Bi kịch của tư duy Việt Nam!

“Cả nước ngủ mê, tiếng thở như sấm, mà bác đứng ngoài muôn dặm, kêu gào hò hét, có được công hiệu là bao nhiêu, tất phải có người ở trong gõ trán xách tai người ta mà đánh thức dậy, thì họa chăng lòng người mới không đến nổi chết hết. Nay tôi về trong nước đóng vai Mã Chí Nê. Còn Bác ở ngoài làm Gia Lý Ba Đích, chia ra làm hai đường mà đều đi tới, chúng ta lấy cái chết thề cùng nhau cho có thủy có chung”.

"Xét lịch sử xưa, dân nào khôn ngoan biết lo tự cường tự lập, mua lấy sự ích lợi chung của mình thì càng ngày càng bước tới con đường vui vẻ. Còn dân thì ngu dại, cứ ngồi yên mà nhờ trời, mà mong đợi trông cậy ở vua ở quan, giao phó tất cả quyền lợi của mình vào trong tay một người, hay một chính phủ muốn làm sao thì làm, mà mình không hành động, không bàn luận, không kiểm xét, thì dân ấy phải khốn khổ mọi đường. Anh chị em đồng bào ta đã hiểu thấu các lẽ, thì phải mau mau góp sức lo toan việc nước mới mong có ngày cất đầu lên nổi. " (Phan Chu Trinh-1920)

“Nếu một khi quần chúng nhân dân không còn lưu tâm đến công việc chính trị xã hội, thì các Ông và Tôi, và Quốc Hội, Lập Pháp, Chánh Án, Thống Đốc, tất cả sẽ trở thành những con Chó Sói. Điều này dường như là luật tự nhiên thuộc bản chất tổng quát của chúng ta, cho dù có vài ngoại lệ cá nhân. ” Tổng thống Mỹ Thomas Jefferson nói với dân biểu Edward Carrington. (If once [the people] become inattentive to the public affairs, you and I, and Congress and Assemblies, Judges and Governors, shall all become wolves. It seems to be the law of our general nature, in spite of individual exceptions. ": Thomas Jefferson to Edward Carrington, 1787)

-Bán khai là do tầm nhận thức thấp, kém cỏi chưa vượt đến mức độ căn bản của nhân bản;

-Băng hoại là do quan niệm bất chính gian manh lừa đảo. .

-Nỗi băn khoăn và buồn phiền của chúng ta là dù đã đi vào thế kỷ tứ 21, chúng ta vẫn phải lặp đi lặp lại nhiều lần những ý niệm giá trị căn bản về con người, về xã hội và chính trị với đồng bào của mình, những ý niệm đã trở thành bình thường đơn giản trong những xã hội dân chủ tiến bộ hơn trăm năm nay. -Chúng ta cũng vẫn phải lặp lại những ý niệm căn bản về con người, về con đường truy tìm tự do hạnh phúc cho Con Người của Khổng Tử, Mạnh Tử, Thomas Paine, Jefferson, Phan Chu Trinh v. v. . tất cả cách đây đã lâu lắm rồi. Nhưng hôm nay, người Việt cẫn cứ chưa hiểu, chưa tiếp nhận vào làm giá trị nền tảng để hành xử, dù hàng ngày, trên đài báo, từ văn phòng công sở cho đến cá nhân, tất cả vẫn nói bằng sáo ngữ, rỗng tuếch như những con vẹt.

- Xã hội, cộng đồng và con người Việt Nam giống như những kẻ mê ngủ, ngủ vùi, rồi khi bị náo nhiệt của chung quanh đánh thức, họ loạng choạng bước ra đường ngỡ ngàng với những sự kiện đổi thay, hoảng hốt với những giá trị “mới”, nhìn sự vật, sự việc “mới”, tần ngần bán tín bán nghi những ý niệm “mới” quá khác lạ với lúc mình đi ngủ- mà thật ra đã trở thành việc hôm qua của mọi người chung quanh. Nhưng thay vì can đảm thành tín với lương năng, ước muốn cầu tiến tiếp nhận để c ó nhận thức cao hơn, hăng hái hòa nhập dòng đời hiện tại, thì người Việt Nam vẫn ngái ngủ sợ sệt chối bỏ thực tại trước mắt như kẻ bán khai trên núi, trong rừng bước xuống xã hội tiến bộ, điệu bộ hung hăng nhưng co rút mặc cảm; chính từ nỗ lực hung hăng chối bỏ thực tại biến đổi chỉ để bảo vệ c ái “giá trị hôm qua” vẫn còn mơ màng trong giấc mộng, chưa dứt bỏ được, đã khiến nó trở thành tính dị ứng với hiện tại và mất khả năng tiếp nhận và dự phóng khai phá tương lai, một đặc tính, phẩm tính cần thiết của văn minh tiến bộ- Khi dị ứng trở thành tuyệt vọng chống trả, vô vọng lưu giữ, tinh thần và nếp tư duy trở thành tính ngoan cố của gian manh trí trá và biến dạng thành nếp tư duy băng hoại.

