Ăn nhiều thịt là nguyên nhân gây ra ung thư!

Một nghiên cứu quan sát bức tranh toàn cảnh về các nguy cơ sức khỏe bên ngoài cho thấy, đại đa số các loại bệnh ung thư trên khắp thế giới đều có liên quan đến ba hoạt động gây hại cho sức khỏe mà ai cũng biết. Đó chính là: hút thuốc lá, ăn nhiều sản phẩm từ thịt và uống các thức uống chứa cồn.

Nghiên cứu này phát hành trên Tạp chí Dinh dưỡng, phân tích dữ liệu từ năm 2008 để xem tần suất của 21 loại ung thư xảy ra ở 157 quốc gia, 87 quốc gia trong số này có nguồn dữ liệu đáng tin cậy.

Tác giả nghiên cứu là William Grant - giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Ánh sáng mặt trời, Dinh dưỡng & Sức khỏe (San Francisco) muốn biết liệu xem tỉ lệ mắc các loại ung thư có liên quan gì đến các yếu tố nguy cơ như: tuổi tác, GDP của một quốc gia và chế độ ăn.

Các dữ liệu chất lượng cao được cung cấp bởi 87 quốc gia cho thấy, hút thuốc lá và tiêu thụ nhiều thịt động vật là nguyên nhân gây ra hơn một nửa tỉ lệ mắc ung thư.

Và cũng có sự khác biệt ở tỉ lệ ung thư giữa nam và nữ. Hút thuốc lá tác động đến nam giới gấp hai lần so với ăn nhiều các sản phẩm thịt động vật, trong khi đó xu hướng này trái ngược ở nữ giới. Ngoài tỉ lệ ung thư phổi, hút thuốc lá và ăn nhiều các sản phẩm thịt động vật chiếm đến 70% sự đa dạng của tỉ lệ ung thư giữa các quốc gia.

Nhìn chung, có 30% chết do ung thư, chiếm khoảng 7.5 triệu người năm 2008 gây ra bởi “năm nguy cơ hàng đầu có liên quan đến hành vi và chế độ ăn”, Grant giải thích. Các nguy cơ này là: chỉ số khối cơ thể BMI cao, ăn ít rau củ quả, thiếu vận động thể chất, sử dụng thuốc lá và hấp thu cồn từ thức uống.

Các sản phẩm thịt động vật đặc biệt có liên hệ mạnh mẽ với nhiều loại ung thư khác nhau vì chế độ ăn nhiều thịt làm cơ thể tăng trưởng cũng như làm cho các khối u lớn dần. Các loại ung thư có liên quan đến ăn nhiều thịt động vật là: ung thư vú, ung thư đường tiểu, thận, tử cung, tụy, ung thư tuyến tiền liệt, tuyến giáp và đa u tủy xương (multiple myeloma).

Tổ chức Nông nghiệp và Thực phẩm của Liên Hiệp Quốc đã cung cấp thông tin về chế độ ăn, cho phép các nhà khoa học đánh giá được sự thay đổi trong thói quen ăn uống (tính từ năm 1980). Đây là điều quan trọng vì thời gian giữa những sự thay đổi trong các chế độ ăn và cao điểm của tỉ lệ ung thư là khoảng 20 năm.

Qua đó, mối liên hệ mạnh mẽ giữa chế độ ăn và nguy cơ ung thư đã được xác chứng.

Trần Trọng Hiếu (theo Medical Daily)
Nguồn: giacngo.vn
Xem thêm: 94.000 người chết do ung thư mỗi năm, gấp 9 lần TNGTMỗi ngày 257 người Việt chết vì ung thưBảng xếp hạng ung thư của các quốc gia trên thế giới

Thực phẩm có tính axit và tế bào ung thư trong cơ thể

"Không có một căn bệnh nào, ngay cả ung thư có thể tồn tại trong môi trường kiềm"

Otto Heinrich Warburg, một nhà hóa sinh nổi tiếng người Đức từng đoạt giải Nobel năm 1931, đã giành nhiều năm cuộc đời mình nghiên cứu về ung thư.

Ông đã phát hiện nguyên nhân của căn bệnh này. Theo đó, ung thư đến từ sự thiết hụt oxy của tế bào gây ra tình trạng cơ thể tích lũy axit. Ngược lại, cơ thể có nồng độ axit cao lại gây ra tình trạng thiếu oxy.

"Tất cả các hình thức của ung thư được đặc trưng bởi hai điều kiện cơ bản: Nhiễm axit và giảm oxy. Thiếu oxy và tính axit là hai mặt của một đồng xu. Khi bạn có mặt này, tất yếu mặt bên kia phải tồn tại", Warburg giải thích.

