Trong cuộc đời mình, ai cũng có những phút giây trở nên cuồng nộ vì bất đắc chí. Và có những cơn giận dữ khiến ta muốn giũ bỏ hay phá phách, thậm chí trở nên tàn độc, ác tâm... Thế nhưng, khi bình tĩnh lại rồi, ta lại ngộ ra rằng, cuộc đời mình quá ngắn để phí thời gian cho những việc như thế. Sống, nói cho cùng, là để giữ lại trong mình chút thiện tâm thiên phú.
1. Chúng ta có lẽ ai mà chẳng biết câu “Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”... Nhưng thế nào là “biết”? Có người biết chưa nhiều lắm đã tưởng mình biết hết cả rồi và dương dương tự đắc. Có người càng biết nhiều thì càng hiểu ra rằng, thực ra cái mình chưa biết vẫn mênh mông như bể Sở! Và họ càng trở nên khiêm nhường hơn. Cá nhân tôi thì chỉ rụt rè tự nghĩ, thôi thì mình nghĩ được tới đâu thì làm tới đấy, không giả vờ khiêm tốn nhưng cũng không bao giờ thấy mình “oai”. Các cụ ta ngày xưa cũng đã từng nói rồi, “cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Trong bất luận trường hợp nào ta cũng nên cố gắng học hỏi ở đời, ở xung quanh, ở trên và cả ở dưới mà bổ sung cho cái sự biết luôn là hữu hạn của mình. Không chỉ đơn thuần để sống sót, mà để sống một cách bình tâm hơn. Những ý nghĩ như thế đã trở lại với tâm trí tôi khi tôi đọc bài thơ vô đề 8 câu của một nhà thơ cựu chiến binh Belarus , Pimen Panchenko. Lúc tuổi xế chiều, Panchenko đã viết những vần thơ thấm đẫm nhân tình thế thái và đượm buồn (hình như càng biết nhiều, con người càng đượm buồn?!). Bài thơ như sau:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt quá nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”
Tôi cũng công nhận với bạn rằng không có gì mới trong những lời khuyên như thế. Nhưng cái hay của nghệ thuật, dù là thơ, văn xuôi hay sân khấu, hay âm nhạc... là ở chỗ giúp chúng ta được thêm lần thấm lại những giá trị, tiêu chí cũ nhưng luôn luôn là thời sự cho mỗi một kiếp người. Có những tín điều chúng ta phải nhắc đi nhắc lại mỗi ngày để ghi nhớ hơn, để khỏi vi phạm, để giữ nhân cách của mình. Không mê tín nhưng cũng không nên coi thường những lễ nghi của những tín ngưỡng. Đừng bao giờ lấy làm lạ lẫm khi thấy ai đó mỗi khi vào chùa trước tiên là đến trước tấm bia khắc các lời răn của Phật về những điều nên làm và không nên làm. Đừng bao giờ lấy làm lạ khi tín đồ của một tôn giáo nào đó mỗi khi bước vào bữa ăn lại khấn một câu biết ơn về người đã tạo điều kiện cho mình có được miếng cơm manh áo hàng ngày... Những hành động gần như là nghi lễ như thế, nïëu àûúåc thûåc hiïån möåt caách thaânh têm, luön mang laåi nhûäng lúåi ñch àaåo àûác vö cuâng to lúán.
Trở lại với bài thơ trên, có thể thấy 8 câu thơ đó cũng giống như một lời kệ (theo kiểu Belarus đã được Việt hóa!), có thể được ta thường xuyên nhớ lại để tự răn mình:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi hãy làm chủ bản thân!”
Nói một cách thẳng thắn, răn dạy như thế thì nhiều người nói được. Mà ở đời cũng chẳng có ai tự nhận thấy mình đang hợm hĩnh hay đố kị cả (biết mình có những tật gọi là xấu ấy, ai dại gì mà không sửa). Oái oăm là ở chỗ, con người chúng ta lắm khi cứ “thật thà hư”, mình đang làm việc không hay nhưng lại cứ nghĩ rằng như thế vẫn đúng. Panchenko là một nhà thơ nên ông đã cụ thể hóa lời răn dạy này bằng những chi tiết thực sự mang chất thơ. Ông mách nước cho chúng ta biết cách để tránh hai trong vô số những thói xấu ở đời. Làm thế nào để đừng đố kị? Rất đơn giản:
“Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!”
Ở đời có rất nhiều người khả kính mà chúng ta cần trọng thị, khâm phục, học tập những điều hay sự tốt trong cách sống, cách nghĩ, cách làm việc của họ. Nhưng suy cho cùng, hình như chẳng có ai có thể khiến chúng ta phải ghen tị là tại sao họ lại sung sướng thế, mãn nguyện thế! Có thể cách nghĩ này hơi bị AQ một chút nhưng quả thực là, giời thường không cho ai tất cả. Đừng bao giờ nghĩ rằng ai đó được cái gì đó chỉ đơn thuần là do tốt số! Mọi sự ở đời đều có cái lý của nó. Không có “nhân” thì sẽ không thể nào có “quả” được. Có điều, đôi khi chúng ta không nhìn rõ được những cái mạnh của người khác và cả những cái khổ của bề trên nên cứ tưởng họ ngồi cao hơn, họ sang giàu hơn ta hoàn toàn chỉ là chuyện “may hơn khôn” và họ sung sướng toàn phần. Hiểu được như Panchenko đã dạy thì ngay cả khi ta ngồi ở ghế thấp, ta cũng không hề cảm thấy bứt rứt khi chứng kiến sự thăng tiến hay thành đạt của người khác, kể cả người mà ta không ưa. Panchenko đã viết rất đúng, có ghen tị thì hãy chỉ ghen tị với thông, với mây trời thôi! Cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa cũng chỉ từng mơ ước, nếu có kiếp sau thì muốn “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”!
Còn nếu khi ta thành đạt, vung vinh thì sao? Trí tuệ phương Đông dạy ta không bao giờ được “mục hạ vô nhân”. Còn thi sĩ xứ sở Bạch Dương Belarus thì nói:
“Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”.
Đúng, từ trên cao hãy nhìn xuống suối mà hiểu rằng, nhỏ như suối cũng có sức mạnh vô địch một khi đã hòa được vào sông, vào biển; thấp như cỏ hoa cũng luôn có sức sống vô địch không gì sánh nổi, chẳng dễ chà đạp được đâu! Hãy nhìn suối và cỏ hoa để thương lấy thân phận những con người đang tạm thời yếu thế, thấp thế hơn ta. Và trân trọng họ hơn, vì sông có khúc, còn người thì có lúc!
Có lẽ phải trả giá nhiều trong đời, ta mới hiểu ra rằng, được không nên quá kiêu, bại không nên quá nản. Cái cứu rỗi con người luôn là những gì bình dị, thân thương như thế!
2. Nhà thơ Nga Stanislav Kunhiayev từng tốt nghiệp Khoa Triết, Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) nên hay viết những bài thơ mang hơi hướng triết lý. Một trong những tác phẩm được coi là hay nhất của ông là bài thơ sau:
“Chúng ta sống có lâu gì lắm!
Hãy yêu nhau, bằng hữu sưởi lòng nhau.
Tim xin chớ bắt tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!
Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài.
Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Thực ra, triết lý của bài thơ này không khiến ta phải kinh ngạc bởi những phát kiến anh minh, mà lại làm cho ta se lòng bởi sự hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà kém phần lay động của những điều mà nhà thơ gửi gắm tâm sự.
Dường như Kunhiayev đã viết ra những lời gan ruột trên khi ông đang bị ốm, nằm trên giường bệnh nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ. Sức khoẻ là thứ mà lúc thường ta không mấy quan tâm nhưng khi nó giảm sút thì ngay lập tức khiến lòng ta u ám hay lo âu đến độ bi quan. Nhưng nếu như tục ngữ đã nói, có ăn nhạt mới biết thương đến mèo, thì con người ta, khi mình yếu thế, yếu sức sẽ lại càng thấy xót xa, thông cảm với những người khác hơn. Kunhiayev là vậy. Khi ốm, ông càng thấy thấm thía cái hữu hạn của một kiếp người bèo trôi nước chảy: “Chúng ta sống có lâu gì lắm!”. Người xưa đã từng có câu, đời người như giấc mộng, dẫu có sống tới trăm năm thì cũng cầm bằng như một chớp mắt mà thôi. Nhưng cũng vì đời ngắn như thế nên ta càng phải làm sao cho mỗi một ngày ta sống có chất lượng cao hơn, hạnh phúc hơn. Hạnh phúc có thể là đấu tranh như Mác đã nói. Nhưng hạnh phúc cũng có thể chỉ là sống tử tế hơn, yêu nhau hơn. “Bệnh nhân” Kunhiayev khẩn khoản:
“Tim chớ bắt trái tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!”
