Bất kì khi nào bạn bào chữa, bất kì khi nào bạn nói rằng điều này không phải vậy, bạn đều sợ. Chỉ sợ hãi mới mang tính phòng thủ. Người trung thực không thể mang tính phòng thủ được. Sợ hãi bao giờ cũng mặc giáp cho nó. Nếu ai đó nói rằng bạn không trung thực, bạn lập tức đề phòng. Tại sao? Tại sao phải lo nghĩ thế về điều đó? Tại sao lại phản ứng? - bởi vì bạn biết rằng bạn không trung thực.
Đó là lí
do tại sao điều đó lại gây tổn thương. Chân lí gây tổn thương nhiều lắm, bởi vì
vết thương có đó. Bạn biết mình không trung thực, và nếu ai đó nói bạn không
trung thực, bạn không thể cười được, bạn trở nên nghiêm chỉnh. Bạn phải bào chữa,
bằng không điều đó sẽ bị mọi người biết. Bạn phải tranh đấu, bằng không mọi người
khác sẽ bắt đầu nghĩ theo chiều hướng đó.
Nếu
mọi người đi tới biết rằng bạn không trung thực, thế thì sẽ khó mà không trung
thực được, bởi vì chỉ nếu mọi người tin rằng bạn trung thực, bạn mới có thể tiếp
tục không trung thực được. Đây là toán học. Mọi người phải tin rằng bạn là người
nói thật, chỉ thế thì bạn mới có thể nói dối. Nếu mọi người đều biết rằng bạn
nói dối - hết rồi! Thế thì làm sao bạn có thể nói dối được. Ngay cả điều dối
trá cũng cần một loại tin cậy nào đó về bạn.
Bạn
có thể là kẻ cắp chỉ nếu mọi người tin rằng bạn là thánh nhân - thế thì rất dễ
dàng là kẻ cắp, bởi vì mọi người sẽ không cố gắng tự bảo vệ mình đối với bạn.
Người
vô đạo đức bao giờ cũng bào chữa cho cá tính của mình. Người đó sẽ cố gắng chứng
minh rằng mình là con người của cá tính, nhưng điều này chỉ ra rằng người đó vô
cá tính. Nếu bạn là người trung thực và ai đó nói bạn là không trung thực, thì
bạn sẽ nói, "Vậy thế sao? Có thể, có lẽ, ai mà biết được!" Bạn sẽ
nói, "Tôi sẽ xem lại. Tôi sẽ xem lại bên trong mình. Bạn có thể
đúng."
Nhưng
đây là trung thực. Làm sao người này có thể không trung thực được, người nói,
"Tôi sẽ xem, tôi sẽ cố gắng tìm cho ra. Bạn có thể đúng"? Đây là
trung thực chân chính. Con người này không thể nào không trung thực được. Nhưng
nếu bạn không trung thực và ai đó nói vậy, bạn mếch lòng. Mọi bào chữa của bạn
đều bởi vì bạn mếch lòng. Bạn bao giờ cũng được chuẩn bị và sẵn sàng trả lời. Bạn
mang sự xác nhận cá tính theo mình, "Mình là con người có cá tính."
Sợ
hãi tạo ra áo giáp. Bây giờ tâm lí chiều sâu đã đi tới nhận ra rằng tất cả các
cá tính đều là áo giáp. Đứa trẻ sinh ra, nó không biết cái gì tốt cái gì xấu.
Thế rồi nó phải được dạy dỗ để tạo ra phân biệt. Nó bị trừng phạt nếu nó cứ làm
điều gì đó bị coi là xấu. Điều gì xảy ra cho tâm trí của đứa trẻ này? Điều gì xảy
ra trong tâm thức của nó? Khi có liên quan tới hồn nhiên của nó, nó không thể
nào thấy được cái gì là xấu trong đó. Sao điều đó xấu? Nhưng bố và mẹ - và họ
có quyền - họ nói, "Điều này là xấu, và nếu con làm điều đó con sẽ bị phạt.
Nếu con không làm điều đó con sẽ được khen, được thưởng."
Nó
phải nghe lời họ bởi vì họ có quyền, và nó phải đè nén bản thân mình và hồn
nhiên riêng của mình. Nó tạo ra áo giáp quanh mình. Nó trở nên sợ những điều
nào đó mà nó không nên làm, bằng không nó sẽ bị phạt. Một số điều nó nên làm bởi
vì thế thì nó sẽ được thưởng.
Tham
lam được tạo ra, sợ hãi được tạo ra. Và thế thì đứa trẻ trải qua nhiều kinh
nghiệm trong đó nó bị phạt, trong đó nó được thưởng. Dần dần, nó tạo ra cá tính
quanh tâm thức của mình. Cá tính nghĩa là việc tạo ra thói quen mà xã hội nghĩ
là tốt, và phá huỷ những thói quen mà xã hội coi là xấu - đây là cá tính. Và cá
tính này là áo giáp, bởi vì nếu bạn không tạo ra nó, xã hội sẽ phá huỷ bạn. Xã
hội sẽ không cho phép bạn tồn tại. Để tồn tại, để sống còn, bạn phải tạo ra cá
tính, bằng không bạn sẽ bị tù, bị trừng phạt.
Nếu
vâng lời bị ép buộc, thế thì cá tính nảy sinh. Thế thì dần dần đứa trẻ bắt đầu
học; nó học, trở nên tính toán - cái gì cần làm, cái gì không làm. Hồn nhiên bị
đầu độc. Hồn nhiên không còn đó nữa, bây giờ tính toán đã bước vào. Và bây giờ
nó biết cách ảnh hưởng tới bạn, cách thao túng bạn, cách là đứa trẻ tốt để cho
nó được thưởng, và cách không là đứa trẻ xấu.
Và
áo giáp cá tính này có tác dụng theo cả hai cách. Nó tự bảo vệ mình đối với xã
hội; nhưng sâu bên trong, tâm thức không biết cái gì là tốt, cái gì là xấu. Cho
nên nó phải liên tục tự tranh đấu với chính mình. Cá tính này trở thành thứ hai
lưỡi: mặt ngoài nó là bảo vệ đối với xã hội, mặt trong nó là đấu tranh thường
xuyên.