Dưới đây là đoạn lược trích một quan điểm của Bertrand Russell:
. …“Một trong những luận chứng được ưa chuộng đến từ ý niệm tiến hóa. Thế giới đã một thời không có sự sống, và khi sự sống bắt đầu xuất hiện là một sự sống nghèo nàn, chỉ gồm có những chất lỏng xanh và những vật chẳng có gì đáng kể. Dần dần, trên đường tiến hóa, thành ra có thú vật, thảo mộc và cuối cùng là CON NGƯỜI. Con người, các nhà thần học đoan chắc với chúng ta, như thế là một sinh linh tuyệt vời, có thể xem như là thành tựu được tích lũy từ lâu lắm, khởi từ thuở còn Nebula và các dung dịch lan chảy. Tôi cho các nhà thần học ấy tất phải có rất nhiều may mắn trong tương giao nhân sinh.
Đối với tôi, họ dường coi nhẹ những cá nhân như Hitler hay Con Thú dữ ở Belsen [1]. Nếu là Đấng toàn năng [2], với tất cả thì giờ sẵn có, thử nghĩ xem có đáng không nếu sau bao triệu năm tiến hóa, lại đưa đến nhũng con người như thế? Tôi chỉ có thể nói rằng thị hiếu về những gì tốt lành và đẹp đẽ ở đây thật hiếm hoi. Tuy thế, không thể ngờ gì các nhà thần học có hy vọng rồi đây tiến hóa sẽ sản sinh ra người giống họ nhiều hơn và người giống Hitler ít hơn. Thôi chúng ta hãy cứ hy vọng thế! Nhưng khi vui vẻ với hy vọng này, chúng ta đã bỏ mất cái nền của thực nghiệm và trú ẩn trong một thứ lạc quan mà cho đến nay không có chứng cớ nào thấy trong lịch sử nhân loại.
Còn có những phản đối khác nữa với cái thứ tiến hóa lạc quan này. Có tất cả mọi lý do để tin rằng sự sống trên hành tinh của chúng ta sẽ không cứ tiếp tục mãi mãi như thế, bất cứ sự lạc quan nào dựa trên lịch sử địa cầu phải có tầm nhìn giới hạn và tạm thời. Dĩ nhiên, có thể có sự sống ở nơi nào đó trong vũ trụ, nhưng nếu có thế, chúng ta chẳng biết gì về nó và cũng không có lý do gì để giả định rằng sự sống ấy giống các nhà thần học mẫu mực hơn là giống Hitler.
Quả đất chỉ trong một góc vũ trụ. Nó là một mảnh nhỏ của Hệ Thái Dương, cả hệ Thái Dương lại là là một mảnh nhỏ của giải Ngân Hà bao la. Và giải Ngân Hà lại là một mảnh nhỏ của biết bao nhiêu triệu triệu galaxy mà kính viễn vọng hiện đại dò thấy. Trong cái góc nhỏ bé vô nghĩa này của cosmos, có một khoảnh ngắn ngủi chen giữa hai nguyên kỷ không có sự sống. Nếu con người thực là mục đích của vũ trụ thì khúc mở đầu thật hơi quá dài. Nhắc người ta nhớ đến một thứ ông già chán ngắt kể liên miên những câu chuyện vặt vãnh, thực hoàn toàn chán phèo, trừ một tí tẹo lúc đã gần hết chuyện. Tôi không nghĩ các nhà thần học cho thấy họ đáng thương đến độ có thể so sánh như thế.
Một trong các nhược điểm các nhà thần học xưa đến nay phạm phải là đánh giá quá cao tầm quan trọng của hành tinh chúng ta. Hẳn nhiên, thế là thông thường ở thời trước Copernicus [3], khi người ta còn cho rằng bầu trời quay quanh quả đất. Nhưng kể từ Copernicus và hơn thế nữa từ khi có những khám phá mới về những vùng vũ trụ xa vời, cái quan điểm chỉ chú trọng vào địa cầu này trở thành thật lạc hậu. Nếu vũ trụ có một kẻ Sáng tạo, tuyệt không lý nào khi giả định rằng ông ta lại chú trọng đặc biệt đến cái góc nhỏ nhoi chúng ta. Và nếu ông ta không thế, những giá trị của ông ta nhất định phải khác xa với chúng ta, vì thật khó có thể có sự sống trong đại đa số những vùng bao la của vũ trụ mênh mông [4].”. …
Nguồn: chuyendaudau.blogspot.com
Như vậy, sự tồn tại của con người có quan trọng không?
