Nguồn gốc của nỗi sợ hãi

P: Ngài dạy rằng, Krishnaji, tuệ giác là sự an ổn lớn nhất để đối diện với sự sợ hãi. Vấn đề là: Trong cơn khủng hoảng, khi sợ hãi từ vô thức tràn ngập bạn, thì nơi nào dành cho tuệ giác? Tuệ giác đòi hỏi phải phủ nhận những gì đang đến. Nó đòi hỏi lắng nghe, thấy biết và quán sát. Nhưng khi toàn bộ bản thể bị nhận chìm bởi nỗi sợ hãi không kiềm chế được, nỗi sợ hãi có nguyên do, nhưng nguyên do này không thể nhận thấy rõ ngay, trong trạng thái đó thì chỗ nào dành cho tuệ giác? Làm sao ta đối chiếu với những nỗi sợ sơ khai, nguyên mẫu này đang nằm ngay chính đáy tâm lý? Một trong các nỗi sợ đó là sự hủy diệt tự ngã, nỗi sợ không được tồn hữu.

K: Cái gì mà chúng ta đang cùng nhau thẩm xét?

P: Làm sao ta đối phó với nỗi sợ hãi? Ngài vẫn chưa trả lời câu hỏi này. Ngài giảng dạy rằng trí tuệ là sự an ổn lớn nhất. Nếu làm như vậy, nhưng khi nỗi sợ tràn ngập bạn, thì tuệ giác ở đâu?

K: Ngài bảo rằng ngay khoảnh khắc làn sóng sợ hãi nổi lên, tuệ giác không là. Và làm sao ta đối phó được với nỗi sợ hãi trong khoảnh khắc đó? Có phải câu hỏi là như vậy hay không?

S: Ta thấy nỗi sợ như những nhánh cây. Nhưng chúng ta đối phó với những nỗi sợ hãi này từng lúc một và không thoát ly được nỗi sợ hãi này. Có phẩm tính nào thấy được nỗi sợ ngoài các nhánh này không?

K: Chúng ta thấy được lá, nhánh, hoặc là chúng ta thấm nhập vào ngay chính nguồn gốc của nỗi sợ hãi?

S: Chúng ta có thể tìm đến nguồn gốc của mỗi nỗi sợ hãi hay không?

K: Vậy chúng ta hãy khám phá.

P: Ngài có lẽ thấy được toàn diện, thông qua nỗi sợ của một người.

K: Tôi hiểu. Ngài nói rằng có những nỗi sợ hãi ý thức và vô thức và nỗi sợ hãi có lúc trở nên mạnh mẽ phi thường và có những lúc tuệ giác không hoạt động. Làm sao ta đối phó những con sóng sợ hãi không kiềm chế này được? Có phải vậy không?

P: Những nỗi sợ hãi này xem ra đang tượng hình. Nó là một hiện tượng vật lý đang tràn ngập bạn.

K: Nó xáo trộn thần kinh, sinh thể. Chúng ta hãy thẩm xét. Nỗi sợ hãi tồn tại, một cách ý thức hoặc ở chiều sâu, khi phát sinh cảm giác cô đơn, khi cảm giác hoàn toàn bị bỏ rơi bởi người khác, hoàn toàn cách ly, không tồn hữu, hoàn toàn bất lực. Và trong những khoảnh khắc đó, khi nỗi sợ thâm sâu phát sinh, hiển nhiên tuệ giác không hiện hữu và không kiềm chế được, nỗi sợ không mời mà đến.

P: Có lẽ ta cảm thấy rằng ta trực diện những nỗi sợ hãi được thấy biết, nhưng ta bị sa lầy không ý thức.

K: Đó là điều chúng ta nói. Hãy bàn luận nó. Ta có thể đối phó với những nỗi sợ hãi vật lý, ý thức. Tuệ giác bên ngoài có thể đối phó được với chúng.

P: Thậm chí ngài có thể cho phép những nỗi sợ hãi đó khai hoa.

