Xã hội đang có "bệnh", chân, thiện, mỹ bị đảo lộn

Xã hội đang có một lớp người muốn kiếm lợi ích cho bản thân nhưng lại không muốn lao động. Đó là thứ chủ nghĩa vị kỷ. Ở bất cứ xã hội nào, lợi ích cá nhân vẫn hối thúc con người ta đi chệch quy chuẩn của pháp luật. Do vậy, cần có sự minh bạch trong nhiều mối quan hệ xã hội, pháp luật mới lập lại được trật tự công bằng xã hội.

Tôi thấy có điều đáng báo động, vì khi người ta không còn coi trọng đến những con người thân phận nghèo, hoàn cảnh khó khăn, đáng thương thì người ta sẵn sàng hành xử ác với nhau nhằm tranh giành lợi ích cho bản thân. Và thực tế, ở đâu đó trong xã hội con người đã hành xử tùy tiện, cơ học với nhau. Đó là tiếng chuông cảnh tỉnh của con người trong mối quan hệ người với người, con người với xã hội. Họ đang sống cuộc đời phần con lấn át đi phần người.

Về mặt xã hội, con người tạo ra những xã hội phức tạp trong đó có những nhóm hỗ trợ nhau và đối nghịch nhau ở từng mức độ, có thể từ những cá nhân trong gia đình cho đến những quốc gia rộng lớn. Giao tiếp xã hội giữa con người và con người đã góp phần tạo nên những truyền thống, nghi thức, quy tắc đạo đức, giá trị, chuẩn mực xã hội, và cả luật pháp. Tất cả cùng nhau tạo nên những nền tảng của xã hội loài người. Và điều khác biệt với xã hội của các loài sinh vật khác là con người dùng những chuẩn mực về đạo đức, pháp luật mà đánh giá hay xem xét một cá nhân, một tập thể hay thậm chí một quốc gia nào đó là hợp pháp hay không. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa một quần thể sinh vật và một quần thể người, tức là con người sống theo chuẩn mực đạo đức và luật pháp, còn sinh vật thì chủ yếu sống theo bản năng, thường thì mạnh hiếp yếu để tranh giành những thuận lợi và ưu thế về cho mình.

Thế nhưng, con người sẽ sống ra sao khi những giá trị về chuẩn mực xã hội, về đạo đức, về luật pháp bị đảo lộn? Khi đó, người ta hành động không theo những chuẩn mực mà họ đề ra, bất chấp thậm chí chà đạp đạo đức và luật pháp để hành xử. Một xã hội như vậy đã đẩy con người gần như trở về xã hội của các loài vật nghĩa là hành xử theo bản năng, ỷ vào “sức mạnh” của mình có để tranh giành, uy hiếp, đe dọa cá nhân khác, cũng là một xã hội bầy đàn nhưng hỗn loạn không trật tự, không kỷ cương với vô vàn những hành vi bầy đàn. Tâm lý bầy đàn khác với hành vi bầy đàn, vì hành vi bầy đàn chỉ dùng cho những nhóm động vật, trong khi đó “tâm lý” là một thứ đặc trưng riêng của loài người.

Tuy nhiên nói như thế cũng chưa thật đầy đủ. Con người là động vật thông minh nhất, có hệ thống tín hiệu thứ hai và khả năng tư duy trừu tượng nên khi “quay về” hay “thoái hóa” thì cũng không thể giống với bầy đàn trong động vật. Nó sẽ có cái gì đó “ma mãnh” hơn, “trí tuệ” hơn đủ cho thấy mức độ tàn khốc của nó. Những sinh vật khác thường có xu hướng bảo vệ bầy đàn trước sự tấn công của bầy đàn khác bằng đối kháng trực tiếp, nghĩa là, chúng thấy sự nguy hiểm thể hiện là chúng sẽ thể hiện thái độ.

Còn con người thì không đơn giản vậy. Sự tấn công của một tổ chức, một quốc gia khác lên an ninh, chủ quyền của mình đôi khi được lèo lái sang một nghĩa hoàn toàn ngược lại “bạn tốt” “láng giềng hữu nghị” và để an ủi những cá thể khác trong đàn, những con vật “đầu đàn” lại ru ngủ thậm chí quay ra dọa nạt, khủng bố “đồng môn” của mình. Chỉ có xã hội loài người mới có các thể chế chính trị. Chính trị là một cái gì đó rất khó hiểu, không phải một với một thì bằng hai, mà có khi bằng ba, bằng bốn hoặc thậm chí lại bằng không. Suy cho cùng, tại sao họ lại hành động không theo những chuẩn mực về đạo đức về luật pháp, tất cả đều xuất phát từ lòng tham.

