Những ý tưởng đã giúp loài người

Trước khi chúng ta có thể thảo luận đề tài này chúng ta phải hình thành một vài khái niệm về loại tác dụng mà chúng ta xem như một giúp đỡ cho loài người. Có phải loài người được giúp đỡ khi họ trở nên đông đảo hơn? Hay khi họ trở nên bớt giống loài thú vật? Hay khi họ trở nên sung sướng hơn? Hay khi họ học biết vui hưởng một số những kinh nghiệm đa dạng lớn rộng hơn? Hay khi họ trở nên hiểu biết hơn? Hay khi họ trở nên thân thiện với nhau hơn? Tôi nghĩ rằng tất cả những điều này nên đi vào khái niệm của chúng ta về những gì giúp đỡ loài người, và tôi sẽ nói một lời sơ khởi về chúng.

Phương diện không thể nghi ngờ nhất trong đó những ý tưởng đã giúp loài người là những con số. Đã phải có một thời gian khi những homo sapiens là một loài rất hiếm, sống-còn bấp bênh trong rừng và hang động, khiếp hãi trước những dã thú, gặp khó khăn trong việc tìm được thức ăn. Vào thời kỳ này, ưu thế sinh học của bộ óc thông minh lớn hơn của con người, vốn được tích lũy vì nó có thể truyền giao từ thế hệ trước qua thế hệ sau, còn mới bắt đầu chớm nghiêng sang nặng hơn những bất lợi của giai đoạn thơ ấu dài của hắn, sự kém nhanh nhẹn của hắn khi so với loài khỉ, và thiếu sự bảo vệ của lông rậm chống lại trời lạnh.

Trong những ngày đó, số người chắc chắn phải là rất nhỏ. Sự sử dụng chính với nó, qua suốt những thời đại, con người đã đặt khéo léo kỹ thuật của họ đã là để tăng lên tổng số dân số. Tôi không có ý nói rằng đây đã là ý định, nhưng trên thực tế, đó đã là tác dụng. Nếu đây là một điều gì đó để bày tỏ vui mừng, vậy thế chúng ta có dịp để bày tỏ vui mừng.

Chúng ta cũng trở nên, trong những phương diện nào đó, dần dần bớt giống loài thú vật. Tôi có thể nghĩ đến hai phương diện nổi bật cụ thể: thứ nhất, do tập thành được, như trái với bẩm sinh, những kỹ năng tiếp tục đóng một phần tăng thêm trong đời sống con người, và thứ hai, do nghĩ trước lo xa chế ngự thôi thúc bốc đồng hơn và càng hơn. Trong những phương diện này, chúng ta đã chắc chắn trở nên thăng tiến, bớt giống loài thú thú vật.

Về phần hạnh phúc, tôi không chắc lắm. Loài chim, quả là sự thật, chết vì đói trong mùa đông với số lượng lớn, nếu chúng không phải là giống chim di trú. Nhưng trong mùa hè chúng không thấy trước thảm họa này, hay nhớ lại nó đã gần giáng xuống chúng như thế nào trong mùa đông trước. Với con người vấn đề thì khác đi. Tôi ngờ liệu tỷ lệ phần trăm của loài chim đã bị chết đói trong mùa đông hiện tại (1946-7) thì cũng lớn bằng tỷ lệ phần trăm con người sẽ chết vì nguyên nhân này ở Ấn Độ và Trung Âu trong cùng thời kỳ.

Nhưng mọi cái chết của con người bởi nạn đói thì trước nó đã diễn ra một thời gian dài lo âu, và bao quanh bởi lo âu tương ứng của những láng giềng. Chúng ta đau khổ không chỉ từ tai ương thực sự xảy đến với chúng ta, nhưng từ tất cả những điều mà thông minh của chúng ta bảo chúng ta biết có lý do để chúng ta sợ hãi. Việc kìm nén những thôi thúc mà chúng ta được đưa tới chúng bởi suy tính trước ngăn ngừa thiên tai vật lý, có giá tổn hại là lo lắng, và nói chung thường thiếu niềm vui.

Tôi không nghĩ rằng những người học thức trong giới quen biết của tôi, ngay cả khi họ vui hưởng một lợi tức thu nhập bảo đảm, cũng được hạnh phúc như những con chuột ăn những mẩu bánh vụn trên bàn của họ, trong khi nhà thông thái uyên bác đang ngáy ngủ. Về phương diện này, do đó, tôi không quả quyết rằng đã từng có tiến bộ nào cả.

