Bạn
đã nhìn vào những người lễ phép chưa? Bạn sẽ không tìm được người nào bản ngã
hơn họ. Nhìn vào người lễ phép mà xem, cách người đó đứng, cách người đó nói,
cách người đó nhìn, bước đi; người đó đã xoay xở để làm cho mọi điều trông có vẻ
lễ phép, nhưng bên trong bản ngã đang thao túng.
Nhìn
vào cái gọi là những người khiêm tốn mà xem. Họ nói họ là không ai cả, nhưng
khi họ nói điều đó, nhìn vào trong mắt họ,
nhìn vào chỗ bản ngã đang khẳng định. Đây là một bản ngã rất tinh ranh, bởi vì
nếu bạn nói, “Tôi là ai đó,” mọi người sẽ chống lại bạn, và mọi người sẽ cố gắng
đẩy bạn về vị trí của mình. Nếu bạn nói, “Tôi là không ai cả,” mọi người đều ủng
hộ bạn, không ai chống lại bạn.
Người
lễ phép là người rất tinh ranh, láu cá. Họ biết phải nói gì, phải làm gì, để
cho họ có thể khai thác bạn. Nếu họ nói, “Tôi là ai đó,” mọi người sẽ chống lại
họ. Thế thì xung đột phát sinh bởi vì mọi người đều nghĩ rằng anh ta kẻ bản
ngã. Thế thì sẽ khó để khai thác mọi người bởi vì mọi người đều đóng lại với bạn.
Nếu bạn nói, “Tôi là không ai cả, tôi chỉ là cát bụi dưới chân anh,” thế thì
các cánh cửa mở ra và bạn có thể khai thác. Tất cả mọi phép xã giao, văn hoá, đều
là một kiểu tinh ranh phức tạp, và bạn đang khai thác.
Chuyện
xảy ra là Khổng Tử tới gặp Lão Tử, thầy của Trang Tử. Và Khổng Tử là hình ảnh của
xã giao nghi lễ. Ông ấy là người nghi lễ nhất trên thế giới, thế giới chưa bao
giờ biết đến một người nghi lễ như vậy. Ông ấy đơn giản là kiểu cách, nghi lễ,
văn hoá và xã giao. Ông ấy tới gặp Lão Tử, cực đối lập.
Khổng
Tử rất già, Lão Tử thì không già đến thế. Theo đúng nghi lễ thì khi Khổng Tử
vào, Lão Tử phải đứng dậy để đón chào. Nhưng ông ấy vẫn cứ ngồi. Khổng Tử không
thể nào tin rằng một bậc thầy vĩ đại như vậy, cả nước biết tới tính khiêm tốn của
ông ấy, mà lại vô lễ thế. Ông ấy phải nhắc nhở điều đó.
Lập
tức ông ấy nói, “Điều này là không tốt. Ta lớn tuổi hơn ông.”
Lão
Tử cười to và nói, “Chẳng ai già hơn ta cả. Ta tồn tại từ khi mọi thứ đi vào sự
tồn tại. Khổng Tử, chúng ta cùng tuổi, mọi thứ đều cùng tuổi. Từ vĩnh hằng
chúng ta đã ở trong sự tồn tại, cho nên đừng mang gánh nặng tuổi tác này, ngồi
xuống đi.”
Khổng
Tử đã tới để hỏi vài câu hỏi. Ông ấy nói, “Người tôn giáo phải nên thế nào?”
Lão
Tử nói, “Khi cái thế nào tới, không có tôn giáo. Cái thế nào không phải là câu
hỏi cho người tôn giáo. Cái thế nào chỉ ra rằng ông không là tôn giáo nhưng ông
muốn hành xử như người tôn giáo - đó là lí do tại sao ông hỏi thế nào.
“Liệu
một người yêu có hỏi người ta nên yêu thế nào không? Người đó yêu! Thực sự, chỉ
về sau người ta mới trở nên nhận biết rằng
mình đang trong tình yêu. Có thể là chỉ khi tình yêu đã qua thì người đó mới trở
nên nhận biết rằng mình đã trong tình yêu. Người đó đơn giản yêu. Điều đó xảy
ra. Nó là việc xảy ra, không phải việc làm.”
Bất kì
điều gì Khổng Tử hỏi, Lão Tử đều đáp theo cách
Khổng Tử trở nên rất lúng túng: “Con người này nguy hiểm!”
Khi
trở về, đệ tử ông ấy hỏi, “Có chuyện gì vậy, Lão Tử là con người thế nào?”
Khổng
Tử nói, “Chớ có lại gần ông ấy. Các ông đã thấy rắn nguy hiểm, nhưng chẳng cái
gì có thể so sánh được với con người này. Các ông có thể nghe nói về sư tử hung
dữ, chúng chẳng là gì trước con người này. Con người này giống như con rồng bước
đi trên đất, có thể bơi trong biển, có thể đi tới tận cùng bầu trời - rất nguy
hiểm. Ông ấy không phải dành cho chúng ta những người nhỏ bé, chúng ta quá nhỏ
bé. Ông ấy nguy hiểm, bao la như vực thẳm. Chớ có lại gần ông ấy, nếu không thì
các ông sẽ cảm thấy chóng mặt và các ông có thể bị ngã. Thậm chí ta cũng cảm thấy
chóng mặt. Và ta không thể hiểu được điều ông ấy nói, ông ấy vượt ra ngoài hiểu
biết.”
Lão
Tử nhất định là vượt ra ngoài hiểu biết nếu bạn cố gắng để hiểu ông ấy qua nghi
lễ; nếu không thì ông ấy là đơn giản. Nhưng với Khổng Tử, ông ấy là khó khăn, gần
như không thể nào hiểu nổi, bởi vì ông ấy nhìn qua hình dạng còn Lão Tử lại
không có hình dạng và không nghi lễ. Vô danh, không hình dạng nào, ông ấy sống
trong vô hạn.
Lão
Tử đang ngồi, Khổng Tử đang chờ đợi ông ấy đứng dậy. Ai là thực sự lễ phép? Khổng
Tử đợi cho Lão Tử đứng dậy và đón chào mình bởi vì ông ấy già hơn, đấy chỉ là bản
ngã. Bây giờ bản ngã đã lấy dạng tuổi tác, thâm niên.
Nhưng
Khổng Tử không thể nhìn một cách trực tiếp vào trong mắt Lão Tử, bởi vì Lão Tử
là phải. Ông ấy đang nói: Chúng ta cùng tuổi. Thực sự, chúng ta như nhau. Cùng
cuộc sống ấy đang tuôn chảy trong ông thì cũng tuôn chảy trong ta. Ông không
cao siêu hơn ta, ta không cao siêu hơn ông. Không có vấn đề về cao siêu và kém
cỏi, không có vấn đề về thâm niên và sơ niên. Không có vấn đề gì cả, chúng ta
là một.
Nếu
Khổng Tử có thể nhìn vào mắt Lão Tử, ông ấy đã thấy rằng đôi mắt ấy là thiêng
liêng. Nhưng người có đôi mắt đầy luật lễ, qui tắc, qui định, nghi lễ, gần như
mù, người đó không thể nào thấy được.