Con người với trí tuệ to lớn của mình có thể chinh phục được nhiều phần thiên nhiên, nhưng con người thực ra cũng chỉ là hạt bụi (“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi” - ca từ của Trịnh Công Sơn) trong cõi vô thủy vô chung của vũ trụ mà thôi. Con người có thể “thay trời xẻ đất, cải tạo giang san” nhưng thực ra con người không bao giờ có thể điều phối được toàn bộ thiên nhiên. Con người chỉ có thể sống được yên lành nếu biết cách lựa ý Mẹ Thiên nhiên. Mà thiên nhiên cũng hay làm tình làm tội con người lắm: trong những thảm hoạ thiên nhiên, con người dù thuộc dân tộc nào, theo tôn giáo nào, ở giai cấp nào cũng thường bé nhỏ như nhau. Nói thế không phải là để “thủ tiêu đấu tranh” như ai đó muốn “nâng quan điểm”, mà để hiểu thêm rằng, đang tồn tại quá nhiều những sự đau đớn, giá băng ở cuộc đời rồi, hà cớ gì chúng ta phải làm cho nhau thêm đau đớn, giá băng!
Theo tư duy nhân văn ấy, Kunhiayev tiếp tục nhắn nhủ, có thể cho bạn bè, nhưng có thể cho chính bản thân mình:
“Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài”.
Thực đúng. Chao ôi, chúng ta thường làm khổ nhau bởi tính cố chấp, bởi sự đố kị biết bao nhiêu. Làm người năng lực thấp đã khổ, làm người có năng lực cao lại càng khổ hơn, bởi vì, như một câu danh ngôn đã nói, không ít người trong chúng ta chẳng cảm thấy khó chịu vì tài mình ít mà thường lại thấy khó chịu hơn vì tài người khác nhiều! Tài năng, cũng như nhan sắc, khi nó không thuộc về ta thì thường dễ làm cho ta nổi cáu(!). Chỉ có những thủ trưởng chân tài, những “minh quân” mới biết và dám mạnh dạn sử dụng tài năng...
Kunhiayev muốn chúng ta trong đời sống rộng lượng với nhau hơn. Trong lúc ốm, ông càng nhận thức máu thịt hơn cái chân lý đơn sơ của mọi kiếp người:
“Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Nói cho cùng, chúng ta đều “tội nghiệp” như nhau thôi, dẫu mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Vậy thì cứ sống tử tế là hơn, vậy thì cứ sống biết điều với nhau là hơn!
Thực lạ là cho tới bây giờ, chúng ta vẫn không luôn luôn làm được như thế?!
* Hai bản dịch trong bài do nhà thơ Hồng Thanh Quang chuyển ngữ từ bản tiếng Nga.Trong cuộc đời mình, ai cũng có những phút giây trở nên cuồng nộ vì bất đắc chí. Và có những cơn giận dữ khiến ta muốn giũ bỏ hay phá phách, thậm chí trở nên tàn độc, ác tâm... Thế nhưng, khi bình tĩnh lại rồi, ta lại ngộ ra rằng, cuộc đời mình quá ngắn để phí thời gian cho những việc như thế. Sống, nói cho cùng, là để giữ lại trong mình chút thiện tâm thiên phú.
1. Chúng ta có lẽ ai mà chẳng biết câu “Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”... Nhưng thế nào là “biết”? Có người biết chưa nhiều lắm đã tưởng mình biết hết cả rồi và dương dương tự đắc. Có người càng biết nhiều thì càng hiểu ra rằng, thực ra cái mình chưa biết vẫn mênh mông như bể Sở! Và họ càng trở nên khiêm nhường hơn. Cá nhân tôi thì chỉ rụt rè tự nghĩ, thôi thì mình nghĩ được tới đâu thì làm tới đấy, không giả vờ khiêm tốn nhưng cũng không bao giờ thấy mình “oai”. Các cụ ta ngày xưa cũng đã từng nói rồi, “cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Trong bất luận trường hợp nào ta cũng nên cố gắng học hỏi ở đời, ở xung quanh, ở trên và cả ở dưới mà bổ sung cho cái sự biết luôn là hữu hạn của mình. Không chỉ đơn thuần để sống sót, mà để sống một cách bình tâm hơn. Những ý nghĩ như thế đã trở lại với tâm trí tôi khi tôi đọc bài thơ vô đề 8 câu của một nhà thơ cựu chiến binh Belarus , Pimen Panchenko. Lúc tuổi xế chiều, Panchenko đã viết những vần thơ thấm đẫm nhân tình thế thái và đượm buồn (hình như càng biết nhiều, con người càng đượm buồn?!). Bài thơ như sau:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt quá nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”
Tôi cũng công nhận với bạn rằng không có gì mới trong những lời khuyên như thế. Nhưng cái hay của nghệ thuật, dù là thơ, văn xuôi hay sân khấu, hay âm nhạc... là ở chỗ giúp chúng ta được thêm lần thấm lại những giá trị, tiêu chí cũ nhưng luôn luôn là thời sự cho mỗi một kiếp người. Có những tín điều chúng ta phải nhắc đi nhắc lại mỗi ngày để ghi nhớ hơn, để khỏi vi phạm, để giữ nhân cách của mình. Không mê tín nhưng cũng không nên coi thường những lễ nghi của những tín ngưỡng. Đừng bao giờ lấy làm lạ lẫm khi thấy ai đó mỗi khi vào chùa trước tiên là đến trước tấm bia khắc các lời răn của Phật về những điều nên làm và không nên làm. Đừng bao giờ lấy làm lạ khi tín đồ của một tôn giáo nào đó mỗi khi bước vào bữa ăn lại khấn một câu biết ơn về người đã tạo điều kiện cho mình có được miếng cơm manh áo hàng ngày... Những hành động gần như là nghi lễ như thế, nïëu àûúåc thûåc hiïån möåt caách thaânh têm, luön mang laåi nhûäng lúåi ñch àaåo àûác vö cuâng to lúán.
Trở lại với bài thơ trên, có thể thấy 8 câu thơ đó cũng giống như một lời kệ (theo kiểu Belarus đã được Việt hóa!), có thể được ta thường xuyên nhớ lại để tự răn mình:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi hãy làm chủ bản thân!”
Nói một cách thẳng thắn, răn dạy như thế thì nhiều người nói được. Mà ở đời cũng chẳng có ai tự nhận thấy mình đang hợm hĩnh hay đố kị cả (biết mình có những tật gọi là xấu ấy, ai dại gì mà không sửa). Oái oăm là ở chỗ, con người chúng ta lắm khi cứ “thật thà hư”, mình đang làm việc không hay nhưng lại cứ nghĩ rằng như thế vẫn đúng. Panchenko là một nhà thơ nên ông đã cụ thể hóa lời răn dạy này bằng những chi tiết thực sự mang chất thơ. Ông mách nước cho chúng ta biết cách để tránh hai trong vô số những thói xấu ở đời. Làm thế nào để đừng đố kị? Rất đơn giản:
“Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!”
Ở đời có rất nhiều người khả kính mà chúng ta cần trọng thị, khâm phục, học tập những điều hay sự tốt trong cách sống, cách nghĩ, cách làm việc của họ. Nhưng suy cho cùng, hình như chẳng có ai có thể khiến chúng ta phải ghen tị là tại sao họ lại sung sướng thế, mãn nguyện thế! Có thể cách nghĩ này hơi bị AQ một chút nhưng quả thực là, giời thường không cho ai tất cả. Đừng bao giờ nghĩ rằng ai đó được cái gì đó chỉ đơn thuần là do tốt số! Mọi sự ở đời đều có cái lý của nó. Không có “nhân” thì sẽ không thể nào có “quả” được. Có điều, đôi khi chúng ta không nhìn rõ được những cái mạnh của người khác và cả những cái khổ của bề trên nên cứ tưởng họ ngồi cao hơn, họ sang giàu hơn ta hoàn toàn chỉ là chuyện “may hơn khôn” và họ sung sướng toàn phần. Hiểu được như Panchenko đã dạy thì ngay cả khi ta ngồi ở ghế thấp, ta cũng không hề cảm thấy bứt rứt khi chứng kiến sự thăng tiến hay thành đạt của người khác, kể cả người mà ta không ưa. Panchenko đã viết rất đúng, có ghen tị thì hãy chỉ ghen tị với thông, với mây trời thôi! Cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa cũng chỉ từng mơ ước, nếu có kiếp sau thì muốn “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”!
Còn nếu khi ta thành đạt, vung vinh thì sao? Trí tuệ phương Đông dạy ta không bao giờ được “mục hạ vô nhân”. Còn thi sĩ xứ sở Bạch Dương Belarus thì nói:
“Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”.
