Tôi rất hay được các em học sinh,
sinh viên và các bậc phụ huynh hỏi về “bí quyết học tập”. Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả.
Quan trọng là niềm say mê.” Trả lời như vậy là một cách né tránh. Không sai
nhưng cũng không đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi mình chưa bao
giờ suy nghĩ về vấn đề này một cách thấu đáo. Nhưng không thể nào né tránh được
mãi câu hỏi này. Cũng không thể nào trút hết trách nhiệm lên đầu người khác
bằng cách nói: “đây là chuyện chuyên môn của những người làm công tác nghiên
cứu khoa học giáo dục”.
Điểm lại cuộc đời mình, tôi thấy
cho đến thời điểm này mình không làm gì khác ngoài việc đi học, sau đó dạy học
và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình ấy, chắc tôi cũng đã từng có những suy
nghĩ riêng. Chỉ có điều những suy nghĩ đó chưa bao giờ được sắp xếp lại một
cách hệ thống và được diễn đạt một cách mạch lạc. Chuẩn bị cho buổi nói chuyện
này là cơ hội rất tốt để tôi làm việc này, cái việc mà phải thú thật là rất vất
vả nhưng hy vọng là có ích.
Tôi xin cảm ơn International
Peace Foundation và trường Đại học bách khoa đã cùng tổ chức sự kiện này. Cảm
ơn tất cả các quí vị, các bạn sinh viên, học sinh đã đến dự buổi nói chuyện
ngày hôm nay. Sự quan tâm của quí vị là động cơ mạnh để tôi hoàn thành bài trao
đổi này.
Dàn bài của tôi dựa vào ba câu
hỏi. Thứ nhất: cái gì là động cơ căn bản cho việc học tập. Thứ hai: học chữ hay
học làm người? Thú thực là tôi không thích câu hỏi này, vì nó rất mập mờ và đa
nghĩa. Nhưng tôi sử dụng chính tính đa nghĩa của nó để triển khai thành các câu
hỏi nhỏ xung quanh việc học cái gì? Câu hỏi cuối cùng làm thành nhan đề của bài
nói chuyện này: học như thế nào? Tôi không có tham vọng đưa ra câu trả lời thấu
đáo, đầy đủ cho cả ba câu hỏi trên, mà chỉ có ý định sắp xếp lại những suy nghĩ
tản mạn của mình thành những câu trả lời không cầu toàn. Tôi hy vọng rằng vào
cuối buổi nói chuyện, chúng ta sẽ còn thời gian để trao đổi thêm.
Về sự hướng thượng và hướng thiện
Sách Tam Tự Kinh mà các cụ học
ngày xưa bắt đầu bằng câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người được sinh ra
có bản tính vốn là hiền lành. Liệu có đúng không nhỉ? Tin tức hàng ngày dễ làm
cho người ta nghi ngờ cái “tính bản thiện” của “nhân chi sơ”. Đầu tháng Một ở
Ấn độ, một cô gái 23 tuổi bị sáu người đàn ông hãm hiếp đến chết trên một chiếc
xe buýt. Cuối tháng Một, ở Bắc Ninh, người ta nô nức, chen lấn nhau tham gia lễ
hội chém lợn. Con lợn bị nhát đao xẻ làm hai mảnh lăn quay trong vũng máu lênh
láng và trong tiếng hò reo của những người trảy hội. Đây là những hiện tượng dị
biệt, không tiêu biểu cho cuộc sống của người dân Ấn độ và Việt nam. Tôi nêu
chúng ra như ví dụ vì chúng cùng phản ánh sự độc ác của con người một cách vô
cùng rõ nét. Xét cho cùng, giết lợn cũng chỉ là việc giết động vật để ăn thịt,
cái mà con người buộc phải làm để duy trì cuộc sống của chính mình. Hãm hiếp
cũng nảy sinh từ một bản năng cơ bản của con người là bản năng duy trì nòi giống.
Phải chăng, con người được sinh ra với hai bản năng cơ bản duy trì cuộc sống và
duy trì nòi giống, cái mà ở trong đó đã
có sẵn mầm mống của cái ác, của cái ác khủng khiếp. Nếu chỉ dừng lại đây thì
quả khó mà tin được vào cái “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
Nếu con người được sinh ra chỉ có
hai bản năng nói trên thì chắc rằng hai sự việc kể trên sẽ không phải là những
hiện tượng dị biệt, mà ngược lại, là phổ biến, đến mức không làm chúng ta kinh
ngạc hay xúc động nữa. Có thể tôi còn là một người lạc quan, nhưng tôi tin rằng
con người được sinh ra còn có một bản năng khác nữa: đó là bản năng hướng
thượng, hướng thiện. Nhìn vào một đứa trẻ sơ sinh, xinh xắn như một thiên thần
ta có thể nghĩ rằng đó là hiện thân của sự tốt đẹp. Nhưng cái kiểm soát mọi
hành động của đứa trẻ là chỉ đơn thuần bản năng sinh tồn của nó. Tôi nghĩ rằng,
trong đứa trẻ không có sẵn một tâm hồn cao thượng, nhưng đã có sẵn tiềm năng để
xây dựng nên từ đó cái tâm hồn ấy. Theo tôi, nếu có “tính bản thiện” của “nhân
chi sơ”, thì nó chính là cái tiềm năng ấy.
Cái tiềm năng ấy được triển khai
trong học tập và là động cơ chính cho việc học tập. Có thể có người không đồng
ý với quan điểm này và cho rằng học là để sau này có một cuộc sống tử tế, để
sau này có một vị trí tốt trong xã hội. Tôi cho rằng cách suy nghĩ như vậy là
phiến diện. Thứ nhất, để có một cuộc sống tử tế, đó cũng chính là biểu hiện của
sự hướng thượng, hướng thiện - tất nhiên một khi nó đã biến thái để nhắm tới
cái đích là hưởng thụ một cuộc sống an nhàn nhờ vào sức lao động của người
khác, thì cái động cơ hướng thượng hướng thiện đó đã bị tha hoá nghiêm trọng.
Thứ hai, tôi tin rằng đa số người ta thực ra không có khả năng phấn đấu vì một
cái gì xảy ra trong một tương lai quá xa, phần lớn người ta học chỉ vì đó là
cách hoàn thiện bản thân mình, tức là học với một động cơ hướng thượng thuần
khiết nhất. Vì vậy, nhiều khi chính quan niệm xã hội lại làm tha hoá một động
cơ mà bản chất là thuần khiết.
Cần lưu ý là quan niệm xã hội
không phải là cái duy nhất làm cho sự hướng thượng hướng thiện bị tha hoá. Tôn
thờ cá nhân, có thể là lãnh tụ, danh thủ bóng đá, hay là ca sĩ Hàn quốc, là một
hình thức tha hoá của sự hướng thượng. Bản năng hướng thượng, hướng thiện luôn
phải vật lộn với hàng loạt bản năng xấu: tính lười biếng, tính đố kỵ, tính gian
dối, tính hiếu thắng, tự phụ. Bị tha hóa, nó không còn mấy cơ hội để làm động
cơ cho việc học tập.
Học chữ hay học làm người?
Gần đây, trên báo chí có khá
nhiều người ở đặt ra câu hỏi “Cần học chữ hay học làm người?” Hoặc giữa hai
cái, cần học cái nào trước. Câu hỏi này thực ra tối nghĩa. Học chữ, là tiếp thu
kiến thức. Còn học làm người là như thế nào, hẳn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Có thể hiểu theo nghĩa hẹp: học làm người như học kỹ năng sống, học nghệ thuật
sống, tóm lại là học những hành vi văn minh.
Cũng có thể hiểu học làm người theo nghĩa rộng tức là học những gì làm
nên cốt cách của một con người - như vậy thì lại quá rộng, và bao hàm nốt cả
học chữ rồi. Có lẽ vì ý nghĩa của câu hỏi không được phân tích rạch ròi mà
nhiều cuộc thảo luận trên báo chí về đề tài có cái vẻ gì đó hơi luẩn quẩn.
Trong cái nghĩa hẹp, có thể đặt
lại câu hỏi trên khác đi, và làm cho nó rõ nghĩa hơn: “Trường học phải dạy chữ
hay dạy kỹ năng sống, nghệ thuật sống?” Có vẻ như càng ngày càng có nhiều người
ngả về quan điểm hiện đại “Trường học phải dạy cho trẻ kỹ năng sống”. Quan điểm cổ điển được nhà triết học Đức
Hannah Arendt phát biểu rành rọt trong bài viết “Khủng hoảng trong giáo dục”
như thế này: “Chức năng của nhà trường là dạy cho trẻ thế nào là thế giới, chứ không
phải là rèn cho chúng nghệ thuật sống”. Tôi đồng ý với quan điểm này, và trong
phần tiếp theo của bài viết quan điểm này sẽ được làm rõ hơn lên.
Ẩn trong câu nói của bà Hannah
Arendt, có cả câu trả lời cho câu hỏi học làm người theo nghĩa rộng. Học làm
người là học về thế giới, trong đó có thế giới tự nhiên và thế giới con người,
để mỗi cá nhân nhận thức được vị trí của mình ở trong đó, nhận thức hết các
tương tác giữa cá nhân mình với những người khác, để triển khai mọi tiềm năng
của mình, để hoàn thiện mình và đồng thời làm cho thế giới xung quanh trở nên
một nơi an toàn hơn, thân thiện hơn cho cuộc sống.
Để trẻ có kỹ năng sống, người lớn phải là tấm gương
Tôi từng nghe người ta kể chuyện
một đứa bé sơ sinh bị sói tha đi. Sau này người ta tìm lại được đứa bé. Tuy vẫn
còn hình hài của một con người, tính nết của nó là tính nết của loài sói. Ở
đây, chính cái “tiềm năng hướng thượng, hướng thiện” đã biến nó thành người
sói. Đối với nó, cái đại diện cho sự tốt đẹp chính là mẹ sói của nó. Mẹ sói cho
nó bú, tha mồi về cho nó ăn. Đứa trẻ lớn lên giữa bày sói tất trở thành một con
sói, cái nó coi là tốt là cái tốt của loài sói. Kể ra nếu nó tiếp tục sống
trong rừng cùng với bày sói thì như thế cũng không sao. Bi kịch đến với nó vào
cái ngày mà người ta buộc nó quay lại sống với con người.
Ở Lào, ở Thái Lan có phong tục
gửi trẻ nhỏ vào sống ở trong chùa một thời gian, từ ba ngày, ba tuần, ba tháng
cho đến ba năm. Ở trong chùa, ngoài việc học kinh kệ, trẻ còn học yêu quí cuộc
sống thanh đạm, ngăn nắp của người tu hành. Khi đi thăm Lào và Thái Lan, người
ta luôn cảm thấy ngạc nhiên về sự sạch sẽ, ngăn nắp của làng quê, kể cả ở những
nơi nghèo nhất.
Tôi xin phép dẫn thêm một ví dụ
cá nhân, nhỏ nhặt và tầm thường thôi. Vợ chồng tôi ít xem vô tuyến, hầu như không
xem bao giờ. Có lẽ vì thế mà mấy đứa con của chúng tôi hoàn toàn không có sở thích xem truyền
hình, bố mẹ không cần cấm đoán hay hạn chế gì cả. Nếu có thời gian, chúng nó
thích đọc sách hơn. Nhiều khi tôi muốn xem phim cùng với đám trẻ con, tôi lại
phải mặc cả với chúng.
