Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại chúng sinh
Trong chúng hữu tình ấy
Đừng thương nhớ vật gì
Hãy sống riêng một mình
Như Tê Ngưu một sừng!”
Muốn sống MỘT MÌNH như con TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì điều thứ nhất đối với tất cả loài vật từ con vật lớn đến con vật nhỏ chúng ta không nên giết hại và ăn thịt chúng; không nên đánh đập làm chúng đau khổ, vì tất cả loài vật đều có sự sống bình đẳng như nhau, chúng cũng sợ chết, cũng biết đau khổ như chúng ta.
Cho nên khi làm bất cứ một việc gì hay muốn bước đi đâu thì luôn luôn phải tỉnh giác tránh không được vô tình làm hại hay giậm đạp lên chúng. Tuy rằng đó là những hành động vô tình nhưng cũng làm tổn thương và chết chóc loài vật. Luật nhân quả không tha thứ cho chúng ta đâu, nhân nào thì phải trả quả nấy.
Một người tu hành theo Phật giáo luôn luôn sống phải lưu ý tâm mình:
1- YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ
2- KHÔNG YÊU THƯƠNG
Điều thứ nhất: Không nên để tình cảm YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ đến với mọi người và mọi loài vật. Bởi vì YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ sẽ làm cho chúng ta đau khổ và chính sự khổ đau này là nhiều nhất trong cuộc đời của chúng ta.
Khi biết rõ như vậy chúng ta không nên YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ mà nên YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN. YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN tức là tâm TỪ BI của Phật giáo, vì YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN sẽ không làm cho chúng ta và tất cả chúng sinh đau khổ. Chính nhờ YÊU THƯƠNG RỘNG LỚN mà chúng ta mới có lòng tha thứ và buông xả tất cả ác pháp dễ dàng. Bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG đã xác định LÒNG YÊU THƯƠNG ÍCH KỶ sẽ làm cho chúng ta không thể sống hạnh MỘT MÌNH được. Không sống MỘT MÌNH được thì sự tu hành của chúng ta khó mà chứng đạo.
Bởi vậy con TÊ NGƯU MỘT SỪNG không bao giờ thương yêu và cũng không bao giờ ghét và làm hại cho bất cứ một người nào hay một con vật nào đau khổ, vì thế nó mới được gọi là con thú SỐNG RIÊNG MỘT MÌNH.
Điều thứ hai: Tình cảm KHÔNG YÊU THƯƠNG thì cũng cần nên phải tránh những hành động hữu ý hay vô tình làm đau khổ các loài động vật. Vì không yêu thương quý vị sẽ rơi vào tâm niệm ghét, không ưa, đó cũng là một điều làm cho quý vị khổ đau. Điều đó quan trọng và cần thiết cho đường tu tập, vì nó sẽ làm cản trở cho một người mới bước chân vào đạo GIẢI THOÁT. Điều này quý vị cần lưu ý: Nó sẽ không bao giờ giúp cho tâm quý vị THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ được.
Muốn thoát khỏi tâm niệm THƯƠNG và KHÔNG THƯƠNG thì chúng ta không nên nuôi bất cứ một người nào hay một con thú vật nào trong nhà cả. Bởi vì nuôi một người cũng như nuôi một con thú vật thì chúng ta không sao tránh khỏi lòng yêu thương mà có lòng thương thì phải có lòng không yêu thương. Cho nên còn có lòng thương và lòng không thương thì không thể nào sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Sống MỘT MÌNH được là nhờ không có tâm niệm THƯƠNG và KHÔNG THƯƠNG. Quý vị nên nhớ điều này.
Nếu không có tâm niệm THƯƠNG và KHÔNG THƯƠNG thì đức Phật dạy TÂM TỪ BI để làm gì?
Quý vị nên nhớ tâm TỪ BI của Phật giáo vượt ra khỏi LÒNG YÊU THƯƠNG và LÒNG KHÔNG YÊU THƯƠNG của người thế gian.
Cho nên người tu hành theo Phật giáo mà còn nhớ nghĩ, thương yêu hoặc căm ghét từ người này đến người khác thì không bao giờ có giải thoát. Tâm mà như vậy thì cũng như các loài động vật. Vì thế các loài động vật không thể nào tu hành theo Phật giáo được.
Khi trong tâm còn nhớ nghĩ thì đó là quý vị đánh mất hạnh sống MỘT MÌNH. Mất hạnh sống MỘT MÌNH thì quý vị còn tu tập được cái gì. Trong BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO thì pháp đầu tiên tu tập không phải là pháp môn tu tập NGŨ CĂN sao?