K: Và sau đó ngay trong chính tiến trình khai hoa đó là tuệ giác. Bây giờ làm sao bạn đối phó với kẻ khác? Tại sao lại là vô thức – Chúng ta sẽ ứng dụng từ “vô thức” lúc này – chứa chấp những nỗi sợ đó? Hoặc có phải vô thức đã mời mọc những nỗi sợ đó? Nó phải nắm giữ chúng, hoặc chúng hiện hữu trong các chiều sâu cố hữu của vô thức; hoặc nó là một thứ mà vô thức đã tích tập qua môi trường? Bây giờ, tại sao vô thức lại chứa chấp nỗi sợ? Có phải chúng rõ ràng là một phần của vô thức, của lịch sử nòi giống, truyền thống của nhân loại? Có phải chúng là di sản sinh học? Bạn đối phó với vấn đề như thế nào?

P: Chúng ta có thể bàn luận hiện tượng thứ hai, tích tập nỗi sợ hãi qua môi trường?

K: Trước tiên, chúng ta hãy bàn luận với hiện tượng thứ nhất. Tại sao vô thức lại nắm giữ chúng? Tại sao chúng ta cho rằng những lớp sâu hơn của ý thức như là một kho chứa, như là một thứ tàn dư của nỗi sợ hãi? Có phải chúng bị áp đặt bởi nền văn hóa chúng ta đang sống, qua tâm trí ý thức, không thể đối phó được với nỗi sợ hãi, bị thúc ép xuống thấp và do đó nó còn tồn tại ở lãnh vực vô thức? Hoặc tâm trí đó với tất cả mọi nội dung của nó vẫn chưa giải quyết mọi vấn đề của nó và sợ hãi rằng nó không thể giải quyết chúng? Tôi muốn tìm hiểu ý nghĩa trọng đại của vô thức. Khi bạn bảo là những con sóng sợ hãi này tìm đến, tôi thì cho rằng chúng luôn có mặt, nhưng, trong cơn khủng hoảng, bạn trở nên ý thức chúng.

S: Chúng tồn tại trong ý thức. Tại sao ngài lại cho rằng chúng trong vô thức?

K: Trước tiên, tất cả ý thức được cấu tạo bởi nội dung của nó. Thiếu nội dung của nó thì không có ý thức. Một trong những nội dung của nó là nền tảng sợ hãi và tâm trí ý thức chưa bao giờ xử trí nó. Nó ở đó, nhưng nó không bao giờ nói, “Tôi phải giải quyết nó”. Trong giây phút khủng hoảng, phần đó của ý thức thức dậy và sợ hãi. Nhưng nỗi sợ thì luôn hiện diện ở đó.

P: Tôi không cho là nó đơn giản như vậy. Có phải nỗi sợ không phải là một phần di sản văn hoá của nhân loại không?

K: Nỗi sợ luôn có ở đó. Nó là một phần di sản văn hoá? Hoặc có thể rằng do ta sinh trưởng trong một quốc gia, trong một nền văn hóa không thừa nhận nỗi sợ hãi?

P: Không có nền văn hóa nào như thế.

K: Dĩ nhiên là không có nền văn hóa nào như thế. Và như vậy tôi đang tự hỏi mình, có phải nỗi sợ kia là một phần của nền văn hóa hoặc nó gắn liền với con người? Nỗi sợ hãi là ý thức không tồn tại, như nó hiện hữu trong loài vật, như nó tồn tại trong mỗi sinh linh; Nỗi sợ hãi bị hủy diệt.

P: Bản năng duy trì bản ngã qua nỗi sợ.

K: Có phải toàn bộ cấu trúc của tế bào là sợ hãi không được tồn tại? Điều đó hiện hữu trong mỗi sinh linh. Ngay cả một con kiến sợ hãi không tồn hữu. Chúng ta thấy nỗi sợ ở đó, một phần của sự sống con người, và ta ý thức nó mãnh liệt khi đang trong cơn khủng hoảng. Làm sao ta đối phó với nó ngay trong khoảnh khắc đó khi nỗi sợ hãi đang dấy lên? Tại sao ta phải chờ đến lúc khủng hoảng? Tôi chỉ hỏi mà thôi.

P: Ngài không thể trốn chạy được nó.

K: Chỉ một phút. Chúng ta bảo là nó luôn ở đó. Nó là một phần cấu trúc của con người. Sinh thể, tâm lý, toàn bộ cấu trúc bản thể. Sợ hãi có ở đó. Nó là một phần vi tế nhất của sinh linh, một tế bào nhỏ nhiệm nhất. Tại sao chúng ta phải chờ khủng hoảng mới đem nó ra? Đó là sự chấp nhận phi lý nhất của nó. Tôi nói, tại sao tôi phải bị khủng hoảng rồi mới đối phó với nỗi sợ hãi?

