Tưởng chừng như “Con gà tức nhau tiếng gáy” không con nào chịu con nào, con nào cũng muốn cho tiếng mình to hơn, vang hơn, át cả tiếng của những con gà hàng xóm khác.
Thực ra, con gà nào có tư duy, nào biết suy nghĩ so kè để mà “tức nhau”? Ông cha ta xưa thông minh, giàu trí tưởng tượng đã lấy hiện tượng tự nhiên để nói về con người, về một nét chung trong tâm lý con người. Đó là tâm lý không muốn thua ai, không chịu kém ai. Người ta sẵn sàng “thua thầy một vạn” nhưng không thể chịu được khi “kém bạn một ly”. Bởi vì thầy là người dạy ta, thầy hơn ta là lẽ đương nhiên. Còn bạn là người bằng vai phải lứa với ta, cùng học như ta, cùng tiếp thu kiến thức như ta, thua bạn là thể hiện sự yếu kém của mình. Không ai muốn chấp nhận sự non yếu, thấp kém ấy. Đó cũng là động lực thúc đẩy ta phấn đấu vươn lên, không chịu “thua bè kém bạn”.
Những người làm cha, làm mẹ, khi có con cái lên đường nhập ngũ hay vào các cơ quan công tác cũng luôn mong muốn cho con được “bằng anh bằng em”, tức là bằng người. Không những thế mà còn phải phấn đấu, vươn lên để khẳng định mình. Thử tưởng tượng, vào một lớp học mà người nào cũng có tư tưởng “trung bình chủ nghĩa”, “bình chân như vại” thì làm gì còn phong trào thi đua học tập phấn đấu, một lớp học như thế thì không thể đào tạo ra được nhân tài. Suy rộng ra, xã hội cũng thế. Một xã hội mà ai cũng có tư tưởng bình quân, không ai có tư tưởng phấn đấu vươn lên thì làm gì có các nhà bác học, các nhà phát minh, sáng chế. Và xã hội đó không phát triển được, luôn luôn ở trạng thái trì trệ, thậm chí thụt lùi. Vì vậy, tư tưởng phấn đấu thi đua, vươn lên, vẫn luôn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Và “con gà tức nhau tiếng gáy” là điều cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta cần cảnh giác với tâm lý vì “tức nhau tiếng gáy” mà sinh ra ganh đua, ghen tị, nhỏ nhen, hẹp hòi, sợ người ta hơn mình rồi “Níu áo lẫn nhau”, không cho nhau tiến bộ. Thấy người ta có tài hơn mình, phấn đấu hơn mình, tương lai hơn mình thì “Ghen ăn tức ở” nghĩ ra lắm thủ đoạn gian manh để hạ bệ nhau, hoặc “thọc gậy bánh xe” để cản bước tiến của người khác. Đó là những kẻ xấu xa, đê hèn, ti tiện mà chúng ta cần lên án để làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội. Bạn tài giỏi hơn ta, thông minh hơn ta, có ý chí phấn đấu hơn ta thì tất nhiên con đường đi lên của bạn rộng mở hơn ta, đó là lẽ đương nhiên, sao lại ghen tức? Nếu có ghen tức thì hãy ghen tức với những kẻ bất tài, vô học, nhưng nhờ xu nịnh, luồn lọt, thủ đoạn mà vươn lên trên bạn bè. Những kẻ đó cần được vạch mặt, chỉ tên để dư luận lên án. Đó chính là sự đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái sai mà xã hội nào cũng cần.
Một mặt nữa của tâm lý “Con gà tức nhau tiếng gáy” là sự đua đòi, làm theo. Thấy người ta thành công ở một mặt nào đó thì mình cũng vội lao vào, không kịp cân nhắc xem mình có khả năng hay không, có làm được hay không. Ông cha ta có một câu rất hay phê phán thói xấu này:
Cóc đua thì nhái cũng đua
Cóc nhảy lên chùa, nhái cũng nhảy theo
Nhái thấy cóc nhảy lên chùa cũng vội vàng nhắm mắt nhảy theo, chứ có biết đâu rằng cóc nhảy lên chùa thì sống được trong các ngóc ngách tối tăm, vì đó là môi trường của cóc. Còn nhái thì phải sống cạnh bờ ao, bờ đầm, gần nước, ẩm ướt, nếu phải xa những nơi đó thì nhái sẽ chết. Đó là sự nhắm mắt làm theo, không suy nghĩ. Con người ta không ai giống ai. Mỗi người có khả năng riêng, sở trường riêng. Đừng thấy người ta làm được điều gì đó rồi mình cũng lao vào. Cái mà người ta làm được, chưa chắc mình đã làm được. Ngược lại, có những việc mà bản thân ta làm được dễ dàng, lại có người không làm được. Đó là sở trường, sở đoản của từng người. Phải cân nhắc, suy nghĩ chứ đừng “Thấy người ta mọc râu, mình cũng thò lông mũi”.
