Tại sao đồng nhất với thân thể này lại xảy ra? - bởi vì sướng và khổ! Chừng nào mà chúng ta còn ham muốn sướng và lẩn tránh khổ, chúng ta còn đồng nhất mình với bất kì cái gì dường như là thực hiện điều đó.
Người yêu nói với bạn tình của mình, "Không có phân biệt giữa anh và em chút nào nữa... chúng ta đã trở thành một" - mặc dù cái một này chẳng bao giờ có thể xảy ra cả. Nhưng anh ta nói "Chúng ta đã trở thành một” - tại sao? Bởi vì chúng ta muốn đồng nhất với cái đem lại cho chúng ta sướng, và bất kì khoảng cách nào có thể làm nhỏ bé đi cái sướng này thì cũng không thể chịu đựng nổi. Ngay cả một chút ít khoảng cách cũng không thể chấp nhận được, phân tách nhỏ bé nhất cũng phải bị xoá bỏ. Chúng ta muốn lại gần đến mức không còn khoảng cách nào còn lại giữa chúng ta bởi vì bất kì khoảng cách nào cũng đều có thể là cản trở cho sướng của chúng ta.
Người yêu nói với bạn tình của mình, "Không có phân biệt giữa anh và em chút nào nữa... chúng ta đã trở thành một" - mặc dù cái một này chẳng bao giờ có thể xảy ra cả. Nhưng anh ta nói "Chúng ta đã trở thành một” - tại sao? Bởi vì chúng ta muốn đồng nhất với cái đem lại cho chúng ta sướng, và bất kì khoảng cách nào có thể làm nhỏ bé đi cái sướng này thì cũng không thể chịu đựng nổi. Ngay cả một chút ít khoảng cách cũng không thể chấp nhận được, phân tách nhỏ bé nhất cũng phải bị xoá bỏ. Chúng ta muốn lại gần đến mức không còn khoảng cách nào còn lại giữa chúng ta bởi vì bất kì khoảng cách nào cũng đều có thể là cản trở cho sướng của chúng ta.
Do đó chúng ta đồng nhất với cái đem cho chúng ta sướng, và chúng ta tạo ra khoảng cách với cái gây ra đau đớn. Chúng ta tránh nó, chúng ta không muốn nhìn vào nó, và chúng ta không muốn lại gần nó. Chúng ta muốn hoàn toàn xa lánh nó. Chúng ta thậm chí còn nghĩ tới việc giết chết ai đó, người gây ra cho chúng ta đau đớn, chính sự kiện là người đó sống tạo ra cảm giác một loại gần gũi. Người đó có thể sống ở bất kì đâu - ở Himalayas, ở Tây Tạng - nhưng nếu người đó còn sống đều gây ra cảm giác rằng “Người đó đang thở cùng không khí mà mình thở,” hay “Người đó đang ở dưới cùng một bầu trời như mình đang ở.”
Chúng ta không muốn dung thứ cho điều này về người đó, chúng ta muốn khử bỏ người đó; người đó phải không sống, người đó phải không tồn tại, chỉ thế thì chúng ta mới thấy thoải mái. Khoảng cách giữa chúng ta nên trở thành bao la như khoảng cách giữa người chết và người sống. Cho nên bất kì ai gây cho chúng ta khổ, chúng ta đều muốn đẩy người đó ra xa, còn bất kì ai là nguyên nhân cho sướng, chúng ta muốn giữ gần gũi.
Chúng ta không muốn dung thứ cho điều này về người đó, chúng ta muốn khử bỏ người đó; người đó phải không sống, người đó phải không tồn tại, chỉ thế thì chúng ta mới thấy thoải mái. Khoảng cách giữa chúng ta nên trở thành bao la như khoảng cách giữa người chết và người sống. Cho nên bất kì ai gây cho chúng ta khổ, chúng ta đều muốn đẩy người đó ra xa, còn bất kì ai là nguyên nhân cho sướng, chúng ta muốn giữ gần gũi.
Bây giờ điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta đều nghĩ rằng chúng ta đang có nó từ thân thể mình, nhưng bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm khổ, chúng ta đều cho rằng chúng ta nhận nó từ ai đó khác. Điều này thực sự là rất đáng ngạc nhiên! Điều bí ẩn là bất kì khi nào chúng ta kinh nghiệm sướng, chúng ta đều cho rằng nó tới từ thân thể mình, rằng không ai khác chịu trách nhiệm cho sướng này, rằng bản thân chúng ta chịu trách nhiệm cho nó. Nhưng khi có liên quan tới khổ, chúng ta bao giờ cũng cảm thấy rằng ai đó khác chịu trách nhiệm.