Đúng, từ trên cao hãy nhìn xuống suối mà hiểu rằng, nhỏ như suối cũng có sức mạnh vô địch một khi đã hòa được vào sông, vào biển; thấp như cỏ hoa cũng luôn có sức sống vô địch không gì sánh nổi, chẳng dễ chà đạp được đâu! Hãy nhìn suối và cỏ hoa để thương lấy thân phận những con người đang tạm thời yếu thế, thấp thế hơn ta. Và trân trọng họ hơn, vì sông có khúc, còn người thì có lúc!
Có lẽ phải trả giá nhiều trong đời, ta mới hiểu ra rằng, được không nên quá kiêu, bại không nên quá nản. Cái cứu rỗi con người luôn là những gì bình dị, thân thương như thế!
2. Nhà thơ Nga Stanislav Kunhiayev từng tốt nghiệp Khoa Triết, Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) nên hay viết những bài thơ mang hơi hướng triết lý. Một trong những tác phẩm được coi là hay nhất của ông là bài thơ sau:
“Chúng ta sống có lâu gì lắm!
Hãy yêu nhau, bằng hữu sưởi lòng nhau.
Tim xin chớ bắt tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!
Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài.
Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Thực ra, triết lý của bài thơ này không khiến ta phải kinh ngạc bởi những phát kiến anh minh, mà lại làm cho ta se lòng bởi sự hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà kém phần lay động của những điều mà nhà thơ gửi gắm tâm sự.
Dường như Kunhiayev đã viết ra những lời gan ruột trên khi ông đang bị ốm, nằm trên giường bệnh nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ. Sức khoẻ là thứ mà lúc thường ta không mấy quan tâm nhưng khi nó giảm sút thì ngay lập tức khiến lòng ta u ám hay lo âu đến độ bi quan. Nhưng nếu như tục ngữ đã nói, có ăn nhạt mới biết thương đến mèo, thì con người ta, khi mình yếu thế, yếu sức sẽ lại càng thấy xót xa, thông cảm với những người khác hơn. Kunhiayev là vậy. Khi ốm, ông càng thấy thấm thía cái hữu hạn của một kiếp người bèo trôi nước chảy: “Chúng ta sống có lâu gì lắm!”. Người xưa đã từng có câu, đời người như giấc mộng, dẫu có sống tới trăm năm thì cũng cầm bằng như một chớp mắt mà thôi. Nhưng cũng vì đời ngắn như thế nên ta càng phải làm sao cho mỗi một ngày ta sống có chất lượng cao hơn, hạnh phúc hơn. Hạnh phúc có thể là đấu tranh như Mác đã nói. Nhưng hạnh phúc cũng có thể chỉ là sống tử tế hơn, yêu nhau hơn. “Bệnh nhân” Kunhiayev khẩn khoản:
“Tim chớ bắt trái tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!”
Con người với trí tuệ to lớn của mình có thể chinh phục được nhiều phần thiên nhiên, nhưng con người thực ra cũng chỉ là hạt bụi (“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi” - ca từ của Trịnh Công Sơn) trong cõi vô thủy vô chung của vũ trụ mà thôi. Con người có thể “thay trời xẻ đất, cải tạo giang san” nhưng thực ra con người không bao giờ có thể điều phối được toàn bộ thiên nhiên. Con người chỉ có thể sống được yên lành nếu biết cách lựa ý Mẹ Thiên nhiên. Mà thiên nhiên cũng hay làm tình làm tội con người lắm: trong những thảm hoạ thiên nhiên, con người dù thuộc dân tộc nào, theo tôn giáo nào, ở giai cấp nào cũng thường bé nhỏ như nhau. Nói thế không phải là để “thủ tiêu đấu tranh” như ai đó muốn “nâng quan điểm”, mà để hiểu thêm rằng, đang tồn tại quá nhiều những sự đau đớn, giá băng ở cuộc đời rồi, hà cớ gì chúng ta phải làm cho nhau thêm đau đớn, giá băng!
Theo tư duy nhân văn ấy, Kunhiayev tiếp tục nhắn nhủ, có thể cho bạn bè, nhưng có thể cho chính bản thân mình:
“Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài”.
Thực đúng. Chao ôi, chúng ta thường làm khổ nhau bởi tính cố chấp, bởi sự đố kị biết bao nhiêu. Làm người năng lực thấp đã khổ, làm người có năng lực cao lại càng khổ hơn, bởi vì, như một câu danh ngôn đã nói, không ít người trong chúng ta chẳng cảm thấy khó chịu vì tài mình ít mà thường lại thấy khó chịu hơn vì tài người khác nhiều! Tài năng, cũng như nhan sắc, khi nó không thuộc về ta thì thường dễ làm cho ta nổi cáu(!). Chỉ có những thủ trưởng chân tài, những “minh quân” mới biết và dám mạnh dạn sử dụng tài năng...
Kunhiayev muốn chúng ta trong đời sống rộng lượng với nhau hơn. Trong lúc ốm, ông càng nhận thức máu thịt hơn cái chân lý đơn sơ của mọi kiếp người:
“Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Nói cho cùng, chúng ta đều “tội nghiệp” như nhau thôi, dẫu mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Vậy thì cứ sống tử tế là hơn, vậy thì cứ sống biết điều với nhau là hơn!
Thực lạ là cho tới bây giờ, chúng ta vẫn không luôn luôn làm được như thế?!
* Hai bản dịch trong bài do nhà thơ Hồng Thanh Quang chuyển ngữ từ bản tiếng Nga.Trong cuộc đời mình, ai cũng có những phút giây trở nên cuồng nộ vì bất đắc chí. Và có những cơn giận dữ khiến ta muốn giũ bỏ hay phá phách, thậm chí trở nên tàn độc, ác tâm... Thế nhưng, khi bình tĩnh lại rồi, ta lại ngộ ra rằng, cuộc đời mình quá ngắn để phí thời gian cho những việc như thế. Sống, nói cho cùng, là để giữ lại trong mình chút thiện tâm thiên phú.
1. Chúng ta có lẽ ai mà chẳng biết câu “Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”... Nhưng thế nào là “biết”? Có người biết chưa nhiều lắm đã tưởng mình biết hết cả rồi và dương dương tự đắc. Có người càng biết nhiều thì càng hiểu ra rằng, thực ra cái mình chưa biết vẫn mênh mông như bể Sở! Và họ càng trở nên khiêm nhường hơn. Cá nhân tôi thì chỉ rụt rè tự nghĩ, thôi thì mình nghĩ được tới đâu thì làm tới đấy, không giả vờ khiêm tốn nhưng cũng không bao giờ thấy mình “oai”. Các cụ ta ngày xưa cũng đã từng nói rồi, “cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Trong bất luận trường hợp nào ta cũng nên cố gắng học hỏi ở đời, ở xung quanh, ở trên và cả ở dưới mà bổ sung cho cái sự biết luôn là hữu hạn của mình. Không chỉ đơn thuần để sống sót, mà để sống một cách bình tâm hơn. Những ý nghĩ như thế đã trở lại với tâm trí tôi khi tôi đọc bài thơ vô đề 8 câu của một nhà thơ cựu chiến binh Belarus , Pimen Panchenko. Lúc tuổi xế chiều, Panchenko đã viết những vần thơ thấm đẫm nhân tình thế thái và đượm buồn (hình như càng biết nhiều, con người càng đượm buồn?!). Bài thơ như sau:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt quá nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”
Tôi cũng công nhận với bạn rằng không có gì mới trong những lời khuyên như thế. Nhưng cái hay của nghệ thuật, dù là thơ, văn xuôi hay sân khấu, hay âm nhạc... là ở chỗ giúp chúng ta được thêm lần thấm lại những giá trị, tiêu chí cũ nhưng luôn luôn là thời sự cho mỗi một kiếp người. Có những tín điều chúng ta phải nhắc đi nhắc lại mỗi ngày để ghi nhớ hơn, để khỏi vi phạm, để giữ nhân cách của mình. Không mê tín nhưng cũng không nên coi thường những lễ nghi của những tín ngưỡng. Đừng bao giờ lấy làm lạ lẫm khi thấy ai đó mỗi khi vào chùa trước tiên là đến trước tấm bia khắc các lời răn của Phật về những điều nên làm và không nên làm. Đừng bao giờ lấy làm lạ khi tín đồ của một tôn giáo nào đó mỗi khi bước vào bữa ăn lại khấn một câu biết ơn về người đã tạo điều kiện cho mình có được miếng cơm manh áo hàng ngày... Những hành động gần như là nghi lễ như thế, nïëu àûúåc thûåc hiïån möåt caách thaânh têm, luön mang laåi nhûäng lúåi ñch àaåo àûác vö cuâng to lúán.