Một biểu hiện mặt trái nữa của “Con gà tức nhau tiếng gáy” đó là tâm lý muốn hơn người. Điều này thể hiện rất rõ trong xây dựng nhà cửa. Cùng một dãy phố nhưng mỗi người xây một kiểu. Người xây sau thì muốn nhà mình cao hơn những nhà trước đó, nhô ra phía trước một ít so với những nhà trước đó. Thế là tạo ra một dãy phố cao thấp, thò thụt như răng mọc lẫy, không theo một trật tự nào. Đấy là tình trạng chung của các thành phố khi chưa có quy hoạch, mà Hà Nội một thời tạo ra những “mái ngói lô nhô” là hình ảnh chúng ta từng quen thuộc. Đó chính là biểu hiện của sự lộn xộn của tư tưởng tự do, mạnh ai nấy làm, không theo một trật tự, quy hoạch, mà nguyên nhân sâu xa vẫn là “con gà tức nhau tiếng gáy”.
Đã có một thời, vào ngày tết cổ truyền, dân ta có tục đốt pháo. Ban đầu thì mỗi nhà đốt một bánh vào lúc giao thừa. Tiếng pháo nổ giòn, tạo ra âm thanh dồn dập, vui tai. Nhưng rồi ai cũng muốn tiếng pháo của mình to hơn, kéo dài hơn, nói chung là nổ hơn, gây “ấn tượng” hơn tiếng pháo của hàng xóm. Thế là người ta “thửa” những bánh pháo đặc biệt gồm toàn pháo đùng, pháo đại. Nhiều bánh pháo được nối kết lại với nhau, dài hàng chục mét, từ tầng ba ròng xuống đến tầng một. Lúc đầu chỉ đốt pháo vào lúc giao thừa, sau đó thì đốt cả sáng mùng một. Những năm sau này còn “phát triển” đến mức có những gia đình làm ăn khấm khá, khi có người đến chúc tết thì chủ nhà lại đốt pháo cho thêm “khí thế” (cũng là một hình thức phô trương rằng mình hơn người, ăn tết “to” hơn người). Thế là từ tiếng pháo “vui” trở thành sự đinh tai nhức óc tra tấn thần kinh đối với những người xung quanh. Từ một phong tục tập quán trở thành một tệ nạn. Hàng chục tỉ đồng bỗng chốc thành mây khói. Bao nhiêu tai nạn phát sinh, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tình hình đến mức không thể quản lý được, và nhà nước đã chủ trương cấm đốt pháo, cấm buôn bán và tàng trữ pháo. Một chủ trương hết sức kịp thời, hợp lý và hợp lòng dân. Đó chính là hậu quả nhãn tiền của “con gà tức nhau tiếng gáy”. Ai cũng muốn “tiếng gáy” của mình (theo nghĩa đen) to hơn, ấn tượng hơn đồng loại mà tạo ra sự lộn xộn quá đáng đó. Chúng ta cũng có thể lấy thí dụ thêm về việc tang ma, cưới xin… mà ở đó cũng thể hiện rất rõ “con gà tức nhau tiếng gáy”.
Xã hội là một tập hợp rất nhiều con người, nhiều thành phần, tuổi tác, giới tính, khả năng, sở trường, sở thích khác nhau, không ai cấm ta “gáy” to hơn người khác, miễn là “gáy” đúng lúc, đúng chỗ. Hãy tạo cho từng cá nhân cơ hội phát huy hết khả năng của mình. Mặt khác, cần đả phá tư tưởng hẹp hòi, kèn cựa, níu áo lẫn nhau, ghen ghét trước thành công của người khác. Hãy tạo ra xung quanh ta một môi trường lành mạnh mà ở đó mỗi người có điều kiện phấn đấu, phát huy hết sở trường của mình để cống hiến tốt nhất cho xã hội, cho đất nước, để tiếng “gáy” của mỗi người đều có ích cho đời.