Về phương diện đa dạng của những thú vui, tuy nhiên, vấn đề là khác đi. Tôi nhớ có đọc một chuyện kể về một số sư tử là những con được đưa vào đóng trong một phim xinê, chiếu cho thấy những phá phách thành công của giống sư tử trong một tình trạng hoang dã, nhưng không con nào trong số chúng đã có được vui thú gì từ cảnh tượng này.

Không phải chỉ có âm nhạc và thơ ca, và khoa học, nhưng bóng đá và bóng chày, và rượu, chúng không đủ sức đem niềm vui đến với loài vật. Thông minh của chúng ta, do đó, chắc chắn đã cho chúng ta khả năng để nhận được một số nhiều về vui thú hơn là được mở ra cho những loài vật, nhưng chúng ta đã mua lợi thế này với chi phí của một nguy cơ lớn hơn với buồn chán.

Nhưng người ta sẽ bảo tôi rằng không phải con số cũng không phải sự đa dạng của những thú vui làm nên vinh quang của con người. Đó là phẩm chất của trí tuệ và đạo đức của hắn. Rõ ràng chúng ta biết nhiều hơn loài vật, và là điều bình thường khi xem điều này là một trong những ưu thế của chúng ta. Trong thực tế, liệu nó có phải là ưu thế hay không, có thể còn nghi ngờ. Nhưng dẫu ở mức nào, nó là một gì đó phân biệt chúng ta với loài thô bạo.

Có phải văn minh đã dạy chúng ta thân thiện với nhau hơn?

Câu đáp thì dễ dàng. Robins (giống chim Anh, không phải giống chim Mỹ) mổ một Robin [1] già cho chết, trong khi con người (người Anh, không phải là người Mỹ) cấp cho một người già một món tiền hưu trí.

Bên trong cùng bầy đàn, chúng ta là thân thiện với nhau hơn so với nhiều loài động vật, nhưng trong thái độ của chúng ta đối với những ai ngoài bầy đàn này, mặc dù tất cả những gì những bậc thầy đạo đức và tôn giáo đã từng làm, những xúc cảm của chúng ta cũng hung dữ như của bất kỳ động vật nào, và thông minh chúng ta làm chúng ta có khả năng để đem cho chúng một phạm vi mà thậm chí con thú man rợ nhất cũng bị từ chối, không thể bằng được.

Điều có thể hy vọng, mặc dù không phải rất tự tin, đó là thái độ nhân đạo nhiều hơn sẽ đi đến thắng thế với thời gian, nhưng đến nay những điềm báo trước không phải là rất có cơ thành tựu.

Tất cả những yếu tố khác nhau này phải được giữ trong não thức trong khi xem xét những ý tưởng nào đã làm nhiều nhất để giúp loài người. Những ý tưởng mà chúng ta sẽ quan tâm, chúng có thể rộng rãi được chia thành hai loại: những ý tưởng đóng góp cho kiến thức và kỹ thuật, và những ý tưởng có liên quan với đạo đức và chính trị. Trước tiên, tôi sẽ bàn luận về những ý tưởng có liên quan với kiến thức và kỹ thuật.

Những bước quan trọng và khó khăn nhất đã được thực hiện trước thuở bình minh của lịch sử. Ở giai đoạn nào ngôn ngữ đã bắt đầu thì không được biết, nhưng chúng ta có thể khá chắc chắn rằng nó đã bắt đầu rất tiệm tiến. Không có nó, sẽ đã là rất khó khăn để trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, những phát minh và những khám phá đã dần dần thực hiện được.

Một bước tiến lớn khác, có thể đã đến trước hoặc sau sự bắt đầu của ngôn ngữ, đó là việc sử dụng lửa. Tôi cho rằng đầu tiên lửa được sử dụng chủ yếu để giữ những loài hoang thú tránh xa trong khi tổ tiên chúng ta ngủ, nhưng sự ấm áp phải đã được thấy là dễ chịu. Có thể giả định rằng trong dăm ba trường hợp, một đứa bé đã bị mắng vì ném miếng thịt vào lửa, nhưng khi lấy vội nó ra, đã được thấy là thơm ngon hơn nhiều, và như thế, lịch sử lâu dài của nấu ăn đã bắt đầu.

