Mỗi chúng ta đều có những khả năng nhất định để theo đuổi những thành công hơn nữa, đồng thời dựa trên sự phát triển cũng như thành quả mà mình đã đạt được để phát triển vượt bậc hơn, quyết định lựa chọn như thế nào và đưa ra những lựa chọn đúng đắn, đó là khởi đầu và là nền tảng cho mọi việc.
Bất luận chúng ta có nhận thức được hay không, nếu chúng ta lựa chọn tất bật làm một công việc gì đó nhưng không mang lại kết quả gì cả hay chọn lựa cách nghĩ và hành động như gió chiều nào theo chiều ấy thì đó cũng là sự lựa chọn của chúng ta. Chúng ta có thể lựa chọn và chấp nhận những sự việc sắp xảy ra. Chọn lựa một việc đã được phát sinh? Hay để có được chọn lựa đó phải hi sinh lý tưởng? Chọn lựa giúp con người ta vạch ra những hoạch định, chọn lựa luôn luôn tồn tại từ ngày này sang ngày khác.
Trong suy nghĩ, chúng ta đều chứa đựng một tư duy sai lầm rằng cuộc sống lúc nào cũng bị chìm ngập trong vô số các công việc mang tính chất bắt buộc: nào là tôi phải đọc sách, tôi phải làm việc, tôi phải chín chắn, tôi phải ngăn nắp, tôi phải thành công và tôi phải làm rất nhiều những việc khác.v.v. Thực ra không có ai phải bắt buộc làm việc gì cả mà tất cả do sự lựa chọn của chính bạn mà thôi. Bạn thấy “cần” hoặc “nhất định cần” phải làm việc gì bạn muốn làm, và bạn chọn nó.
Bastnak đã nói rất đúng rằng: “Con người ta sinh ra để sống và làm việc chứ không phải sinh ra chỉ để sinh tồn”.
Chúng ta có nhiều chọn lựa hơn là chúng ta nghĩ, điều quan trọng là ở chỗ: mỗi ngày chúng ta hãy biết đưa ra những sự lựa chọn đúng.
Chúng ta thường bao biện cho bản thân để lý giải cho nguyên nhân tại sao chúng ta lại từ bỏ quyền chọn lựa của mình, ví dụ như: tôi không có đủ tiền, tôi không có thời gian. Sự việc xảy ra ngoài ý muốn. Tôi không may mắn. Thời tiết không đẹp. Do tôi mệt mỏi hay tâm trạng của tôi không được vui..v.v
Có rất nhiều người cũng giống như động vật bị môi trường chi phối mà không biết, tương tự như trong trường hợp có người không vào được nhà, trong túi anh ta rõ ràng là có chìa khoá nhưng lại không biết dúng chìa khoá để mở cửa chỉ bởi vì anh ta không biết trong túi mình có chìa khoá.
Ngoài bản năng để tồn tại và thích nghi với môi trường như bao động thực vật khác, thượng đế còn ban tặng con người chiếc chìa khoá vạn năng: đó là trí tuệ để tự do chọn lựa những gì mình muốn. Chỉ con người mới có khả năng biến không thành có, không ngừng sáng tạo phát minh, làm chủ vạn vật.
Trong triết học cổ đại, Lão Tử từng dạy chúng ta phải coi trọng quyền làm người, ông đã nhận mạnh: “đạo đại, thiên đại, địa đại, nhân đại”, trong bốn thứ đó con người (nhân đại) chiếm vị trí quan trọng nhất. Như vậy có thể cho rằng, “linh” trong linh hồn vạn vật, “quyền” trong quyền làm người đều chỉ ra rằng con người khác động vật ở chỗ con người có linh hồn, có khả năng tự do lựa chọn.
Do đó, chúng ta không thể sống mà lệ thuộc vào thời, thế, cơ, duyên, mệnh, mà phải dựa vào sự lựa chọn của chính mình. Như Anthony Robin đã từng nói rằng “Cuộc sống là thời khắc bạn đua ra quyết định”.
Dù trong cuộc sống có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa thì điều quan trọng không phải nằm ở chỗ chúng ta thành công hay thất bại mà nằm ở chỗ chúng ta nhìn nhận sự lựa chọn đó như thế nào. Bạn nghĩ về sự lựa chọn đó như thế nào và quan trọng nhất là bạn chọn lựa cách làm như thế nào.
Tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện về sự chọn lựa. Có một cô gái tên là Tiểu Lý. Cũng giống như rất nhiều bạn trẻ khác, Tiểu Lý cũng cảm thấy mơ hồ về tương lai của chính mình. Cô đến từ nông thôn, ban ngày cô làm việc cho một công ty nọ, sếp và đồng nghiệp đều đối xử rất tốt với Tiểu Lý, nhưng cô vẫn muốn thực hiện ước mơ của mình là học đại học. Để thi đỗ, ban ngày cô phải tranh thủ tham gia lớp ôn luyện bổ túc, tuy nhiên ông chủ lại nói rằng: “Công ty không thể thiếu một người như cô”. Sếp không muốn cô thôi việc, và cô cũng không nỡ từ bỏ một công việc với mức lương hậu hĩnh như thế, vì vậy Tiểu Lý rơi vào tình trạng “cực kỳ đau khổ”.