Phan Duy Kha Tưởng chừng như “Con gà tức nhau tiếng gáy” không con nào chịu con nào, con nào cũng muốn cho tiếng mình to hơn, vang hơn, át cả tiếng của những con gà hàng xóm khác.
Thực ra, con gà nào có tư duy, nào biết suy nghĩ so kè để mà “tức nhau”? Ông cha ta xưa thông minh, giàu trí tưởng tượng đã lấy hiện tượng tự nhiên để nói về con người, về một nét chung trong tâm lý con người. Đó là tâm lý không muốn thua ai, không chịu kém ai. Người ta sẵn sàng “thua thầy một vạn” nhưng không thể chịu được khi “kém bạn một ly”. Bởi vì thầy là người dạy ta, thầy hơn ta là lẽ đương nhiên. Còn bạn là người bằng vai phải lứa với ta, cùng học như ta, cùng tiếp thu kiến thức như ta, thua bạn là thể hiện sự yếu kém của mình. Không ai muốn chấp nhận sự non yếu, thấp kém ấy. Đó cũng là động lực thúc đẩy ta phấn đấu vươn lên, không chịu “thua bè kém bạn”.
Những người làm cha, làm mẹ, khi có con cái lên đường nhập ngũ hay vào các cơ quan công tác cũng luôn mong muốn cho con được “bằng anh bằng em”, tức là bằng người. Không những thế mà còn phải phấn đấu, vươn lên để khẳng định mình. Thử tưởng tượng, vào một lớp học mà người nào cũng có tư tưởng “trung bình chủ nghĩa”, “bình chân như vại” thì làm gì còn phong trào thi đua học tập phấn đấu, một lớp học như thế thì không thể đào tạo ra được nhân tài. Suy rộng ra, xã hội cũng thế. Một xã hội mà ai cũng có tư tưởng bình quân, không ai có tư tưởng phấn đấu vươn lên thì làm gì có các nhà bác học, các nhà phát minh, sáng chế. Và xã hội đó không phát triển được, luôn luôn ở trạng thái trì trệ, thậm chí thụt lùi. Vì vậy, tư tưởng phấn đấu thi đua, vươn lên, vẫn luôn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Và “con gà tức nhau tiếng gáy” là điều cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta cần cảnh giác với tâm lý vì “tức nhau tiếng gáy” mà sinh ra ganh đua, ghen tị, nhỏ nhen, hẹp hòi, sợ người ta hơn mình rồi “Níu áo lẫn nhau”, không cho nhau tiến bộ. Thấy người ta có tài hơn mình, phấn đấu hơn mình, tương lai hơn mình thì “Ghen ăn tức ở” nghĩ ra lắm thủ đoạn gian manh để hạ bệ nhau, hoặc “thọc gậy bánh xe” để cản bước tiến của người khác. Đó là những kẻ xấu xa, đê hèn, ti tiện mà chúng ta cần lên án để làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội. Bạn tài giỏi hơn ta, thông minh hơn ta, có ý chí phấn đấu hơn ta thì tất nhiên con đường đi lên của bạn rộng mở hơn ta, đó là lẽ đương nhiên, sao lại ghen tức? Nếu có ghen tức thì hãy ghen tức với những kẻ bất tài, vô học, nhưng nhờ xu nịnh, luồn lọt, thủ đoạn mà vươn lên trên bạn bè. Những kẻ đó cần được vạch mặt, chỉ tên để dư luận lên án. Đó chính là sự đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái sai mà xã hội nào cũng cần.
Một mặt nữa của tâm lý “Con gà tức nhau tiếng gáy” là sự đua đòi, làm theo. Thấy người ta thành công ở một mặt nào đó thì mình cũng vội lao vào, không kịp cân nhắc xem mình có khả năng hay không, có làm được hay không. Ông cha ta có một câu rất hay phê phán thói xấu này:
Cóc đua thì nhái cũng đua
Cóc nhảy lên chùa, nhái cũng nhảy theo
Nhái thấy cóc nhảy lên chùa cũng vội vàng nhắm mắt nhảy theo, chứ có biết đâu rằng cóc nhảy lên chùa thì sống được trong các ngóc ngách tối tăm, vì đó là môi trường của cóc. Còn nhái thì phải sống cạnh bờ ao, bờ đầm, gần nước, ẩm ướt, nếu phải xa những nơi đó thì nhái sẽ chết. Đó là sự nhắm mắt làm theo, không suy nghĩ. Con người ta không ai giống ai. Mỗi người có khả năng riêng, sở trường riêng. Đừng thấy người ta làm được điều gì đó rồi mình cũng lao vào. Cái mà người ta làm được, chưa chắc mình đã làm được. Ngược lại, có những việc mà bản thân ta làm được dễ dàng, lại có người không làm được. Đó là sở trường, sở đoản của từng người. Phải cân nhắc, suy nghĩ chứ đừng “Thấy người ta mọc râu, mình cũng thò lông mũi”.