P: Nếu không thì nó không hiện hữu; Tôi có thể trực diện một vài nỗi sợ một cách trí tuệ. Ta trực diện nỗi sợ chết. Có thể trực diện với trí tuệ. Có thể trực diện những nỗi sợ khác một cách trí tuệ hay không?

K: Bạn bảo rằng bạn có thể trực diện những nỗi sợ đó một cách trí tuệ. Tôi thắc mắc là có phải bạn trực diện chúng một cách trí tuệ hay không. Tôi tự hỏi là bạn có thể sở hữu trí tuệ trước khi bạn giải quyết nỗi sợ đó. Tuệ giác chỉ đến khi nỗi sợ không còn hiện hữu. Tuệ giác là ánh sáng và bạn không thể đối phó với bóng tối khi ánh sáng không là. Ánh sáng chỉ tồn tại khi bóng tối không là. Tôi hoài nghi là bạn có thể đối phó với nỗi sợ một cách trí tuệ khi nỗi sợ hiện hữu. Tôi cho là bạn không thể. Có lẽ bạn đang bào chữa. Có lẽ bạn thấy được bản chất của nó, trốn tránh nó hoặc vượt trên nó, nhưng đó không phải là trí tuệ.

P: Tôi sẽ nói rằng tuệ giác nằm trong ý thức nỗi sợ phát sinh, không để ý đến nó, không tượng hình nó, không tránh nó, và nỗi sợ tan biến. Nhưng ngài lại bảo rằng nơi nào có tuệ giác thì nơi đó, nỗi sợ không phát sinh.

N: Nỗi sợ có phát sinh hay không?

K: Nhưng chúng ta không cho phép nỗi sợ phát sinh.

N: Tôi cho là nỗi sợ phát sinh. Chúng ta không cho phép nó khai hoa mà thôi.

K: Bạn thấy không, tôi đặt câu hỏi ở toàn diện, sự đáp ứng với một cơn khủng hoảng. Nỗi sợ hãi có mặt ở đó; Tại sao bạn cần một cơn khủng hoảng để đánh thức nó? Bạn cho là cơn khủng hoảng nẩy sinh và bạn bị đánh thức. Một lời nói, một cử chỉ, một cái nhìn, một chuyển động, một ý nghĩa, những điều đó là những thử thách mà bạn mang nó ra. Tôi đặt câu hỏi? Tại sao chúng ta ỏ chờ đợi đến cơn khủng hoảng? Chúng ta thẩm xét. Bạn có thể từ “thẩm xét” có nghĩa gì không? – “truy xét nó”. Do đó, chúng ta truy xét, chúng ta không nói điều này, điều kia, hoặc cái gì khác. Chúng ta theo dõi nó, và tôi đang hỏi: Tại sao tôi phải chờ đến cơn khủng hoảng? Một cử chỉ, một ý nghĩa, một lời nói, một cái nhìn, một sự thì thầm, bất kỳ những điều đó đều là sự thử thách.

N: Tôi không tìm kiếm sự khủng hoảng. Điều duy nhất mà tôi ý thức là, nó phát khởi và tôi bị tê liệt.

K: Bạn bị tê liệt, tại sao? Do đó, đối với bạn, thử thách là một sự cần thiết. Tại sao bạn không tiếp xúc nỗi sợ hãi trước khi thử thách? Bạn bảo là khủng hoảng đánh thức nỗi sợ hãi. Khủng hoảng bao gồm ý nghĩa, cử chỉ, lời nói, sự thì thầm, một cái nhìn, một từ ngữ. Có phải nó là sự thử thách đã đánh thức nỗi sợ hãi này? Tôi tự nhủ với mình, tại sao ta không đánh thức nó mà không cần thử thách? Nếu nỗi sợ hiện diện ở đó, chắc chắn nó phải thức dậy; hoặc là nó ngủ ngầm? Và nếu nó ngủ ngầm, tại sao nó ngủ ngầm? Có phải tâm trí ý thức sợ hãi rằng nỗi sợ hãi đó có thể bị đánh thức? Có phải nó đã được ru ngủ và từ chối không chịu trực diện nó?

Chúng ta hãy vào một cách chậm rãi, chúng ta đang truy xét một quả phi đạn. Có phải tâm trí ý thức sợ hãi phải trực diện nỗi sợ hãi này và do đó nó duy trì nỗi sợ này trong yên lặng? Hoặc là nỗi sợ có ở đó, đã thức dậy, và tâm trí ý thức không cho phép nó khai hoa nở nụ? Bạn có thừa nhận sợ hãi là một phần cuộc đời của con người, của sự sống?

P: Thưa ngài, Sợ hãi không phải hiện hữu độc lập từ kinh nghiệm bên ngoài, thiếu sự kích thích ở kinh nghiệm bên ngoài.

K: Khoan đã, tôi hoài nghi nó, tôi không chấp nhận. Bạn nói rằng nếu thiếu sự kích thích bên ngoài, nó không hiện hữu. Nếu điều đó thật với bạn, chắc chắn nó phải thật với tôi, bởi vì tôi cũng là một con người.

P: Tôi bao gồm nó trong cả hai, kích thích bên ngoài và trong.

K: Tôi không phân chia ngoài và trong. Tất cả đều là một sự hiện hành.

P: Nỗi sợ không tồn tại tách rời từ sự kích thích.

K: Ngài đang tách rời, Pupul.

P: Ngài đang hỏi: Tại sao ngài không nhìn nó? Tại sao ngài không đối diện nó?

K: Tôi tự bảo, “Tôi phải chờ đến khủng hoảng để nỗi sợ này được đánh thức?” Đó là tất cả câu hỏi của tôi. Nếu nó có ở đó thì ai đã ru ngủ nó? Có phải bởi vì tâm trí ý thức không thể giải quyết nó? Tâm trí ý thức quan tâm đến việc giải quyết nó, và không thể hoạt động như vậy, nó ru ngủ nỗi sợ đó, đè bẹp nó. Và tâm trí ý thức run sợ khi cơn khủng hoảng đến và nỗi sợ phát sinh. Cho nên tôi tự bảo là, tại sao tâm trí ý thức lại đè nén nỗi sợ hãi này?

S: Thưa ngài, công cụ của tâm trí ý thức là phân tích, khả năng nhận thức. Với những công cụ này, nó không đủ khả năng đó đối phó với sự sợ hãi.

K: Nó không thể đối phó với nó. Nhưng cái được đòi hỏi là đơn giản thuần túy, không phải là sự phân tích. Tâm trí ý thức không thể đối phó với sự sợ hãi, do đó nó nói rằng tôi muốn trốn tránh nó, tôi không thể trực diện nó. Hãy xem xét hoạt động của bạn. Bạn đang chờ cơn khủng hoảng để đánh thức nó, và tâm trí ý thức lúc nào cũng trốn chạy khủng hoảng. Nó đang trốn tránh, bào chữa, viện lý lẽ. Chúng ta là chủ nhân ông của trò chơi này. Do đó, tôi tự nhủ, nếu nỗi sợ tồn tại, nó đang thức. Bạn không thể ru ngủ một cái gì vốn là một phần di sản của chúng ta. Tâm trí ý thức chỉ tư duy ru ngủ sự sợ hãi. Đó là quan điểm của tôi. Có phải không? Căn bản của nỗi sợ là không tồn tại, cảm giác sợ hãi toàn diện về sự bất ổn, không tồn tại, của sự chết. Tại sao tâm trí không mang nỗi sợ đó ra và hiện hành với nó? Tại sao nó phải chờ đến khi bị khủng hoảng? Bạn có phải đang lười biếng và vì vậy bạn không đủ năng lực để vào gốc rễ của nó? Lời tôi nói có phi lý hay không?

P: Không phi lý. Tôi đang cố gắng xem xét nếu nó có căn cứ.

K: Chúng ta bảo rằng mỗi một sinh linh đều sợ hãi không được hiện hữu, không được sinh tồn. Sợ hãi là một phần của các tế bào của chúng ta. Toàn bản thể của chúng ta sợ hãi không được tồn hữu, sợ chết, sợ bị giết. Cho nên, sợ hãi không tồn tại là một phần toàn bộ cấu trúc tâm lý của chúng ta, cũng cấu trúc sinh thể, và tôi đang tự hỏi mình là tại sao khủng hoảng cần thiết, tại sao thử thách trở nên quan trọng? Tôi phản đối thử thách. Tôi muốn đi trước thử thách, không phải sau sự thử thách.

P: Không ai có thể làm được như lời ngài nói.