Thế nào được gọi là tham? Tức là muốn có, muốn sở hữu, muốn được ảnh hưởng đến những cái những thứ không phải của mình, họ có được thường bằng cách chiếm đoạt, tranh cướp…Có lẽ nói không ngoa, lòng tham nó chỉ tồn tại ở con người với một biên độ, khoảng rộng/sâu khó đo lường. Tất cả các cuộc chiến tranh, nội chiến hay ngoại chiến đều xuất phát từ lòng tham của một hay một nhóm cá nhân nào đó có quyền lực và tầm ảnh hưởng. Để thuyết phục những cá thể khác trong đàn, họ thường vẽ ra những chủ thuyết xán lạn, đẹp đẽ rồi bằng cách này hay cách khác họ tuyên truyền một cách áp đặt thậm chí dùng bạo lực để các cá thể trong đàn phải nghe theo. Và thông thường, lòng tham là khởi nguồn của những khổ đau mà họ gieo rắc cho kẻ khác hay dân tộc khác thậm chí không loại trừ nó cũng là nỗi khổ đau cho chính bản thân họ cũng như dân tộc của họ.

Lòng tham khiến con người sống tàn bạo, bất chấp đạo lý và luật pháp, bất chấp dư luận công kích. Loài vật sống trong cộng đồng của chúng, thường thì chúng chỉ tranh giành đối tượng sinh dục trong mùa sinh sản, giành miếng ăn khi còn đói, còn khi no cơm ấm cật chúng hiền lành ngay cả thú dữ, chúng thường trở nên vô hại nếu không bị kích động. Con người thì…giàu đến bao nhiêu cũng không đủ, quyền lực đến bao nhiêu cũng không vừa, họ sẵn sàng hạ thủ đồng loại của mình ngay khi miếng ăn đã đầy mồm, quyền lực đã tối thượng và sống trong cảnh xa hoa về vật chất. Chính lòng tham này là nguồn gốc, là căn nguyên của mọi sai trái, bất công và tội lỗi ở xã hội con người.

Thế nhưng “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng, Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy: có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Không ai có thể xâm phạm, kẻ xâm phạm sẽ bị lên án và sẽ phải trả một giá đắt. Dù xã hội loài người không thiếu những ví dụ sinh động về kết cục cho những kẻ độc ác, tham lam đầy tham vọng, vì lòng tham của mình mà gieo rắc khổ đau cho người khác (Hitler, Polpot, Gaddafi, …) nhưng lòng tham lại có một sức quyến rũ chết người, khiến cho kẻ tham lam đó rất khó từ bỏ nếu không đủ bản lĩnh và tỉnh táo. Như Hitler chẳng hạn, khi còn sống ông ta cực kỳ tàn ác, ông ta đã có tham vọng nhân bản con người mang “”giống nòi Hitler” cho nước Đức và sẽ làm bá chủ thế giới. Thế nhưng rốt cục, ông ta chết và tất cả vợ con cùng chết theo và dĩ nhiên cái “giống nòi Hitler” đã không tồn tại.

Tự nhiên hôm nay đầu óc điên điên, tôi ngồi nghĩ vẩn vơ một chút về giá trị sống. Quanh đi quẩn lại vẫn mấy câu hỏi ngớ ngẩn “Ta là ai, Ta sống vì mục đích gì” ấy thôi. Nhưng rồi, tự nhiên tôi lại nhớ tới các cụ ngày xưa hay nhắc đến 3 cái giá trị quan trọng nhất (có phải thế không nhỉ?). Ấy là Chân – Thiện – Mỹ. Thiện và Mỹ thì dễ hiểu rồi: là người ai chẳng muốn vươn tới cái Tốt và cái Đẹp. Làm điều tốt cho người khác, biết cảm nhận cái đẹp… là những điều khiến ta cảm thấy tự hào, thanh thản, cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa. Thiện và Mỹ luôn có một sức hút tự nhiên đối với con người.

Nhưng mà chữ Chân thì không hiểu lắm. Nghĩa của nó là cả đời chúng ta cần phấn đấu cho sự thật chăng? Sự thật gì? Sự thật của ai? Hay nó có nghĩa là ta cần sống trung thực với lòng mình? Hay là phải chân thật với người khác? Và cũng không hiểu tại sao nó lại quan trọng đến mức được Viết Hoa, được coi như một giá trị cốt lõi của cuộc sống. Cuối cùng, 3 cái đó có liên hệ như thế nào với nhau.

Ngày xưa đức Khổng Tử giảng về Đạo, có nói Đạo ở khắp mọi nơi, thì đệ tử có người hỏi, Đạo có ở trong những thứ bẩn thỉu không, thì Khổng Tử trả lời là có. Ngài còn giảng thêm, Đạo có ở trong thứ bẩn thỉu như *** chẳng hạn.

Tôi thấy ở bài giảng ấy nghĩa của chữ Chân. Chân là sự thật không thể chối cãi, ở khắp mọi nơi, dù bạn cho là đẹp hay là xấu (Mỹ), là tốt hay là tồi (Thiện).