Một biểu hiện mặt trái nữa của “Con gà tức nhau tiếng gáy” đó là tâm lý muốn hơn người. Điều này thể hiện rất rõ trong xây dựng nhà cửa. Cùng một dãy phố nhưng mỗi người xây một kiểu. Người xây sau thì muốn nhà mình cao hơn những nhà trước đó, nhô ra phía trước một ít so với những nhà trước đó. Thế là tạo ra một dãy phố cao thấp, thò thụt như răng mọc lẫy, không theo một trật tự nào. Đấy là tình trạng chung của các thành phố khi chưa có quy hoạch, mà Hà Nội một thời tạo ra những “mái ngói lô nhô” là hình ảnh chúng ta từng quen thuộc. Đó chính là biểu hiện của sự lộn xộn của tư tưởng tự do, mạnh ai nấy làm, không theo một trật tự, quy hoạch, mà nguyên nhân sâu xa vẫn là “con gà tức nhau tiếng gáy”.
Đã có một thời, vào ngày tết cổ truyền, dân ta có tục đốt pháo. Ban đầu thì mỗi nhà đốt một bánh vào lúc giao thừa. Tiếng pháo nổ giòn, tạo ra âm thanh dồn dập, vui tai. Nhưng rồi ai cũng muốn tiếng pháo của mình to hơn, kéo dài hơn, nói chung là nổ hơn, gây “ấn tượng” hơn tiếng pháo của hàng xóm. Thế là người ta “thửa” những bánh pháo đặc biệt gồm toàn pháo đùng, pháo đại. Nhiều bánh pháo được nối kết lại với nhau, dài hàng chục mét, từ tầng ba ròng xuống đến tầng một. Lúc đầu chỉ đốt pháo vào lúc giao thừa, sau đó thì đốt cả sáng mùng một. Những năm sau này còn “phát triển” đến mức có những gia đình làm ăn khấm khá, khi có người đến chúc tết thì chủ nhà lại đốt pháo cho thêm “khí thế” (cũng là một hình thức phô trương rằng mình hơn người, ăn tết “to” hơn người). Thế là từ tiếng pháo “vui” trở thành sự đinh tai nhức óc tra tấn thần kinh đối với những người xung quanh. Từ một phong tục tập quán trở thành một tệ nạn. Hàng chục tỉ đồng bỗng chốc thành mây khói. Bao nhiêu tai nạn phát sinh, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tình hình đến mức không thể quản lý được, và nhà nước đã chủ trương cấm đốt pháo, cấm buôn bán và tàng trữ pháo. Một chủ trương hết sức kịp thời, hợp lý và hợp lòng dân. Đó chính là hậu quả nhãn tiền của “con gà tức nhau tiếng gáy”. Ai cũng muốn “tiếng gáy” của mình (theo nghĩa đen) to hơn, ấn tượng hơn đồng loại mà tạo ra sự lộn xộn quá đáng đó. Chúng ta cũng có thể lấy thí dụ thêm về việc tang ma, cưới xin… mà ở đó cũng thể hiện rất rõ “con gà tức nhau tiếng gáy”.
Xã hội là một tập hợp rất nhiều con người, nhiều thành phần, tuổi tác, giới tính, khả năng, sở trường, sở thích khác nhau, không ai cấm ta “gáy” to hơn người khác, miễn là “gáy” đúng lúc, đúng chỗ. Hãy tạo cho từng cá nhân cơ hội phát huy hết khả năng của mình. Mặt khác, cần đả phá tư tưởng hẹp hòi, kèn cựa, níu áo lẫn nhau, ghen ghét trước thành công của người khác. Hãy tạo ra xung quanh ta một môi trường lành mạnh mà ở đó mỗi người có điều kiện phấn đấu, phát huy hết sở trường của mình để cống hiến tốt nhất cho xã hội, cho đất nước, để tiếng “gáy” của mỗi người đều có ích cho đời.
Phan Duy Kha Tưởng chừng như “Con gà tức nhau tiếng gáy” không con nào chịu con nào, con nào cũng muốn cho tiếng mình to hơn, vang hơn, át cả tiếng của những con gà hàng xóm khác.