Trở lại với bài thơ trên, có thể thấy 8 câu thơ đó cũng giống như một lời kệ (theo kiểu Belarus đã được Việt hóa!), có thể được ta thường xuyên nhớ lại để tự răn mình:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi hãy làm chủ bản thân!”
Nói một cách thẳng thắn, răn dạy như thế thì nhiều người nói được. Mà ở đời cũng chẳng có ai tự nhận thấy mình đang hợm hĩnh hay đố kị cả (biết mình có những tật gọi là xấu ấy, ai dại gì mà không sửa). Oái oăm là ở chỗ, con người chúng ta lắm khi cứ “thật thà hư”, mình đang làm việc không hay nhưng lại cứ nghĩ rằng như thế vẫn đúng. Panchenko là một nhà thơ nên ông đã cụ thể hóa lời răn dạy này bằng những chi tiết thực sự mang chất thơ. Ông mách nước cho chúng ta biết cách để tránh hai trong vô số những thói xấu ở đời. Làm thế nào để đừng đố kị? Rất đơn giản:
“Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!”
Ở đời có rất nhiều người khả kính mà chúng ta cần trọng thị, khâm phục, học tập những điều hay sự tốt trong cách sống, cách nghĩ, cách làm việc của họ. Nhưng suy cho cùng, hình như chẳng có ai có thể khiến chúng ta phải ghen tị là tại sao họ lại sung sướng thế, mãn nguyện thế! Có thể cách nghĩ này hơi bị AQ một chút nhưng quả thực là, giời thường không cho ai tất cả. Đừng bao giờ nghĩ rằng ai đó được cái gì đó chỉ đơn thuần là do tốt số! Mọi sự ở đời đều có cái lý của nó. Không có “nhân” thì sẽ không thể nào có “quả” được. Có điều, đôi khi chúng ta không nhìn rõ được những cái mạnh của người khác và cả những cái khổ của bề trên nên cứ tưởng họ ngồi cao hơn, họ sang giàu hơn ta hoàn toàn chỉ là chuyện “may hơn khôn” và họ sung sướng toàn phần. Hiểu được như Panchenko đã dạy thì ngay cả khi ta ngồi ở ghế thấp, ta cũng không hề cảm thấy bứt rứt khi chứng kiến sự thăng tiến hay thành đạt của người khác, kể cả người mà ta không ưa. Panchenko đã viết rất đúng, có ghen tị thì hãy chỉ ghen tị với thông, với mây trời thôi! Cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa cũng chỉ từng mơ ước, nếu có kiếp sau thì muốn “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”!
Còn nếu khi ta thành đạt, vung vinh thì sao? Trí tuệ phương Đông dạy ta không bao giờ được “mục hạ vô nhân”. Còn thi sĩ xứ sở Bạch Dương Belarus thì nói:
“Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”.
Đúng, từ trên cao hãy nhìn xuống suối mà hiểu rằng, nhỏ như suối cũng có sức mạnh vô địch một khi đã hòa được vào sông, vào biển; thấp như cỏ hoa cũng luôn có sức sống vô địch không gì sánh nổi, chẳng dễ chà đạp được đâu! Hãy nhìn suối và cỏ hoa để thương lấy thân phận những con người đang tạm thời yếu thế, thấp thế hơn ta. Và trân trọng họ hơn, vì sông có khúc, còn người thì có lúc!
Có lẽ phải trả giá nhiều trong đời, ta mới hiểu ra rằng, được không nên quá kiêu, bại không nên quá nản. Cái cứu rỗi con người luôn là những gì bình dị, thân thương như thế!
2. Nhà thơ Nga Stanislav Kunhiayev từng tốt nghiệp Khoa Triết, Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) nên hay viết những bài thơ mang hơi hướng triết lý. Một trong những tác phẩm được coi là hay nhất của ông là bài thơ sau:
“Chúng ta sống có lâu gì lắm!
Hãy yêu nhau, bằng hữu sưởi lòng nhau.
Tim xin chớ bắt tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!
Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài.
Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Thực ra, triết lý của bài thơ này không khiến ta phải kinh ngạc bởi những phát kiến anh minh, mà lại làm cho ta se lòng bởi sự hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà kém phần lay động của những điều mà nhà thơ gửi gắm tâm sự.
Dường như Kunhiayev đã viết ra những lời gan ruột trên khi ông đang bị ốm, nằm trên giường bệnh nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ. Sức khoẻ là thứ mà lúc thường ta không mấy quan tâm nhưng khi nó giảm sút thì ngay lập tức khiến lòng ta u ám hay lo âu đến độ bi quan. Nhưng nếu như tục ngữ đã nói, có ăn nhạt mới biết thương đến mèo, thì con người ta, khi mình yếu thế, yếu sức sẽ lại càng thấy xót xa, thông cảm với những người khác hơn. Kunhiayev là vậy. Khi ốm, ông càng thấy thấm thía cái hữu hạn của một kiếp người bèo trôi nước chảy: “Chúng ta sống có lâu gì lắm!”. Người xưa đã từng có câu, đời người như giấc mộng, dẫu có sống tới trăm năm thì cũng cầm bằng như một chớp mắt mà thôi. Nhưng cũng vì đời ngắn như thế nên ta càng phải làm sao cho mỗi một ngày ta sống có chất lượng cao hơn, hạnh phúc hơn. Hạnh phúc có thể là đấu tranh như Mác đã nói. Nhưng hạnh phúc cũng có thể chỉ là sống tử tế hơn, yêu nhau hơn. “Bệnh nhân” Kunhiayev khẩn khoản:
“Tim chớ bắt trái tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!”
Con người với trí tuệ to lớn của mình có thể chinh phục được nhiều phần thiên nhiên, nhưng con người thực ra cũng chỉ là hạt bụi (“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi” - ca từ của Trịnh Công Sơn) trong cõi vô thủy vô chung của vũ trụ mà thôi. Con người có thể “thay trời xẻ đất, cải tạo giang san” nhưng thực ra con người không bao giờ có thể điều phối được toàn bộ thiên nhiên. Con người chỉ có thể sống được yên lành nếu biết cách lựa ý Mẹ Thiên nhiên. Mà thiên nhiên cũng hay làm tình làm tội con người lắm: trong những thảm hoạ thiên nhiên, con người dù thuộc dân tộc nào, theo tôn giáo nào, ở giai cấp nào cũng thường bé nhỏ như nhau. Nói thế không phải là để “thủ tiêu đấu tranh” như ai đó muốn “nâng quan điểm”, mà để hiểu thêm rằng, đang tồn tại quá nhiều những sự đau đớn, giá băng ở cuộc đời rồi, hà cớ gì chúng ta phải làm cho nhau thêm đau đớn, giá băng!
Theo tư duy nhân văn ấy, Kunhiayev tiếp tục nhắn nhủ, có thể cho bạn bè, nhưng có thể cho chính bản thân mình:
“Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài”.
Thực đúng. Chao ôi, chúng ta thường làm khổ nhau bởi tính cố chấp, bởi sự đố kị biết bao nhiêu. Làm người năng lực thấp đã khổ, làm người có năng lực cao lại càng khổ hơn, bởi vì, như một câu danh ngôn đã nói, không ít người trong chúng ta chẳng cảm thấy khó chịu vì tài mình ít mà thường lại thấy khó chịu hơn vì tài người khác nhiều! Tài năng, cũng như nhan sắc, khi nó không thuộc về ta thì thường dễ làm cho ta nổi cáu(!). Chỉ có những thủ trưởng chân tài, những “minh quân” mới biết và dám mạnh dạn sử dụng tài năng...
Kunhiayev muốn chúng ta trong đời sống rộng lượng với nhau hơn. Trong lúc ốm, ông càng nhận thức máu thịt hơn cái chân lý đơn sơ của mọi kiếp người:
“Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Nói cho cùng, chúng ta đều “tội nghiệp” như nhau thôi, dẫu mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Vậy thì cứ sống tử tế là hơn, vậy thì cứ sống biết điều với nhau là hơn!
Thực lạ là cho tới bây giờ, chúng ta vẫn không luôn luôn làm được như thế?!
* Hai bản dịch trong bài do nhà thơ Hồng Thanh Quang chuyển ngữ từ bản tiếng Nga.Trong cuộc đời mình, ai cũng có những phút giây trở nên cuồng nộ vì bất đắc chí. Và có những cơn giận dữ khiến ta muốn giũ bỏ hay phá phách, thậm chí trở nên tàn độc, ác tâm... Thế nhưng, khi bình tĩnh lại rồi, ta lại ngộ ra rằng, cuộc đời mình quá ngắn để phí thời gian cho những việc như thế. Sống, nói cho cùng, là để giữ lại trong mình chút thiện tâm thiên phú.