Nếu ai đó yêu bạn, bạn chỉ nghĩ rằng bạn xứng đáng với tình yêu đó, rằng đây là cách nó phải thế, không có lí do nào thậm chí để cảm thấy biết ơn: “Mình xứng đáng để được yêu.” Nhưng nếu ai đó giận bạn, bạn nghĩ rằng người này là đồ vô lại và rằng người đó chỉ toàn giận dữ. Thế thì bạn không coi mình là xứng đáng cho cơn giận này chút nào.
Cả hai điều này là cùng nhau. Bất kì phân chia nào cũng đều là bịa đặt, lừa dối. Hoặc là bạn chấp nhận cả hai hoặc bạn không chấp nhận cả hai. Chừng nào bạn chọn một trong hai điều này, cuộc hành trình hướng tới chân lí trở nên dễ dàng. Người ta có thể chọn cách nào cũng được. Hoặc là bạn xứng đáng yêu và xứng đáng ghét - và nếu đây là sự chọn lựa của bạn, cái nọ sẽ phủ định cái kia bởi vì không thể nào cả hai lại có khả năng cùng lúc được; hay nếu chọn lựa của bạn là ở chỗ bạn không cái này cũng chẳng cái nọ, không xứng đáng yêu không xứng đáng ghét - thì thế nữa bạn trở thành trống rỗng.
Nhưng thủ đoạn chúng ta hay dùng là chúng ta coi hiển nhiên việc chúng ta xứng đáng với mọi sướng tới trên đường của mình. Nếu khổ tới, nó là món quà của ai đó khác, ai đó khác bao giờ cũng là nguyên nhân cho nó. Đó là lí do tại sao không ai đã từng hỏi tại sao một điều như sướng lại tồn tại trên thế giới này. Nhưng mọi người đều hỏi, “Sao nhiều khổ lại có trên thế giới thế?”. Họ coi là hiển nhiên việc họ xứng đáng được sướng, cho nên chẳng có gì để hỏi, họ coi hiển nhiên đây là cách thức nó phải như vậy. Câu hỏi thực là: “Tại sao có khổ?”
Chưa bao giờ có ai hỏi, “Tại sao con người sống?” Họ hỏi, “Sao con người chết? Sao có cái chết?” Sống được coi là hiển nhiên. Nhưng sao có chết? Sống dường như ở bên trong chúng ta, nhưng chết tới từ đâu đó bên ngoài. Một ý tưởng kì lạ! Và chúng ta coi rằng chết là ở xa xăm... tới từ bên ngoài để giết chết chúng ta. Sống là của chúng ta, nhưng chết là kẻ ngoại lai mà đôi khi tới trá hình dưới dạng bệnh tật, dưới dạng vi khuẩn hay vi rút, dưới dạng của kẻ thù - nhưng nó bao giờ cũng tới từ bên ngoài, nó tới để giết chết chúng ta. Cho nên câu hỏi của bạn còn lại, “Làm sao để tránh nó?” Và vậy mà bạn cứ nghĩ rằng bạn là bản thân cuộc sống!
Chính phương pháp của chúng ta là bất kì cái gì là sướng đối với chúng ta và bất kì cái gì cho chúng ta niềm vui, chúng ta gắn nó với chính mình; còn bất kì cái gì là khổ, đau đớn, chúng ta gắn nó với ai đó khác. Đó là lí do tại sao các tôn giáo phải quan niệm về sự tồn tại của quỉ Satan cùng với sự tồn tại của Thượng đế. Tất cả những rắc rối này.... Dường như rất khó hiểu cuộc sống mà không có tồn tại của quỉ Satan.
Có thể quan niệm được rằng Thượng đế là từ bi - nhưng rồi đứa trẻ chết vì ung thư. Lời giải thích là gì? Và đứa trẻ này còn chưa phạm phải tội lỗi nào - không ăn cắp, không giết người, chẳng có gì thuộc loại đó cả - thế mà nó vẫn chết, hay nó được sinh ra mà chết. Nhưng nếu điều đó ngụ ý việc xảy ra theo cách này, tại sao Thượng đế tạo ra nó ngay chỗ đầu tiên? Nếu nó phải được sinh ra mà chết, tại sao điều vô nghĩa này lại xảy ra qua việc sinh? Ít nhất thì Thượng đế cũng phải biết rằng đứa trẻ này được sinh ra rồi chết ngay. Thế thì tại sao ông ấy lại làm lắm điều rắc rối thế?