Thực ra, con gà nào có tư duy, nào biết suy nghĩ so kè để mà “tức nhau”? Ông cha ta xưa thông minh, giàu trí tưởng tượng đã lấy hiện tượng tự nhiên để nói về con người, về một nét chung trong tâm lý con người. Đó là tâm lý không muốn thua ai, không chịu kém ai. Người ta sẵn sàng “thua thầy một vạn” nhưng không thể chịu được khi “kém bạn một ly”. Bởi vì thầy là người dạy ta, thầy hơn ta là lẽ đương nhiên. Còn bạn là người bằng vai phải lứa với ta, cùng học như ta, cùng tiếp thu kiến thức như ta, thua bạn là thể hiện sự yếu kém của mình. Không ai muốn chấp nhận sự non yếu, thấp kém ấy. Đó cũng là động lực thúc đẩy ta phấn đấu vươn lên, không chịu “thua bè kém bạn”.
Những người làm cha, làm mẹ, khi có con cái lên đường nhập ngũ hay vào các cơ quan công tác cũng luôn mong muốn cho con được “bằng anh bằng em”, tức là bằng người. Không những thế mà còn phải phấn đấu, vươn lên để khẳng định mình. Thử tưởng tượng, vào một lớp học mà người nào cũng có tư tưởng “trung bình chủ nghĩa”, “bình chân như vại” thì làm gì còn phong trào thi đua học tập phấn đấu, một lớp học như thế thì không thể đào tạo ra được nhân tài. Suy rộng ra, xã hội cũng thế. Một xã hội mà ai cũng có tư tưởng bình quân, không ai có tư tưởng phấn đấu vươn lên thì làm gì có các nhà bác học, các nhà phát minh, sáng chế. Và xã hội đó không phát triển được, luôn luôn ở trạng thái trì trệ, thậm chí thụt lùi. Vì vậy, tư tưởng phấn đấu thi đua, vươn lên, vẫn luôn là động lực thúc đẩy xã hội phát triển. Và “con gà tức nhau tiếng gáy” là điều cần thiết.
Tuy nhiên, chúng ta cần cảnh giác với tâm lý vì “tức nhau tiếng gáy” mà sinh ra ganh đua, ghen tị, nhỏ nhen, hẹp hòi, sợ người ta hơn mình rồi “Níu áo lẫn nhau”, không cho nhau tiến bộ. Thấy người ta có tài hơn mình, phấn đấu hơn mình, tương lai hơn mình thì “Ghen ăn tức ở” nghĩ ra lắm thủ đoạn gian manh để hạ bệ nhau, hoặc “thọc gậy bánh xe” để cản bước tiến của người khác. Đó là những kẻ xấu xa, đê hèn, ti tiện mà chúng ta cần lên án để làm lành mạnh hoá quan hệ xã hội. Bạn tài giỏi hơn ta, thông minh hơn ta, có ý chí phấn đấu hơn ta thì tất nhiên con đường đi lên của bạn rộng mở hơn ta, đó là lẽ đương nhiên, sao lại ghen tức? Nếu có ghen tức thì hãy ghen tức với những kẻ bất tài, vô học, nhưng nhờ xu nịnh, luồn lọt, thủ đoạn mà vươn lên trên bạn bè. Những kẻ đó cần được vạch mặt, chỉ tên để dư luận lên án. Đó chính là sự đấu tranh không khoan nhượng với cái xấu, cái sai mà xã hội nào cũng cần.
Một mặt nữa của tâm lý “Con gà tức nhau tiếng gáy” là sự đua đòi, làm theo. Thấy người ta thành công ở một mặt nào đó thì mình cũng vội lao vào, không kịp cân nhắc xem mình có khả năng hay không, có làm được hay không. Ông cha ta có một câu rất hay phê phán thói xấu này:
Cóc đua thì nhái cũng đua
Cóc nhảy lên chùa, nhái cũng nhảy theo
Nhái thấy cóc nhảy lên chùa cũng vội vàng nhắm mắt nhảy theo, chứ có biết đâu rằng cóc nhảy lên chùa thì sống được trong các ngóc ngách tối tăm, vì đó là môi trường của cóc. Còn nhái thì phải sống cạnh bờ ao, bờ đầm, gần nước, ẩm ướt, nếu phải xa những nơi đó thì nhái sẽ chết. Đó là sự nhắm mắt làm theo, không suy nghĩ. Con người ta không ai giống ai. Mỗi người có khả năng riêng, sở trường riêng. Đừng thấy người ta làm được điều gì đó rồi mình cũng lao vào. Cái mà người ta làm được, chưa chắc mình đã làm được. Ngược lại, có những việc mà bản thân ta làm được dễ dàng, lại có người không làm được. Đó là sở trường, sở đoản của từng người. Phải cân nhắc, suy nghĩ chứ đừng “Thấy người ta mọc râu, mình cũng thò lông mũi”.