1. Chúng ta có lẽ ai mà chẳng biết câu “Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”... Nhưng thế nào là “biết”? Có người biết chưa nhiều lắm đã tưởng mình biết hết cả rồi và dương dương tự đắc. Có người càng biết nhiều thì càng hiểu ra rằng, thực ra cái mình chưa biết vẫn mênh mông như bể Sở! Và họ càng trở nên khiêm nhường hơn. Cá nhân tôi thì chỉ rụt rè tự nghĩ, thôi thì mình nghĩ được tới đâu thì làm tới đấy, không giả vờ khiêm tốn nhưng cũng không bao giờ thấy mình “oai”. Các cụ ta ngày xưa cũng đã từng nói rồi, “cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Trong bất luận trường hợp nào ta cũng nên cố gắng học hỏi ở đời, ở xung quanh, ở trên và cả ở dưới mà bổ sung cho cái sự biết luôn là hữu hạn của mình. Không chỉ đơn thuần để sống sót, mà để sống một cách bình tâm hơn. Những ý nghĩ như thế đã trở lại với tâm trí tôi khi tôi đọc bài thơ vô đề 8 câu của một nhà thơ cựu chiến binh Belarus , Pimen Panchenko. Lúc tuổi xế chiều, Panchenko đã viết những vần thơ thấm đẫm nhân tình thế thái và đượm buồn (hình như càng biết nhiều, con người càng đượm buồn?!). Bài thơ như sau:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt quá nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”
Tôi cũng công nhận với bạn rằng không có gì mới trong những lời khuyên như thế. Nhưng cái hay của nghệ thuật, dù là thơ, văn xuôi hay sân khấu, hay âm nhạc... là ở chỗ giúp chúng ta được thêm lần thấm lại những giá trị, tiêu chí cũ nhưng luôn luôn là thời sự cho mỗi một kiếp người. Có những tín điều chúng ta phải nhắc đi nhắc lại mỗi ngày để ghi nhớ hơn, để khỏi vi phạm, để giữ nhân cách của mình. Không mê tín nhưng cũng không nên coi thường những lễ nghi của những tín ngưỡng. Đừng bao giờ lấy làm lạ lẫm khi thấy ai đó mỗi khi vào chùa trước tiên là đến trước tấm bia khắc các lời răn của Phật về những điều nên làm và không nên làm. Đừng bao giờ lấy làm lạ khi tín đồ của một tôn giáo nào đó mỗi khi bước vào bữa ăn lại khấn một câu biết ơn về người đã tạo điều kiện cho mình có được miếng cơm manh áo hàng ngày... Những hành động gần như là nghi lễ như thế, nïëu àûúåc thûåc hiïån möåt caách thaânh têm, luön mang laåi nhûäng lúåi ñch àaåo àûác vö cuâng to lúán.
Trở lại với bài thơ trên, có thể thấy 8 câu thơ đó cũng giống như một lời kệ (theo kiểu Belarus đã được Việt hóa!), có thể được ta thường xuyên nhớ lại để tự răn mình:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi hãy làm chủ bản thân!”
Nói một cách thẳng thắn, răn dạy như thế thì nhiều người nói được. Mà ở đời cũng chẳng có ai tự nhận thấy mình đang hợm hĩnh hay đố kị cả (biết mình có những tật gọi là xấu ấy, ai dại gì mà không sửa). Oái oăm là ở chỗ, con người chúng ta lắm khi cứ “thật thà hư”, mình đang làm việc không hay nhưng lại cứ nghĩ rằng như thế vẫn đúng. Panchenko là một nhà thơ nên ông đã cụ thể hóa lời răn dạy này bằng những chi tiết thực sự mang chất thơ. Ông mách nước cho chúng ta biết cách để tránh hai trong vô số những thói xấu ở đời. Làm thế nào để đừng đố kị? Rất đơn giản:
“Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!”
Ở đời có rất nhiều người khả kính mà chúng ta cần trọng thị, khâm phục, học tập những điều hay sự tốt trong cách sống, cách nghĩ, cách làm việc của họ. Nhưng suy cho cùng, hình như chẳng có ai có thể khiến chúng ta phải ghen tị là tại sao họ lại sung sướng thế, mãn nguyện thế! Có thể cách nghĩ này hơi bị AQ một chút nhưng quả thực là, giời thường không cho ai tất cả. Đừng bao giờ nghĩ rằng ai đó được cái gì đó chỉ đơn thuần là do tốt số! Mọi sự ở đời đều có cái lý của nó. Không có “nhân” thì sẽ không thể nào có “quả” được. Có điều, đôi khi chúng ta không nhìn rõ được những cái mạnh của người khác và cả những cái khổ của bề trên nên cứ tưởng họ ngồi cao hơn, họ sang giàu hơn ta hoàn toàn chỉ là chuyện “may hơn khôn” và họ sung sướng toàn phần. Hiểu được như Panchenko đã dạy thì ngay cả khi ta ngồi ở ghế thấp, ta cũng không hề cảm thấy bứt rứt khi chứng kiến sự thăng tiến hay thành đạt của người khác, kể cả người mà ta không ưa. Panchenko đã viết rất đúng, có ghen tị thì hãy chỉ ghen tị với thông, với mây trời thôi! Cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa cũng chỉ từng mơ ước, nếu có kiếp sau thì muốn “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”!
Còn nếu khi ta thành đạt, vung vinh thì sao? Trí tuệ phương Đông dạy ta không bao giờ được “mục hạ vô nhân”. Còn thi sĩ xứ sở Bạch Dương Belarus thì nói:
“Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”.
Đúng, từ trên cao hãy nhìn xuống suối mà hiểu rằng, nhỏ như suối cũng có sức mạnh vô địch một khi đã hòa được vào sông, vào biển; thấp như cỏ hoa cũng luôn có sức sống vô địch không gì sánh nổi, chẳng dễ chà đạp được đâu! Hãy nhìn suối và cỏ hoa để thương lấy thân phận những con người đang tạm thời yếu thế, thấp thế hơn ta. Và trân trọng họ hơn, vì sông có khúc, còn người thì có lúc!
Có lẽ phải trả giá nhiều trong đời, ta mới hiểu ra rằng, được không nên quá kiêu, bại không nên quá nản. Cái cứu rỗi con người luôn là những gì bình dị, thân thương như thế!
2. Nhà thơ Nga Stanislav Kunhiayev từng tốt nghiệp Khoa Triết, Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) nên hay viết những bài thơ mang hơi hướng triết lý. Một trong những tác phẩm được coi là hay nhất của ông là bài thơ sau:
“Chúng ta sống có lâu gì lắm!
Hãy yêu nhau, bằng hữu sưởi lòng nhau.
Tim xin chớ bắt tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!
Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài.
Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Thực ra, triết lý của bài thơ này không khiến ta phải kinh ngạc bởi những phát kiến anh minh, mà lại làm cho ta se lòng bởi sự hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà kém phần lay động của những điều mà nhà thơ gửi gắm tâm sự.
Dường như Kunhiayev đã viết ra những lời gan ruột trên khi ông đang bị ốm, nằm trên giường bệnh nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ. Sức khoẻ là thứ mà lúc thường ta không mấy quan tâm nhưng khi nó giảm sút thì ngay lập tức khiến lòng ta u ám hay lo âu đến độ bi quan. Nhưng nếu như tục ngữ đã nói, có ăn nhạt mới biết thương đến mèo, thì con người ta, khi mình yếu thế, yếu sức sẽ lại càng thấy xót xa, thông cảm với những người khác hơn. Kunhiayev là vậy. Khi ốm, ông càng thấy thấm thía cái hữu hạn của một kiếp người bèo trôi nước chảy: “Chúng ta sống có lâu gì lắm!”. Người xưa đã từng có câu, đời người như giấc mộng, dẫu có sống tới trăm năm thì cũng cầm bằng như một chớp mắt mà thôi. Nhưng cũng vì đời ngắn như thế nên ta càng phải làm sao cho mỗi một ngày ta sống có chất lượng cao hơn, hạnh phúc hơn. Hạnh phúc có thể là đấu tranh như Mác đã nói. Nhưng hạnh phúc cũng có thể chỉ là sống tử tế hơn, yêu nhau hơn. “Bệnh nhân” Kunhiayev khẩn khoản:
“Tim chớ bắt trái tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!”
Con người với trí tuệ to lớn của mình có thể chinh phục được nhiều phần thiên nhiên, nhưng con người thực ra cũng chỉ là hạt bụi (“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi” - ca từ của Trịnh Công Sơn) trong cõi vô thủy vô chung của vũ trụ mà thôi. Con người có thể “thay trời xẻ đất, cải tạo giang san” nhưng thực ra con người không bao giờ có thể điều phối được toàn bộ thiên nhiên. Con người chỉ có thể sống được yên lành nếu biết cách lựa ý Mẹ Thiên nhiên. Mà thiên nhiên cũng hay làm tình làm tội con người lắm: trong những thảm hoạ thiên nhiên, con người dù thuộc dân tộc nào, theo tôn giáo nào, ở giai cấp nào cũng thường bé nhỏ như nhau. Nói thế không phải là để “thủ tiêu đấu tranh” như ai đó muốn “nâng quan điểm”, mà để hiểu thêm rằng, đang tồn tại quá nhiều những sự đau đớn, giá băng ở cuộc đời rồi, hà cớ gì chúng ta phải làm cho nhau thêm đau đớn, giá băng!
