Không nên nói dối là một lời khuyên chân thật của đức Phật đối với mọi người. Theo như đức Phật đã xác định: Một người nói dối là một người có thể làm tất cả những điều ác khác. Vì vậy khi biết ai nói dối thì nên tránh xa, vì ở gần những người như vậy thì sẽ chịu ảnh hưởng và cũng biến mình trở thành những người dối trá và làm ác như vậy.
Đức Phật dạy La Hầu La: Một người nói dối cũng giống như nước rửa chân bẩn thỉu, nước ấy không thể uống được chỉ có bỏ mà thôi. Còn cái chậu đựng nước rửa chân thì sao?
Đức Phật dạy La Hầu La: Cái chậu đựng nước rửa chân cũng không thể đựng đồ ăn được, chỉ bỏ mà thôi. Cho nên người nói dối là người không còn cứu chữa, người ấy nên loại ra khỏi sự sống của cộng đồng. Nói dối tai hại như vậy chúng ta hãy cố gắng đừng để vi phạm vào giới luật này, nó làm mất niềm tin với mọi người. Sống trong cuộc đời mà ai cũng không tin mình thì mình đến đâu người ta đều tránh.
Vì thế phải thành thật chuyện có nói có, chuyện không nói không. Nói dối có lợi cho mình không hại người khác còn chẳng nói, huống là nói dối hại người khác, hại mình thì nói dối có ích lợi gì? Cũng như các giảng sư hiểu biết Giới luật Không Nên Nói Dốithì họ không bao giờ thuyết giảng dù biết thuyết giảng có lợi cho Phật pháp nhưng họ hiểu rằng mình chưa làm được những gì Phật dạy trong kinh mà thuyết giảng thì phạm vào tội nói dối, vì thế họ chẳng thuyết giảng. Thuyết giảng những điều mình chưa làm được là nói dối, và như vậy ai cũng biết mình nói dối, đó là làm mất uy tín của mình, cho nên người giảng sư phải cẩn thận không nên thuyết giảng Phật pháp khi mình tu hành chưa chứng và thuyết giảng như vậy là thuyết giảng sai, thuyết giảng sai làm mất uy tín Phật giáo.
Trưởng Lão Thích Thông Lạc