Tồi bại hơn những kẻ chủ động những trò bịp bợm này, chính lại là những kẻ “hiểu biết” đang câm miệng làm lơ trước những đồi bại này. Dĩ nhiên do nhiều lý do, nhưng lý do chúng ta thường được nghe một cách trịnh trọng là “Có những sự thật chưa nên nói”. . Đồi bại ở chỗ Sự thật thì chưa nên nói, nhưng hư cấu bịp bợm dối trá, lừa đảo. . . thì cứ vỗ tay để cho tiến hành!!!

Cách đây mấy ngàn năm, Mạnh Tử còn nhận định DÂN VI QUÍ, Xã tắc (nhà nước quốc gia) thứ chi, Quân (Lãnh tụ , lãnh đạo) vi khinh. . Thế mà ở thế kỷ 20 và 21, một bọn khoa bảng, nhưng tối dạ lạc hậu, chỉ tập trung xu phụ trung thành với hệ thống chế độ chính trị, lãnh tụ chính trị, coi trọng chế độ, lãnh tụ, và khinh thường an nguy hạnh phúc, sinh mạng người dân.

-Bi kịch của chúng ta là khi nhân loại đã chuyển hướng hơn trăm năm qua, nhận thức về giá trị Con Người cao hơn, người ta đã kiến tạo một mô thức xã hội hàng ngang để sinh hoạt từ căn bản cá nhân đến cộng đồng tập thể, hàng ngang (bình đẳng) trong tư duy, trong hành xử giữa cá nhân, trong nguyên lý nguyên tắc điều hành các định chế xã hội; căn bản mô thức hàng ngang trong định vị giá trị, và thể hiện quyền cai trị của con người, của vị thế công dân trên hệ thống tổ chức định chế chính trị, đó là dân chủ, dân trí. Ngược lại người Việt Nam chúng ta, từ trong ra ngoài, trong não trạng của họ vẫn đặt nền tảng tư duy hàng dọc, hình chóp nón hay tự tháp. Giá trị hàng dọc này vẫn bao phủ kềm chặt não trạng trí tuệ của họ. Trong tương quan cá nhân thì hành xử thượng đội hạ đạp, xu nịnh kẻ quyền thế chức vị, khinh khi người bất hạnh hay kém vị thế. Đối trọng xã hội thì đầy tính gia trưởng phong kiến, trọng quyển lực áp chế, thượng tôn định chế quyền lực chính trị, nhân vật chính trị. Lúc nào cũng nghĩ đến giải pháp cường lực, áp chế.

Kẻ chưa có thực quyền, thực lực, thì đánh lén, bôi nhọ , chụp mũ, thủ đoạn vặt vãnh hù dọa để áp chế lấn át trong đối trọng tương quan, chứ không phát huy tranh luận thuyết phục bằng sức mạnh trí tuệ bằng chứng. Kẻ có quyền lực rồi thì đương nhiên không bao giờ ngưng nghỉ ra oai, lúc nào cũng dùng bạo quyền trấn áp khủng bố. Bất cứ ai, từ kẻ trong giới quyền lực chính trị, giới tài lực, giới khoa bảng, cho đến giới công nhân, bình dân dại chúng v. v ai ai cũng chực chờ cơ hội, nhỏ hay to, để khệnh khạng có dịp bước lên trên “đè” người khác mới thỏa mãn, thoả chí. Cái hình chóp nón hàng dọc của kỷ nguyên khi nhân loại còn bán khai nó vẫn là nền tảng giá trị hành xử trong nội tâm của người Việt Nam hôm nay, dù ở trong hay ngoài nước, dù đang sống trong mội trường hàng ngang ở phương Tây, hay hàng dọc ở Việt Nam. . . cũng chưa thay đổi!!!

