Khi bắt đầu đi phân tích vấn đề này tôi đã tự hỏi đi hỏi lại bản thân câu hỏi này. Thực sự nó là cái gì. Nhìn tổng quan xã hội chúng ta bây giờ mà xét, nói là xấu cũng không phải mà tốt cũng chẳng đúng. Mỗi con người có thể hội tụ được những cái hay cái đẹp thì cũng có thể chứa chất những cái hỉ nộ ái ố trong người.
Con người không tự nhiên là tốt, cũng không tự nhiên là tệ. Quan trọng là những người tốt biết cách để lấn át đi những cái xấu xa bên trong họ, những kẻ xấu thì để những thứ tồi tệ làm chủ bản thân họ.
Đi từ thực tế mà ra, các bạn xem, ở Trung Quốc đó, có phải bản chất người Trung Quốc là vô cảm không?
Ngày xưa, thời nhà Chu năm 256 TCN, ta biết đến Khổng Tử – Người đã lập ra những triết lý, đạo lý mà một con người phải có. Nếu lúc đấy, ông không có lòng thương cảm đối với nhân dân, sao nghĩ ra được những điều ấy. Rồi kể đến thời kì Lã Hậu tan rã, Hán Văn Để lên ngôi, nổi tiếng là thương dân, biết lo nghĩ cho dân.
Đấy rồi xem, bao nhiêu người khác nữa, họ mà vô cảm, dửng dưng thì đã không được người đời ca tụng như vậy. Nhưng thực trạng đáng buồn của hiện tại, đất nước càng phát triển, người dân càng trở nên không có tình người. Họ thậm chí lờ đi những tai nạn trên đường, những cuộc đánh nhau ở góc phố mà họ bắt gặp (điều này diễn ra không chỉ ở Trung Quốc mà trên thế giới đã trở thành phổ biến). Họ thậm chí có thể bắt trẻ con để cắt thịt. xào nấu rồi nhồi vào bánh bao, cười nói hỉ hả mà nhận tiền. Họ nhẫn tâm đến nỗi dùng dao mổ xẻ một đứa bé sơ sinh, lấy nội tạng đem bán mà còn phá lên cười man rợ. Từ những hành động kinh khủng đó, Trung Quốc “tiến” thêm một bước trở thành “tộc người man rợ”.
Nhưng đâu phải tự nhiên sinh ra, Trung Quốc đã trở thành một gã máu lạnh.
Họ trở nên vô cảm phần nào là do xã hội.
Những người đi đường nhìn thấy đám đánh nhau, nhảy vào can thì bị đánh đến nỗi mắt mũi nhìn không ra; giúp người ta mà phải đi vô viện cả tháng trời.
Có những kẻ muốn làm giàu nhanh chóng vì quá đói khổ, nhưng lại bị mờ mắt vì đồng tiền mà làm những việc mất tự trọng và thiếu tình người. Đồng tiền không có tội, tất cả là do cách chúng ta nhận thức về nó.
Như đã nói ở trên, bản chất con người có xấu, có tốt, biết kìm nén cái xấu thì sẽ trở thành người tốt, nhưng ngay cả việc đó đôi khi cũng phụ thuộc vào môi trường xã hội.
Người Do Thái có kể lại câu truyện có thật về chiếc hộp ma quỷ Dibbuk, rằng ai mở nó ra thì sẽ bị thực thể đen tối bên trong nó ám chết. Thực ra cái hộp là cách ẩn dụ của cuộc sống. Bên trong mỗi con người đều có ma quỷ của riêng mình, mọi thứ sẽ tốt nếu bạn không bao giờ giải phóng nó ra. Nhưng khi có môi trường xã hội tác động vào, kẻ làm người trở nên tuyệt vọng và buông lơi tay việc với “chiếc hộp”, và rồi giải phóng con quỷ ấy ra, cho phép nó lấn át bản thân họ.
Tỉ dụ như Tần Thủy Hoàng, trước đây khi còn là một cậu bé, xin hỏi ông có ác không? Hồi đó Tần Thủy Hoàng chỉ là một cậu bé hiền lành, một thái tử nhưng lại bị chà đạp, ghẻ lạnh. Khi bị đẩy đến mức tuyệt vọng, ông đã đứng lên nhìn đời bằng con mắt hung tợn và ngay thời khắc ấy, ông không còn là đứa trẻ hiền hậu năm nào nữa. Dưới vỏ bọc của một vị vua, ông là một tên sát nhân giết người không cần nghĩ. Ác như vậy, cũng là do cuộc đời đã xô đẩy, ném ông vào vũng bùn, buộc ông phải đứng dậy và biến thành một kẻ hoàn toàn khác.
“Thủy Hoàng hung bạo lại kiêu căng
Thân người đầu hổ tợ yêu tinh
Ăn thịt thế nhân chừa xương trắng
Giết người máu nhuộm chẳng thương tình
Vạn Lý Trường Thành ghi dấu hận
Ngàn sau tiếng oán khó san bằng
Doanh Tần thế lực nay đâu nhỉ!
Ngư ông xứ Nhật rõ tường tình.”
- Hòa Thượng Tuyên Hóa
Chúng ta không thể thay đổi bản chất nhưng có thể dìm sâu chúng xuống, cất kín như chiếc hộp Pandora và không bao giờ cho phép nó mở ra một lần nữa.
Nguồn: triethocduongpho.com