K: Tại sao ngài không thể? Tôi đang chỉ cho ngài. Tôi biết tôi sắp chết, nhưng tôi tri thức hóa, bào chữa cái chết. Do đó, khi tôi bảo là tâm trí của tôi đến trước cái chết, nó không phải. Nó chỉ đến trước ý niệm – vốn không xa cách lắm.

P: Chúng ta hãy đón nhận sự thật này. Ta đối diện sự chết và ta cảm thấy là ta đến trước một bước, và bỗng nhiên nhận thức rằng ta không đến trước nó.

K: Tôi hiểu điều đó. Tất cả đều là kết quả của sự thử thách, dù là mới ngày hôm qua hoặc một năm trước.

P: Như vậy vấn đề là: Với công cụ gì, với năng lượng gì, từ phạm trù nào mà ta thấy được: và ta thấy gì?

K: Tôi muốn được rõ ràng. Sự sợ hãi là một phần cấu trúc của chúng ta, di sản của chúng ta. Một tính chất sinh học, tâm lý, các tế bào sợ hãi không được tồn tại. Và ý niệm nó là tôi sẽ không xem xét vấn đề này và vì vậy, khi bị thử thách, ý niệm không thể kết thúc nó.

P: Ý của ngài là gì khi ngài bảo, “Ý niệm bảo rằng tôi không muốn xem xét nó?”

N: Nó cũng muốn xem xét nó.

K: Ý niệm không thể xem xét tiến trình chấm dứt của chính nó. Nó chỉ có thể bào chữa về nó. Tôi đang hỏi bạn tại sao tâm trí chờ đến thử thách? Có cần thiết không? Nếu bạn cho rằng nó cần thiết thì bạn đang chờ đợi nó.

P: Tôi nói là tôi không biết. Tôi chỉ biết là thử thách phát sinh và nỗi sợ hãi phát sinh.

K: Không, thử thách đánh thức sợ hãi. Chúng ta hãy tiếp tục vấn đề đó, và tôi xin chia sẻ với ngài là, tại sao ngài phải chờ đợi thử thách để nó được đánh thức?

P: Câu hỏi của ngài là một nghịch lý. Tại sao ngài bảo là ngài không chờ đợi thử thách nhưng kích thích thử thách?

K: Không, tôi hoàn toàn đối lập sự thử thách. Ngài không hiểu quan điểm của tôi. Tâm trí tôi sẽ không chấp nhận thử thách bất cứ lúc nào. Thử thách không cần phải đánh thức. Nói rằng tôi ngủ và sự thử thách đó cần có để đánh thức tôi, là một phát biểu sai lầm.

P: Không phải, thưa ngài. Đó không phải là lời tôi nói.

K: Cho nên, nó thức. Vậy cái gì đang ngủ? Có phải tâm trí ý thức này? Hoặc có phải tâm trí vô thức đang ngủ và có một vài phần của tâm trí đang thức?

P: Khi tôi thức, tôi thức.

N: Ngài có mời mọc sợ hãi?

K: Nếu ngài thức thì không cần thử thách. Nên ngài chối bỏ thử thách. Nếu như chúng ta nói nó là một phần cuộc đời của chúng ta là chúng ta phải chết, thì ta phải ý thức mọi lúc.

P: Không trong mọi lúc. Ngài không ý thức sợ hãi. Nhưng lúc nào nó cũng nằm dưới thảm cả. Nhưng ngài không nhìn nó.

K: Tôi cho là nó nằm dưới thảm, hãy dở nó lên và nhìn nó. Nó ở đó. Đó là tất cả quan điểm của tôi. Nó ở đó và đang thức dậy. Cho nên, không cần thử thách để khiến nó thức dậy. Lúc nào tôi cũng sợ hãi kg tồn hữu, sợ chết, sợ không thành tựu. Đó là nền tảng sợ hãi trong cuộc đời của chúng ta, của dòng huyết mạch của chúng ta và nó ở đó, lúc nào cũng đang quan sát, canh phòng và bảo vệ chính nó. Nhưng nó đang thức. Nó không một giây phút nào mê ngủ cả. Do đó, thử thách không cần thiết. Những gì mà bạn có thể làm về nó và cách bạn đối phó với nó đến sau này.

P: Đó là một sự thật.

A: Thấy được tất cả điều này, ngài không chấp nhận yếu tố thiếu chú ý?

K: Tôi bảo là nó thức dậy. Tôi không đề cập đến sự chú ý.