Theo tư duy nhân văn ấy, Kunhiayev tiếp tục nhắn nhủ, có thể cho bạn bè, nhưng có thể cho chính bản thân mình:
“Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài”.
Thực đúng. Chao ôi, chúng ta thường làm khổ nhau bởi tính cố chấp, bởi sự đố kị biết bao nhiêu. Làm người năng lực thấp đã khổ, làm người có năng lực cao lại càng khổ hơn, bởi vì, như một câu danh ngôn đã nói, không ít người trong chúng ta chẳng cảm thấy khó chịu vì tài mình ít mà thường lại thấy khó chịu hơn vì tài người khác nhiều! Tài năng, cũng như nhan sắc, khi nó không thuộc về ta thì thường dễ làm cho ta nổi cáu(!). Chỉ có những thủ trưởng chân tài, những “minh quân” mới biết và dám mạnh dạn sử dụng tài năng...
Kunhiayev muốn chúng ta trong đời sống rộng lượng với nhau hơn. Trong lúc ốm, ông càng nhận thức máu thịt hơn cái chân lý đơn sơ của mọi kiếp người:
“Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Nói cho cùng, chúng ta đều “tội nghiệp” như nhau thôi, dẫu mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Vậy thì cứ sống tử tế là hơn, vậy thì cứ sống biết điều với nhau là hơn!
Thực lạ là cho tới bây giờ, chúng ta vẫn không luôn luôn làm được như thế?!
* Hai bản dịch trong bài do nhà thơ Hồng Thanh Quang chuyển ngữ từ bản tiếng Nga.Trong cuộc đời mình, ai cũng có những phút giây trở nên cuồng nộ vì bất đắc chí. Và có những cơn giận dữ khiến ta muốn giũ bỏ hay phá phách, thậm chí trở nên tàn độc, ác tâm... Thế nhưng, khi bình tĩnh lại rồi, ta lại ngộ ra rằng, cuộc đời mình quá ngắn để phí thời gian cho những việc như thế. Sống, nói cho cùng, là để giữ lại trong mình chút thiện tâm thiên phú.
1. Chúng ta có lẽ ai mà chẳng biết câu “Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”... Nhưng thế nào là “biết”? Có người biết chưa nhiều lắm đã tưởng mình biết hết cả rồi và dương dương tự đắc. Có người càng biết nhiều thì càng hiểu ra rằng, thực ra cái mình chưa biết vẫn mênh mông như bể Sở! Và họ càng trở nên khiêm nhường hơn. Cá nhân tôi thì chỉ rụt rè tự nghĩ, thôi thì mình nghĩ được tới đâu thì làm tới đấy, không giả vờ khiêm tốn nhưng cũng không bao giờ thấy mình “oai”. Các cụ ta ngày xưa cũng đã từng nói rồi, “cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Trong bất luận trường hợp nào ta cũng nên cố gắng học hỏi ở đời, ở xung quanh, ở trên và cả ở dưới mà bổ sung cho cái sự biết luôn là hữu hạn của mình. Không chỉ đơn thuần để sống sót, mà để sống một cách bình tâm hơn. Những ý nghĩ như thế đã trở lại với tâm trí tôi khi tôi đọc bài thơ vô đề 8 câu của một nhà thơ cựu chiến binh Belarus , Pimen Panchenko. Lúc tuổi xế chiều, Panchenko đã viết những vần thơ thấm đẫm nhân tình thế thái và đượm buồn (hình như càng biết nhiều, con người càng đượm buồn?!). Bài thơ như sau:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt quá nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”
Tôi cũng công nhận với bạn rằng không có gì mới trong những lời khuyên như thế. Nhưng cái hay của nghệ thuật, dù là thơ, văn xuôi hay sân khấu, hay âm nhạc... là ở chỗ giúp chúng ta được thêm lần thấm lại những giá trị, tiêu chí cũ nhưng luôn luôn là thời sự cho mỗi một kiếp người. Có những tín điều chúng ta phải nhắc đi nhắc lại mỗi ngày để ghi nhớ hơn, để khỏi vi phạm, để giữ nhân cách của mình. Không mê tín nhưng cũng không nên coi thường những lễ nghi của những tín ngưỡng. Đừng bao giờ lấy làm lạ lẫm khi thấy ai đó mỗi khi vào chùa trước tiên là đến trước tấm bia khắc các lời răn của Phật về những điều nên làm và không nên làm. Đừng bao giờ lấy làm lạ khi tín đồ của một tôn giáo nào đó mỗi khi bước vào bữa ăn lại khấn một câu biết ơn về người đã tạo điều kiện cho mình có được miếng cơm manh áo hàng ngày... Những hành động gần như là nghi lễ như thế, nïëu àûúåc thûåc hiïån möåt caách thaânh têm, luön mang laåi nhûäng lúåi ñch àaåo àûác vö cuâng to lúán.
Trở lại với bài thơ trên, có thể thấy 8 câu thơ đó cũng giống như một lời kệ (theo kiểu Belarus đã được Việt hóa!), có thể được ta thường xuyên nhớ lại để tự răn mình:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi hãy làm chủ bản thân!”
Nói một cách thẳng thắn, răn dạy như thế thì nhiều người nói được. Mà ở đời cũng chẳng có ai tự nhận thấy mình đang hợm hĩnh hay đố kị cả (biết mình có những tật gọi là xấu ấy, ai dại gì mà không sửa). Oái oăm là ở chỗ, con người chúng ta lắm khi cứ “thật thà hư”, mình đang làm việc không hay nhưng lại cứ nghĩ rằng như thế vẫn đúng. Panchenko là một nhà thơ nên ông đã cụ thể hóa lời răn dạy này bằng những chi tiết thực sự mang chất thơ. Ông mách nước cho chúng ta biết cách để tránh hai trong vô số những thói xấu ở đời. Làm thế nào để đừng đố kị? Rất đơn giản:
“Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!”
Ở đời có rất nhiều người khả kính mà chúng ta cần trọng thị, khâm phục, học tập những điều hay sự tốt trong cách sống, cách nghĩ, cách làm việc của họ. Nhưng suy cho cùng, hình như chẳng có ai có thể khiến chúng ta phải ghen tị là tại sao họ lại sung sướng thế, mãn nguyện thế! Có thể cách nghĩ này hơi bị AQ một chút nhưng quả thực là, giời thường không cho ai tất cả. Đừng bao giờ nghĩ rằng ai đó được cái gì đó chỉ đơn thuần là do tốt số! Mọi sự ở đời đều có cái lý của nó. Không có “nhân” thì sẽ không thể nào có “quả” được. Có điều, đôi khi chúng ta không nhìn rõ được những cái mạnh của người khác và cả những cái khổ của bề trên nên cứ tưởng họ ngồi cao hơn, họ sang giàu hơn ta hoàn toàn chỉ là chuyện “may hơn khôn” và họ sung sướng toàn phần. Hiểu được như Panchenko đã dạy thì ngay cả khi ta ngồi ở ghế thấp, ta cũng không hề cảm thấy bứt rứt khi chứng kiến sự thăng tiến hay thành đạt của người khác, kể cả người mà ta không ưa. Panchenko đã viết rất đúng, có ghen tị thì hãy chỉ ghen tị với thông, với mây trời thôi! Cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa cũng chỉ từng mơ ước, nếu có kiếp sau thì muốn “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”!
Còn nếu khi ta thành đạt, vung vinh thì sao? Trí tuệ phương Đông dạy ta không bao giờ được “mục hạ vô nhân”. Còn thi sĩ xứ sở Bạch Dương Belarus thì nói:
“Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”.
Đúng, từ trên cao hãy nhìn xuống suối mà hiểu rằng, nhỏ như suối cũng có sức mạnh vô địch một khi đã hòa được vào sông, vào biển; thấp như cỏ hoa cũng luôn có sức sống vô địch không gì sánh nổi, chẳng dễ chà đạp được đâu! Hãy nhìn suối và cỏ hoa để thương lấy thân phận những con người đang tạm thời yếu thế, thấp thế hơn ta. Và trân trọng họ hơn, vì sông có khúc, còn người thì có lúc!