Nếu không lấy pháp môn sống MỘT MÌNH tu tập NGŨ CĂN thì quý vị lấy pháp môn nào tu tập đây?
Ngoài pháp môn sống MỘT MÌNH tu tập NGŨ CĂN thì Phật giáo không còn có pháp môn nào khác tu tập NGŨ CĂN được nữa. Quý vị nên nhớ điều này. Điều này rất quan trọng cho con đường tu tập giải thoát của quý vị mà Phật giáo dạy rất kỹ qua bốn mươi hai bài kệ “SỐNG MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG”. Đức Phật thường đã nhắc đi nhắc lại bốn mươi hai lần: “HÃY SỐNG NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG”. Vậy mà quý vị không lưu ý những điều quan trọng này cho sự tu hành của mình.
Cho nên quý vị cần phải lưu ý, từng bài kệ, mỗi bài kệ đều dạy rất rõ. Như bài kệ thứ nhất muốn sống MỘT MÌNHthì KHÔNG NÊN LÀM CHÚNG SINH ĐAU KHỔ, MÀ CŨNG KHÔNG NÊN THƯƠNG YÊU CHÚNG SINH. Hai hạnh thương yêu và không thương yêu này đều làm cho chúng ta mất hạnh sống MỘT MÌNH. Vì vậy chúng ta cần ghi nhớ lời dạy của bài kệ thứ nhất để con đường tu hành của chúng ta sống trọn vẹn hạnh sống MỘT MÌNH.
Trong bài kệ thứ nhất này dạy chúng ta nếu còn niệm thương và không thương thì chúng ta khó mà sống được hạnh MỘT MÌNH. Không sống được hạnh MỘT MÌNH thì làm sao chúng ta trở thành CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Phải không quý vị?
Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta có biết bao nhiêu người và vật làm cho chúng ta phải YÊU THƯƠNG và KHÔNG YÊU THƯƠNG. Do đó nên chúng ta không bao giờ sống MỘT MÌNH được, dù chúng ta chỉ ở trong thất MỘT MÌNH nhưng tâm chúng ta luôn luôn khởi niệm KHÔNG YÊU THƯƠNG cũng như YÊU THƯƠNG. Những tâm niệm như vậy đã phá tan nát hạnh sống MỘT MÌNH.
Cho nên nói đến hạnh sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì trên đời này ít ai làm được. Nhưng đạo Phật đã xác định: Nếu người nào muốn tu hành chứng đạo giải thoát đều phải sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.
Quý vị nên nhớ sống như con TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì phải xa lìa, từ bỏ lòng YÊU THƯƠNG và KHÔNG YÊU THƯƠNG như trong bài kệ đã dạy:
“Đối với chúng hữu tình
Từ bỏ gậy và trượng,
Chớ làm hại chúng sinh
Trong chúng hữu tình ấy
Đừng thương nhớ vật gì...”
Ngay khi chúng ta sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG thì chúng ta cảm thấy được sự giải thoát nơi thân tâm chúng ta, một trạng thái TÂM BẤT ĐỘNG, THANH THẢN, AN LẠC VÀ VÔ SỰ tuyệt vời. Một trạng thái mà người tu hành theo Phật giáo cần phải sống từng giây, từng phút, từng giờ v.v.. Trạng thái đó là CHÂN LÝ NIẾT BÀN THỨ BA CỦA PHẬT GIÁO, nó là trạng thái giải thoát hoàn toàn không ai dám phủ nhận. Bởi vậy trạng thái giải thoát của Phật giáo rất cụ thể và rõ ràng, nếu không tu tập thì thôi mà đã tu tập thì có giải thoát ngay liền không phải đợi chờ năm này tháng nọ hay từ ngày này qua ngày khác.
Vì thế ai sống được với trạng thái NIẾT BÀN này là người đã tu CHỨNG ĐẠO. Chứng đạo của Phật giáo rất đơn giản, chỉ có sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG, thế mà có mấy ai hiểu được. Vậy chúng ta là những người tu sĩ Phật giáo đi tìm con đường giải thoát mọi sự đau khổ trong cuộc đời này thì chúng ta hãy sống MỘT MÌNH NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.
Cho nên, trước tiên chúng ta nên tránh xa lòng YÊU THƯƠNG và KHÔNG YÊU THƯƠNG tức là chúng ta mới tập sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG.
Trên đây chúng ta mới tu tập hạnh buông xả lòng YÊU THƯƠNG và KHÔNG YÊU THƯƠNG thứ nhất để tập sống NHƯ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG. