Suy ngẫm: Tục ngữ, Ca dao Tiếng Việt về Chó!

Thân phận những chú chó thăng trầm theo dòng Lịch sử. Từ xa xưa, nuôi chó chỉ để giữ nhà và hồi kết bị hành quyết cho những cuộc nhậu nhoẹt chẳng khác gì những gia súc khác: gà, lợn...

Con gà cục tác là chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi,

Con chó khóc đứng, khóc ngồi:

"Bà ơi đi chợ mua tôi đồng riềng!"

Mặc dù ai ai cũng biết:

"Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo"

Sự trung thành không thể phủ nhận và ngày nay những nhận xét về vật nuôi thì "chó là người bạn tốt nhất của con người". Câu châm ngôn Hán Việt đã đi sâu vào tâm thức của chúng ta:

"Khuyển Mã tri tình"

Con người còn có thể "miệng Nam mô ngậm bồ dao găm", phản trắc, nham hiểm... nhưng điều này dường như không xảy ra ở chó với chủ của mình.

Người Việt mượn hình ảnh con chó để mô tả những tình huống chớ trêu trong cuộc sống lam lũ, nghèo khó:

"Chó cắn áo rách".

Mua gian, bán lận:

"Treo đầu dê, bán thịt chó".

Giao chiến không quân tử, kẻ tiểu nhân, hèn hạ:


Hoặc đến lúc chịu cưỡng bức, chèn ép không nổi, phải phản công tự vệ mạnh mẽ:

"Chó cùng rứt giậu".

Đôi lúc dùng để chỉ sự may mắn họa hoằn, hiếm hoi của những kẻ bất tài mà chiến thắng:

"Chó ngáp phải ruồi".

Thậm chí mượn chó để chửi rủa, phê phán kẻ khác hoặc bực bội thân phận:

"Đồ chó đểu!" ( chó ghẻ, chó chết, chó má, chó đẻ....)

"Đừng chõ mõm vào việc của người khác!"

Ngày nay cùng với sự phát triển, văn minh của xã hội, những chú chó không thể thiếu được trong đời sống văn hóa, tinh thần của mọi người, đặc biệt là trong giới trẻ. Để kết cho bài viết ngẫu hứng này, tác giả xin được trích đoạn thơ của nhà thơ Huyền Thi - Nguyễn Bảo Sinh ( mang chất thơ Nguyễn Bính):

Hôm qua anh đi tỉnh về,
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.
Vợ con chẳng nói một điều,
Chỉ con chó Mực vẫy liều cái đuôi.

Dr. Hoàng Ngọc Báu - GVHN
Previous Post
Next Post