Có thể bạn thấy điều này thật buồn cười và dường như cảm thấy chẳng có gì là “cực kỳ đau khổ” ở đây cả. Có thể phản ứng của bạn cũng giống tôi. Bạn cảm thấy rằng, cô ấy sẽ lựa chọn và mọ việc sẽ giải quyết được. Nếu bạn là người trưởng thành, bạn nhất định sẽ khuyên cô ấy như tôi khuyên cô ấy rằng: hãy tôn trọng quyết định của mình.
Chúng ta thường e ngại người khác nhìn vào và nói “Thực ra là chẳng có chuyện gì to tát” mà rơi vào tình trạng vô cùng đau khổ, đến việc lựa chọn hoặc quyết định một việc rất nhỏ thôi cũng làm chúng ta phải bận tâm.
Chúng ta không có cách nào để tránh việc rơi vào tình trạng rối bời hay buông phiền. Tuy nhiên đối với người lạc quan, họ sẽ đưa ra quyết định sớm hơn, và cũng thoát khỏi những tính trạng trên nhanh hơn so với những người bi quan.
Vậy rút ra cuộc sống này thuộc về ai? Cái gì cũng có mặt lợi và mặt hại nhưng chúng ta không có cách nào để chọn lựa. Đối với riêng tôi, khi những người xung quanh nói này nói nọ nhằm khiến tôi lung lay về quyết định của mình, sau một lúc bối rối hít thở một hơi thật sâu, tự hỏi lại bản thân mình, sau đó bỏ qua tất cả những gì người khác nói, lúc đó con đường ở phía trước như đã chào đón tôi và dần bước tôi đi. Tôi đã từng đưa ra nhiều lựa chọn mà người ngoài xem là không tốt, nhưng đó là cuộc sống của tôi, tôi cảm thấy những gì tôi đã chọn là tốt cho chính mình.
“Vậy phải làm thế nào?”- Hãy tự hỏi chính mình xem bạn muốn cuộc sống của mình như thế nào. Nếu bạn rơi vào tính trạng khó khăn, sự giúp đỡ duy nhất là từ chính bạn. Bạn phải là người tự cứu giúp lấy chính mình. Nếu ngay bản thân bạn cũng không hiểu mình mong muốn gì thì bất kỳ sự giúp đỡ của người khác cũng chỉ làm bạn thêm rối trí mà thôi.
Rât nhiều người quan tâm liệu mình có thể trường sinh bất lão được không, mà từ trước đến giờ chưa từng hỏi mình rằng: Đậy là cuộc sống của ai? Sống đến trăm tuổi lúc đó mới hỏi bản thân mình: “Mình sống đến giờ là vì ai?”.
“Đi theo con đường mình đã chọn. Vững tin với chọn lựa của mình, nhưng ngộ nhỡ nếu một lúc nào đó bạn chọn lựa sai lầm thì phải làm sao?”. Khi khuyên một ai đó mà họ cho rằng con đường họ đã chọn là đúng, chúng ta thường phát hiện thấy họ không có lòng tin vào chính mình . Còn có người đã trả lời thẳng thắn: “Nghe tiếng lòng mình, cũng có nghĩa là chỉ cần tôi thích , không có gì là không có thể, nếu vậy giết người phóng hoả thì làm thế nào?”.
“Anh thực sự dám giết người, phóng hoả không?”
“Tất nhiên là không”- Anh ta lại thẳng thắn trả lời. “Vậy anh lo lắng vấn đề gì?”. Tối không thể lý giải được tại sao sự tự tin của con người lại thấp như vậy, luôn đưa ra lẽ phải cho bản thân, không thấy việc xấu không làm. Tôi tin rằng những người đã từng thực sự giết người, phóng hoả từ trước đến giờ chưa có ai từng hỏi lại chính bản thân mình rằng: cuộc sống này rút cuộc ai cần đến?
Nếu như đó là cuộc sống bạn cần, phàm là trải qua rồi cũng không cảm thấy mình bị oan ức. Những người chưa bao giờ trả lời hoặc đối diện với những câu hỏi như vậy, giống như một dong nước lúc thì mở rộng lúc thì thu hẹp và vô hình chung đã đi hết một cuộc đời.
Cuối cùng tôi đã tự đặt một câu hỏi cho mình: Rốt cuộc đây là cuộc đời của ai? Lúc tôi phát hiện ra mình không thể trả lời câu hỏi này, thì tôi cũng nhận ra một điều rằng: Tôi cần thay đổi.
Trích trong cuốn sách: Làm thế nào khi lựa chọn sai.