Một ngôi trường mới được sơn sửa
lại để chuẩn bị cho năm học mới. Thầy hiệu trưởng đích thân đi thị sát từng
phòng học cho đến tường rào bao quanh sân trường. Công việc tân trang ngôi
trường chuẩn bị cho năm học mới có thể coi như hoàn tất. Thầy yên tâm ra về.
Đến sáng hôm sau, cả thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô trong ban giám hiệu đều tá hoả khi nhìn trên bức tường cạnh cổng ra vào nhoe nhoét hình hai quả tim đỏ chói với dòng chữ “Lan H. 11 A1 ơi, K yêu H”. Kế ngay đó là là liệt các bút tích xanh đỏ với ngôn ngữ kiểu xì- tin: “póc tem phát” “Kiss u”hay “Hận đời”… Thợ quét vôi được triệu đến khẩn cấp. Hối hả rửa tưởng, lăn sơn. Túm lại là đủ kiểu. Để làm sạch những dòng chữ xanh đỏ nhức mắt.
Đến sáng hôm sau, cả thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô trong ban giám hiệu đều tá hoả khi nhìn trên bức tường cạnh cổng ra vào nhoe nhoét hình hai quả tim đỏ chói với dòng chữ “Lan H. 11 A1 ơi, K yêu H”. Kế ngay đó là là liệt các bút tích xanh đỏ với ngôn ngữ kiểu xì- tin: “póc tem phát” “Kiss u”hay “Hận đời”… Thợ quét vôi được triệu đến khẩn cấp. Hối hả rửa tưởng, lăn sơn. Túm lại là đủ kiểu. Để làm sạch những dòng chữ xanh đỏ nhức mắt.
Được hai hôm, bức tường lại la
liệt đủ các kiểu ghi danh đáng sợ khác. Học sinh trong trường người thì tò mò
hiếu kì; người thì lắc đầu ngán ngẩm; kẻ thì vênh vang khoe khoang chiến tích với lời thách thức “đố
ai làm gì được tao”. Học sinh lớp ấy chỉ còn biết lờ đi. Cái kẻ đang huênh
hoang kia, đến xe máy của thầy hiệu trưởng nó còn dám đâm cho bẹp lốp và phun
một dòng sơn xanh lè dọc yên xe nữa cơ mà. Tốt nhất là “tránh voi chẳng xấu mặt
nào”.
Thực ra chuyện “ghi danh” kiểu
như trên chẳng phải là chuyện gì quá lạ lẫm. Đến bất cứ khu danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, hay đình chùa nào, người ta cũng có thể bắt gặp kiểu ghi
danh của những người sợ người khác “không ai biết mình là ai”. Người ghi danh -
rất nhiều người xuất phát từ suy nghĩ đơn giản: được một lần đến nơi đó, ghi
lại bút tích làm kỉ niệm. Vậy là chi chit những nét viết, nét vẽ nguệch ngoạch
chen lấn nhau tại những gờ tường, phiến đá. Kiểu ghi cũng hồn nhiên. Đại loại
như: “Ngày 12- 4 – 1999, Hùng, Minh, Thắng K17 ĐHX. đã đến nơi này”. Người thì
ghi danh như một trò quậy cho vui. Mấy chục nghìn một hộp sơn xì, tha hồ mà
“sáng tạo”, thể hiện “tay xì trứ danh”. Người thì ghi danh theo trường phái …
tàn phá. Tiện đâu là nguệch ngoạc ở đấy.
Tại nhiều thành phố lớn như Hà
Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, ở những công trình công cộng, di tích lịch sử, từ bờ
tường, hầm đi bộ, thân cây đến cầu trượt, xích đu trong công viên... luôn nằm
trong tầm ngắm “khắc dạ khắc lòng” của một số người trẻ thiếu ý thức. Với sơn,
bút xóa, sáp, thậm chí cả dao kéo, họ đã vẽ, khắc đủ nội dung từ tên, nick
yahoo, tỏ tình ướt át, lời thề hoành tráng, đến câu chửi tục tĩu…
Riêng ở Hà Nội, hầm Láng Hòa Lạc,
hầm đi bộ Ngã Tư Sở, công viên Thống Nhất, di tích lịch sử tháp Bút, tháp Hòa
Phong bên hồ Gươm, thậm chí tác phẩm nghệ thuật “con đường gốm sứ” kỷ niệm
1.000 năm Thăng Long - Hà Nội… đã bị “hành hạ” bởi không ít kẻ thiếu ý thức như
vậy.