A: Nỗi sợ hãi kích hoạt, đang hoạt động.

K: Nó giống như là một con rắn trong phòng. Nó luôn có mặt ở đó. Có lẽ tôi tìm nó khắp nơi, nhưng nó hiện diện ở đó. Tâm trí ý thức luôn quan tâm làm sao đối phó với nó, và nếu nó không thể đối phó được thì nó tránh đi. Tâm trí ý thức sau đó đón nhận thử thách và cố gắng đối diện nó. Bạn có thể trực diện với một cái đang sống hay không? Điều đó không cần đến thử thách. Nhưng bởi vì tâm trí ý thức đã che mù nó đối lập với sự sợ hãi, thử thách cần có. Đúng không, Pupul?

N: Khi ngài nghĩ đến nó, nó chỉ là một ý niệm; Tuy vậy, nó vẫn là chiếc bóng trong tâm trí.

K: Hãy theo dõi nó. Đừng kết luận. Bạn phải kết luận. Tâm trí của tôi chối bỏ thử thách. Tâm trí ý thức sẽ không là một thử thách để đánh thức nó. Nó đang thức. Nhưng bạn chấp nhận thử thách, khi tâm trí ý thức đánh thức sợ hãi, nó không thể mời mọc một cái gì ở đó. Hãy đi từng bước một. Đừng kết luận bất kỳ giây phút nào. Vì thế, tâm trí ý thức biết là nó có ở đó, hoàn toàn tỉnh giấc. Sau đó thì chúng ta sẽ làm gì tiếp tới?

P: Đó là sự thiếu sót.

N: Tôi tỉnh thức.

K: Bạn đã hiểu sai toàn bộ quan điểm rồi. Khi nó thức, nó không sợ hãi. Trong chính nó, nó không sợ hãi. Con kiến không sợ sệt. Nếu nó bị đè bẹp, nó bị đè bẹp. Đây là tâm trí ý thức cho rằng tôi sợ hãi không được tồn tại. Nhưng khi tôi bị tai nạn, máy bay bị rớt, thì không có sự sợ hãi. Ngay giây phút tử thần đó, tôi nói, “Đúng vậy, tôi biết bây giờ chết có ý nghĩa gì”. Nhưng tâm trí ý thức với tất cả mọi ý niệm của nó bảo rằng, “Trời đất ơi, tôi sẽ chết. Tôi sẽ không chết. Chắc chắn là tôi không chết. Tôi sẽ tự bảo vệ chính mình. Đó là cái đang sợ hãi. Bạn có bao giờ quan sát một con kiến qua chưa? Nó chưa bao giờ sợ hãi., Nếu có ai giết nó, nó chết. Bây giờ bạn thấy được điều gì.

N: Thưa ngài, ngài có thấy qua một con kiến qua chưa? Nếu ngài đặt một tờ giấy trước nó, nó lẩn tránh.

K: Nó muốn được sinh tồn, nhưng nó không đang tư duy về sự sinh tồn. Vì vậy, chúng ta sẽ quay trở lại với nó. Ý niệm tạo ra sợ hãi: Chỉ có ý niệm đang nói, “Tôi sẽ chết. Tôi cô độc. Tôi chưa thành tựu.” Hãy thấy được: Đó là vĩnh cửu phi thời gian. Đó là thực tại vĩnh cửu. Có thấy phi thường hay không. Tại sao tôi phải sợ hãi nếu sợ hãi là một phần bản thể của tôi? Chỉ khi ý niệm bảo rằng sự sống chắc chắn phải khác đi, thì ở đó có nỗi sợ hãi. Tâm trí có thể hoàn toàn bất động hay không? Tâm trí có thể hoàn toàn quân bình hay không? Nếu thế thì nó đến. Khi nó thức giấc, thì trung tâm nguồn gốc nỗi sợ này là gì?

P: Nó đã từng xảy ra với ngài chưa, thưa ngài?

K: Rất nhiều lần, vô số lần, khi tâm trí hoàn toàn quân bình, không thoái lui, không chấp nhận hoặc chối bỏ, không bào chữa hoặc trốn tránh, không có sự hiện hành bất kỳ loại gì. Chúng ta đã đến tận gốc rễ của nó, có phải không?

Tác giả: Krishnamurti
Việt dịch: Nhất Như
Nguồn: hoagiacngo.com
Previous Post
Next Post