Sự thuần hóa những gia súc, đặc biệt là bò và cừu, phải đã làm đời sống dễ chịu và vững chắc hơn nhiều. Một vài nhà nhân chủng học có một lý thuyết hấp dẫn rằng sự hữu dụng của những giống gia súc đã không được tính toán trước, nhưng người ta đã nỗ lực để thuần hóa con thú bất kể loại nào mà tôn giáo họ đã dạy họ thờ phụng. Những bộ tộc thờ phụng sư tử hay cá sấu đều đã bị chết sạch, trong khi những bộ tộc đã nhận bò hay cừu là con vật linh thiêng, những bộ tộc ấy đã phát triển. Tôi thích lý thuyết này, và trong sự thiếu vắng hoàn toàn chứng cớ, cả bên thuận lẫn bên chống, tôi cảm thấy mình được tự do loay hoay với nó.

Thậm chí quan trọng hơn sự gia súc hóa những động vật là sự phát minh của nông nghiệp, tuy nhiên, nó đã đem đến những thực hành khát máu vào trong tôn giáo vốn kéo dài trong nhiều thế kỷ. Những nghi lễ phồn thực có khuynh hướng liên quan đến sự hiến sinh con người và ăn thịt người. Gót Moloch đã không giúp bắp mọc lớn, trừ khi ông được đãi tiệc với máu trẻ con [2].

Một ý kiến tương tự đã được hội nhà thờ Tin lành Phúc âm ở Manchester chấp nhận, trong những ngày đầu của phong trào kỹ nghệ, khi họ giữ trẻ em sáu tuổi, làm việc 12-14 giờ một ngày, trong những điều kiện đã làm hầu hết chúng chết.

Ngày nay đã khám phá được rằng rằng hạt lúa sẽ phát triển, và hàng bông có thể được sản xuất, mà không phải tưới bằng máu của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp của hạt lúa, sự khám phá đã mất hàng nghìn năm, trong trường hợp hàng bông hầu như không đến một thế kỷ. Như thế, có lẽ có một vài bằng chứng về sự tiến bộ trên thế giới.

Phát minh cuối cùng trong những phát minh vĩ đại thời tiền-sử đã là nghệ thuật viết, vốn thực sự đã là một điều kiện tiên quyết của sử ký. Chữ viết, giống như tiếng nói, đã phát triển dần dần, và trong hình thức của những hình ảnh được sắp xếp để truyền tải một thông điệp, nó là có thể cũng cổ xưa như tiếng nói, nhưng từ những hình vẽ đi đến chữ viết ghi âm tiết, và từ đó đến hệ thống chữ cái đã là một sự tiến hóa rất chậm. Ở nước Tàu, bước cuối cùng đã chưa bao giờ thành hình.

Sang đến thời lịch sử, chúng ta thấy những bước quan trọng sớm nhất đã được thực hiện trong toán học và thiên văn học, cả hai đều bắt đầu từ Babylonia một vài nghìn năm trước khởi đầu kỷ nguyên của chúng ta. Học hỏi ở Babylon có vẻ như, tuy nhiên, đã trở thành rập khuôn và không tiến bộ từ lâu trước khi người Hylạp đầu tiên đi đến tiếp xúc với nó. Đó là từ người Hylạp mà chúng ta nợ những cách suy nghĩ và nghiên cứu mà mãi mãi kể từ đó, vẫn được tìm thấy có kết quả thành công.

Trong những thành phố thương mại phồn thịnh Hylạp, người giàu có sống trên sức lao động nô lệ đã do những tiến trình của thương mại đưa đến tiếp xúc với nhiều quốc gia, một số khá man dã, một số khác hoàn toàn văn minh. Những gì những quốc gia văn minh – dân Babylon và dân Aicập – đã có cho người Hylạp đã được đồng hóa nhanh chóng. Họ đã trở nên phê phán với những phong tục truyền thống riêng của họ, do nhận thức chúng ngay lập tức là tương tự như, và khác biệt với, những phong tục của những dân tộc kém cỏi xung quanh, và như vậy đến thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, một số người trong số họ đạt được một trình độ của chủ nghĩa duy lý soi sáng (giải thoát khỏi ngu dốt mê tín) mà ngày nay vẫn không thể vượt qua.

Xenophanes đã quan sát rằng người ta tạo những vị Gót theo hình ảnh của chính họ – “những người Ethiopia tạo những Gót của họ da đen và mũi hếch tẹt; những người Thracia nói những Gót của họ có mắt xanh và tóc đỏ: Vâng, và nếu bò và sư tử và ngựa đã có tay, và có thể sơn vẽ bằng tay của chúng, và đã tạo nên những công trình nghệ thuật như con người, ngựa sẽ vẽ những Gót có dạng giống loài ngựa, và bò giống như loài bò, và làm thân mình những Gót của chúng như trong hình ảnh của những mình mẩy thú vật khác loại của chúng”.