Trong một cuốn phim chiếu có các sư chùa Thiếu Lâm tập võ, đấm vào bao cát. Một sư cấp thày đến dán một tờ giấy có chữ Phật lên bao cát, thì sư đang tập đấm không dám đấm nữa. Sư Thày mới nói, Phật là Không, nên có ngại gì mà không đấm vào bao cát có dán chữ Phật nữa? Thế rồi sư đệ mới dám tập đấm vào bao cát như cũ.

Trong khúc phim đó, tôi thấy chữ Không cũng là một cách nhìn vào Chân. Theo pháp lý nhà Phật, thì Chân là Không, và Không là Chân. Thiện và Mỹ cũng từ cái Không ấy mà có.

Chân – hiểu là thật, chân tu, chân chính – Chân thật. Thật với chính bản thân, với mọi người, với mục đích, với khát vọng, với cuộc sống. Khi nhìn nhận mọi vấn đề thì phải nhìn vào cốt lõi, vào bản chất – quý trọng sự thật mà bỏ qua những cái phù phiếm bề ngoài…… Rõ ràng nói thì vô cùng đơn giản – nhưng để trọn vẹn chữ được Chân chắc chẳng có mấy ai.

Chân là sự thật, riêng rẽ với nhận thức của Ta.Ví dụ, người yêu của mình thì mình thấy đẹp, thấy tốt, đến khi mình yêu người khác, thì thấy người yêu cũ không tốt, và lại xấu.

Đối với người ngoài không yêu 2 người này, thì người thứ nhất đẹp và tốt hơn người thứ hai. Cái nhận thức của Ta không đủ sức nhận thức được cái Chân.

Lý thuyết này giúp Ta hiểu rằng, nhận thức của ta là phiến diện, hẹp hòi, sai lạc. Nếu ai có phê bình ta, ta không nên phản ứng lại ngay, mà suy ngẫm, ắt tìm thấy vài phần đúng trong đó, hoặc đúng hoàn toàn trong đó. Hoặc vài năm sau, vài chục năm sau, ta mới thấy được cái non yếu của mình.

Trên đây là lý luận, và thực hành lý luận trên. Hiểu điều này thì rất dễ, nhưng thực tập thì khó. Ta càng thực tập nhiều, thì càng giỏi, ít nhất không phản ứng với lời phê bình hay ý nghĩ không giống ý nghĩ cúa mình. Có người giỏi đến mức, vừa nghe ý kiến phê bình đã cười vui vẻ và cám ơn thật tình, rồi áp dụng ngay. Tôi thấy những nhà kỹ thuật ví dụ như các thày giáo dạy Toán chẳng hạn, có thể làm được điều này. Những nhà chính trị khi nghe phê bình, bên ngoài có thể không phản đối, nhưng bên trong thì sai người đi hạ thủ kẻ phê bình mình.

Tôi đến với bạn bằng tình cảm thuần tuý, không vụ lợi tính toán … như thế chính là CHÂN – chân thành. Rộng ra có thể hiểu: Người với người nên lấy Chân làm trọng ….

Xã hội của chúng ta đang có “bệnh”, các giá trị đang bị đảo lộn. Đấy là sự rối loạn về giá trị, xuống cấp về đạo đức trong xã hội của chúng ta hiện nay. Tôi cho rằng xã hội phải minh bạch hơn nữa để giáo dục đúng – sai cho giới trẻ. Cần phải giáo dục kiến thức cơ bản về pháp luật đối với mọi công dân, các ứng xử trong xã hội để mọi người nắm được và ứng xử đúng pháp luật, phù hợp với xã hội. Vấn đề đặt ra là vừa giáo dục xã hội, vừa cần giáo dục chuẩn mực đạo đức.

Vậy hiện nay lệch chuẩn đạo đức xuất phát từ môi trường gia đình, xã hội hay nhà trường?

Điều này có lỗi ở cả ba mối quan hệ trên. Gia đình bố mẹ mải kiếm sống, giáo dục trong nhà trường chưa chú trọng đến “học lễ”, còn xã hội nhiều những chuyện xấu được phơi bày, miêu tả chi tiết đã phần nào tác động vào tâm lý của thanh thiếu niên. Tất cả điều này đã ngấm dần và ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành động của giới trẻ. Và sự giành giật trong xã hội ở giới trẻ ngày càng nhiều hơn, vì đòi hỏi về vật chất, thỏa mãn nhu cầu của họ cao hơn và dường như không có giới hạn.

Vậy rõ ràng, cách hành xử của con người trong một xã hội có “bệnh” khiến con người ta không kiểm soát được bản thân?

Đúng, con người đang hành xử với nhau theo kiểu cơ học. Xã hội càng tiến về phía trước thì những luật lệ, đòi hỏi của thế giới mới càng khắt khe hơn. Sự phát triển đó, cần có sự bổ sung, kích hoạt của giá trị nhân văn, nhân bản…

Previous Post
Next Post