Cho nên khi cùng khổ, gặp vấn nạn, thay vì đi tìm giải pháp từ mình, đi từ xác định giá trị nhân phẩm, dân quyền của mình, của đồng loại bình đẳng chung quanh, để hợp lại giải quyết, thì người Việt Nam hôm nay vẫn cứ thì thụp, ẩn náu với cái ước mơ ngàn năm trước, là vẫn khát khao một “minh quân thánh chúa” ở đâu đó, giáng trần và có vị thế “chính thống” đến cứu vớt, ban phát giải thoát cho họ. Họ thụt lùi trí tuệ đến nỗi mở ra những câu than thở cửa miệng nghe thật thảm hại như “giá bác Hồ còn sống, hoặc kinh hoàng hơn nữa là “chúng ta cần có một Quang Trung của thế kỷ 21”. . “một Hưng Đạo của thời đại”. . . .

Tất cả phản ảnh một não trạng không chỉ không phát triển mà tụt hậu đến thảm hại. Tư duy Việt Nam hôm nay thật sự là một bi kịch. Một bi kịch của cả một dân tộc chỉ hướng ngoại trông chờ; và từ thành phần khoa bảng đến bình dân đại chúng chỉ dạy nhau một “triết lý an phận” như “khôn cũng chết dại cũng chết, biết mới sống”. . Họ dạy nhau an phận nhẫn nhịn, dạy nhau thủ đoạn vặt vãnh ích kỷ đoạt lợi vô tâm. . và gọi đó là “biết”, gọi đó là sống!!! Giấc mơ của cả dân tộc chỉ được gói vào “cơm no áo ấm” và “cơm áo gạo tiền”. . cả một xã hội sống trong nền "văn hóa xin cho, chờ đợi ban phát" và dưới một thể chế tham nhũng, tham nhũng từ thượng tầng cai trị đảng độc tài đến các ban ngành bộ sở và giữa quần chúng với nhau. . "Phi Tham Nhũng Bất Thành Sự". . . và thủ đoạn mánh lới trở thành phẩm chất của con người xã hội Việt nam.

Trong khi những xã hội từng lạc hậu, từng bị nô lệ thực dân khác, như Hàn, Nhật, Mã Lai, Đài Loan v. v sau thời điểm 1945 của cao trào thế giới giải-thực (giải phóng khỏi thực dân). . tất cả đã thức tỉnh giấc ngủ ngu muội say sưa trong tự ái chủ nghĩa dân tộc quốc gia, cơm no áo ấm. . và đã vượt qua và đi lên. . Chỉ còn những xã hội lạc hậu ngủ vùi trong đó có Việt Nam, tiếp tục dạy nhau “cơm no áo ấm”, “quốc gia dân tộc” dù cả dân tộc hai miền Nam Bắc đã liên tục là nạn nhân.

Để hóa giải bi kịch này, chỉ có một giải pháp duy nhất là nâng cao tầm nhận thức của người dân. Đó chính là Dân Trí.

Dân Trí là tất cà sự hiểu biết nhận thức của người dân về mọi mặt trong sự tương quan đối trọng giữa bản thân cá nhân và xã hội. Nhưng nền tảng chính vẫn là đi từ lương năng con người, lương năng nhận thức và định vị giá trị cá nhân của mình trong bình đẳng tương quan, đối trọng với xã hội - và biết sử dụng giá trị của mình để điều hành và đối kháng định chế nhà nước. Trong đó bao gồm tầm nhận định chính xác các định chế chính trị. Nhà nước chính trị chỉ là phương tiện của xã hội, được con người (công dân) chọn lựa để phục vụ cho mục tiêu (cứu cánh) nâng cao phẩm giá, hạnh phúc Con Người. Khi có dân trí, Con Người trong vị thế Công Dân, tự nhiên xác định được vị trí bình đẳng của mình với mọi cá nhân, tập thể trong một mô thức xã hội hàng ngang, để tương quan hành xử cộng hưởng, cạnh tranh, đối trọng và cùng nhau sinh tồn (cộng tồn) thăng tiến.

Một cao trào VẬN ĐỘNG DÂN TRÍ phải được tiến hành từ mỗi một người dân, tận dụng tất cả mọi phương tiện còn lại không bị khống chế bởi nhà nước Việt Cộng để thúc đẩy nhau suy nghĩ và trưởng thành trong nhận thức giá trị tự thân. Thí dụ như thực hiện thông tin quần chúng qua mạng liên-tín (internet). Tất cả đều nằm trong khả năng bén nhậy sáng tạo mcủa con người Việt Nam, và khả năng sáng tạo giải pháp dân chủ chỉ có khi cá nhân có nhận thức giá trị tự thân. . Khi trân quí nhân quyền dân quyền, người ta sẽ có đủ năng lực sáng tạo để phát huy và gìn giữ nó.

NKPTC

Previous Post
Next Post