Một số người Hylạp đã dùng sự phóng thích họ khỏi truyền thống vào sự theo đuổi toán học và thiên văn học, trong cả hai môn đó họ đã tạo được những tiến bộ sửng sốt đáng khâm phục nhất. Toán học đã không được những người Hylạp sử dụng, như trong thời hiện đại sử dụng nó để tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến trình kỹ nghệ; nhưng nó đã là một theo đuổi “thanh nhã quí phái”, được đề cao vì mục đích riêng của nó là đem cho sự thật vĩnh cửu, và một tiêu chuẩn siêu-cảm thức, mà theo đó thế giới hữu hình đã bị kết buộc như đứng sau ở hạng nhì. Chỉ Archimedes đã báo trước sự sử dụng hiện đại của toán học qua sáng chế những máy móc dùng trong chiến tranh để bảo vệ thành Syracuse chống lại quân đội Lamã. Một người lính Lamã giết chết ông, và những nhà toán học đã lại rút lui vào trong tháp ngà của họ.

Thiên văn học, vốn những thế kỷ XVI và XVII đã theo đuổi với nhiệt tình, phần lớn vì sự hữu dụng của nó trong ngành hàng hải, đã được những người Hylạp theo đuổi mà không bận tâm đến hữu dụng thực tiễn, trừ khi, sau thời cổ đại, nó đã trở nên liên kết với chiêm tinh học. Ở giai đoạn rất sớm ban đầu họ đã khám phá ra trái đất thì tròn, và đã làm được một ước tính khá chính xác về kích thước của nó. Họ đã khám phá ra cách tính khoảng cách của mặt trời và mặt trăng, và Aristarchus người đảo Samos thậm chí đã đi đến luận ra trọn vẹn giả thuyết của Copernicus, nhưng quan điểm của ông đã bị tất cả những người theo ông gạt bó, chỉ trừ một người, và sau thế kỷ thứ ba trước Công nguyên không có tiến bộ rất quan trọng nào đã được thực hiện. Đến thời Phục hưng, tuy nhiên, một vài gì đó của những gì người Hylạp đã làm trở nên được biết đến, và đã làm dễ dàng rất nhiều cho sự nổi lên của khoa học hiện đại.

Người Hylạp đã có khái niệm về luật tự nhiên, và tập lấy được thói quen của diễn tả những luật tự nhiên bằng những thuật ngữ toán học. Những ý tưởng này đã cung cấp chìa khóa cho một số lượng rất nhiều hiểu biết về thế giới vật lý đã đạt được trong thời hiện đại. Nhưng nhiều người trong số họ, bao gồm Aristotle, đã bị lạc đường bởi một niềm tin rằng khoa học có thể đem ý tưởng của mục đích để dùng một cách hiệu quả. Aristotle phân biệt bốn loại nguyên nhân [3], trong đó chúng ta chỉ quan tâm với hai loại, nguyên nhân “tác động” và nguyên nhân “cuối cùng”.

Nguyên nhân “tác động” là những gì chúng ta nên gọi đơn giản là nguyên nhân. Nguyên nhân “cuối cùng” là mục đích.

Ví dụ, nếu trong quá trình của một chuyến cuốc bộ dài trong vùng núi, bạn tìm thấy một quán trọ đúng khi cơn khát của bạn đã trở nên không chịu đựng được, nguyên nhân tác động của quán trọ là những hành động của những người thợ nề đã xây nó, trong khi nguyên nhân cuối cùng của nó là sự thỏa mãn cơn khát của bạn. Nếu ai đó hỏi “tại sao lại có một quán trọ ở đó?” Nó sẽ là cũng thích ứng như nhau khi trả lời “vì một ai đó đã xây nó ở đó” hoặc “vì nhiều khách qua đường khát nước đi ngang lối đó”.

Một là một giải thích bằng nguyên nhân “tác động” và một kia là bằng nguyên nhân “cuối cùng”. Chỗ nào có liên quan với những công việc của con người, giải thích theo nguyên nhân “cuối cùng” thì thường là thích hợp, vì những hành động của con người có mục đích. Nhưng chỗ nào có liên quan với thiên nhiên vô tri vô giác, chỉ có những nguyên nhân “tác động” đã được khám phá khoa học tìm thấy, và cố gắng để giải thích những hiện tượng bằng những nguyên nhân “cuối cùng” luôn luôn đã dẫn đến khoa học xấu.