Đặc điểm của tế bào ung thư là: Nó không hấp thụ ôxy mà hấp thụ gluco, môi trường tốt cho trạng thái này là môi trường axit (ngược lại tế bào khỏe mạnh cần nhiều ôxy, tức là cần môi trường có tính kiềm).
* * * * *
Có thể nói, môi trường axit là một trong những môi trường lý tưởng, thuận lợi cho sự phát triển của tế bào ung thư nhất. Nó cũng là một trong những nguyên nhân chính làm phát sinh ra nhiều căn bệnh ung thư mà nhiều người xem là “án tử hình”.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, lối sống hiện đại và chế độ ăn uống đã tạo nên lượng lớn axit trong cơ thể. Nhiều loại thực phẩm có tính kiềm hoặc bản chất là trung tính, nhưng qua quá trình chế biến công nghiệp trở thành tạo axit. Những thứ này thường được giới truyền thông quảng cáo ca ngợi là tiện lợi và tốt cho sức khoẻ và được bày kín trên các kệ hàng trong siêu thị.

Ảnh hưởng của axit đối với cơ thể

Cơ thể chúng ta luôn có xu hướng axit hóa do những hoạt động của cơ thể như hô hấp, trao đổi chất hay tập thể dục. Khi đó, nếu thay vì bổ sung những thực phẩm tạo kiềm để tái cân bằng lại cơ thể mà chúng ta lại dùng thêm nhiều thức ăn tạo axit sẽ gây ra sự dư thừa axit trong máu, kéo theo nhiều hệ quả không tốt cho cơ thể.

Tình trạng axit hoá sẽ làm giảm khả năng hấp thu khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác, khiến tế bào giảm khả năng tự sửa chữa, cơ thể giảm khả năng sửa chữa các tế bào ung thư, giảm khả năng giải độc kim loại nặng, làm cho tế bào khối u phát triển mạnh, và làm cho có thể dễ bị mệt mỏi và bệnh tật.

Dấu hiệu nhận biết cơ thể có tính axit

- Có vấn đề về da (mụn, eczema, chốc lở...); hơi thở có mùi khó chịu và lưỡi bị đóng trắng; lo âu, trầm cảm, kích động, hoang mang, choáng váng, nhức đầu; mệt mỏi, muốn ngủ nhiều, yếu ớt, năng lực kém hoặc giảm hoạt động. Nhức toàn thân, đau cơ, đau khớp; buồn nôn.

- Các biểu hiện khác bao gồm: tiêu chảy hoặc táo bón, ợ nóng, sưng phù, nước tiểu khai và có màu sẫm; nhịp tim bất thường, tuần hoàn kém, khó thở, lạnh tay chân; dị ứng với thức ăn và hóa chất.  

Cách điều chỉnh axit trong cơ thể

Chúng ta cũng có thể điều chỉnh axit cơ thể bằng cách ăn uống những loại thực phẩm có tính kiềm, và quan trọng là có những hoạt động tạo nên kiềm tính như tập thể dục, thở sâu, thư giãn, thiền...

Thực phẩm chứa axit và thực phẩm chứa kiềm (Danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm này chưa có sự thống nhất nên tham khảo thêm nhiều nguồn đáng tin cậy khác)

Thực phẩm có tính axit

1.  Thịt, cá, trứng.  

2. Trà, cà phê, rượu.

3. Các loại gia vị, thức ăn, giấm, nước sốt.

4. Các loại tinh bột và hạt, đặc biệt là các loại tinh bột đã qua chế biến (cơm, bánh mỳ, bánh quy…).

5. Hành, tỏi, nấm.

6. Một số loại đậu đỗ.

7. Các loại dầu, các loại thức ăn béo, đồ rán.

8. Các thức ăn có đường: Mứt, xi rô, bánh ngọt

Thực phẩm có tính kiềm

1. Các loại rau, đặc biệt là rau có lá xanh và canh nấu từ các thứ rau này.

2. Sữa, bơ. Mặc dù, có tính kiềm nhưng sữa và bơ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho tế bào ung thư phát triển.

3. Mật ong, mật mía.

4. Các loạt hạt như hạnh nhân, hạt dẻ.

5. Đậu nành là nguồn dinh dưỡng có tính kiềm cao nhất.  Tuy nhiên đậu nành rất khó tiêu dầu nấu lâu hay hầm kỹ và rất âm, cần nên cho qua quá trình lên men để chuyển hóa thành đạm dễ tiêu cho cơ thể như: tương, miso, natto, tamari, nước tương…

6. Các loại trái cây như: đu đủ, táo, dứa, cà chua, chuối, dừa, chanh… và nước ép trái cây, đặc biệt là loại trái cây chứa nhiều nước.

Sau khi biết được axit chính là nguyên nhân và là môi trường thuận lợi để ung thư phát triển. Việc phòng ngừa và điều trị ung thư có lẽ sẽ trở nên đơn giản hơn. Vì vậy,  đừng bao giờ để lượng thức ăn mang tính kiềm mà bạn đã ăn vào như trái cây, canh rau… ít hơn lượng các thức ăn mang tính axit và tinh bột.
Previous Post
Next Post