Những ví dụ này nhắc nhở chúng
ta, những người có bổn phận làm người lớn, đừng bao giờ quên rằng dù muốn hay
không muốn, chúng ta luôn là tấm gương để cho trẻ soi vào. Ngoài trách nhiệm
cho trẻ một mái nhà, cung cấp thức ăn cho đủ no, quần áo cho đủ mặc, người làm
cha mẹ luôn phải tâm niệm rằng mình cư xử ngày hôm nay như thế nào, ngày mai
trẻ sẽ cư xử giống như thế. Đó là bài học của chuyện cái máng gỗ mà chắc các
bạn đều biết cả.
Cái tôi muốn nói là nếu người lớn
biết cư xử đúng mực thì trẻ con không cần đi học những lớp kỹ năng sống nữa. Và
người có trách nhiệm chính trong việc giáo dục hành vi cho trẻ là cha mẹ, gia
đình, chứ không phải nhà trường. Những bài lên lớp của thầy cô giáo không có
cùng tác dụng nhiều lên hành vi của đứa trẻ như chính hành vi của cha mẹ nó.
Tất nhiên tôi không muốn nói rằng
trường học hoàn toàn không có chức năng giáo dục hành vi cho trẻ nhỏ. Trong tâm
hồn trẻ nhỏ, thầy cô giáo có một vị trí thiêng liêng, có lẽ thiêng liêng hơn bố
mẹ, vì thế nên cách ứng xử của các thầy cô trong cuộc sống nhà trường sẽ ảnh
hưởng trực tiếp hành vi của học sinh. Nhưng không vì thế mà cha mẹ có thể trút
toàn bộ trách nhiệm giáo dục hành vi của trẻ lên vai thầy cô giáo.
Vai trò của giáo dục nhân văn trong sự hình thành nhân cách
Khi đứa bé mới ra đời, bản năng
sinh tồn điều khiển mọi hoạt động của nó. Đối với nó, toàn bộ thế giới là bầu
sữa mẹ. Khi lớn lên, nó có thêm nhận thức về thế giới xung quanh, về những con
người khác. Dần dần nó hiểu rằng không chỉ có nó cần sinh tồn, mà cả những
người khác cũng cần sinh tồn như nó. Điều này thoạt nghe thật hiển nhiên, nhưng
đó là một bước chuyển hoá vĩ đại của tư duy, đứa trẻ đã chấp nhận sự tồn tại
của khách thể, của người khác, như một lực lượng đối lập với bản thân nó.
Chấp nhận sự tồn tại của khách
thể là điều kiện để phân biệt giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện là sung sướng
trong sự hạnh phúc của người khác, đau khổ trong sự bất hạnh của người khác,
còn ngược lại cái ác là sung sướng trong sự bất hạnh của người khác, đau khổ
với sự hạnh phúc của người khác. Như vậy, khi đứa trẻ còn chưa nhận thức về
người khác, theo nghĩa ở trên, các khái niệm thiện và ác chưa thể áp dụng vào
nó. Thêm nữa, khái niệm “người khác” không nhất thiết phải là người. Đó có thể
là con ong, cái kiến. Đó cũng có thể là con lợn ở Bắc Ninh. Cái cảm giác phấn
khích, hân hoan của con người trong cái chết tức tưởi của con lợn biểu đạt cái
ác ở trạng thái thuần tuý nhất của nó.
Việc học, theo Hannah Arendt, đó
là cố gắng để hiểu thế giới xung quang, trong đó có thế giới tự nhiên và thế
giới con người. Nó bắt người ta phải nhận thức về sự tồn tại của người khác,
cái là điều kiện để phân biệt giữa thiện và ác. Chỉ biết phân biệt thiện và ác
thôi không đủ. Có một câu ngạn ngữ nói rằng “Đường đến địa ngục lát bằng thiện
tâm”. Biết phân biệt rành rọt giữa thiện
và ác là cần thiết nhưng sẽ thật thiếu sót, thậm chí nguy hiểm, nếu coi việc
hình thành nhân cách chỉ đơn giản là phân biệt giữa thiện và ác. Trong phần lớn
các trường hợp, vấn đề không phải là ở chỗ phân biện giữa thiện và ác.
Để nhận thức được vị trí của mình
trong thế giới, mỗi người phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi căn bản nhất về
thân phận con người, phải tự tìm ra câu trả lời của mình cho những câu hỏi đó,
hoặc ít ra cũng biết về những câu trả lời mà tiền bối đã từng đưa ra. Việc phân
biệt giữa cái thiện và cái ác là một trong những câu hỏi như thế, nhưng nó
không phải là câu hỏi duy nhất và có lẽ cũng không phải là câu hỏi quan trọng
nhất.
Có những câu hỏi thoạt nghe thì
có vẻ ngây thơ ví dụ “Những cái gì là nhu cầu căn bản của con người? Tự do và
công bằng có phải là như cầu căn bản của con người hay không”. Con người có cả
nhu cầu sống trong cộng đồng, trong xã hội, vì mỗi người không thể làm ra được
hết tất cả những gì mình cần. Nếu tự do và công bằng cũng là nhu cầu căn bản
thì xã hội phải được thiết kế thế nào để cho tự do của mỗi người và sự công
bằng giữa người này và người khác được bảo đảm? Triển khai câu hỏi đến đây thì
ta thấy câu hỏi này phức tạp hơn nhiều so với câu hỏi phân biệt giữa cái thiện
và cái ác, và có lẽ cũng quan trọng hơn.
Trả lời cho câu hỏi về vai trò
của giáo dục nhân văn nói chung vượt ra ngoài khuôn khổ của bài nói chuyện này
và khả năng của tôi. Trong phần tiếp
theo, tôi muốn thu hẹp câu hỏi lại và trao đổi kỹ hơn về vai trò của giáo dục
nhân văn trong sự hình thành nhân cách.
Cơ chế căn bản cho việc hình
thành nhân cách là chiêm nghiệm về một sự việc cụ thể đã xảy ra trong một hoàn
cảnh cụ thể, ngẫm xem người ta đã quyết định như thế nào, đã làm gì, và hậu
quả, ảnh hưởng của việc đó lên cuộc sống của người khác và của chính người đó
như thế nào. Có thể thấy rằng con người chiêm nghiệm bằng xúc cảm nhiều hơn là
bằng tư duy. Người ta chiêm nghiệm sâu sắc nhất về những gì xảy ra với chính
mình, hoặc là xảy ra với người thân của mình, vì những trải nghiệm đó để lại
những xúc cảm mạnh nhất. Nhưng nói
chung, trải nghiệm của một người trẻ, kể cả những trải nghiệm được gia đình chia
sẻ, không đủ phong phú để người đó hình thành một nhân cách vững vàng. Vốn trải
nghiệm của anh ta sẽ giàu có hơn nhiều, nếu anh ta biết đặt mình vào trong lịch
sử, nơi những câu chuyện của quá khứ được ghi lại một cách trung thực, hoặc là
trong văn học, nơi có những câu chuyện lớn, tuy có thể là được hư cấu, nhưng
luôn xuất phát từ sự trải nghiệm chân thực của nhà văn.
Trong một bài viết trên blog cá
nhân, đặt tên là Giữ ký ức, tôi có kể câu chuyện về học sinh phổ thông ở Đức
học về tội ác của chế độ quốc xã lên người Do thái như thế nào. Học sinh Đức
học ở trong sách vở, đọc nhật ký của cô bé Anne Frank viết khi trong thời gian
hai năm trốn trong góc tủ để rồi cuối cùng cũng bị bắt rồi bị giết. Họ đi tham
quan trại tập trung Buchenwald . Nhưng đáng
ngạc nhiên hơn cả là học sinh Đức còn phải tự đi điều tra xem xung quanh nơi
mình ở, trước đây đã từng có người Do thái nào sống, họ tên là gì, họ đã bị bắt
trong hoàn cảnh nào, đã bị giết chết như thế nào. Làm như thế để cho những trải
nghiệm trở nên gần gũi nhất. Một vài tháng sau khi viết bài này, tôi có nói về
chuyện với một nhiếp ảnh gia người Đức, ông ấy nói người Đức phải làm như thế
vì nếu không họ sẽ lại phạm lại đúng những sai lầm khủng khiếp nhất trong quá
khứ. Giáo sư Hà Huy Khoái cũng bình luận như thế này: “Người Đức khôn thật, họ
cho học sinh học thuộc bài lịch sử! Dân tộc nào không làm điều đó, chắc chắn
phải học đi học lại nhiều lần. Chưa thuộc bài nào, lịch sử sẽ bắt học lại bài
đó. Mà mỗi lần học lại, thi lại đều phải trả giá đắt hơn trước. Giá ở đây có
thể là máu, không chỉ là tiền như sinh viên thi lại!”.
Tôi nghĩ về câu chuyện này từ một
khía cạnh khác. Trải nghiệm chân thực về những sự thật dù đau đớn đến mấy cũng
làm cho cốt cách con người trở nên mạnh mẽ, trái với những sự dối trá, có thể
ngọt lịm, nhưng luôn làm tha hoá tâm hồn con người. Chức năng của giáo dục nhân
văn không phải là ngợi ca cái thiện, phê bình cái ác mà là giúp con người tìm
đến sự thực và để cảnh giác với sự dối trá của người khác và của chính mình.
Cảnh giác với bản năng lười nhác, ích kỷ và hèn nhát, những cái rất giỏi ngụy
trang trong tấm áo thiện tâm để dắt tay con người đi về địa ngục, cái không
phải là gì khác mà chính là sự tha hóa hoàn toàn của tâm hồn con người. Giáo
dục nhân văn nghiêm túc rèn cho chúng ta thái độ nỗ lực không mệt mỏi trong cố
gắng đi tìm sự thật cùng với khả năng chiêm nghiệm bằng tư duy vì nếu chỉ chiêm
nghiệm bằng xúc cảm, con người rất dễ bị đánh lừa.
Tôi đã nhắc đến chuyện bản năng
hướng thượng hướng thiện của con người rất dễ bị tha hoá để trở thành hiện
tượng sùng bái cá nhân, có thể xuất hiện dưới dạng là sùng bái lãnh tụ hoặc ca
sĩ Hàn quốc. Vai trò của giáo dục nhân văn là dắt tay con người đi theo “tấm
biển chỉ đường của trí tuệ” để đi về với cái chân thiện, chân mỹ.
Ngôn ngữ và thái độ khoa học
Nếu bản năng hướng thượng, hướng
thiện là động cơ của học tập, nó không phải là công cụ. Con người biểu đạt sự
hiểu biết về thế giới khách quan bằng lời. Con người thụ hưởng vốn hiểu biết mà
nhân loại tích tụ được thông qua ngôn ngữ. Có hai thái độ ứng xử với ngôn ngữ
đối lập nhau, dẫn đến hai phương pháp tư duy đối lập nhau: một bên là thái độ
tôn giáo, coi ngôn từ như đối tượng để tôn thờ, một bên là thái độ khoa học,
coi ngôn từ như một công cụ để định hình tư tưởng.
