Không còn trống rỗng và hư vô

Cuộc sống con người hiện đại dường như được lập trình sẵn theo công thức: sáng đi làm, chiều tan ca. Giữa những bề bộn của đời sống đôi khi con người thường thấy buồn chán, trống rỗng. Dù có rất nhiều hoạt động, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí như xem ti vi, hát karaoke, leo núi, đi du lịch nhưng vẫn không thể bù đắp được sự trống rỗng trong tâm hồn, ta không biết làm thế nào để lấp đầy khoảng trống đó.

Cuộc sống con người hiện đại là vậy, cuộc sống người xưa cũng chẳng có gì khác và cuộc sống của con người tương lai cũng sẽ như thế. Vấn đề tại sao ta cảm thấy trống rỗng? Trống rỗng là cảm giác như thế nào?

Khi cơm ăn đã no, quần áo luôn đủ mặc, có nhà để ở, có xe cộ để đi lại, đời sống vật chất đã tạm thì con người sẽ ý thức đến mục đích đời sống là gì. Và khi một người không biết mình tồn tại trên thế gian này vì mục đích gì, người đó sẽ cảm thấy mình trống rỗng.

Trống rỗng, buồn chán chính là do con người không ngừng theo đuổi những thứ tốt hơn so với hiện tại. Những theo đuổi sẽ không có điểm dừng, nếu với tâm lý theo đuổi như thế đến khi cận kề cái chết người đó vẫn sẽ cảm thấy trống rỗng.

Hãy nhìn lại bản thân, tất cả đều đến từ mối quan hệ nhân quả: những gì có được bây giờ đều là do quá khứ tạo nên, tương lai có được những gì là do hiện tại mình làm. Khi một người sống không có mục đích, sống không ý nghĩa, họ sẽ thấy cuộc sống trống rỗng, thậm chí họ sống chỉ là một cái xác không hồn.

Mục đích của cuộc sống là nhận lấy sự hồi đáp của những nguyện vọng, giá trị và ý nghĩa của cuộc sống chính là sự cống hiến, lợi người, lợi mình và đặt cái tôi của mình ngang bằng với tất cả mọi người. Nếu bạn nhận thức và có cách nhìn cuộc đời như thế bạn sẽ xua tan hết cảm giác trống rỗng và hư vô.
Nguồn:  facebook.com


Con người hiện đại là một con người đầy mâu thuẫn. Do kinh tế phát triển, đặc biệt là ở các nước phương Tây, con người hiện đại trở thành giàu có, rất giàu có. Anh ta có TV, tủ lạnh, xe hơi, xe máy v.v… nhà cửa đàng hoàng. Thế nhưng, trái ngược với đời sống vật chất đầy tiện nghi ở bên ngoài, đời sống nội tâm của anh ta rất là nghèo nàn. Một đời sống nội tâm ngày càng trống vắng, mà anh ta tìm mọi cách lấp đầy, nhưng không thể. Không khác gì, đã khát nước mà lại ăn mặn.

Đấy là lý do của sự bùng nổ công nghiệp giải trí trong các nước, đặc biệt là những nước phát triển cao. Đây cũng là lý do dẫn tới những tệ nạn xã hội, tầm cỡ quốc gia và quốc tế. Ma túy, mãi dâm kể cả mãi dâm trẻ em v.v…rất thịnh hành ở các nước giàu có, những nơi con người có tất cả, chỉ trừ không có hạnh phúc, và đời sống nội tâm trống vắng, nghèo nàn. Đó là mâu thuẫn thứ nhất, đang làm cuộc sống của con người hiện đại rối bời, không còn có ý nghĩa gì nữa. Hưởng thụ cũng là một thứ giải trí. Con người hiện đại là con người hưởng thụ.

“Tôi không cần biết bản thân tôi là ai nữa, vì luôn luôn tôi bận hưởng thụ” Erich Fromm, nhà phân tâm học người Đức (1900) đã viết như vậy về con người hiện đại, trong bài “Điều kiệân con người hiện nay” (The present human condition) .

Con người hiện đại chỉ là cái máy hưởng thụ. Con người hiện đại biến thành con người máy. Đúng là con người máy không có nổi loạn, nhưng “nó sẽ trở thành những con quỷ, nó sẽ tiêu diệt thế giới của nó và bản thân nó, vì không thể chịu đựng hơn nữa sự buồn chán của một cuộc sống vô nghĩa”. Erich Fromm đã viết tiếp như vậy về tương lai của xã hội hiện đại và con người hiện đại. (Xem “The present human condition”, trang 77).

Và đây là mâu thuẫn thứ hai của con người hiện đại, một xã hội trong đó, máy móc làm việc thay người. Nhưng bản thân con người lại biến thành một cái máy, thường là bị chi phối bởi những dục vọng thấp hèn nhất của con người. Con người máy thật đáng sợ, vì nhàm chán cùng cực cuộc đời vô nghĩa, thậm chí, để trốn thoát tâm lý nhàm chán đó, có những ngươi đã chọn lối sống như súc vật!

“Con người chọn lối sống như súc vật là để tránh nổi đau khổ làm người”. Bác sĩ Samuel Johnson đã trả lời như vậy, khi được hỏi “Vì sao lại có những con người sống như súc vật?” (Xem “Buddhism and Money” (Phật giáo và đồng tiền)–David Leloy, trang 298, và “Buddhist Ethics and society” (Đạo đức Phật giáo và xã hội)).

Còn sau đây là mâu thuẫn thứ ba của con người hiện đại. Con người hiện đại biết nhiều thứ, và hiểu biết nhanh chóng với tốc độ điện tử. Biết nhiều và nhanh chóng đến mức không kịp lựa chọn và tiêu hóa những thông tin dồn dập tới với mình.

Biết nhiều như vậy, nhưng cái cần thiết thì lại không biết: Con người hiện đại không biết chung sống hòa bình với nhau, không biết tôn trọng những tín ngưỡng khác mình, những lý tưởng sống khác với mình, không chịu đựng nổi những phong tục tập quán khác với phong tục tập quán của mình.
Previous Post
Next Post