Trực giác là gì, và chúng ta sử dụng nó như thế nào?

Có bao giờ có một khoảnh khắc nào đó mà bạn cảm thấy có điều gì không ổn chưa? Có lẽ khi đi vào sân đậu xe vào đêm khuya, hoặc cảm thấy không thích ở gần một người nào đó mà bạn không biết lý do tại sao? Và nếu trước đây bạn đã từng gặp phải trường hợp như vậy, bạn có cố gắng quên nó đi, xua đuổi hình ảnh đó, và xem nó là vô nghĩa không?

Thông thường, chúng ta tin rằng tính hợp lý là điều phổ biến khi đưa ra những quyết định về bất cứ vấn đề gì, từ những liên doanh của các tập đoàn lớn cho đến việc chọn lựa sẽ ăn gì cho bữa trưa. Nhưng “tiếng nói bên trong” đó là gì, cảm giác kỳ lạ đó, một cái gì đó từ trực giác cho chúng ta biết chúng ta cảm nhận thế nào bên dưới những lớp vỏ logic đó?

Bản năng và trực giác, theo cách tôi định nghĩa nó, là như sau:

▪ Bản năng là khuynh hướng bẩm sinh đối với một hành vi cụ thể (trái ngược với một phản ứng có điều kiện).

▪ Một cảm giác kỳ lạ - hay một linh cảm – là một cảm giác xuất hiện rất nhanh trong ý thức (đủ đáng chú ý để bị ảnh hưởng nếu người đó chọn lựa như vậy) mà chúng ta hoàn toàn không để ý đến những nguyên nhân tiềm ẩn của sự xuất hiện linh cảm này.

▪ Trực giác là một quá trình tạo ra cho chúng ta khả năng hiểu biết sự việc một cách trực tiếp mà không cần lập luận phân tích, làm cầu nối giữa ý thức và tiềm thức trong trí óc của chúng ta, và cũng là cầu nối giữa bản năng và lý trí.

Về cơ bản, chúng ta cần đến cả bản năng và lý trí để đưa ra những quyết định đúng đắn nhất cho bản thân, cho công việc kinh doanh, và cho gia đình chúng ta. Một cách đáng tiếc là, nhiều người trong chúng ta, thậm chí khi chúng ta có được thành công khi sử dụng phần ít được thừa nhận này của chúng ta, cảm thấy không thoải mái với ý tưởng sử dụng bản năng làm công cụ hướng dẫn.  

Chúng ta sẽ cảm thấy ngượng ngùng khi nói rằng chúng ta hành động theo linh cảm, chúng ta nghi ngờ những thông điệp thỉnh thoảng có vẻ bí ẩn mà do bản năng gửi đến cho chúng ta, và vì thế chúng ta sẽ làm giảm bớt năng lực tận dụng sức mạnh bản năng của bản thân khi chúng ta cần đến chúng nhất. Nỗi khó chịu với ý tưởng dựa vào bản năng của chúng ta bắt nguồn từ những định kiến văn hóa hàng ngàn năm nay.

Hãy suy nghĩ đến thành ngữ phổ biến này: “Chúng ta không giống như động vật”. Thành ngữ này cho chúng ta biết rằng sự khác biệt được thừa nhận giữa loài người và loài vật là khả năng lập luận của con người bằng những sự thúc đẩy của bản năng, và một thông điệp ngầm cho rằng lý trí là một đặc tính có giá trị cao hơn và tốt hơn mà chúng ta muốn có được. Vấn đề ở đây là, chúng ta không chỉ giống động vật, mà chúng ta còn là những động vật. Tuy nhiên, chúng ta là những động vật với lợi thế đặc biệt là có cả bản năng và lý trí tùy ý sử dụng. Vì thế chúng ta thực sự không cần phải loại bỏ giá trị đạo đức hoặc bản năng; thay vào đó, chúng ta có khả năng tôn trọng và đòi hỏi cả hai.

Chúng ta không nhất thiết phải loại bỏ những lập luận có tính khoa học để có được những lợi ích do bản năng mang lại. Chúng ta có thể tôn trọng và đòi hỏi tất cả những công cụ này, và như thế chúng ta có thể tìm kiếm được sự quân bình. Và khi tìm kiếm sự quân bình này, chúng ta rốt cuộc sẽ biến tất cả những nguồn tài nguyên trong bộ não của chúng ta thành hành động. Cho đến cách đây khoảng 100 năm, khoa học thậm chí vẫn chưa lưu ý đến vai trò của vô thức, nhưng các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng chỉ có 20% số lượng chất xám dành cho những tư duy ý thức, trong khi đó 80% số lượng chất xám dành cho những tư duy vô thức.

Do đó, nói một cách logic (không có ý chơi chữ!), làm thế nào để chúng ta có thể đưa ra những quyết định đúng đắn cho bản thân mà không kèm theo những thành phần thuộc tiềm thức của chúng ta?

