Tại sao khó vứt bỏ đau khổ?

Đây là điều kì lạ, bởi vì đáng phải dễ dàng vứt bỏ đau khổ, khổ sở, khổ chứ. Nó đáng phải không khó: Bạn không muốn khổ, cho nên phải có phức tạp sâu nào đó đằng sau nó. Phức tạp là ở chỗ từ chính thời thơ ấu của mình bạn đã không được phép hạnh phúc, phúc lạc, vui vẻ.

Bạn đã bị ép buộc phải nghiêm chỉnh, và nghiêm chỉnh kéo theo buồn bã. Bạn đã bị ép buộc phải làm những việc bạn không bao giờ muốn làm. Bạn bất lực, yếu đuối, phụ thuộc vào mọi người; một cách tự nhiên bạn phải làm điều họ nói. Bạn đã làm những điều đó một cách không sẵn lòng, một cách khổ sở, trong sự kháng cự sâu sắc. Chống lại bản thân mình, bạn đã bị buộc phải làm nhiều tới mức dần dần một điều trở thành rõ ràng với bạn: rằng bất kì cái gì chống lại bạn đều đúng, và bất kì cái gì không chống lại bạn nhất định sai. Và thường thì toàn thể sự dạy dỗ này chất đầy bạn bằng buồn bã, điều không tự nhiên.

Vui vẻ là tự nhiên, cũng hệt như mạnh khoẻ là tự nhiên. Khi bạn mạnh khoẻ bạn không đi tới bác sĩ để hỏi, "Sao tôi lại mạnh khoẻ?" Không có nhu cầu về bất kì câu hỏi nào về mạnh khoẻ của bạn. Nhưng khi bạn ốm, bạn lập tức hỏi, "Sao tôi lại ốm? Lí do là gì, nguyên nhân bệnh tật của tôi?"

Điều hoàn toàn đúng là hỏi tại sao bạn khổ. Điều không đúng là hỏi tại sao bạn phúc lạc. Bạn đã được nuôi lớn trong một xã hội không lành mạnh nơi phúc lạc mà không có lí do được coi là điên khùng. Nếu bạn đơn giản mỉm cười chẳng bởi lí do nào cả, mọi người sẽ
nghĩ cái gì đó mơ hồ trong đầu bạn: Sao bạn lại mỉm cười? Sao bạn lại trông hạnh phúc thế? Và nếu bạn nói, "Tôi chẳng biết, tôi chỉ hạnh phúc vậy," câu trả lời của bạn sẽ chỉ làm mạnh thêm cho ý tưởng của họ rằng cái gì đó đã đi sai bên trong với bạn.

Nhưng nếu bạn khổ, không ai sẽ hỏi tại sao bạn khổ. Khổ là tự nhiên; mọi người đều thế. Nó không phải là cái gì đặc biệt cho bạn. Bạn không làm cái gì duy nhất.

Một cách vô ý thức ý tưởng này lắng đọng trong bạn, rằng khổ là tự nhiên và phúc lạc là phi tự nhiên. Phúc lạc phải được chứng minh. Khổ không cần chứng minh. Dần dần điều đó chìm sâu hơn vào trong bạn - vào trong máu bạn, vào trong xương bạn, vào trong tuỷ bạn - mặc dù một cách tự nhiên nó ngược lại bạn. Cho nên bạn đã bị buộc phải thành tinh thần phân liệt; điều gì đó ngược với bản tính của bạn đã bị ép buộc lên bạn. Bạn đã bị làm sao lãng khỏi bản thân mình vào cái gì đó mà bạn không phải là nó.

Điều này tạo ra toàn thể khổ của nhân loại, rằng mọi người đều ở chỗ người đó không đáng ở, điều người đó không đáng là. Và bởi vì người đó không thể ở nơi người đó cần ở - nơi chính là quyền tập ấn của người đó ở đó - người đó đâm ra khổ. Và bạn đã ở trong trạng thái của việc đi xa khỏi bản thân mình ngày một xa hơn; bạn đã quên mất đường về nhà. Cho nên bất kì chỗ nào bạn đang ở, bạn đều nghĩ đây là nhà bạn - khổ đã trở thành nhà bạn, cực khổ đã trở thành bản tính của bạn. Đau khổ đã được chấp nhận là mạnh khoẻ, không phải là bệnh tật.