Có lẽ quan trọng hay không quan trọng chỉ là sản phẩm riêng của con người mà thôi. Và cứ dường như sự tồn tại của hành tinh này, trái đất này là đặc biệt. Sự tồn tại sự sống này, sự tồn tại của con người là quan trọng. Đó là bản ngã của con người.
Giả sử, nếu trái đất bị thảm họa môi trường, chẳng hạn như khí hậu thay đổi hay không khí bị ô nhiễm mà con người không thể tồn tại được nữa thì cũng chẳng có vấn đề gì - tự nhiên làm việc của nó – bởi khí hậu thay đổi mà trái đất này đã từng chứng kiến chỉ có các chủng loài Khủng long sống đó sao, còn nếu môi trường bị ô nhiễm thì chuột, gián, kiến sống!
Và nếu môi trường quá ô nhiễm hay môi trường quá khắc nghiệt mà không có sự sống nào tồn tại thì cũng chẳng quan trọng gì – tự nhiên làm việc của nó, lúc này trái đất giống như mặt trăng đấy! Thậm chí nếu trái đất này đến tuổi phải chết hay trái đất này bị thảm họa hạt nhân hủy diệt thì lúc này trái đất giống như một vì sao, một hành tinh nào đó chết đi mà thôi! Tự nhiên làm việc của nó, thế thì chẳng có gì là quan trọng cả!
Còn bản thân sự tồn tại của con người thì sao? Darwin, với thuyết Tiến hóa – đã cho thấy con người chỉ là một trong những sinh vật, dù đã phát triển tiến hóa, nhưng vẫn chỉ là một sinh vật, sinh vật ấy cũng chỉ mới có đây trong lịch sử trái đất mà thôi! Còn Freud với thuyết Phân tâm – đã cho thấy con người luôn căng thẳng, xung đột bởi những xung lực của bản năng, tự thân bản năng đó là bất ổn định và bốc đồng bất thường! Và thậm chí con người còn không làm chủ được những hành động bên ngoài và những tiến trình trong não thức của chính mình.
Còn bản thân sự tồn tại của con người thì sao? Darwin, với thuyết Tiến hóa – đã cho thấy con người chỉ là một trong những sinh vật, dù đã phát triển tiến hóa, nhưng vẫn chỉ là một sinh vật, sinh vật ấy cũng chỉ mới có đây trong lịch sử trái đất mà thôi! Còn Freud với thuyết Phân tâm – đã cho thấy con người luôn căng thẳng, xung đột bởi những xung lực của bản năng, tự thân bản năng đó là bất ổn định và bốc đồng bất thường! Và thậm chí con người còn không làm chủ được những hành động bên ngoài và những tiến trình trong não thức của chính mình.
Nói như thế không phải bi quan đâu nhé! Cuộc sống ngắn ngủi này, có thể chỉ vài ngày, có thể vài giờ, thậm chí ngay khoảnh khắc sau có gì chắc chắn đâu! Cuộc sống vô thường, ai biết được? Và nếu trong những giờ phút này của cuộc sống chúng ta mang đến cho nhau một chút cảm thông, một chút yêu thương, một chút hương vị cuộc sống thế là tốt rồi.
Chú giải:
[1] Beast of Belsen – tên thật là Josef Kramer, từng là cai ngục của Nazi tại Auschwitz, rồi cuối cùng tại Bergen- Belsen. Nổi tiếng ác độc. Sau thế chiến II, là tội nhân chiến tranh bị xử treo cố năm 1945.
[2] Omnipotence : Toàn năng, một trong tính chất của God - theo định nghĩa
[3] Nicholas Copernicus (1473-1543) nhà thiên văn người Polish – đưa ra mô hình heliocentric – mặt trời là trung tâm (chứ không phải quả đât) của vũ trụ. Sợ giáo hôi Kitô trừng phạt, sách On the Revolution of the Celestial Spheres của ông chỉ cho in sau khi ông qua đời, tuy thế, năm 1616 giáo hội Kitô xếp vào thư mục các sách bị cấm (Index of Prohibited Books.)
[4] Russell muốn nói: Nếu kẻ sáng tạo ra vũ trụ, cũng tạo ra các dạng sống – phải khác nhau - trên những hành tinh khác nhau – số hành tinh có sự sống rất nhỏ nên nếu có chúng rất tản mác trong vũ trụ, rất xa cách nhau về không gian. Nếu thế, môi trường sống rất khác biệt - các sự sống phải có thể dạng khác biệt – vậy kẻ sáng tạo ra chúng, tương ứng, nếu có một bảng giá trị, phải rất khác biệt và rất bao biện rộng rãi.