
Khoảnh khắc bạn bắt đầu thấy lỗi của mình chúng bắt đầu rơi rụng đi như lá khô. Thế thì chẳng cái gì khác phải được làm; thấy chúng là đủ. Chỉ nhận biết về lỗi của mình là mọi điều được cần. Trong nhận biết đó chúng bắt đầu biến mất, chúng bay hơi. Người ta có thể cứ phạm lỗi nào đó chỉ nếu người ta vẫn còn vô ý thức về nó. Vô ý thức là điều phải có để cứ phạm cùng lỗi. Cho dù bạn cố gắng thay đổi bạn sẽ phạm phải cùng lỗi dưới dạng khác nào đó, trong hình dạng khác nào đó. Và chúng tới trong đủ mọi kích cỡ và mọi hình dáng. Bạn sẽ trao đổi, bạn sẽ thay thế, nhưng bạn không thể vứt bỏ được nó bởi vì sâu bên dưới bạn không thấy rằng nó là lỗi. Người khác có thể nói cho bạn bởi vì họ có thể thấy.
Đó là lí do tại sao mọi người nghĩ bản thân mình đẹp thế, thông minh thế, đức hạnh thế, thánh thiện thế - và chẳng ai đồng ý với người đó! Lí do là đơn giản: bạn nhìn vào người khác, bạn thấy thực tại của họ, và về bản thân mình bạn mang hư cấu – hư cấu đẹp đẽ. Về bản thân mình bạn rất hư cấu. Tất cả mọi điều bạn biết về bản thân mình đều ít nhiều hoang đường; nó chẳng liên quan gì tới thực tại.
Khoảnh khắc người ta thấy ra lỗi của mình, thay đổi triệt để được tạo ra. Do đó mọi chư phật trong các thời đại đều đã từng nói chỉ một điều: nhận biết. Họ không dạy bạn cá tính. Cá tính do tu sĩ, chính khách dạy bạn, không do chư phật dạy. Chư phật dạy bạn tâm thức - không phải lương tâm. Lương tâm là thủ đoạn người khác chơi trên bạn. Người khác nói với bạn cái gì là đúng và cái gì là sai; họ ép buộc ý tưởng của họ lên bạn. Và họ cứ ép buộc những điều đó từ chính thời thơ ấu của bạn, khi bạn còn hồn nhiên thế, mong manh thế, tinh tế tới mức có khả năng gây bất kì ấn tượng nào lên bạn, bất kì dấu ấn nào lên bạn. Họ đã ước định bạn từ chính lúc ban đầu. Ước định đó được gọi là lương tâm và lương tâm đó cứ chi phối toàn thể cuộc sống của bạn. Lương tâm là chiến lược của xã hội để làm bạn thành nô lệ.
Khoảnh khắc bạn biết bạn điên, bạn không còn điên nữa. Đó là tiêu chí duy nhất về lành mạnh. Khoảnh khắc bạn biết bạn là người dốt nát bạn đã trở thành trí huệ.
Nhà tiên tri ở Delphi tuyên bố Socrates là người trí huệ nhất trên thế gian. Vài người chạy xô tới Socrates và họ bảo ông ấy, "Vui lòng đi, hân hoan đi: nhà tiên tri ở Delphi đã tuyên bố ông là người trí huệ nhất trên thế giới."
Socrates nói, "Điều đó tất cả đều vô nghĩa. Tôi biết chỉ mỗi một điều thôi: rằng tôi chẳng biết gì cả." Mọi người đâm ra phân vân và lẫn lộn. Họ quay trở lại ngôi đền, họ nói với nhà tiên tri, "Ông nói rằng Socrates là người trí huệ nhất trên thế giới, nhưng bản thân ông ấy lại phủ nhận điều đó. Ngược lại, ông ấy nói ông ấy hoàn toàn dốt nát. Ông ấy nói ông ấy chỉ biết mỗi một điều: rằng ông ấy không biết gì."
Nhà tiên tri cười to và nói, "Đó là lí do tại sao ta đã tuyên bố ông ấy là người trí huệ nhất trên thế giới, người trí huệ vĩ đại nhất trên thế giới. Đó là lí do tại sao - chính xác bởi vì ông ấy biết rằng ông ấy là người dốt nát."
Người dốt nát tin họ khôn ngoan. Người không lành mạnh tin họ là người lành mạnh nhất.
Điều đó xảy ra bởi một phần của bản tính con người là chúng ta cứ nhìn ra ngoài. Chúng ta quan sát mọi người ngoại trừ bản thân mình. Do đó chúng ta biết nhiều về người khác hơn là về bản thân mình; chúng ta chẳng biết gì về bản thân mình.
Trở nên tỉnh táo hơn đi, ý thức hơn đi. Đi ngày càng sâu hơn vào bản thân mình cho tới khi bạn thấy trung tâm của bản thể mình. Bạn đang sống ở ngoại vi, và ở ngoại vi bao giờ cũng có rối loạn. Bạn càng đi sâu hơn, im lặng sâu hơn càng ngự trị. Và trong những kinh nghiệm đó về im lặng, ánh sáng, niềm vui, cuộc sống của bạn bắt đầu chuyển vào chiều hướng khác. Lỗi, sai lầm bắt đầu biến mất.
Cho nên đừng lo nghĩ về sai sót và lỗi lầm và lỗi. Quan tâm về một điều thôi, một hiện tượng thôi; đưa toàn bộ năng lượng của bạn vào một mục đích, và đó là cách ý thức nhiều hơn, cách thức tỉnh nhiều hơn. Nếu bạn đưa toàn bộ năng lượng của mình vào trong nó, nó sẽ xảy ra, nó là không tránh khỏi.