Định nghĩa chữ Đạo trong Đạo Đức
Kinh là điển hình của thái độ tôn giáo đối với ngôn từ. Đạo được mô tả như thế này, như thế kia, Đạo không phải
là thế này, không phải là thế kia, nhưng không một lần Đạo được định nghĩa là
cái gì. Đạo là một từ đại diện cho một khái niệm linh thiêng không định nghĩa
được, người ta chỉ có thể biết thuộc tính của nó là như thế này, như thế kia,
cùng lắm là biết nó không phải là cái gì, tức là hạn chế khái niệm bằng phủ
định, chứ không thể nói nó là cái gì, tức là định nghĩa khái niệm bằng khẳng
định. Tính linh thiêng của chữ Đạo nằm
chính ở chỗ ta không thể định hình được nó.
Tôi dẫn ví dụ Đạo Đức Kinh không
với ý muốn đánh giá thấp giá trị triết học của tác phẩm này. Tôi chỉ muốn chỉ
ra sự đối lập với giữa thái độ tôn giáo của nó đối với ngôn ngữ và thái độ khoa
học. Thái độ tôn giáo với ngôn ngữ đưa đến những luận điểm bao quát, trong bất
kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, con người cũng có thể vận dụng chúng để diễn
giải những gì xảy ra với mình, và tự an ủi mình. Mà trên đời này, ai là người
không cần được an ủi.
Đóng góp lớn nhất của văn hoá Hy
lạp cổ đại cho tư duy loài người có lẽ là sự phát minh ra thái độ khoa học với
ngôn ngữ mà điển hình là sách Cơ sở của Euclid .
Để nói về hình tròn, người ta không nói nó là cái gì đó giống mặt trời, hay mặt
trăng vào thời kỳ trăng tròn, mà người ta định nghĩa đường tròn là tập hợp các
điểm có một khoảng cách cho trước đến một điểm cho trước, gọi là tâm của đường
tròn. Cái đáng lưu ý nhất là khái niệm luôn được xây dựng trên cơ sở khẳng
định: nó là cái gì, chứ không phải trên cơ sở phủ định: nó không phải là cái
gì.
Cũng cần lưu ý là ở đây đường
tròn không được gán cho bất kỳ một thuộc tính thiêng liêng nào cả, nó chỉ là
cái tên đưa ra để định hình khái niệm tập hợp các điểm có khoảng cách cho trước
đến một điểm cho trước. Thậm chí trong thực tế, không có cái gì chính xác là
hình tròn cả, chỉ có những hình tròn gần đúng mà thôi. Các định nghĩa của Euclid chỉ có giá trị
giới hạn trong phạm vi của hình học. Theo một nghĩa nào đó, hình học là một sản
phẩm thuần tuý của trí tuệ, là một trò chơi của tư duy. Giá trị lớn nhất của
trò chơi này nằm ở ngay trong sự hạn chế của nó. Vì luật chơi bao gồm một số
tiên đề, và một số phép suy luận được quy định trước, một phát biểu hình học
chỉ có thể hoặc là đúng, hoặc là sai, một chứng minh chỉ có thể là đầy đủ chặt
chẽ hoặc là thiếu sót ngộ nhận. Đây là
cuộc chơi mà tư duy logic của con người được tha hồ thi thố. Cho đến bây giờ nó
vẫn giữ nguyên ý nghĩa đó. Để cho trẻ học được phương pháp lập luận chặt chẽ,
không có gì tốt hơn là học hình học Euclid .
Ưu điểm của trò chơi tư duy mà
trong các luật chơi được cố định trước là trong phạm vi của cuộc chơi này, mọi
cái đúng cái sai đều rõ ràng. Ưu điểm quan trọng khác là con người có thể rút
ra kết luận rõ ràng chi tiết từ hệ thống tiên đề và khái niệm, để rồi đem nó ra
kiểm chứng, đối chiếu với quan sát thực tế.
Ở điểm này, thiên hướng của khoa
học khiêm tốn hơn nhiều so với thiên hướng của tôn giáo. Những luận điểm của
tôn giáo thường có tính khái quát cao, nhưng không có tính chi tiết để có thể
kiểm chứng đối chiếu được qua các quan sát thực tế. Trong mọi trường hợp tôn
giáo yêu cầu người ta phải tin và phải chấp hành. Ngược lại, lý thuyết khoa học
đưa ra những luận điểm đủ cụ thể để có thể kiểm chứng với thực tế và dành cho
thực tế quyền phán xét cuối cùng. Sự khiêm tốn, luôn đặt mình vào vị trí để cho
thực tế phán xét, hoặc khẳng định, hoặc phủ nhận, theo Karl Popper chính là
thuộc tính đặc trưng của khoa học, đối lập với tín điều.
Sự khiêm tốn này cũng chính là
cái làm nên sức sống của khoa học. Tôn giáo sẽ chết khi con người không còn đặt
lòng tin vào tín điều nữa. Còn trong bản chất của mình, luận điểm khoa học chấp
nhận sự phủ định, nó như chỉ chờ được thực tế phủ định để hồi sinh, lột xác
thành một lý thuyết khoa học mới, phức tạp hơn, có phạm vi ứng dụng rộng hơn lý
thuyết cũ.
Trong bản chất, mọi lý thuyết
khoa học chỉ mô tả được một phạm vi nào đó của thế giới, lý thuyết càng thô sơ
thì phạm vi áp dụng của nó càng hẹp. Đi ra ngoài phạm vi đó là bắt đầu một cuộc
chơi mới, con người lại phải sáng tạo một hệ thống ngôn ngữ, khái niệm mới, tìm
ra một luật chơi mới. Nhưng không phải
vì thế mà lý thuyết cũ nhất thiết phải bị thủ tiêu khi một lý thuyết mới ra
đời. Trong phạm vi cuộc sống hàng ngày, khi các vật thể chuyện động chậm hơn
nhiều so với ánh sáng, cơ học Newton
vẫn đúng.
Người đi tìm hiểu thế giới gần
như bắt buộc phải đi lại gần như toàn bộ hành trình tìm hiểu thế giới của loài
người. Đây là cái khó khăn rất lớn. Đã có một số quan điểm sai lầm trong giáo
dục muốn bỏ qua những lý thuyết khoa học trước đây để đưa học sinh đến với
những lý thuyết tiên tiến nhất. Ở phương tây những vào những năm 70 đã có trào
lưu xây dựng lại toàn bộ giáo trình toán học dựa theo cách trình bày toán học
hiện đại của nhóm Bourbaki. Kết quả của thí nghiệm đại trà này không tốt. Cảm
nhận chung là trình độ toán học của học sinh tốt nghiệp phổ thông kém đi nhiều.
Gần đây, con lắc cực đoan có vẻ
như bị văng theo hướng ngược lại. Người ta muốn lược đi khỏi chương trình tất
cả những gì được coi là không cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Tôi vô cùng
ngạc nhiên bởi ý kiến của một vị Giáo sư cho rằng học sinh không cần học vi
phân, tích phân vì hàng ngày có ai cần dùng đến vi phân, tích phân đâu. Nhưng
chính là nhờ vào thiên tài của Newton
và Leibnitz, các hiện tượng tự nhiên được mô tả một cách tường minh dưới dạng
phương trình vi phân. Loại bỏ đi đạo hàm tích phân có khác gì tự nguyện quay
lại với tư duy mơ hồ của siêu hình trung cổ.
Vấn đề không phải đem những kiến
thức khoa học tiên tiến nhất đến cho học sinh, vì có muốn cũng không làm được.
Vấn đề cũng không phải là tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính toán để
phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày. Cái cần làm trang bị cho học sinh phương
pháp tư duy khoa học: định hình rõ nét khái niệm, liên hệ những khái niệm đó
với thế giới khách quan, biết lập luận, biết tính toán để đưa ra những luận
điểm cụ thể, kiểm chứng những luận điểm đó với thế giới khách quan.
Còn một thuộc tính khác của một
khoa học có sức sống là khả năng đem đến sự bất ngờ. Hình học Euclid không còn khả năng đưa ra những khẳng
định bất ngờ nào nữa và theo nghĩa này, nó là một môn khoa học chết. Nó chỉ còn
là một trò chơi trí tuệ để học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic. Nhận định
của Einstein rằng tia sáng bị uốn cong khi đến gần các vật thể có khối lượng
lớn nhờ vào những tính toán trong lý thuyết tương đối là một bất ngờ khi trong
hình dung của chúng ta, đường thẳng là đường truyền của ánh sáng. Sức sống của
một bộ môn khoa học thể hiện ở chỗ từ một hệ thống khái niệm, tiên đề chấp nhận
được, bằng tính toán và lập luận, người ta có thể đưa ra những giải thích chưa
biết cho những hiện tượng đã biết, hoặc là tiên đoán về những hiện tượng chưa
được biết đến.
Khi khoa học “nhận nhiệm vụ” diễn
giải, chứng minh cho một luận điểm cho trước, để phục vụ một mục đích chính trị
hoặc tôn giáo, bất kể mục đích đó tốt hay xấu, về mặt thực chất khoa học đã mất
đi cái làm nên sức sống của nó. Vấn đề
“nhận nhiệm vụ” ảnh hưởng nhiều đến khoa học xã hội hơn là khoa học tự nhiên.
Như một số người đã nhận xét, ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các ngành khoa
học tự nhiên có thể rất phát triển trong khi các ngành khoa học xã hội để lại
rất ít dấu ấn vào văn minh nhân loại. GS Hà Huy Khoái có lần phát biểu nửa đùa
nửa thật “Thực chất, ở Việt Nam
chưa có khoa học xã hội”. Phát biểu của ông đã gây ra những phản ứng khá dữ
dội. Nói một cách khách quan hơn, nó có đấy, nhưng nó yếm khí và thiếu sức
sống.
Học như thế nào?
Ngày xưa để học được chữ thánh
hiền, cái quan trọng nhất là cần có chí. Cái chí để đi bắt đom đóm bỏ vào lọ
làm đèn mà đọc sách thâu đêm. Trong công việc học tập bây giờ, trong việc tiếp
thu kiến thức khoa học của nhân loại tưởng như vô hạn, chỉ có chí thôi chắc là
không đủ.
Như tôi vừa trình bày ở trên,
khoa học không bị cái bệnh tự phụ coi những luận điểm của mình đúng một cách
tuyệt đối, đúng một cách phổ quát. Mỗi lý thuyết khoa học được khai triển bằng
tính toán, bằng lập luận từ một số nhỏ khái niệm, một số tiên đề cơ sở. Mỗi lý
thuyết có logic nội tại của nó, nó không tự mâu thuẫn, nhưng những kết luận mà
người ta rút ra từ nó chỉ khớp với thực tế khách quan trong một phạm vi nào đó.
Theo một nghĩa nào đó, mỗi lý thuyết là một trò chơi trí tuệ, với luật chơi
được xác định rõ ràng mà trong đó người chơi có thể triển khai khả năng tư duy
của mình để đi đến những kết quả nhiều khi nằm ngoài sự mong đợi ban đầu.
Rất ít khi người ta chơi trò gì
một mình. Để cho cuộc chơi thực sự cuốn
hút, để cho người chơi có thể thực sự triển khai mọi tiềm năng tư duy của mình
để đi đến những kết quả bất ngờ, đi đến sáng tạo, cuộc chơi phải có bạn chơi và
phải có trọng tài. Để minh hoạ quan điểm này, tôi xin đưa ra một gợi ý nhỏ,
nhưng rất nghiêm túc.
Nhờ vào internet, hiện tại người
ta có thể tìm được miễn phí rất nhiều tài liệu học tập miễn phí ở trên mạng.
