Gắn bó sinh sầu não

Tâm trí bị gắn bó thì sẽ buồn rầu và sầu não nữa; và nơi không có gắn bó thì sầu não không thể có đó được. Thực ra, sầu não xảy ra khi đối tượng của gắn bó bị phá huỷ. Không có lí do nào khác cho buồn rầu. Giả sử bạn có gắn bó với ai đó: nếu người ấy chết, bạn bị đắm chìm trong buồn rầu. Buồn rầu tựa như cái bóng đi theo gắn bó. Nếu bạn không có gắn bó với bất kì ai, không thể buồn được, cho dù bạn muốn thế.

Có một ngôi nhà mà bạn gắn bó. Nếu nó bị cháy bạn cảm thấy sầu não. Có sầu não ngay khi gắn bó bị dứt đoạn và đứt gẫy - bất kì đâu nó gặp khó khăn, bất kì đâu nó bị tan vỡ, bất kì đâu nó bị chống đối. Khi sầu não tới thì bạn sẽ phải tạo ra gắn bó để cứu lấy bản thân mình khỏi sầu não. Khi sầu não tới bạn sẽ phải tìm ra một đối tượng mới cho gắn bó của bạn, để cứu bản thân bạn khỏi sầu não, để tránh xa nó. Nếu một người bạn yêu chết đi, bạn không có khả năng quên được người đó chừng nào bạn còn chưa tìm thấy cái thay thế để yêu. Khó quên gắn bó cũ chừng nào bạn còn chưa ném nó đi và thay thế nó bởi việc bầy tỏ tình yêu của bạn cho cái thay thế mới.

Cho nên sầu não tới khi gắn bó bị tan vỡ, và để trốn chạy khỏi sầu não đó chúng ta phải tạo ra những đối tượng mới cho gắn bó của mình. Vậy cái vòng luẩn quẩn này cứ tiếp diễn. Mọi gắn bó đều đem tới sầu não và mọi sầu não bị kìm nén bởi những đối tượng mới của gắn bó. Bệnh tật tới; thuốc phải được cho, và nó gây ra các kiểu bệnh tật khác. Thế rồi thuốc mới được đưa ra cho bệnh mới và những bệnh mới này làm phát sinh những bệnh mới nữa. Vậy là cái vòng này cứ tiếp diễn. …

Thế thì làm sao gắn bó được tạo ra? Nó được tạo ra chỉ khi bạn gắn bản thân mình với ai đó, và nói, “Cái này là của tôi, phần còn lại không phải của tôi,” hay khi bạn nói, “Toà nhà này là của tôi, phần còn lại không phải là của tôi.”

Gắn bó bao giờ cũng mang tính loại trừ; nó bám vào cái này và bỏ ra phần còn lại. Nó nói, “Đây là vợ tôi, đây là chồng tôi, đây là con tôi, đây là nhà tôi, đây là cửa hàng của tôi” - có cái tôi trong tất cả những thứ này - “và tôi không quan tâm tới những cái còn lại!” Nếu bất kì điều gì xảy ra cho phần còn lại, nó không ảnh hưởng tới bạn theo bất kì cách nào, nó không tạo ra khác biệt gì cho bạn. Bạn hài lòng rằng cái của riêng bạn được cứu thoát.

Mức độ gắn bó giảm đi khi trường gắn bó trải rộng ra. Cái gắn bó lớn lao nhất là cho bản thân mình, vì không cái gì dường như là ‘của tôi’ nhiều hơn bản thân người ta. Cho nên, chẳng hạn, dường như là con thuyền đang chìm, có một người chồng và một người vợ đang trong nó, và tình huống là tới mức chỉ một trong hai người có thể được cứu, thế thì cả hai đều sẽ muốn được cứu. Nếu lửa bùng lên trong toà nhà, người chủ sẽ nhảy ra trước hết và rồi hỏi han về các thành viên khác trong gia đình. Một người biết tới đám cháy không sớm hơn bản thân người đó chạy ra. Cho nên, gắn bó được tập trung phần lớn quanh cái tôi; nó là liên kết mạnh nhất với cái tôi. Thế rồi nó giảm dần đi khi trường của cái ‘của tôi’ mở rộng ra. Nó sẽ ít hơn khi hướng tới gia đình, ít nữa khi hướng tới thành phố, càng ít nữa khi hướng tới quốc gia, và thậm chí còn ít hơn nữa khi hướng tới toàn thểnhân loại. Và nếu mọi người đang sống trên hành tinh khác nào đó, sẽ không có gắn bó nào hướng tới họ.

Gắn bó là cái bóng của bản ngã. Gắn bó lập tức được tạo ra bất kì chỗ nào bạn thấy ‘tôi đây’. Cho nên bạn tạo ra biên giới, bạn vẽ ra đường bao để chỉ ra giới hạn của cái ‘của tôi’. Bạn tạo ra bức tường, biên giới. Bên ngoài giới hạn này, một thế giới khác bắt đầu mà với nó bạn không quan tâm chút nào. “Dù nó chết hay bị tàn phá là không liên quan tới cái của tôi.” Phía bên này của biên giới là thế giới của bạn, vì cái đó mà bạn mong muốn rằng không có khổ, không có tai hoạ, không có đau buồn, vì bạn bị sầu não khi nó gặp rắc rối.
Previous Post
Next Post