Đời sống con người, sống khoảng thời gian dài ngắn nào đó rồi chấm dứt chết đi. Người ta gọi đó là một kiếp người. Dùng tuệ nhã mà nhìn qua thiền định của Đạo Phật thì "Kiếp nhân sinh " chẳng lấy gì làm chuẩn mực để lượng định đo lường! Thế nên đố ai nói bao nhiêu năm tuổi là một kiếp? Vậy, thế nào là kiếp nhân sinh? Vâng, ta sinh ra thân hình trần trụi, được cất tiếng oa oa của tiếng khóc chào đời với những giọt lệ còn chưa biết nếm mùi đời cay đắng và gian nan. Từ hư vô ta đến kiếp này mang tiếng khóc không gợn chút thương đau để hóa thân vào cõi nhân sinh. Cảm ơn cha mẹ cưu mang tháng ngày với bao lỗi cực nhọc, khổ đau để cho ta khôn lớn và dạy ta làm thân phận người trong cõi nhân sinh.
Trong nhân gian có gì hấp dẫn thế nhỉ? Trước hết chúng ta xem cuộc sống gắn bó cùng với kiếp nhân sinh như thế nào nhé: Mỗi người đi vào trong lòng thế giới một cách ngẫu nhiên như một cuộc phiêu lưu. Thế giới mà con người được đưa vào đã định hình nhưng chưa hoàn tất. Nó đã định hình với những nguyên lý, quy luật, định chế, truyền thống (văn hóa và tôn giáo) …, nhưng nó vẫn chưa hoàn tất vì còn được hoàn thiện với trách nhiệm “đồng tạo dựng” của con người. Trong thế giới đó, con người mò mẫm khám phá những điều kỳ diệu và mọi mối tương quan nhân sinh và vũ trụ. Trong cuộc hành trình đời sống này con người đi từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác, vì thế giới xung quanh nó bao la và rộng lớn. Trong thế giới đó con người phải học tự lớn lên trong tự do và trách nhiệm như ngôn ngữ của Jean-Paul Sartre: “Con người được ném vào trong thế giới và tự vạch cho mình con đường đi”.
Kiếp nhân sinh gắn liền với cuộc sống. Kiếp ở đây không phải là “cái nghiệp” – vòng xoay của cuộc sống con người (kiếp luân hồi) với những hệ quả của đời sống đạo đức. Kiếp cũng không phải là thuyết định mệnh: mọi sự đã được thiết định. Kiếp nhân sinh là thân phận con người trong thế giới: con người lo âu và hy vọng.
Con người lo âu vì những mảnh đời cơ hàn và thất vọng, vì những sự kiện bi thương và ai oán. Người ta hụt hẫng vì một cái chết bất ngờ, cũng như trở nên mệt mỏi với cuộc sống kéo lê trong sự đau đớn. Trong cuộc sống này con người phải rơi lệ, phải than khóc: những giọt nước mắt cho chính mình và cho tha nhân.
Nhưng, con người vẫn không ngừng hy vọng: hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn, một cuộc sống ít bất hạnh. Con người luôn tranh đấu không phải để tồn tại, mà hiện sinh (sống một cuộc sống đầy tràn ý nghĩa). Sức mạnh con người là sự dẻo dai và khả năng vượt lên những đau thương. Hy vọng gắn liền với cuộc sống con người.
Đọc thêm về "Kiếp nhân sinh"
Trong nhân gian có gì hấp dẫn nhỉ? Rồi mẹ cũng già, cha cũng ra đi, bạn bè rồi cũng hờ hững chia ly. Trong cõi nhân sinh chỉ cưu mang những tháng ngày lận đận một kiếp người, sinh ký tử quy...Rồi ta cũng già và cũng phải ra đi để lại gì trong phút chia ly cho nhân gian vay từng giọt lệ khóc cho người một kiếp nhân sinh. Ta vốn sinh ra không gì che đậy ta về nguồn không đậy không che, tay không mang được bạc tiền thì danh vọng cũng chẳng còn vương vấn lợi danh làm chi? Trên dương gian chẳng gì hấp dẫn, sao con người cứ vẫn đắm say mơ công danh, bạc tiền, danh vọng cho linh hồn tơi tả đắng cay...Và khi ra đi còn để lại gì trong phút chia ly cho nhân gian: Vay Từ Giọt Lệ Khóc Cho Người Một Kiếp Nhân Sinh.
Vẫn biết “Kiếp nhân sinh” là sự hỗn hợp gồm có: Không gian, thời gian, sắc màu, trường thọ, tưởng thưởng, hành xử, thức tỉnh... Rồi dựa vào sự hỗn hợp mà người ta gọi đó là con người. Dựa vào tánh “Biến kế chấp” mà người ta phân chia giai cấp. Giai cấp đã hình thành thì sự phân chia… chiếm hữu của con người trên thế giới không bao giờ có cái ngày AI CŨNG NHƯ AI!
Thế cho nên KIẾP NHÂN SINH ĐỒNG SÀNG MÀ QUÁ NHIỀU DỊ MỘNG. Biết đâu câu nói ấy chẳng là chân lý muôn đời …!
... buồn...
Có đôi lúc tự hỏi mình tại sao lại được sinh ra, được lớn lên... để làm gì chứ. Mỗi con người sinh ra rồi lại chết đi thôi, cái vòng luẩn quẩn ấy lúc nào chẳng thế, tại sao phải tạo ra nó làm gì.
Nhiều lúc, cảm thấy đời thật vui nhưng nhiều lúc cũng cảm thấy nó thật trống rỗng, nhưng hoàn toàn không biết tại sao, và tại sao.
Con người mà, ai chẳng có tình cảm, có nỗi niềm riêng mà nhiều khi không muốn, hoặc không thể nói cùng ai. Bạn bè xung quanh xem ta như người thừa, một kẻ xấu xa, ích kỉ... Bạn có từng nghĩ như vậy không?
Rồi nhiều lúc ngay cả tình cảm, thứ mà ai cũng xem là thiêng liêng, quý báu nhất, không gì có thể đánh đổi được, lại bị đem ra đùa bỡn, giễu cợt. Có ai đã từng như vậy không?
Mệt mỏi, hụt hẫng, trống trải ... dường như có thứ gì đó đang sụp đổ, không lẽ lại như vậy, tình cảm chẳng lẽ lại như vậy, nhạt nhẽo vậy sao. Tinh thần trống rỗng, buồn không kể xiết. Lẽ nào, tình cảm dành cho ai đó là một điều sai trái. Dù không phải là tình yêu, dù đó chỉ là một cơn say nắng nhẹ thì cũng phải được trân trọng chứ...
Chợt đến rồi chợt đi, nhẹ nhàng như cơn gió, dường như không thể nào níu giữ được. Mong manh, dễ vỡ, hạnh phúc tựa thủy tinh....giá như không bỏ qua cơ hội ấy, nói thật lòng mình, thì chắc mọi việc sẽ không phải như bây giờ.
Sưu tầm