Một số trường đại học có tên tuổi như MIT, Stanford còn tổ chức công bố miễn
phí hầu hết các tư liệu học tập. Thay bằng việc phải bỏ ra 50 ngàn đô-la một
năm để đến đó học, mà không phải cứ có 50 ngàn đô-la là đã được nhận vào học,
bạn có thể truy cập miễn phí các tư liệu học tập, theo dõi các bài giảng video.
Vậy có đúng là bạn cứ ngồi ở Hà nội, hay Sài gòn, là cũng có thể học như sinh
viên ở MIT hay ở Stanford hay không.
Tôi nghĩ rằng trừ khi bạn có một
ý chí sắt đá, dù có được cung cấp tất cả mọi tài liệu trên đời, dù dược theo
dõi miễn phí các bài giảng, ở nhà một mình bạn vẫn không thể học được. Bởi vì
ngồi theo dõi bài giảng trên mạng một mình không phải là một cuộc chơi thú vị:
không có địch thủ, không có đồng đội, không có lộ trình, không thấy mục tiêu,
không thấy giải thưởng. Đó là những thứ không liên quan trực tiếp đến nội dung
khoa học của bài giảng nhưng đó là cái mà người đi học cần để phấn đấu liên
tục. Học một mình, bạn có thể tập trung cao độ trong một hai ngày cho đến một
tuần. Nhưng bạn cần có tập thể, có lớp học, có thầy giáo để duy trì nỗ lực học
tập.
Gợi ý của tôi là tại sao các bạn
không tự tổ chức cùng học theo giáo trình được cung cấp trên mạng. Tại sao
không thể dùng trực tiếp bài giảng, tư liệu học tập cung cấp miễn phí trên mạng
trong các lớp học chính khoá. Các thầy không nhất thiết phải giảng cả buổi nữa,
mà có thể cho sinh viên xem bài giảng trên mạng, có thể làm trước phụ đề tiếng
việt, sau đó dành thời gian để giải thích thêm, trả lời câu hỏi của sinh viên,
và hướng dẫn làm bài tập. Và cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc. Tất nhiên
gợi ý thì dễ, mà làm thì khó, nhưng tôi không tin là việc này không thể làm
được. Kinh phí để tổ chức lớp học như thế có lẽ là không nhiều lắm, nếu so sánh
với học phí 50 ngàn đô la một năm ở MIT hay Stanford.
Với gợi ý có tính suy tưởng này,
tôi hy vọng làm nổi lên được sự quan trọng của việc tổ chức học tập. Học tập là
một hoạt động tập thể và có tổ chức. Như đã nêu ở trên, thiếu một tập thể có tổ
chức, con người nói chung không có khả năng duy trì nỗ lực của mình trong một
thời gian dài. Thiếu tranh biện con người nhanh chóng lạc vào con đường chủ
quan, con đường luôn dẫn đến cái đích là sự bế tắc. Bản tính con người là hiếu
thắng, cái cần thiết để tạo ra sự sôi động trong tranh luận, những cũng là cái
làm hỏng cuộc tranh luận, biến nó thành chiến trường để người này đè bẹp người
kia. Vì vậy trong mọi cuộc chơi tập thể cần có một luật chơi lành mạnh để cho
sự cạnh tranh chỉ tạo ra nỗ lực để mỗi người vượt lên chính mình, chứ không
phải là cái cớ để thỏa mãn bản năng hiếu thắng. Và cuộc chơi cần một người
trọng tài, nắm vững luật lệ và có thẩm quyền điều khiển cuộc chơi. Ngoài ra,
chính những ràng buộc của luật chơi bắt người chơi phải vươn tới sự sáng tạo
thực sự.
Tôi để ý thấy người ta phá bỏ
luật chơi dễ dàng quá. Tôi xin dẫn một ví dụ nhỏ là việc viết thư giới thiệu.
Viết thư giới thiệu là một công việc khá vất vả mà lại không thể mong đợi phần
thưởng gì khác ngoài cảm giác hoàn thành bổn phận. Để giới thiệu cho một đồng
nghiệp vào một vị trí phó giáo sư, hay giáo sư, thường thì người giới thiệu
phải tìm hiểu kỹ công trình của người mình giới thiệu để chỉ ra chỗ nào hay,
chỗ nào đặc sắc, chỗ nào thì cũng chỉ bình thường, và nêu ra ý nghĩa chung của
công trình. Không viết được đầy đủ nội dung như vậy, thì lá thư giới thiệu
không có mấy trọng lượng, mà người viết thư giới thiệu lại có thể bị đánh giá,
hoặc là về sự nghiêm túc, hoặc là về trình độ. Viết thư là một việc rất vất vả,
mà không có ai khen ông này ông kia viết thư giới thiệu rất hay, vì trên nguyên
tắc thư giới thiệu được giữ bí mật. Tóm lại, viết thư giới thiệu là một việc
vất vả, không có bổng lộc, nhưng lại cần phải làm để ủng hộ một người đồng
nghiệp xứng đáng, hoặc chỉ đơn thuần là để thực hiện bổn phận của mình. Viết
thư giới thiệu cho sinh viên cũng mất công, nhưng không vất vả như viết thư
giới thiệu cho đồng nghiệp.
Có một lần, một sinh viên mà tôi
đã từng dạy ở Hà nội nhờ tôi viết thư giới thiệu. Khi tôi còn đang do dự vì tôi đánh giá bạn ấy
không thực sự xuất sắc, thì anh ta gửi cho tôi một bức thư giới thiệu soạn sẵn
để tôi chỉ việc ký vào đó. Khi tôi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên về cách làm này,
thì bạn ấy trình bày là các thầy giáo khác yêu cầu bạn ấy làm như thế. Một số
người có thể coi đây là việc nhỏ, nhưng tôi nghĩ chính từ những chuyện nhỏ như
thế sẽ làm tha hoá cả hệ thống.
Khi chuẩn bị bài nói chuyện này,
ý định của tôi là chia sẻ những suy nghĩ tản mạn của mình về việc học tập, chứ
không định phê bình ai cả, càng không có ý định phê bình nền giáo dục ở nước
ta. Đã có nhiều người chỉ ra rất nhiều bất cập, tôi không thấy cần thiết phải
hoà thêm tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu ra một vấn đề, vấn đề lớn
nhất, thì theo tôi đó là mức độ tha hóa của hệ thống.
Xin quay lại sự kiện Đồi ngô mà
các bạn đều đã biết cả. Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt, vì chuyện thí sinh
quay phim giám thị vi phạm qui chế thi là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch
sử nhân loại. Đây là một câu chuyện rất buồn, nó phải là tiếng chuông cảnh tình
về mức độ tha hoá của hệ thống. Hãy khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, một
cá nhân nào mà hãy bình tâm suy nghĩ. Để cho một việc như vậy xảy ra, phải có
nhiều người từ trung ương đến địa phương, ở trong và ngoài ngành giáo dục, đã
không tôn trọng luật chơi. Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp, cái đáng ra phải là
một thủ tục mang tính nghiêm cẩn, phải là một cái mốc thiêng liêng cho cả quá
trình lao động học tập của học sinh, lại trở thành một trò đùa, một trò đùa làm
chúng ta muốn khóc.
Nước Mỹ có thể tự hào về những
trường đại học của mình. Các đại học ở Mỹ thường là tương đối trẻ, trường đại
học Chicago nơi
tôi làm việc cũng mới khoảng 100 tuổi, đồng niên với Đại học quốc gia Hà nội.
Có lẽ cũng phải trả lời câu hỏi, cái gì là “bí quyết thành công” của họ. Vào
thời điểm hiện tại thì ta có thể nói rằng lý do thành công của họ là họ rất
giàu, có nhiều giáo sư giỏi, có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại. Nhưng nói như
thế là nhầm lẫn giữa kết quả và nguyên nhân. Ban đầu, họ không giàu, mà cũng
không có nhiều người thực sự xuất sắc nếu so với cái trường đại học ở châu Âu
vào cùng thời. Tuy không có một câu trả lời duy nhất, nhưng một nguyên nhân
chắc chắn được nhắc đến là tinh thần fair-play, mọi hành vi ăn gian đều bị
trừng trị một cách vô cùng nghiêm khắc.
Tôi cho rằng sự trung thực là một
hành vi khó mà học được từ trong sách vở. Để trẻ học được tính trung thực,
trước hết người lớn cũng phải học tính trung thực, để tự biết mà làm gương.
Tôi đã nói nhiều về sự cần thiết
của việc tổ chức học tập, tính kỷ luật và tính trung thực. Nhưng bạn có thể
thắc mắc rằng tại sao tôi nói về trường học mà cứ như là nói về doanh trại quân
đội.
Tính kỷ luật và trung thực tất
nhiên là không đủ. Cái còn thiếu chính là “niềm say mê” mà tôi nhắc đến lúc bắt
đầu. Say mê đi tìm cái mới, cái chưa
biết, tìm lời giải thích cho những gì còn chưa hiểu. Niềm say mê đi từ đâu đến? Thú thực là tôi không
biết chắc chắn, và vì thế mà tôi giả sử rằng con người sinh ra với một bản năng
hướng thượng, nói cách khác là đã có sẵn trong mình mầm mống của niềm ham mê.
Tôi nghĩ rằng thực ra câu hỏi niềm ham mê sinh ra từ đâu không quan trọng bằng
làm thế nào để gìn giữ niềm ham mê, và không để cho nó bị tha hoá. Niềm đam mê,
tính hướng thượng hướng thiện là động cơ cho việc học tập, và chính việc học
tập đích thực là cái nuôi dưỡng sự hướng thượng hướng thiện bởi những giá trị
nhân văn chân thiện, chân mỹ, bởi tình yêu sự thật, và bởi niềm hạnh phúc của
sự khám phá, để vượt qua biên giới giữa
những gì đã biết và những gì chưa biết.
Một người bạn tôi có góp ý với
tôi rằng bên cạnh niềm ham mê, đừng quên bổ sung sự quả cảm. Sự quả cảm là cái
bạn cần để không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ mà quay lưng lại với sự thật. Sự
quả cảm cũng là cái bạn rất cần khi đi tìm cái mới. Bạn có tập thể, có đồng đội
để cùng học tập, tiến bộ. Nhưng dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng khi
đã vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết,
bạn rất cần tính quả cảm vì đi tìm cái mới thường là một hành trình cô đơn, và
nó có thể kéo dài nhiều năm.
GS Ngô
Bảo Châu
Xin chân thành cảm ơn các ông Bùi
Đức Lại, Nguyễn Xuân Long, Hoàng Hồng Minh và Nguyễn Phương Văn về những góp ý
quí báu.
Tài liệu tham khảo
1. Hannah Arendt: La crise de
l’éducation:
www.meirieu.com/COURSPHILO/textephilo4.pdf
2. Ngô Bảo Châu: Giữ ký ức:
thichhoctoan.net/2013/01/16/giu-ky-uc/
3. Hà Huy Khoái: Muốn có ứng
dụng, phải có lý thuyết: vnn.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2006/04/562806/Tôi rất hay được các em học sinh,
sinh viên và các bậc phụ huynh hỏi về “bí quyết học tập”. Tôi thường trả lời “Không có bí quyết gì cả.
Quan trọng là niềm say mê.” Trả lời như vậy là một cách né tránh. Không sai
nhưng cũng không đầy đủ. Tôi bắt buộc phải trả lời như thế khi mình chưa bao
giờ suy nghĩ về vấn đề này một cách thấu đáo. Nhưng không thể nào né tránh được
mãi câu hỏi này. Cũng không thể nào trút hết trách nhiệm lên đầu người khác
bằng cách nói: “đây là chuyện chuyên môn của những người làm công tác nghiên
cứu khoa học giáo dục”.
Điểm lại cuộc đời mình, tôi thấy
cho đến thời điểm này mình không làm gì khác ngoài việc đi học, sau đó dạy học
và nghiên cứu khoa học. Trong quá trình ấy, chắc tôi cũng đã từng có những suy
nghĩ riêng. Chỉ có điều những suy nghĩ đó chưa bao giờ được sắp xếp lại một
cách hệ thống và được diễn đạt một cách mạch lạc. Chuẩn bị cho buổi nói chuyện
này là cơ hội rất tốt để tôi làm việc này, cái việc mà phải thú thật là rất vất
vả nhưng hy vọng là có ích.
Tôi xin cảm ơn International
Peace Foundation và trường Đại học bách khoa đã cùng tổ chức sự kiện này. Cảm
ơn tất cả các quí vị, các bạn sinh viên, học sinh đã đến dự buổi nói chuyện
ngày hôm nay. Sự quan tâm của quí vị là động cơ mạnh để tôi hoàn thành bài trao
đổi này.
Dàn bài của tôi dựa vào ba câu
hỏi. Thứ nhất: cái gì là động cơ căn bản cho việc học tập. Thứ hai: học chữ hay
học làm người? Thú thực là tôi không thích câu hỏi này, vì nó rất mập mờ và đa
nghĩa. Nhưng tôi sử dụng chính tính đa nghĩa của nó để triển khai thành các câu
hỏi nhỏ xung quanh việc học cái gì? Câu hỏi cuối cùng làm thành nhan đề của bài
nói chuyện này: học như thế nào? Tôi không có tham vọng đưa ra câu trả lời thấu
đáo, đầy đủ cho cả ba câu hỏi trên, mà chỉ có ý định sắp xếp lại những suy nghĩ
tản mạn của mình thành những câu trả lời không cầu toàn. Tôi hy vọng rằng vào
cuối buổi nói chuyện, chúng ta sẽ còn thời gian để trao đổi thêm.
Về sự hướng thượng và hướng thiện
Sách Tam Tự Kinh mà các cụ học
ngày xưa bắt đầu bằng câu “Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người được sinh ra
có bản tính vốn là hiền lành. Liệu có đúng không nhỉ? Tin tức hàng ngày dễ làm
cho người ta nghi ngờ cái “tính bản thiện” của “nhân chi sơ”. Đầu tháng Một ở
Ấn độ, một cô gái 23 tuổi bị sáu người đàn ông hãm hiếp đến chết trên một chiếc
xe buýt. Cuối tháng Một, ở Bắc Ninh, người ta nô nức, chen lấn nhau tham gia lễ
hội chém lợn. Con lợn bị nhát đao xẻ làm hai mảnh lăn quay trong vũng máu lênh
láng và trong tiếng hò reo của những người trảy hội. Đây là những hiện tượng dị
biệt, không tiêu biểu cho cuộc sống của người dân Ấn độ và Việt nam. Tôi nêu
chúng ra như ví dụ vì chúng cùng phản ánh sự độc ác của con người một cách vô
cùng rõ nét. Xét cho cùng, giết lợn cũng chỉ là việc giết động vật để ăn thịt,
cái mà con người buộc phải làm để duy trì cuộc sống của chính mình. Hãm hiếp
cũng nảy sinh từ một bản năng cơ bản của con người là bản năng duy trì nòi giống.
Phải chăng, con người được sinh ra với hai bản năng cơ bản duy trì cuộc sống và
duy trì nòi giống, cái mà ở trong đó đã
có sẵn mầm mống của cái ác, của cái ác khủng khiếp. Nếu chỉ dừng lại đây thì
quả khó mà tin được vào cái “Nhân chi sơ tính bản thiện”.
Nếu con người được sinh ra chỉ có
hai bản năng nói trên thì chắc rằng hai sự việc kể trên sẽ không phải là những
hiện tượng dị biệt, mà ngược lại, là phổ biến, đến mức không làm chúng ta kinh
ngạc hay xúc động nữa. Có thể tôi còn là một người lạc quan, nhưng tôi tin rằng
con người được sinh ra còn có một bản năng khác nữa: đó là bản năng hướng
thượng, hướng thiện. Nhìn vào một đứa trẻ sơ sinh, xinh xắn như một thiên thần
ta có thể nghĩ rằng đó là hiện thân của sự tốt đẹp. Nhưng cái kiểm soát mọi
hành động của đứa trẻ là chỉ đơn thuần bản năng sinh tồn của nó. Tôi nghĩ rằng,
trong đứa trẻ không có sẵn một tâm hồn cao thượng, nhưng đã có sẵn tiềm năng để
xây dựng nên từ đó cái tâm hồn ấy. Theo tôi, nếu có “tính bản thiện” của “nhân
chi sơ”, thì nó chính là cái tiềm năng ấy.
Cái tiềm năng ấy được triển khai
trong học tập và là động cơ chính cho việc học tập. Có thể có người không đồng
ý với quan điểm này và cho rằng học là để sau này có một cuộc sống tử tế, để
sau này có một vị trí tốt trong xã hội. Tôi cho rằng cách suy nghĩ như vậy là
phiến diện. Thứ nhất, để có một cuộc sống tử tế, đó cũng chính là biểu hiện của
sự hướng thượng, hướng thiện - tất nhiên một khi nó đã biến thái để nhắm tới
cái đích là hưởng thụ một cuộc sống an nhàn nhờ vào sức lao động của người
khác, thì cái động cơ hướng thượng hướng thiện đó đã bị tha hoá nghiêm trọng.
Thứ hai, tôi tin rằng đa số người ta thực ra không có khả năng phấn đấu vì một
cái gì xảy ra trong một tương lai quá xa, phần lớn người ta học chỉ vì đó là
cách hoàn thiện bản thân mình, tức là học với một động cơ hướng thượng thuần
khiết nhất. Vì vậy, nhiều khi chính quan niệm xã hội lại làm tha hoá một động
cơ mà bản chất là thuần khiết.
Cần lưu ý là quan niệm xã hội
không phải là cái duy nhất làm cho sự hướng thượng hướng thiện bị tha hoá. Tôn
thờ cá nhân, có thể là lãnh tụ, danh thủ bóng đá, hay là ca sĩ Hàn quốc, là một
hình thức tha hoá của sự hướng thượng. Bản năng hướng thượng, hướng thiện luôn
phải vật lộn với hàng loạt bản năng xấu: tính lười biếng, tính đố kỵ, tính gian
dối, tính hiếu thắng, tự phụ. Bị tha hóa, nó không còn mấy cơ hội để làm động
cơ cho việc học tập.
Học chữ hay học làm người?
Gần đây, trên báo chí có khá
nhiều người ở đặt ra câu hỏi “Cần học chữ hay học làm người?” Hoặc giữa hai
cái, cần học cái nào trước. Câu hỏi này thực ra tối nghĩa. Học chữ, là tiếp thu
kiến thức. Còn học làm người là như thế nào, hẳn có nhiều cách hiểu khác nhau.
Có thể hiểu theo nghĩa hẹp: học làm người như học kỹ năng sống, học nghệ thuật
sống, tóm lại là học những hành vi văn minh.
Cũng có thể hiểu học làm người theo nghĩa rộng tức là học những gì làm
nên cốt cách của một con người - như vậy thì lại quá rộng, và bao hàm nốt cả
học chữ rồi. Có lẽ vì ý nghĩa của câu hỏi không được phân tích rạch ròi mà
nhiều cuộc thảo luận trên báo chí về đề tài có cái vẻ gì đó hơi luẩn quẩn.
Trong cái nghĩa hẹp, có thể đặt
lại câu hỏi trên khác đi, và làm cho nó rõ nghĩa hơn: “Trường học phải dạy chữ
hay dạy kỹ năng sống, nghệ thuật sống?” Có vẻ như càng ngày càng có nhiều người
ngả về quan điểm hiện đại “Trường học phải dạy cho trẻ kỹ năng sống”. Quan điểm cổ điển được nhà triết học Đức
Hannah Arendt phát biểu rành rọt trong bài viết “Khủng hoảng trong giáo dục”
như thế này: “Chức năng của nhà trường là dạy cho trẻ thế nào là thế giới, chứ không
phải là rèn cho chúng nghệ thuật sống”. Tôi đồng ý với quan điểm này, và trong
phần tiếp theo của bài viết quan điểm này sẽ được làm rõ hơn lên.
Ẩn trong câu nói của bà Hannah
Arendt, có cả câu trả lời cho câu hỏi học làm người theo nghĩa rộng. Học làm
người là học về thế giới, trong đó có thế giới tự nhiên và thế giới con người,
để mỗi cá nhân nhận thức được vị trí của mình ở trong đó, nhận thức hết các
tương tác giữa cá nhân mình với những người khác, để triển khai mọi tiềm năng
của mình, để hoàn thiện mình và đồng thời làm cho thế giới xung quanh trở nên
một nơi an toàn hơn, thân thiện hơn cho cuộc sống.
Để trẻ có kỹ năng sống, người lớn phải là tấm gương
Tôi từng nghe người ta kể chuyện
một đứa bé sơ sinh bị sói tha đi. Sau này người ta tìm lại được đứa bé. Tuy vẫn
còn hình hài của một con người, tính nết của nó là tính nết của loài sói. Ở
đây, chính cái “tiềm năng hướng thượng, hướng thiện” đã biến nó thành người
sói. Đối với nó, cái đại diện cho sự tốt đẹp chính là mẹ sói của nó. Mẹ sói cho
nó bú, tha mồi về cho nó ăn. Đứa trẻ lớn lên giữa bày sói tất trở thành một con
sói, cái nó coi là tốt là cái tốt của loài sói. Kể ra nếu nó tiếp tục sống
trong rừng cùng với bày sói thì như thế cũng không sao. Bi kịch đến với nó vào
cái ngày mà người ta buộc nó quay lại sống với con người.
Ở Lào, ở Thái Lan có phong tục
gửi trẻ nhỏ vào sống ở trong chùa một thời gian, từ ba ngày, ba tuần, ba tháng
cho đến ba năm. Ở trong chùa, ngoài việc học kinh kệ, trẻ còn học yêu quí cuộc
sống thanh đạm, ngăn nắp của người tu hành. Khi đi thăm Lào và Thái Lan, người
ta luôn cảm thấy ngạc nhiên về sự sạch sẽ, ngăn nắp của làng quê, kể cả ở những
nơi nghèo nhất.
Tôi xin phép dẫn thêm một ví dụ
cá nhân, nhỏ nhặt và tầm thường thôi. Vợ chồng tôi ít xem vô tuyến, hầu như không
xem bao giờ. Có lẽ vì thế mà mấy đứa con của chúng tôi hoàn toàn không có sở thích xem truyền
hình, bố mẹ không cần cấm đoán hay hạn chế gì cả. Nếu có thời gian, chúng nó
thích đọc sách hơn. Nhiều khi tôi muốn xem phim cùng với đám trẻ con, tôi lại
phải mặc cả với chúng.