Người dân Thủ đô, đặc biệt là
những ai sống quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm đã không còn xa lạ với việc nhiều bạn
trẻ (lứa tuổi học sinh, sinh viên) "trút" bầu tâm sự của mình lên
Tháp Hòa Phong hay Tháp Bút. Những dòng chữ như "C yêu N.A", "H
love T"… hay "Con ước học giỏi"… xuất hiện ngày một nhiều hơn.
Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ còn sử dụng cả tiếng nước ngoài như: Anh, Trung,
Nhật, Hàn… để vẽ "lưu niệm". Điều này khiến không ít du khách nước
ngoài sau khi nhìn thấy đã phải ngán ngẩm lắc đầu…
Người trẻ ham ghi danh đã đành.
Đến cả những người thi phú đầy mình cũng vào một ngày đẹp trời nọ muốn nổi hứng
ghi danh cùng trời đất. Đó là một “thơ sĩ” ở Hải Phòng đã tự (hoặc thuê người)
sơn thơ mình lên vách đá ở đảo Cát Bà.
Sự việc đã gây chấn đống làng văn năm 2008. Kiểu ghi danh này “thơ sĩ” này
không biết có bắt chước (hoặc tiếp thu!) kiểu đề thơ trên núi của Lê Thánh Tông
thuở trước hay không, nhưng thơ dở mà bôi nhoe nhoét lên vách đã quả thực làm
người ta tức mắt và bực mình. Xin trích
dẫn một “tuyệt tác” (!!!) được bôi lên vách núi
Bùa yêu
Thơ tình bán chẳng ai mua
Khắc lên vách đá làm bùa để yêu
Cho ta xanh lại buổi chiều
Và bao trai gái mới yêu lần đầu.
Tất nhiên, những dòng sơn nham
nhở rồi sẽ được các cơ quan chức tháo gỡ, xóa nó đi, xoá bằng cách gì để không
để lại vết hoen ố ở nơi thắng cảnh danh lam là chuyện dĩ nhiên. Nhưng tàn dư
của hiện tượng này khó có thể phai nhạt trong tâm thức của những ai đã một lần
được chứng kiến.
Chuyện ghi danh cho thiên hạ… sợ
dường như có xu hướng ngày càng phát triển, và người “sành điệu” phải là người
biết “bóc tem” những công trình công cộng mới. Càng công trình lớn, việc ghi
danh càng nhanh nổi. Mới đây nhất, khi đường hầm Kim Liên - Đại Cồ Việt được
khánh thành, người tham gia giao đông đã hết sức ngạc nhiên và phẫn nộ khi trên
những bức tường có mới nguyên đã kịp có những dòng “ghi danh” nham nhở. Trong
khi đó, một thủ phạm của những dòng “ghi danh” nọ hào hứng khoe trên blog của
mình: “Ngày hôm nay, chúng tớ vinh dự được là người đầu tiên vào hầm Kim Liên
vẽ vời lung tung. Tình cờ, đã có mấy chú nhà báo chụp ảnh chữ bọn tớ viết và
thế là bọn tớ được lên một trang web.”
Việc ghi danh cho thiên hạ … sợ điểm sơ sơ ở trên đúng là đáng sợ thật vì nó
không chỉ xuất phát từ ý thức thiếu văn hoá, vô trách nhiệm với cộng đồng, với
xã hội của những người “vì không ai biết mình nên phải cho mọi người biết” (!)
– mà còn cho thấy một duy nông cạn, hời
hời của một bộ phận giới trẻ hiện nay. Sao không phải học cho thật giỏi, sáng
chế một cái gì đó thật có gía trị cho đời sống cộng đồng, làm những việc có ích
cho dân sinh… để cho thiên hạ nể phục thực sự, chứ không phải là những trò bôi
bẩn trẻ con?