Có thể quan niệm được rằng Thượng đế là từ bi - nhưng rồi đứa trẻ chết vì ung thư. Lời giải thích là gì? Và đứa trẻ này còn chưa phạm phải tội lỗi nào - không ăn cắp, không giết người, chẳng có gì thuộc loại đó cả - thế mà nó vẫn chết, hay nó được sinh ra mà chết. Nhưng nếu điều đó ngụ ý việc xảy ra theo cách này, tại sao Thượng đế tạo ra nó ngay chỗ đầu tiên? Nếu nó phải được sinh ra mà chết, tại sao điều vô nghĩa này lại xảy ra qua việc sinh? Ít nhất thì Thượng đế cũng phải biết rằng đứa trẻ này được sinh ra rồi chết ngay. Thế thì tại sao ông ấy lại làm lắm điều rắc rối thế?
Cho nên chúng ta phải bịa thêm ra một nhân vật khác để phóng chiếu, bởi vì chúng ta muốn đồng nhất bản thân mình với Thượng đế. Nhưng nếu ngay cả Thượng đế cũng đem ung thư tới cho đứa trẻ, trong khi người già muốn chết thì vẫn tiếp tục sống và không thể chết được, và cả triệu người đang đói, và chiến tranh được tiến hành mà trong đó hàng triệu người chết - nếu tất cả những điều này xuất hiện mặc cho sự tồn tại của Thượng đế, làm sao chúng ta có thể đồng nhất với Thượng đế được?
Đó là lí do tại sao chúng ta đã giữ cho hình ảnh của Thượng đế hoàn toàn đức độ và thánh thiện. Nhưng chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề ác thế nào? Ai gây ra nó? Với điều này một thượng đế khác đã được tạo ra, và chúng ta gọi nó là Quỉ. Quỉ là thượng đế của điều ác, quỉ là đáng trách; Quỉ là nguyên nhân đằng sau mọi điều ác.
Đó là lí do tại sao chúng ta đã giữ cho hình ảnh của Thượng đế hoàn toàn đức độ và thánh thiện. Nhưng chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề ác thế nào? Ai gây ra nó? Với điều này một thượng đế khác đã được tạo ra, và chúng ta gọi nó là Quỉ. Quỉ là thượng đế của điều ác, quỉ là đáng trách; Quỉ là nguyên nhân đằng sau mọi điều ác.
Cho nên chúng ta muốn được đồng nhất với việc thiện nhưng không với việc ác. Nhưng thế giới này là tổ hợp của cả hai. Hoặc từ chối cả hai hoặc chấp nhận cả hai; trong trường hợp nào bạn cũng sẽ được giải phóng khỏi cả hai. Tù túng của chúng ta với thân thể là bởi vì chúng ta nói rằng thân thể là nguồn gốc của mọi sướng còn bất kì khổ nào đều do người khác gây ra. Và như vậy bạn tránh người khác, hay thay đổi người khác - hay nếu không thì bạn ở với người khác cho tới khi họ bắt đầu gây cho bạn đau đớn, và khi họ gây cho bạn đau đớn, bạn đi khỏi họ. Hôn nhân và li dị không chỉ tồn tại giữa chồng và vợ, nó còn tồn tại trong mọi mối quan hệ.
Chúng ta muốn đồng nhất với tất cả những cái làm hài lòng chúng ta, chúng ta muốn sống với nó; và chúng ta muốn tách bản thân mình ra khỏi cái đau đớn. Và như vậy chúng ta bị gắn bó với thân thể mình bởi vì chúng ta nghĩ rằng thân thể là nguồn gốc của sướng của chúng ta. Cách duy nhất để gạt bỏ bệnh tật này là nhận ra sự kiện rằng thân thể là nguồn gốc của cả sướng và khổ. Chúng sẽ phủ định lẫn nhau, và thế thì bạn sẽ phải tìm cái là nguồn gốc của phúc lạc - cái không phải là sướng cũng không phải là khổ.
Phúc lạc không là sướng không là khổ, nó là thiếu vắng cả hai. Đó là điều chúng ta phải tìm kiếm.