Một biểu hiện mặt trái nữa của “Con gà tức nhau tiếng gáy” đó là tâm lý muốn hơn người. Điều này thể hiện rất rõ trong xây dựng nhà cửa. Cùng một dãy phố nhưng mỗi người xây một kiểu. Người xây sau thì muốn nhà mình cao hơn những nhà trước đó, nhô ra phía trước một ít so với những nhà trước đó. Thế là tạo ra một dãy phố cao thấp, thò thụt như răng mọc lẫy, không theo một trật tự nào. Đấy là tình trạng chung của các thành phố khi chưa có quy hoạch, mà Hà Nội một thời tạo ra những “mái ngói lô nhô” là hình ảnh chúng ta từng quen thuộc. Đó chính là biểu hiện của sự lộn xộn của tư tưởng tự do, mạnh ai nấy làm, không theo một trật tự, quy hoạch, mà nguyên nhân sâu xa vẫn là “con gà tức nhau tiếng gáy”.
Đã có một thời, vào ngày tết cổ truyền, dân ta có tục đốt pháo. Ban đầu thì mỗi nhà đốt một bánh vào lúc giao thừa. Tiếng pháo nổ giòn, tạo ra âm thanh dồn dập, vui tai. Nhưng rồi ai cũng muốn tiếng pháo của mình to hơn, kéo dài hơn, nói chung là nổ hơn, gây “ấn tượng” hơn tiếng pháo của hàng xóm. Thế là người ta “thửa” những bánh pháo đặc biệt gồm toàn pháo đùng, pháo đại. Nhiều bánh pháo được nối kết lại với nhau, dài hàng chục mét, từ tầng ba ròng xuống đến tầng một. Lúc đầu chỉ đốt pháo vào lúc giao thừa, sau đó thì đốt cả sáng mùng một. Những năm sau này còn “phát triển” đến mức có những gia đình làm ăn khấm khá, khi có người đến chúc tết thì chủ nhà lại đốt pháo cho thêm “khí thế” (cũng là một hình thức phô trương rằng mình hơn người, ăn tết “to” hơn người). Thế là từ tiếng pháo “vui” trở thành sự đinh tai nhức óc tra tấn thần kinh đối với những người xung quanh. Từ một phong tục tập quán trở thành một tệ nạn. Hàng chục tỉ đồng bỗng chốc thành mây khói. Bao nhiêu tai nạn phát sinh, ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội. Tình hình đến mức không thể quản lý được, và nhà nước đã chủ trương cấm đốt pháo, cấm buôn bán và tàng trữ pháo. Một chủ trương hết sức kịp thời, hợp lý và hợp lòng dân. Đó chính là hậu quả nhãn tiền của “con gà tức nhau tiếng gáy”. Ai cũng muốn “tiếng gáy” của mình (theo nghĩa đen) to hơn, ấn tượng hơn đồng loại mà tạo ra sự lộn xộn quá đáng đó. Chúng ta cũng có thể lấy thí dụ thêm về việc tang ma, cưới xin… mà ở đó cũng thể hiện rất rõ “con gà tức nhau tiếng gáy”.
Xã hội là một tập hợp rất nhiều con người, nhiều thành phần, tuổi tác, giới tính, khả năng, sở trường, sở thích khác nhau, không ai cấm ta “gáy” to hơn người khác, miễn là “gáy” đúng lúc, đúng chỗ. Hãy tạo cho từng cá nhân cơ hội phát huy hết khả năng của mình. Mặt khác, cần đả phá tư tưởng hẹp hòi, kèn cựa, níu áo lẫn nhau, ghen ghét trước thành công của người khác. Hãy tạo ra xung quanh ta một môi trường lành mạnh mà ở đó mỗi người có điều kiện phấn đấu, phát huy hết sở trường của mình để cống hiến tốt nhất cho xã hội, cho đất nước, để tiếng “gáy” của mỗi người đều có ích cho đời.