Những ví dụ này nhắc nhở chúng
ta, những người có bổn phận làm người lớn, đừng bao giờ quên rằng dù muốn hay
không muốn, chúng ta luôn là tấm gương để cho trẻ soi vào. Ngoài trách nhiệm
cho trẻ một mái nhà, cung cấp thức ăn cho đủ no, quần áo cho đủ mặc, người làm
cha mẹ luôn phải tâm niệm rằng mình cư xử ngày hôm nay như thế nào, ngày mai
trẻ sẽ cư xử giống như thế. Đó là bài học của chuyện cái máng gỗ mà chắc các
bạn đều biết cả.
Cái tôi muốn nói là nếu người lớn
biết cư xử đúng mực thì trẻ con không cần đi học những lớp kỹ năng sống nữa. Và
người có trách nhiệm chính trong việc giáo dục hành vi cho trẻ là cha mẹ, gia
đình, chứ không phải nhà trường. Những bài lên lớp của thầy cô giáo không có
cùng tác dụng nhiều lên hành vi của đứa trẻ như chính hành vi của cha mẹ nó.
Tất nhiên tôi không muốn nói rằng
trường học hoàn toàn không có chức năng giáo dục hành vi cho trẻ nhỏ. Trong tâm
hồn trẻ nhỏ, thầy cô giáo có một vị trí thiêng liêng, có lẽ thiêng liêng hơn bố
mẹ, vì thế nên cách ứng xử của các thầy cô trong cuộc sống nhà trường sẽ ảnh
hưởng trực tiếp hành vi của học sinh. Nhưng không vì thế mà cha mẹ có thể trút
toàn bộ trách nhiệm giáo dục hành vi của trẻ lên vai thầy cô giáo.
Vai trò của giáo dục nhân văn trong sự hình thành nhân cách
Khi đứa bé mới ra đời, bản năng
sinh tồn điều khiển mọi hoạt động của nó. Đối với nó, toàn bộ thế giới là bầu
sữa mẹ. Khi lớn lên, nó có thêm nhận thức về thế giới xung quanh, về những con
người khác. Dần dần nó hiểu rằng không chỉ có nó cần sinh tồn, mà cả những
người khác cũng cần sinh tồn như nó. Điều này thoạt nghe thật hiển nhiên, nhưng
đó là một bước chuyển hoá vĩ đại của tư duy, đứa trẻ đã chấp nhận sự tồn tại
của khách thể, của người khác, như một lực lượng đối lập với bản thân nó.
Chấp nhận sự tồn tại của khách
thể là điều kiện để phân biệt giữa cái thiện và cái ác. Cái thiện là sung sướng
trong sự hạnh phúc của người khác, đau khổ trong sự bất hạnh của người khác,
còn ngược lại cái ác là sung sướng trong sự bất hạnh của người khác, đau khổ
với sự hạnh phúc của người khác. Như vậy, khi đứa trẻ còn chưa nhận thức về
người khác, theo nghĩa ở trên, các khái niệm thiện và ác chưa thể áp dụng vào
nó. Thêm nữa, khái niệm “người khác” không nhất thiết phải là người. Đó có thể
là con ong, cái kiến. Đó cũng có thể là con lợn ở Bắc Ninh. Cái cảm giác phấn
khích, hân hoan của con người trong cái chết tức tưởi của con lợn biểu đạt cái
ác ở trạng thái thuần tuý nhất của nó.
Việc học, theo Hannah Arendt, đó
là cố gắng để hiểu thế giới xung quang, trong đó có thế giới tự nhiên và thế
giới con người. Nó bắt người ta phải nhận thức về sự tồn tại của người khác,
cái là điều kiện để phân biệt giữa thiện và ác. Chỉ biết phân biệt thiện và ác
thôi không đủ. Có một câu ngạn ngữ nói rằng “Đường đến địa ngục lát bằng thiện
tâm”. Biết phân biệt rành rọt giữa thiện
và ác là cần thiết nhưng sẽ thật thiếu sót, thậm chí nguy hiểm, nếu coi việc
hình thành nhân cách chỉ đơn giản là phân biệt giữa thiện và ác. Trong phần lớn
các trường hợp, vấn đề không phải là ở chỗ phân biện giữa thiện và ác.
Để nhận thức được vị trí của mình
trong thế giới, mỗi người phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi căn bản nhất về
thân phận con người, phải tự tìm ra câu trả lời của mình cho những câu hỏi đó,
hoặc ít ra cũng biết về những câu trả lời mà tiền bối đã từng đưa ra. Việc phân
biệt giữa cái thiện và cái ác là một trong những câu hỏi như thế, nhưng nó
không phải là câu hỏi duy nhất và có lẽ cũng không phải là câu hỏi quan trọng
nhất.
Có những câu hỏi thoạt nghe thì
có vẻ ngây thơ ví dụ “Những cái gì là nhu cầu căn bản của con người? Tự do và
công bằng có phải là như cầu căn bản của con người hay không”. Con người có cả
nhu cầu sống trong cộng đồng, trong xã hội, vì mỗi người không thể làm ra được
hết tất cả những gì mình cần. Nếu tự do và công bằng cũng là nhu cầu căn bản
thì xã hội phải được thiết kế thế nào để cho tự do của mỗi người và sự công
bằng giữa người này và người khác được bảo đảm? Triển khai câu hỏi đến đây thì
ta thấy câu hỏi này phức tạp hơn nhiều so với câu hỏi phân biệt giữa cái thiện
và cái ác, và có lẽ cũng quan trọng hơn.
Trả lời cho câu hỏi về vai trò
của giáo dục nhân văn nói chung vượt ra ngoài khuôn khổ của bài nói chuyện này
và khả năng của tôi. Trong phần tiếp
theo, tôi muốn thu hẹp câu hỏi lại và trao đổi kỹ hơn về vai trò của giáo dục
nhân văn trong sự hình thành nhân cách.
Cơ chế căn bản cho việc hình
thành nhân cách là chiêm nghiệm về một sự việc cụ thể đã xảy ra trong một hoàn
cảnh cụ thể, ngẫm xem người ta đã quyết định như thế nào, đã làm gì, và hậu
quả, ảnh hưởng của việc đó lên cuộc sống của người khác và của chính người đó
như thế nào. Có thể thấy rằng con người chiêm nghiệm bằng xúc cảm nhiều hơn là
bằng tư duy. Người ta chiêm nghiệm sâu sắc nhất về những gì xảy ra với chính
mình, hoặc là xảy ra với người thân của mình, vì những trải nghiệm đó để lại
những xúc cảm mạnh nhất. Nhưng nói
chung, trải nghiệm của một người trẻ, kể cả những trải nghiệm được gia đình chia
sẻ, không đủ phong phú để người đó hình thành một nhân cách vững vàng. Vốn trải
nghiệm của anh ta sẽ giàu có hơn nhiều, nếu anh ta biết đặt mình vào trong lịch
sử, nơi những câu chuyện của quá khứ được ghi lại một cách trung thực, hoặc là
trong văn học, nơi có những câu chuyện lớn, tuy có thể là được hư cấu, nhưng
luôn xuất phát từ sự trải nghiệm chân thực của nhà văn.
Trong một bài viết trên blog cá
nhân, đặt tên là Giữ ký ức, tôi có kể câu chuyện về học sinh phổ thông ở Đức
học về tội ác của chế độ quốc xã lên người Do thái như thế nào. Học sinh Đức
học ở trong sách vở, đọc nhật ký của cô bé Anne Frank viết khi trong thời gian
hai năm trốn trong góc tủ để rồi cuối cùng cũng bị bắt rồi bị giết. Họ đi tham
quan trại tập trung Buchenwald . Nhưng đáng
ngạc nhiên hơn cả là học sinh Đức còn phải tự đi điều tra xem xung quanh nơi
mình ở, trước đây đã từng có người Do thái nào sống, họ tên là gì, họ đã bị bắt
trong hoàn cảnh nào, đã bị giết chết như thế nào. Làm như thế để cho những trải
nghiệm trở nên gần gũi nhất. Một vài tháng sau khi viết bài này, tôi có nói về
chuyện với một nhiếp ảnh gia người Đức, ông ấy nói người Đức phải làm như thế
vì nếu không họ sẽ lại phạm lại đúng những sai lầm khủng khiếp nhất trong quá
khứ. Giáo sư Hà Huy Khoái cũng bình luận như thế này: “Người Đức khôn thật, họ
cho học sinh học thuộc bài lịch sử! Dân tộc nào không làm điều đó, chắc chắn
phải học đi học lại nhiều lần. Chưa thuộc bài nào, lịch sử sẽ bắt học lại bài
đó. Mà mỗi lần học lại, thi lại đều phải trả giá đắt hơn trước. Giá ở đây có
thể là máu, không chỉ là tiền như sinh viên thi lại!”.
Tôi nghĩ về câu chuyện này từ một
khía cạnh khác. Trải nghiệm chân thực về những sự thật dù đau đớn đến mấy cũng
làm cho cốt cách con người trở nên mạnh mẽ, trái với những sự dối trá, có thể
ngọt lịm, nhưng luôn làm tha hoá tâm hồn con người. Chức năng của giáo dục nhân
văn không phải là ngợi ca cái thiện, phê bình cái ác mà là giúp con người tìm
đến sự thực và để cảnh giác với sự dối trá của người khác và của chính mình.
Cảnh giác với bản năng lười nhác, ích kỷ và hèn nhát, những cái rất giỏi ngụy
trang trong tấm áo thiện tâm để dắt tay con người đi về địa ngục, cái không
phải là gì khác mà chính là sự tha hóa hoàn toàn của tâm hồn con người. Giáo
dục nhân văn nghiêm túc rèn cho chúng ta thái độ nỗ lực không mệt mỏi trong cố
gắng đi tìm sự thật cùng với khả năng chiêm nghiệm bằng tư duy vì nếu chỉ chiêm
nghiệm bằng xúc cảm, con người rất dễ bị đánh lừa.
Tôi đã nhắc đến chuyện bản năng
hướng thượng hướng thiện của con người rất dễ bị tha hoá để trở thành hiện
tượng sùng bái cá nhân, có thể xuất hiện dưới dạng là sùng bái lãnh tụ hoặc ca
sĩ Hàn quốc. Vai trò của giáo dục nhân văn là dắt tay con người đi theo “tấm
biển chỉ đường của trí tuệ” để đi về với cái chân thiện, chân mỹ.
Ngôn ngữ và thái độ khoa học
Nếu bản năng hướng thượng, hướng
thiện là động cơ của học tập, nó không phải là công cụ. Con người biểu đạt sự
hiểu biết về thế giới khách quan bằng lời. Con người thụ hưởng vốn hiểu biết mà
nhân loại tích tụ được thông qua ngôn ngữ. Có hai thái độ ứng xử với ngôn ngữ
đối lập nhau, dẫn đến hai phương pháp tư duy đối lập nhau: một bên là thái độ
tôn giáo, coi ngôn từ như đối tượng để tôn thờ, một bên là thái độ khoa học,
coi ngôn từ như một công cụ để định hình tư tưởng.
Định nghĩa chữ Đạo trong Đạo Đức
Kinh là điển hình của thái độ tôn giáo đối với ngôn từ. Đạo được mô tả như thế này, như thế kia, Đạo không phải
là thế này, không phải là thế kia, nhưng không một lần Đạo được định nghĩa là
cái gì. Đạo là một từ đại diện cho một khái niệm linh thiêng không định nghĩa
được, người ta chỉ có thể biết thuộc tính của nó là như thế này, như thế kia,
cùng lắm là biết nó không phải là cái gì, tức là hạn chế khái niệm bằng phủ
định, chứ không thể nói nó là cái gì, tức là định nghĩa khái niệm bằng khẳng
định. Tính linh thiêng của chữ Đạo nằm
chính ở chỗ ta không thể định hình được nó.
Tôi dẫn ví dụ Đạo Đức Kinh không
với ý muốn đánh giá thấp giá trị triết học của tác phẩm này. Tôi chỉ muốn chỉ
ra sự đối lập với giữa thái độ tôn giáo của nó đối với ngôn ngữ và thái độ khoa
học. Thái độ tôn giáo với ngôn ngữ đưa đến những luận điểm bao quát, trong bất
kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, con người cũng có thể vận dụng chúng để diễn
giải những gì xảy ra với mình, và tự an ủi mình. Mà trên đời này, ai là người
không cần được an ủi.
Đóng góp lớn nhất của văn hoá Hy
lạp cổ đại cho tư duy loài người có lẽ là sự phát minh ra thái độ khoa học với
ngôn ngữ mà điển hình là sách Cơ sở của Euclid .
Để nói về hình tròn, người ta không nói nó là cái gì đó giống mặt trời, hay mặt
trăng vào thời kỳ trăng tròn, mà người ta định nghĩa đường tròn là tập hợp các
điểm có một khoảng cách cho trước đến một điểm cho trước, gọi là tâm của đường
tròn. Cái đáng lưu ý nhất là khái niệm luôn được xây dựng trên cơ sở khẳng
định: nó là cái gì, chứ không phải trên cơ sở phủ định: nó không phải là cái
gì.
Cũng cần lưu ý là ở đây đường
tròn không được gán cho bất kỳ một thuộc tính thiêng liêng nào cả, nó chỉ là
cái tên đưa ra để định hình khái niệm tập hợp các điểm có khoảng cách cho trước
đến một điểm cho trước. Thậm chí trong thực tế, không có cái gì chính xác là
hình tròn cả, chỉ có những hình tròn gần đúng mà thôi. Các định nghĩa của Euclid chỉ có giá trị
giới hạn trong phạm vi của hình học. Theo một nghĩa nào đó, hình học là một sản
phẩm thuần tuý của trí tuệ, là một trò chơi của tư duy. Giá trị lớn nhất của
trò chơi này nằm ở ngay trong sự hạn chế của nó. Vì luật chơi bao gồm một số
tiên đề, và một số phép suy luận được quy định trước, một phát biểu hình học
chỉ có thể hoặc là đúng, hoặc là sai, một chứng minh chỉ có thể là đầy đủ chặt
chẽ hoặc là thiếu sót ngộ nhận. Đây là
cuộc chơi mà tư duy logic của con người được tha hồ thi thố. Cho đến bây giờ nó
vẫn giữ nguyên ý nghĩa đó. Để cho trẻ học được phương pháp lập luận chặt chẽ,
không có gì tốt hơn là học hình học Euclid .
Ưu điểm của trò chơi tư duy mà
trong các luật chơi được cố định trước là trong phạm vi của cuộc chơi này, mọi
cái đúng cái sai đều rõ ràng. Ưu điểm quan trọng khác là con người có thể rút
ra kết luận rõ ràng chi tiết từ hệ thống tiên đề và khái niệm, để rồi đem nó ra
kiểm chứng, đối chiếu với quan sát thực tế.
Ở điểm này, thiên hướng của khoa
học khiêm tốn hơn nhiều so với thiên hướng của tôn giáo. Những luận điểm của
tôn giáo thường có tính khái quát cao, nhưng không có tính chi tiết để có thể
kiểm chứng đối chiếu được qua các quan sát thực tế. Trong mọi trường hợp tôn
giáo yêu cầu người ta phải tin và phải chấp hành. Ngược lại, lý thuyết khoa học
đưa ra những luận điểm đủ cụ thể để có thể kiểm chứng với thực tế và dành cho
thực tế quyền phán xét cuối cùng. Sự khiêm tốn, luôn đặt mình vào vị trí để cho
thực tế phán xét, hoặc khẳng định, hoặc phủ nhận, theo Karl Popper chính là
thuộc tính đặc trưng của khoa học, đối lập với tín điều.
Sự khiêm tốn này cũng chính là
cái làm nên sức sống của khoa học. Tôn giáo sẽ chết khi con người không còn đặt
lòng tin vào tín điều nữa. Còn trong bản chất của mình, luận điểm khoa học chấp
nhận sự phủ định, nó như chỉ chờ được thực tế phủ định để hồi sinh, lột xác
thành một lý thuyết khoa học mới, phức tạp hơn, có phạm vi ứng dụng rộng hơn lý
thuyết cũ.
Trong bản chất, mọi lý thuyết
khoa học chỉ mô tả được một phạm vi nào đó của thế giới, lý thuyết càng thô sơ
thì phạm vi áp dụng của nó càng hẹp. Đi ra ngoài phạm vi đó là bắt đầu một cuộc
chơi mới, con người lại phải sáng tạo một hệ thống ngôn ngữ, khái niệm mới, tìm
ra một luật chơi mới. Nhưng không phải
vì thế mà lý thuyết cũ nhất thiết phải bị thủ tiêu khi một lý thuyết mới ra
đời. Trong phạm vi cuộc sống hàng ngày, khi các vật thể chuyện động chậm hơn
nhiều so với ánh sáng, cơ học Newton
vẫn đúng.
Người đi tìm hiểu thế giới gần
như bắt buộc phải đi lại gần như toàn bộ hành trình tìm hiểu thế giới của loài
người. Đây là cái khó khăn rất lớn. Đã có một số quan điểm sai lầm trong giáo
dục muốn bỏ qua những lý thuyết khoa học trước đây để đưa học sinh đến với
những lý thuyết tiên tiến nhất. Ở phương tây những vào những năm 70 đã có trào
lưu xây dựng lại toàn bộ giáo trình toán học dựa theo cách trình bày toán học
hiện đại của nhóm Bourbaki. Kết quả của thí nghiệm đại trà này không tốt. Cảm
nhận chung là trình độ toán học của học sinh tốt nghiệp phổ thông kém đi nhiều.
Gần đây, con lắc cực đoan có vẻ
như bị văng theo hướng ngược lại. Người ta muốn lược đi khỏi chương trình tất
cả những gì được coi là không cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Tôi vô cùng
ngạc nhiên bởi ý kiến của một vị Giáo sư cho rằng học sinh không cần học vi
phân, tích phân vì hàng ngày có ai cần dùng đến vi phân, tích phân đâu. Nhưng
chính là nhờ vào thiên tài của Newton
và Leibnitz, các hiện tượng tự nhiên được mô tả một cách tường minh dưới dạng
phương trình vi phân. Loại bỏ đi đạo hàm tích phân có khác gì tự nguyện quay
lại với tư duy mơ hồ của siêu hình trung cổ.
Vấn đề không phải đem những kiến
thức khoa học tiên tiến nhất đến cho học sinh, vì có muốn cũng không làm được.
Vấn đề cũng không phải là tập trung rèn luyện cho học sinh kỹ năng tính toán để
phục vụ cho những nhu cầu hàng ngày. Cái cần làm trang bị cho học sinh phương
pháp tư duy khoa học: định hình rõ nét khái niệm, liên hệ những khái niệm đó
với thế giới khách quan, biết lập luận, biết tính toán để đưa ra những luận
điểm cụ thể, kiểm chứng những luận điểm đó với thế giới khách quan.
Còn một thuộc tính khác của một
khoa học có sức sống là khả năng đem đến sự bất ngờ. Hình học Euclid không còn khả năng đưa ra những khẳng
định bất ngờ nào nữa và theo nghĩa này, nó là một môn khoa học chết. Nó chỉ còn
là một trò chơi trí tuệ để học sinh rèn luyện khả năng tư duy logic. Nhận định
của Einstein rằng tia sáng bị uốn cong khi đến gần các vật thể có khối lượng
lớn nhờ vào những tính toán trong lý thuyết tương đối là một bất ngờ khi trong
hình dung của chúng ta, đường thẳng là đường truyền của ánh sáng. Sức sống của
một bộ môn khoa học thể hiện ở chỗ từ một hệ thống khái niệm, tiên đề chấp nhận
được, bằng tính toán và lập luận, người ta có thể đưa ra những giải thích chưa
biết cho những hiện tượng đã biết, hoặc là tiên đoán về những hiện tượng chưa
được biết đến.
Khi khoa học “nhận nhiệm vụ” diễn
giải, chứng minh cho một luận điểm cho trước, để phục vụ một mục đích chính trị
hoặc tôn giáo, bất kể mục đích đó tốt hay xấu, về mặt thực chất khoa học đã mất
đi cái làm nên sức sống của nó. Vấn đề
“nhận nhiệm vụ” ảnh hưởng nhiều đến khoa học xã hội hơn là khoa học tự nhiên.
Như một số người đã nhận xét, ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các ngành khoa
học tự nhiên có thể rất phát triển trong khi các ngành khoa học xã hội để lại
rất ít dấu ấn vào văn minh nhân loại. GS Hà Huy Khoái có lần phát biểu nửa đùa
nửa thật “Thực chất, ở Việt Nam
chưa có khoa học xã hội”. Phát biểu của ông đã gây ra những phản ứng khá dữ
dội. Nói một cách khách quan hơn, nó có đấy, nhưng nó yếm khí và thiếu sức
sống.
Học như thế nào?
Ngày xưa để học được chữ thánh
hiền, cái quan trọng nhất là cần có chí. Cái chí để đi bắt đom đóm bỏ vào lọ
làm đèn mà đọc sách thâu đêm. Trong công việc học tập bây giờ, trong việc tiếp
thu kiến thức khoa học của nhân loại tưởng như vô hạn, chỉ có chí thôi chắc là
không đủ.
Như tôi vừa trình bày ở trên,
khoa học không bị cái bệnh tự phụ coi những luận điểm của mình đúng một cách
tuyệt đối, đúng một cách phổ quát. Mỗi lý thuyết khoa học được khai triển bằng
tính toán, bằng lập luận từ một số nhỏ khái niệm, một số tiên đề cơ sở. Mỗi lý
thuyết có logic nội tại của nó, nó không tự mâu thuẫn, nhưng những kết luận mà
người ta rút ra từ nó chỉ khớp với thực tế khách quan trong một phạm vi nào đó.
Theo một nghĩa nào đó, mỗi lý thuyết là một trò chơi trí tuệ, với luật chơi
được xác định rõ ràng mà trong đó người chơi có thể triển khai khả năng tư duy
của mình để đi đến những kết quả nhiều khi nằm ngoài sự mong đợi ban đầu.
Rất ít khi người ta chơi trò gì
một mình. Để cho cuộc chơi thực sự cuốn
hút, để cho người chơi có thể thực sự triển khai mọi tiềm năng tư duy của mình
để đi đến những kết quả bất ngờ, đi đến sáng tạo, cuộc chơi phải có bạn chơi và
phải có trọng tài. Để minh hoạ quan điểm này, tôi xin đưa ra một gợi ý nhỏ,
nhưng rất nghiêm túc.
Nhờ vào internet, hiện tại người
ta có thể tìm được miễn phí rất nhiều tài liệu học tập miễn phí ở trên mạng.