Có lẽ phải trả giá nhiều trong đời, ta mới hiểu ra rằng, được không nên quá kiêu, bại không nên quá nản. Cái cứu rỗi con người luôn là những gì bình dị, thân thương như thế!
2. Nhà thơ Nga Stanislav Kunhiayev từng tốt nghiệp Khoa Triết, Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) nên hay viết những bài thơ mang hơi hướng triết lý. Một trong những tác phẩm được coi là hay nhất của ông là bài thơ sau:
“Chúng ta sống có lâu gì lắm!
Hãy yêu nhau, bằng hữu sưởi lòng nhau.
Tim xin chớ bắt tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!
Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài.
Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Thực ra, triết lý của bài thơ này không khiến ta phải kinh ngạc bởi những phát kiến anh minh, mà lại làm cho ta se lòng bởi sự hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà kém phần lay động của những điều mà nhà thơ gửi gắm tâm sự.
Dường như Kunhiayev đã viết ra những lời gan ruột trên khi ông đang bị ốm, nằm trên giường bệnh nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ. Sức khoẻ là thứ mà lúc thường ta không mấy quan tâm nhưng khi nó giảm sút thì ngay lập tức khiến lòng ta u ám hay lo âu đến độ bi quan. Nhưng nếu như tục ngữ đã nói, có ăn nhạt mới biết thương đến mèo, thì con người ta, khi mình yếu thế, yếu sức sẽ lại càng thấy xót xa, thông cảm với những người khác hơn. Kunhiayev là vậy. Khi ốm, ông càng thấy thấm thía cái hữu hạn của một kiếp người bèo trôi nước chảy: “Chúng ta sống có lâu gì lắm!”. Người xưa đã từng có câu, đời người như giấc mộng, dẫu có sống tới trăm năm thì cũng cầm bằng như một chớp mắt mà thôi. Nhưng cũng vì đời ngắn như thế nên ta càng phải làm sao cho mỗi một ngày ta sống có chất lượng cao hơn, hạnh phúc hơn. Hạnh phúc có thể là đấu tranh như Mác đã nói. Nhưng hạnh phúc cũng có thể chỉ là sống tử tế hơn, yêu nhau hơn. “Bệnh nhân” Kunhiayev khẩn khoản:
“Tim chớ bắt trái tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!”
Con người với trí tuệ to lớn của mình có thể chinh phục được nhiều phần thiên nhiên, nhưng con người thực ra cũng chỉ là hạt bụi (“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi” - ca từ của Trịnh Công Sơn) trong cõi vô thủy vô chung của vũ trụ mà thôi. Con người có thể “thay trời xẻ đất, cải tạo giang san” nhưng thực ra con người không bao giờ có thể điều phối được toàn bộ thiên nhiên. Con người chỉ có thể sống được yên lành nếu biết cách lựa ý Mẹ Thiên nhiên. Mà thiên nhiên cũng hay làm tình làm tội con người lắm: trong những thảm hoạ thiên nhiên, con người dù thuộc dân tộc nào, theo tôn giáo nào, ở giai cấp nào cũng thường bé nhỏ như nhau. Nói thế không phải là để “thủ tiêu đấu tranh” như ai đó muốn “nâng quan điểm”, mà để hiểu thêm rằng, đang tồn tại quá nhiều những sự đau đớn, giá băng ở cuộc đời rồi, hà cớ gì chúng ta phải làm cho nhau thêm đau đớn, giá băng!
Theo tư duy nhân văn ấy, Kunhiayev tiếp tục nhắn nhủ, có thể cho bạn bè, nhưng có thể cho chính bản thân mình:
“Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài”.
Thực đúng. Chao ôi, chúng ta thường làm khổ nhau bởi tính cố chấp, bởi sự đố kị biết bao nhiêu. Làm người năng lực thấp đã khổ, làm người có năng lực cao lại càng khổ hơn, bởi vì, như một câu danh ngôn đã nói, không ít người trong chúng ta chẳng cảm thấy khó chịu vì tài mình ít mà thường lại thấy khó chịu hơn vì tài người khác nhiều! Tài năng, cũng như nhan sắc, khi nó không thuộc về ta thì thường dễ làm cho ta nổi cáu(!). Chỉ có những thủ trưởng chân tài, những “minh quân” mới biết và dám mạnh dạn sử dụng tài năng...
Kunhiayev muốn chúng ta trong đời sống rộng lượng với nhau hơn. Trong lúc ốm, ông càng nhận thức máu thịt hơn cái chân lý đơn sơ của mọi kiếp người:
“Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Nói cho cùng, chúng ta đều “tội nghiệp” như nhau thôi, dẫu mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Vậy thì cứ sống tử tế là hơn, vậy thì cứ sống biết điều với nhau là hơn!
Thực lạ là cho tới bây giờ, chúng ta vẫn không luôn luôn làm được như thế?!
* Hai bản dịch trong bài do nhà thơ Hồng Thanh Quang chuyển ngữ từ bản tiếng Nga.Trong cuộc đời mình, ai cũng có những phút giây trở nên cuồng nộ vì bất đắc chí. Và có những cơn giận dữ khiến ta muốn giũ bỏ hay phá phách, thậm chí trở nên tàn độc, ác tâm... Thế nhưng, khi bình tĩnh lại rồi, ta lại ngộ ra rằng, cuộc đời mình quá ngắn để phí thời gian cho những việc như thế. Sống, nói cho cùng, là để giữ lại trong mình chút thiện tâm thiên phú.
1. Chúng ta có lẽ ai mà chẳng biết câu “Khôn cũng chết, dại cũng chết, chỉ có biết là sống”... Nhưng thế nào là “biết”? Có người biết chưa nhiều lắm đã tưởng mình biết hết cả rồi và dương dương tự đắc. Có người càng biết nhiều thì càng hiểu ra rằng, thực ra cái mình chưa biết vẫn mênh mông như bể Sở! Và họ càng trở nên khiêm nhường hơn. Cá nhân tôi thì chỉ rụt rè tự nghĩ, thôi thì mình nghĩ được tới đâu thì làm tới đấy, không giả vờ khiêm tốn nhưng cũng không bao giờ thấy mình “oai”. Các cụ ta ngày xưa cũng đã từng nói rồi, “cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Trong bất luận trường hợp nào ta cũng nên cố gắng học hỏi ở đời, ở xung quanh, ở trên và cả ở dưới mà bổ sung cho cái sự biết luôn là hữu hạn của mình. Không chỉ đơn thuần để sống sót, mà để sống một cách bình tâm hơn. Những ý nghĩ như thế đã trở lại với tâm trí tôi khi tôi đọc bài thơ vô đề 8 câu của một nhà thơ cựu chiến binh Belarus , Pimen Panchenko. Lúc tuổi xế chiều, Panchenko đã viết những vần thơ thấm đẫm nhân tình thế thái và đượm buồn (hình như càng biết nhiều, con người càng đượm buồn?!). Bài thơ như sau:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi, hãy làm chủ bản thân!
Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!
Còn nếu bạn giữa vinh quang chói lọi,
Hãy tự mình vượt quá nó, bạn ơi!
Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”
Tôi cũng công nhận với bạn rằng không có gì mới trong những lời khuyên như thế. Nhưng cái hay của nghệ thuật, dù là thơ, văn xuôi hay sân khấu, hay âm nhạc... là ở chỗ giúp chúng ta được thêm lần thấm lại những giá trị, tiêu chí cũ nhưng luôn luôn là thời sự cho mỗi một kiếp người. Có những tín điều chúng ta phải nhắc đi nhắc lại mỗi ngày để ghi nhớ hơn, để khỏi vi phạm, để giữ nhân cách của mình. Không mê tín nhưng cũng không nên coi thường những lễ nghi của những tín ngưỡng. Đừng bao giờ lấy làm lạ lẫm khi thấy ai đó mỗi khi vào chùa trước tiên là đến trước tấm bia khắc các lời răn của Phật về những điều nên làm và không nên làm. Đừng bao giờ lấy làm lạ khi tín đồ của một tôn giáo nào đó mỗi khi bước vào bữa ăn lại khấn một câu biết ơn về người đã tạo điều kiện cho mình có được miếng cơm manh áo hàng ngày... Những hành động gần như là nghi lễ như thế, nïëu àûúåc thûåc hiïån möåt caách thaânh têm, luön mang laåi nhûäng lúåi ñch àaåo àûác vö cuâng to lúán.
Trở lại với bài thơ trên, có thể thấy 8 câu thơ đó cũng giống như một lời kệ (theo kiểu Belarus đã được Việt hóa!), có thể được ta thường xuyên nhớ lại để tự răn mình:
“Đừng đố kị, cũng đừng hợm hĩnh!
Bạn tôi ơi hãy làm chủ bản thân!”