Bây giờ chúng ta đã hiểu được điều này, làm thế nào để chúng ta đưa trực giác vào cuộc sống hàng ngày? Vì chúng ta đã phớt lờ hoặc loại bỏ khía cạnh này của bản thân, do đó làm thế nào để bây giờ chúng ta tái hòa nhập nó vào trong những quyết định thiết thực? Câu trả lời thật đơn giản: hãy đối thoại với nó.

Ý thức là một chuyên gia về logic và sẽ sử dụng nó một cách thường xuyên. Ngược lại, tư duy vô thức tìm kiếm trong quá khứ, hiện tại, tương lai, và liên kết với linh cảm cũng như các cảm giác theo một phương thức không theo một đường thẳng. Quá trình này hơi khó hiểu đối với những lập luận logic, vì nó thách thức những quy luật truyền thống về thời gian và không gian. Ví dụ:

Bạn: Hôm nay tôi nên mặc quần áo như thế nào?

Tiềm thức của bạn: Mặc màu đỏ.

Bạn: Màu đỏ gì?

Tiềm thức của bạn: Tôi không biết, chỉ là cái gì đó màu đỏ.

Bạn: Tại sao?

Tiềm thức của bạn: Cảm thấy thoải mái.

Bạn: Nhưng tôi có buổi phỏng vấn hôm nay; màu đỏ có quá táo bạo không?

Tiềm thức của bạn: Bạn hiểu lầm rồi?

Bạn: Hiểu lầm gì?

Tiềm thức của bạn: Bạn thích màu đỏ, và nó làm bạn cảm thấy vui vẻ.

Bạn: Vui vẻ có liên quan gì ở đây?

Tìm thức của bạn: Mọi thứ. Bạn. Thế nào?

Tiềm thức của bạn: Bạn sẽ thấy, hãy tin tôi.

Và có lẽ khi làm điều này, vì bạn chỉ muốn cảm thấy dễ chịu, sự tự tin của bạn biểu hiện tốt hơn trong cuộc phỏng vấn, và bạn sẽ nhận được công việc dựa vào điều này. Có lẽ người phỏng vấn bạn sẽ thích màu đỏ, và hài lòng rằng bạn đã có đủ can đảm để tránh mặc màu đen. Có lẽ màu sắc sẽ làm bạn nổi bật trong số nhiều người. Có ai biết được chứ? Vấn đề là, bạn lắng nghe bản năng của bạn và đưa ra quyết định, bao gồm trực giác và những lợi ích do nó tạo ra, mà không cần lo lắng về những lập luận logic để tìm hiểu lý do.

Nhưng chúng ta đừng dừng lại ở đó. Đây là 3 phương pháp để lắng nghe tiếng nói bên trong đó và cho phép nó dẫn đường chúng ta đi trong cuộc sống hàng ngày:

1. Cất giữ một cuốn nhật ký.

Viết ra những ý nghĩ và cảm giác của bạn, cho dù bạn “nghĩ” rằng bạn có rất ít để nói ra, nó sẽ giúp cho tư duy vô thức mở ra. Bạn có thể phát hiện rằng bạn đang viết những chữ và những thành ngữ mà không có ý nghĩa gì đối với bạn, hoặc kích thích những cảm xúc thay vì những phản ứng thuộc trí năng. Khi điều này xảy ra, nó sẽ dẫn đến.

2. Cất Lại Sự Chỉ Trích Bên Trong Của Bạn.

Thông thường chúng ta sẽ dẹp bỏ một cách duy lý những tiếng nói bên trong. Lúc này, hãy lắng nghe và đừng xét đoán. Cho phép những lời đối thoại bên trong diễn ra mà không phải sợ hãi hoặc chế nhạo.

3. Tìm Một Nơi Yên Tĩnh.

Một nơi mà bạn có thể cho phép cảm xúc thể hiện một cách thoải mái là một phần bắt buộc để tìm kiếm và giữ lại những yếu tố cấu thành trực giác. Ở đây bạn cũng có thể muốn tạo ra một mối liên kiết về cảm xúc đối với một sự vật, một màu sắc, một tác phẩm âm nhạc hay văn học, bất cứ điều gì cho phép những cảm giác làm khuấy động đơn thuần từ bên trong và không mang theo lập luận dựa trên lý trí và trí năng.

Ba bài tập này sẽ giúp bạn tạo ra một mối quan hệ mới, sâu sắc hơn với bản thân, giúp làm rõ tiếng nói bên trong đó, và cho phép bạn đưa sự nhận biết dựa trên bản năng tự nhiên vào trong cuộc sống lý trí mỗi ngày của bạn.

Tác giả: Francis P. Cholle
Xem thêm: ‘Trực giác’, ‘Bản năng
Previous Post
Next Post