó chỉ là một vòng lẩn quẩn của nhân sinh, nhưng còn có 2 vấn đề mà con người luôn lo lắng sợ hãi mà dường như chẳng bao giờ chạy thoát nổi đó là BỆNH VÀ TỬ, mà chúng tôi sẽ bàn tiếp sau đây.

 3. BỆNH:

Đây thực sự là vấn nạn mà loài người cũng như vạn vật kể cả vũ trụ cũng đều chịu đau khổ. Tại sao chúng ta ai cũng phải chịu ít nhất một tật bệnh, nặng hay nhẹ, thoáng qua hay kinh niên. TỪ ngàn xưa các thầy thuốc bác sĩ đã cố gắng chiến thắng bệnh tật cứu người nhưng càng ngày nhân loại càng bị những bệnh khó hơn.

Bệnh tật không tha bất cứ ai, từ người giàu sang đến kẻ bần hàn. Những căn bệnh cứ âm thầm gieo cho con người nỗi sợ hãi và từ từ cướp đi không biết bao nhiêu sinh mạng từng giây phút. Bệnh tim mạch là bệnh gây chết người hàng đầu, sau đó là các bệnh nhiễm trùng và bệnh ung thư và sau đó là tất cả các căn bệnh khác mà bạn đã biết. Làm thế nào để chiến thắng bệnh tật, đó là điều ám ảnh không chỉ các bác sĩ, các nhà nghiên cứu y khoa mà tất cả mọi người. Theo tôi nghĩ đã đến lúc con người nên thay đổi toàn diện cách sống, cách phòng bệnh và phương thức chữa bệnh. Các chính phủ cũng như các tổ chức từ thiện nên tập trung ngân sách cho nghiên cứu về bệnh tật và thật sự tạo một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực y khoa như chúng ta đang có với khoa học và kỹ thuật. Đây sẽ là một thử thách lớn, mới mẻ và thần kỳ đối với nhân loại thế kỷ 21, chế ngự các bệnh tật và phòng bệnh hơn chữa bệnh, giúp con người sống khỏe mạnh hơn, sống có ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn. Ví dụ bệnh tim mạch và ung thư: tập thể dục, ăn uống điều độ, khỏe mạnh, đúng cách, sẽ tạo nên một cơ thể tráng kiện góp phần chống bệnh khi bệnh tới nhưng y khoa phải tạo một loại thuốc, một loại vaccine chủng ngừa giúp con người phòng bệnh và khi có bệnh thì chống bệnh hiệu quả. . .

 4. TỬ:

Đây là cái đích cuối cùng mà con người ai cũng phải tới mà ít ai chịu chấp nhận nó, khi nó tới gần thì sợ hãi. Mặc dù các tôn giáo vẫn luôn tìm cách thuyết phục con người tin rằng sẽ có một thế giới khác tốt đẹp hơn nếu chúng ta tu tâm sửa tánh, làm lành tránh dữ, tu tập, cầu nguyện. . . nhưng con người vẫn cứ sợ hãi. Liệu đời sống chúng ta: chuỗi tuần hoàn SINH, LÃO BỆNH TỬ là ngẫu nhiên hay là định mệnh đã an bài. Tôi nghĩ là cả hai thái cực đó chi phối chúng ta. Trước khi ta sinh ra, ta từ đâu tới, sau khi chết đi ta sẽ đi đâu, đó là câu hỏi mà muôn đời vẫn còn chờ câu trả lời dù các tôn giáo, triết học, tư tưởng. . . đã cố gắng trả lời rồi nhưng dường như vẫn chưa đủ sức thuyết phục con người.

Có người cho rằng chết là hết, cát bụi sẽ về cát bụi, đó là thuyết ngẫu nhiên, còn có người cho rằng số phận của chúng ta đã an bài trong định mệnh: chúng ta phải sinh ra bởi cha mẹ của chúng ta chứ không phải người khác, chúng ta phải gặp người đó làm chồng vợ, chúng ta phải chịu những đau khổ tai kiếp đó, bệnh tật đó và phải chết ngày đó. Đó là thuyết định mệnh: nhưng ngay cả thuyết này cũng có hai trường phái giải thích khác nhau về ai chịu trách nhiệm cho sự quyết định số phận đó, định mệnh đó: có thuyết cho rằng có một đấng tối cao, chúa, trời. . . quyết định như thế; có thuyết cho rằng tất cả những định mệnh đó là do chính nghiệp của chúng ta tạo ra, trong vô lượng kiếp, nếu trong những kiếp trước chúng ta làm ác, thì kiếp này phải nhận quả báo, ngay cả quả báo nhãn tiền ngay lập tức. . .

Thực sự ra có lẽ chúng ta bị chi phối bởi cả hai: định mệnh và ngẫu nhiên. Đúng là chúng ta đang chịu những hậu quả của những gì chúng ta đã làm và có một sự "thiêng liêng" (điều chúng ta chưa hiểu biết trọn vẹn được) ảnh hưởng nhưng sự ngẫu nhiên cũng có do sự sai lầm, tình cờ của tất cả những quy luật đó. Hãy tưởng tượng xem, khi một con muỗi hút máu bạn, thì bạn đập nó chết, nếu bạn đạp hụt nó thì nó còn sống, nếu nó gặp một người không muốn giết loài vật thì nó cũng sống. Chúng ta thường chỉ quan tâm nhiều đối với con người mà ít quan tâm hơn đối với loài vật và đặc biệt là không quan tâm đến cỏ cây, đất đá những vật vô tri vô giác như máy móc, đồ dùng, xe cộ, nhà cửa, áo quần, thế giới vũ trụ. . .

Nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ một chút thôi, chúng ta sẽ nhận ra rằng nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta quý mạng sống của chúng ta và những người chúng ta yêu mến cũng như đồng loại, loài người thì tại sao chúng ta lại không quý trọng những loài vật và cả các đồ vật mà chúng ta cho là vô tri vô giác (chúng ta không hiểu chứ làm sao biết là đồ vật, cỏ cây vô tri vô giác. . . ) Nhiều khi tôi tự hỏi, tại sao chúng ta chỉ nói không sát sinh là tu mà cho là sát cây cỏ, phá đồ đạc, đồ vật lại không phải là lạm sát vô cớ. HY vọng một ngày kia chúng ta sẽ có một kiến thức đầy đủ hơn về vũ trụ này, biết được rõ ràng sau khi chết chúng ta sẽ đi đâu thì chúng ta sẽ sống tốt hơn nữa. Tu theo cách hiện tại của loài người là rất tốt, rất cần thiết nhưng nếu một ngày trong tương lai chúng ta biết rõ hơn về chính chúng ta và vũ trụ, quá khứ, hiện tại và tương lai thì chúng ta sẽ tu hay hơn, đúng đắn hơn và có hiệu quả hơn. Đó mới thực sự là lúc chúng ta hiểu được vòng tuần hoàn bất tận: SINH, LÃO, BỆNH, TỬ và không còn sợ hãi nữa.

Sau đây là một vài lý thú: Trung bình người thuận tay phải sống lâu hơn người thuận tay trái 9 năm. Người ta chết vì mất ngủ nhanh hơn là chết đói: nếu ta không ngủ liên tục tuyệt đối 10 ngày là ta chết còn nếu nhịn đói tuyệt đối thì ta có thể sống tới 14 ngày. Mắt của ta không thay đổi từ khi ta sinh ra đến chết nhưng mũi và tai thì phát triển không ngừng.

Previous Post
Next Post