Một số trường đại học có tên tuổi như MIT, Stanford còn tổ chức công bố miễn
phí hầu hết các tư liệu học tập. Thay bằng việc phải bỏ ra 50 ngàn đô-la một
năm để đến đó học, mà không phải cứ có 50 ngàn đô-la là đã được nhận vào học,
bạn có thể truy cập miễn phí các tư liệu học tập, theo dõi các bài giảng video.
Vậy có đúng là bạn cứ ngồi ở Hà nội, hay Sài gòn, là cũng có thể học như sinh
viên ở MIT hay ở Stanford hay không.
Tôi nghĩ rằng trừ khi bạn có một
ý chí sắt đá, dù có được cung cấp tất cả mọi tài liệu trên đời, dù dược theo
dõi miễn phí các bài giảng, ở nhà một mình bạn vẫn không thể học được. Bởi vì
ngồi theo dõi bài giảng trên mạng một mình không phải là một cuộc chơi thú vị:
không có địch thủ, không có đồng đội, không có lộ trình, không thấy mục tiêu,
không thấy giải thưởng. Đó là những thứ không liên quan trực tiếp đến nội dung
khoa học của bài giảng nhưng đó là cái mà người đi học cần để phấn đấu liên
tục. Học một mình, bạn có thể tập trung cao độ trong một hai ngày cho đến một
tuần. Nhưng bạn cần có tập thể, có lớp học, có thầy giáo để duy trì nỗ lực học
tập.
Gợi ý của tôi là tại sao các bạn
không tự tổ chức cùng học theo giáo trình được cung cấp trên mạng. Tại sao
không thể dùng trực tiếp bài giảng, tư liệu học tập cung cấp miễn phí trên mạng
trong các lớp học chính khoá. Các thầy không nhất thiết phải giảng cả buổi nữa,
mà có thể cho sinh viên xem bài giảng trên mạng, có thể làm trước phụ đề tiếng
việt, sau đó dành thời gian để giải thích thêm, trả lời câu hỏi của sinh viên,
và hướng dẫn làm bài tập. Và cuối cùng là tổ chức thi cử nghiêm túc. Tất nhiên
gợi ý thì dễ, mà làm thì khó, nhưng tôi không tin là việc này không thể làm
được. Kinh phí để tổ chức lớp học như thế có lẽ là không nhiều lắm, nếu so sánh
với học phí 50 ngàn đô la một năm ở MIT hay Stanford.
Với gợi ý có tính suy tưởng này,
tôi hy vọng làm nổi lên được sự quan trọng của việc tổ chức học tập. Học tập là
một hoạt động tập thể và có tổ chức. Như đã nêu ở trên, thiếu một tập thể có tổ
chức, con người nói chung không có khả năng duy trì nỗ lực của mình trong một
thời gian dài. Thiếu tranh biện con người nhanh chóng lạc vào con đường chủ
quan, con đường luôn dẫn đến cái đích là sự bế tắc. Bản tính con người là hiếu
thắng, cái cần thiết để tạo ra sự sôi động trong tranh luận, những cũng là cái
làm hỏng cuộc tranh luận, biến nó thành chiến trường để người này đè bẹp người
kia. Vì vậy trong mọi cuộc chơi tập thể cần có một luật chơi lành mạnh để cho
sự cạnh tranh chỉ tạo ra nỗ lực để mỗi người vượt lên chính mình, chứ không
phải là cái cớ để thỏa mãn bản năng hiếu thắng. Và cuộc chơi cần một người
trọng tài, nắm vững luật lệ và có thẩm quyền điều khiển cuộc chơi. Ngoài ra,
chính những ràng buộc của luật chơi bắt người chơi phải vươn tới sự sáng tạo
thực sự.
Tôi để ý thấy người ta phá bỏ
luật chơi dễ dàng quá. Tôi xin dẫn một ví dụ nhỏ là việc viết thư giới thiệu.
Viết thư giới thiệu là một công việc khá vất vả mà lại không thể mong đợi phần
thưởng gì khác ngoài cảm giác hoàn thành bổn phận. Để giới thiệu cho một đồng
nghiệp vào một vị trí phó giáo sư, hay giáo sư, thường thì người giới thiệu
phải tìm hiểu kỹ công trình của người mình giới thiệu để chỉ ra chỗ nào hay,
chỗ nào đặc sắc, chỗ nào thì cũng chỉ bình thường, và nêu ra ý nghĩa chung của
công trình. Không viết được đầy đủ nội dung như vậy, thì lá thư giới thiệu
không có mấy trọng lượng, mà người viết thư giới thiệu lại có thể bị đánh giá,
hoặc là về sự nghiêm túc, hoặc là về trình độ. Viết thư là một việc rất vất vả,
mà không có ai khen ông này ông kia viết thư giới thiệu rất hay, vì trên nguyên
tắc thư giới thiệu được giữ bí mật. Tóm lại, viết thư giới thiệu là một việc
vất vả, không có bổng lộc, nhưng lại cần phải làm để ủng hộ một người đồng
nghiệp xứng đáng, hoặc chỉ đơn thuần là để thực hiện bổn phận của mình. Viết
thư giới thiệu cho sinh viên cũng mất công, nhưng không vất vả như viết thư
giới thiệu cho đồng nghiệp.
Có một lần, một sinh viên mà tôi
đã từng dạy ở Hà nội nhờ tôi viết thư giới thiệu. Khi tôi còn đang do dự vì tôi đánh giá bạn ấy
không thực sự xuất sắc, thì anh ta gửi cho tôi một bức thư giới thiệu soạn sẵn
để tôi chỉ việc ký vào đó. Khi tôi tỏ ra vô cùng ngạc nhiên về cách làm này,
thì bạn ấy trình bày là các thầy giáo khác yêu cầu bạn ấy làm như thế. Một số
người có thể coi đây là việc nhỏ, nhưng tôi nghĩ chính từ những chuyện nhỏ như
thế sẽ làm tha hoá cả hệ thống.
Khi chuẩn bị bài nói chuyện này,
ý định của tôi là chia sẻ những suy nghĩ tản mạn của mình về việc học tập, chứ
không định phê bình ai cả, càng không có ý định phê bình nền giáo dục ở nước
ta. Đã có nhiều người chỉ ra rất nhiều bất cập, tôi không thấy cần thiết phải
hoà thêm tiếng nói của mình vào đó. Nhưng nếu chỉ nêu ra một vấn đề, vấn đề lớn
nhất, thì theo tôi đó là mức độ tha hóa của hệ thống.
Xin quay lại sự kiện Đồi ngô mà
các bạn đều đã biết cả. Đây là một sự kiện vô cùng đặc biệt, vì chuyện thí sinh
quay phim giám thị vi phạm qui chế thi là điều chưa từng có tiền lệ trong lịch
sử nhân loại. Đây là một câu chuyện rất buồn, nó phải là tiếng chuông cảnh tình
về mức độ tha hoá của hệ thống. Hãy khoan quy trách nhiệm cho một cơ quan, một
cá nhân nào mà hãy bình tâm suy nghĩ. Để cho một việc như vậy xảy ra, phải có
nhiều người từ trung ương đến địa phương, ở trong và ngoài ngành giáo dục, đã
không tôn trọng luật chơi. Kết quả là kỳ thi tốt nghiệp, cái đáng ra phải là
một thủ tục mang tính nghiêm cẩn, phải là một cái mốc thiêng liêng cho cả quá
trình lao động học tập của học sinh, lại trở thành một trò đùa, một trò đùa làm
chúng ta muốn khóc.
Nước Mỹ có thể tự hào về những
trường đại học của mình. Các đại học ở Mỹ thường là tương đối trẻ, trường đại
học Chicago nơi
tôi làm việc cũng mới khoảng 100 tuổi, đồng niên với Đại học quốc gia Hà nội.
Có lẽ cũng phải trả lời câu hỏi, cái gì là “bí quyết thành công” của họ. Vào
thời điểm hiện tại thì ta có thể nói rằng lý do thành công của họ là họ rất
giàu, có nhiều giáo sư giỏi, có cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại. Nhưng nói như
thế là nhầm lẫn giữa kết quả và nguyên nhân. Ban đầu, họ không giàu, mà cũng
không có nhiều người thực sự xuất sắc nếu so với cái trường đại học ở châu Âu
vào cùng thời. Tuy không có một câu trả lời duy nhất, nhưng một nguyên nhân
chắc chắn được nhắc đến là tinh thần fair-play, mọi hành vi ăn gian đều bị
trừng trị một cách vô cùng nghiêm khắc.
Tôi cho rằng sự trung thực là một
hành vi khó mà học được từ trong sách vở. Để trẻ học được tính trung thực,
trước hết người lớn cũng phải học tính trung thực, để tự biết mà làm gương.
Tôi đã nói nhiều về sự cần thiết
của việc tổ chức học tập, tính kỷ luật và tính trung thực. Nhưng bạn có thể
thắc mắc rằng tại sao tôi nói về trường học mà cứ như là nói về doanh trại quân
đội.
Tính kỷ luật và trung thực tất
nhiên là không đủ. Cái còn thiếu chính là “niềm say mê” mà tôi nhắc đến lúc bắt
đầu. Say mê đi tìm cái mới, cái chưa
biết, tìm lời giải thích cho những gì còn chưa hiểu. Niềm say mê đi từ đâu đến? Thú thực là tôi không
biết chắc chắn, và vì thế mà tôi giả sử rằng con người sinh ra với một bản năng
hướng thượng, nói cách khác là đã có sẵn trong mình mầm mống của niềm ham mê.
Tôi nghĩ rằng thực ra câu hỏi niềm ham mê sinh ra từ đâu không quan trọng bằng
làm thế nào để gìn giữ niềm ham mê, và không để cho nó bị tha hoá. Niềm đam mê,
tính hướng thượng hướng thiện là động cơ cho việc học tập, và chính việc học
tập đích thực là cái nuôi dưỡng sự hướng thượng hướng thiện bởi những giá trị
nhân văn chân thiện, chân mỹ, bởi tình yêu sự thật, và bởi niềm hạnh phúc của
sự khám phá, để vượt qua biên giới giữa
những gì đã biết và những gì chưa biết.
Một người bạn tôi có góp ý với
tôi rằng bên cạnh niềm ham mê, đừng quên bổ sung sự quả cảm. Sự quả cảm là cái
bạn cần để không để lười biếng, hèn nhát dụ dỗ mà quay lưng lại với sự thật. Sự
quả cảm cũng là cái bạn rất cần khi đi tìm cái mới. Bạn có tập thể, có đồng đội
để cùng học tập, tiến bộ. Nhưng dựa vào kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng khi
đã vượt qua biên giới của những gì đã biết để thực sự đuổi theo cái chưa biết,
bạn rất cần tính quả cảm vì đi tìm cái mới thường là một hành trình cô đơn, và
nó có thể kéo dài nhiều năm.
GS Ngô
Bảo Châu
Xin chân thành cảm ơn các ông Bùi
Đức Lại, Nguyễn Xuân Long, Hoàng Hồng Minh và Nguyễn Phương Văn về những góp ý
quí báu.
Tài liệu tham khảo
1. Hannah Arendt: La crise de
l’éducation:
www.meirieu.com/COURSPHILO/textephilo4.pdf
2. Ngô Bảo Châu: Giữ ký ức:
thichhoctoan.net/2013/01/16/giu-ky-uc/
3. Hà Huy Khoái: Muốn có ứng
dụng, phải có lý thuyết: vnn.vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2006/04/562806/