Và khi ai đó nói, "Vứt cuộc sống khổ này đi, vứt đau khổ này mà bạn đang mang một cách không cần thiết đi," một câu hỏi rất có ý nghĩa nảy sinh: "Đây là tất cả những gì tôi đã có được! Nếu chúng tôi vứt nó đi chúng tôi sẽ là không ai cả, chúng tôi sẽ mất căn cước của mình. Ít nhất ngay bây giờ tôi còn là ai đó - ai đó khổ, ai đó buồn bã, ai đó đang trong đau khổ. Nếu tôi vứt tất cả những cái này thế thì câu hỏi sẽ là, căn cước của tôi là gì? Tôi là ai? Tôi không biết đường trở về nhà, còn ông đã lấy đi cái đạo đức giả, ngôi nhà giả mà xã hội đã tạo ra."

Tốt hơn cả là cứ khổ - ít nhất thì bạn cũng có cái gì đó để khoác vào, mặc dù nó là khổ… nhưng chẳng hại gì, mọi người khác đều mặc cùng loại quần áo đó thôi. Với những người có thể đảm đương được điều đó, khổ của họ là đắt tiền. Những người không thể đảm đương được điều đó còn khổ gấp đôi - họ phải sống trong một loại khổ nghèo nàn, chẳng có gì nhiều để mà ba hoa.

Cho nên có người khổ giàu và người khổ nghèo. Và người khổ nghèo đang cố gắng hết sức để bằng cách nào đó đạt tới trạng thái của người khổ giàu. Đây là hai kiểu người duy nhất sẵn có.

Đó là lý do tại sao con người không thể vứt bỏ được khổ của mình: đơn giản đó là tất cả mọi thứ người đó đã có được. Bạn muốn làm cho người đó thậm chí còn nghèo hơn sao? Người đó đã nghèo rồi. Có những người khổ giàu; người đó có khổ nhỏ, tí ti. Người đó không thể ba hoa về nó được. Và bạn đang bảo người đó vứt bỏ ngay cả điều này. Thế thì người đó sẽ là không ai cả; thế thì người đó sẽ là trống rỗng, cái không.

Và tất cả mọi nền văn hoá, mọi xã hội, mọi tôn giáo đều phạm tội chống lại nhân loại. Họ đã tạo ra nỗi sợ về cái không, về cái trống rỗng.

Chân lí là ở chỗ cái không là cánh cửa tới giàu có. Cái không là cánh cửa tới phúc lạc - và cánh cửa này chẳng có gì cả. Bức tường có đó; bạn không thể đi vào bức tường, bạn đơn giản sẽ va đầu, có thể còn gẫy xương sườn nữa. Sao bạn không đi vào tường được? Bởi vì tường không có sự trống rỗng, nó đặc, nó chống lại. Đó là lí do tại sao chúng ta gọi nó là "đối thể": Chúng mang tính đối lại, chúng không cho phép bạn đi qua chúng, chúng ngăn cản bạn.

Cánh cửa phải không mang tính đối lại, nó phải mang tính trống rỗng. Cánh cửa nghĩa là không có gì ngăn cản bạn. Bạn có thể đi vào.

Và bởi vì chúng ta đã được ước định rằng cái trống rỗng là cái gì đó xấu, cái không là cái gì đó xấu, chúng ta bị ngăn cản bởi ước định không vứt bỏ khổ, không vứt bỏ cực khổ, không vứt bỏ tất cả mọi đau khổ và không là cái không.

Nhưng khoảnh khắc bạn là cái không, bạn trở thành cánh cửa - cánh cửa tới điều thiêng liêng, cánh cửa tới bản thân mình, cánh cửa dẫn về nhà bạn, cánh cửa nối bạn trở lại với bản tính cố hữu của bạn. Và bản tính cố hữu của con người là phúc lạc.

Và khoảnh khắc cái không xuất hiện, bỗng nhiên bạn đứng đối diện với bản thân mình, và mọi khổ biến mất. Điều đầu tiên bạn làm là đơn giản cười chính bản thân mình, bạn đã là một kẻ ngốc làm sao. Khổ đó chưa bao giờ có cả; bạn đã tạo ra nó bằng tay này và bạn đã cố gắng phá huỷ nó bằng tay kia - và một cách tự nhiên bạn trong chia chẻ, trong hoàn cảnh tinh thần phân liệt.

Chỉ là hồi tưởng lại… thoát ra khỏi tất cả những ý tưởng ngu xuẩn mà xã hội đã áp đặt lên bạn. Và điều đó đơn giản như con rắn tuột ra khỏi bộ da cũ của nó và thậm chí không bao giờ nhìn lại. Nó chỉ là bộ da cũ.

Nếu bạn hiểu nó, nó có thể xảy ra ngay chính khoảnh khắc này. Bởi vì chính khoảnh khắc này bạn có thể thấy không có khổ, không có cực khổ. Bạn im lặng, đứng ở cửa của cái không; chỉ một bước đi vào trong và bạn đã thấy kho báu lớn nhất đã từng chờ đợi bạn hàng nghìn kiếp.
Previous Post
Next Post