Có thể là, bởi chúng ta nên biết, có một mục đích trong những hiện tượng tự nhiên, nhưng nếu như vậy nó vẫn hoàn toàn chưa được khám phá, và tất cả những định luật khoa học phải chỉ có việc làm với những nguyên nhân “tác động”. Trong phương diện này, Aristotle đã dẫn thế giới đi lạc, và nó đã không hoàn toàn hồi phục cho đến tận thời của Galileo.

Thế kỷ XVII, đặc biệt là Galileo, Descartes, Newton và Leibniz, đã thực hiện một bước tiến trong sự hiểu biết của chúng ta về thiên nhiên, bất ngờ và ngạc nhiên nhiều hơn bất kỳ tiến bộ nào khác trong lịch sử, ngoại trừ của những người Hylạp ban đầu. Đúng là một số những khái niệm sử dụng trong Vật lý toán của thời đó đã không hoàn toàn có giá trị như khi đó đã gán cho chúng. Đúng là cũng có những tiến bộ gần đây về vật lý thường đòi hỏi những khái niệm mới hoàn toàn khác với những khái niệm của thế kỷ XVII.

Những khái niệm của chúng, trên thực tế, đã không phải là chìa khóa để mở tất cả những bí mật của thiên nhiên, nhưng chúng đã là chìa khóa cho một số rất lớn. Kỹ thuật hiện đại trong kỹ nghệ và chiến tranh, với bom nguyên tử là ngoại trừ duy nhất, vẫn còn hoàn toàn dựa trên một loại của động lực học đã phát triển từ những nguyên lý của Galileo và Newton. Hầu hết thiên văn học vẫn dựa trên cùng những nguyên lý này, mặc dù có một vài vấn đề như “điều gì giữ cho mặt trời nóng?”, trong đó những khám phá gần đây của cơ học quantum là thiết yếu. Cơ học của Galileo và Newton dựa trên hai nguyên lý mới và một kỹ thuật mới.


Chú giải:

[1] Robin: có hai loại: một loài chim ở bắc Mỹ (Turdus migratorius) - ăn sâu, có tiếng hót vui, lâu xám sẫm như chim sẻ, nhưng lớn hơn chim sẻ một chút – đặc biệt lông ức màu cam ngả đậm đỏ. Một loại khác nhỏ hơn (Erithacus rubela) ở châu Âu, có cổ đỏ nhạt, và rất phổ thông ở nước Anh.

[2] Moloch hay Molech: trong kinh Cựu Ước - Gót của người Canaanite và Phoenician. – nay là Israel và Liban, Trung Đông.

[3] Trong Physics II 3 và Metaphysics V 2, Aristotle đưa ra giả thích tổng quát của ông về bốn loại nguyên nhân. Giải thích này gọi là tổng quát nhìn theo chiều hướng rằng nó áp dụng cho tất cả mọi sự việc đòi hỏi một giải thích, bao gồm sản phẩm nghệ thuật cũng như hành vi con người. Ở đây Aristotle nhìn nhận có bốn loại sự-vật-việc có thể được đặt một câu hỏi theo kiểu tại-sao:

1. Nguyên nhân vật chất (material cause): “đó là từ-gì mà ra, mà nên” – thí dụ chất đồng của một pho tượng đồng

2. Nguyên nhân hình thức (formal cause): “sự mô tả về những gì sẽ là” – thí dụ hình dạng (cao, thấp, màu sắc.) của pho tượng sẽ ra sao - là nguyên nhân hình thức của một pho tượng

3. Nguyên nhân tác động (efficient cause): “nguyên nhân chính yếu tạo nên thay đổi hay đứng yên” – thí dụ: người thợ thủ công, hay nghệ thuật đúc tượng đều là nguyên nhân tác động của pho tượng, người cha là nguyên nhân tác động của đứa con

4. Nguyên nhân cuối cùng (final cause): “cứu cánh, vì mục đích đó mà một sự vật đã được thực hiện, làm nên, nhắm tới” – thí dụ: sức khỏe là nguyên nhân cuối cùng của sự vận động, đi bộ, của ăn kiêng khem tiết giảm, của thuốc men, của những dụng cụ mổ xẻ.
Previous Post
Next Post