Nói một cách thẳng thắn, răn dạy như thế thì nhiều người nói được. Mà ở đời cũng chẳng có ai tự nhận thấy mình đang hợm hĩnh hay đố kị cả (biết mình có những tật gọi là xấu ấy, ai dại gì mà không sửa). Oái oăm là ở chỗ, con người chúng ta lắm khi cứ “thật thà hư”, mình đang làm việc không hay nhưng lại cứ nghĩ rằng như thế vẫn đúng. Panchenko là một nhà thơ nên ông đã cụ thể hóa lời răn dạy này bằng những chi tiết thực sự mang chất thơ. Ông mách nước cho chúng ta biết cách để tránh hai trong vô số những thói xấu ở đời. Làm thế nào để đừng đố kị? Rất đơn giản:
“Tự dưới thấp, hãy nhìn thông cao vợi,
Nhìn mây trời,
Chứ không phải thế nhân!”
Ở đời có rất nhiều người khả kính mà chúng ta cần trọng thị, khâm phục, học tập những điều hay sự tốt trong cách sống, cách nghĩ, cách làm việc của họ. Nhưng suy cho cùng, hình như chẳng có ai có thể khiến chúng ta phải ghen tị là tại sao họ lại sung sướng thế, mãn nguyện thế! Có thể cách nghĩ này hơi bị AQ một chút nhưng quả thực là, giời thường không cho ai tất cả. Đừng bao giờ nghĩ rằng ai đó được cái gì đó chỉ đơn thuần là do tốt số! Mọi sự ở đời đều có cái lý của nó. Không có “nhân” thì sẽ không thể nào có “quả” được. Có điều, đôi khi chúng ta không nhìn rõ được những cái mạnh của người khác và cả những cái khổ của bề trên nên cứ tưởng họ ngồi cao hơn, họ sang giàu hơn ta hoàn toàn chỉ là chuyện “may hơn khôn” và họ sung sướng toàn phần. Hiểu được như Panchenko đã dạy thì ngay cả khi ta ngồi ở ghế thấp, ta cũng không hề cảm thấy bứt rứt khi chứng kiến sự thăng tiến hay thành đạt của người khác, kể cả người mà ta không ưa. Panchenko đã viết rất đúng, có ghen tị thì hãy chỉ ghen tị với thông, với mây trời thôi! Cụ Nguyễn Công Trứ ngày xưa cũng chỉ từng mơ ước, nếu có kiếp sau thì muốn “làm cây thông đứng giữa trời mà reo”!
Còn nếu khi ta thành đạt, vung vinh thì sao? Trí tuệ phương Đông dạy ta không bao giờ được “mục hạ vô nhân”. Còn thi sĩ xứ sở Bạch Dương Belarus thì nói:
“Tự trên cao, hãy nhìn xuống suối,
Xuống cỏ hoa,
Chứ không phải con người!”.
Đúng, từ trên cao hãy nhìn xuống suối mà hiểu rằng, nhỏ như suối cũng có sức mạnh vô địch một khi đã hòa được vào sông, vào biển; thấp như cỏ hoa cũng luôn có sức sống vô địch không gì sánh nổi, chẳng dễ chà đạp được đâu! Hãy nhìn suối và cỏ hoa để thương lấy thân phận những con người đang tạm thời yếu thế, thấp thế hơn ta. Và trân trọng họ hơn, vì sông có khúc, còn người thì có lúc!
Có lẽ phải trả giá nhiều trong đời, ta mới hiểu ra rằng, được không nên quá kiêu, bại không nên quá nản. Cái cứu rỗi con người luôn là những gì bình dị, thân thương như thế!
2. Nhà thơ Nga Stanislav Kunhiayev từng tốt nghiệp Khoa Triết, Trường Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) nên hay viết những bài thơ mang hơi hướng triết lý. Một trong những tác phẩm được coi là hay nhất của ông là bài thơ sau:
“Chúng ta sống có lâu gì lắm!
Hãy yêu nhau, bằng hữu sưởi lòng nhau.
Tim xin chớ bắt tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!
Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài.
Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Thực ra, triết lý của bài thơ này không khiến ta phải kinh ngạc bởi những phát kiến anh minh, mà lại làm cho ta se lòng bởi sự hiển nhiên nhưng không phải vì thế mà kém phần lay động của những điều mà nhà thơ gửi gắm tâm sự.
Dường như Kunhiayev đã viết ra những lời gan ruột trên khi ông đang bị ốm, nằm trên giường bệnh nhìn ra ngoài qua khung cửa sổ. Sức khoẻ là thứ mà lúc thường ta không mấy quan tâm nhưng khi nó giảm sút thì ngay lập tức khiến lòng ta u ám hay lo âu đến độ bi quan. Nhưng nếu như tục ngữ đã nói, có ăn nhạt mới biết thương đến mèo, thì con người ta, khi mình yếu thế, yếu sức sẽ lại càng thấy xót xa, thông cảm với những người khác hơn. Kunhiayev là vậy. Khi ốm, ông càng thấy thấm thía cái hữu hạn của một kiếp người bèo trôi nước chảy: “Chúng ta sống có lâu gì lắm!”. Người xưa đã từng có câu, đời người như giấc mộng, dẫu có sống tới trăm năm thì cũng cầm bằng như một chớp mắt mà thôi. Nhưng cũng vì đời ngắn như thế nên ta càng phải làm sao cho mỗi một ngày ta sống có chất lượng cao hơn, hạnh phúc hơn. Hạnh phúc có thể là đấu tranh như Mác đã nói. Nhưng hạnh phúc cũng có thể chỉ là sống tử tế hơn, yêu nhau hơn. “Bệnh nhân” Kunhiayev khẩn khoản:
“Tim chớ bắt trái tim cóng lạnh,
Có ít gì băng giá giữa đời đâu!”
Con người với trí tuệ to lớn của mình có thể chinh phục được nhiều phần thiên nhiên, nhưng con người thực ra cũng chỉ là hạt bụi (“Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi” - ca từ của Trịnh Công Sơn) trong cõi vô thủy vô chung của vũ trụ mà thôi. Con người có thể “thay trời xẻ đất, cải tạo giang san” nhưng thực ra con người không bao giờ có thể điều phối được toàn bộ thiên nhiên. Con người chỉ có thể sống được yên lành nếu biết cách lựa ý Mẹ Thiên nhiên. Mà thiên nhiên cũng hay làm tình làm tội con người lắm: trong những thảm hoạ thiên nhiên, con người dù thuộc dân tộc nào, theo tôn giáo nào, ở giai cấp nào cũng thường bé nhỏ như nhau. Nói thế không phải là để “thủ tiêu đấu tranh” như ai đó muốn “nâng quan điểm”, mà để hiểu thêm rằng, đang tồn tại quá nhiều những sự đau đớn, giá băng ở cuộc đời rồi, hà cớ gì chúng ta phải làm cho nhau thêm đau đớn, giá băng!
Theo tư duy nhân văn ấy, Kunhiayev tiếp tục nhắn nhủ, có thể cho bạn bè, nhưng có thể cho chính bản thân mình:
“Vay thì trả, luôn luôn sòng phẳng,
Lập dị ư? Đừng cố chấp gì ai!
Hãy rộng lượng, đừng nên nghiệt ngã
Trước tài năng và cả sự bất tài”.
Thực đúng. Chao ôi, chúng ta thường làm khổ nhau bởi tính cố chấp, bởi sự đố kị biết bao nhiêu. Làm người năng lực thấp đã khổ, làm người có năng lực cao lại càng khổ hơn, bởi vì, như một câu danh ngôn đã nói, không ít người trong chúng ta chẳng cảm thấy khó chịu vì tài mình ít mà thường lại thấy khó chịu hơn vì tài người khác nhiều! Tài năng, cũng như nhan sắc, khi nó không thuộc về ta thì thường dễ làm cho ta nổi cáu(!). Chỉ có những thủ trưởng chân tài, những “minh quân” mới biết và dám mạnh dạn sử dụng tài năng...
Kunhiayev muốn chúng ta trong đời sống rộng lượng với nhau hơn. Trong lúc ốm, ông càng nhận thức máu thịt hơn cái chân lý đơn sơ của mọi kiếp người:
“Sẽ có ngày tất cả giống nhau thôi,
Trên giường bệnh, tiếc nuối trời xanh thế!
Biết làm sao! Nào phải ai có lỗi
Khi nhân gian đều sống gửi, thác về?”
Nói cho cùng, chúng ta đều “tội nghiệp” như nhau thôi, dẫu mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Vậy thì cứ sống tử tế là hơn, vậy thì cứ sống biết điều với nhau là hơn!
Thực lạ là cho tới bây giờ, chúng ta vẫn không luôn luôn làm được như thế?!
* Hai bản dịch trong bài do nhà thơ Hồng Thanh Quang chuyển ngữ từ bản tiếng Nga.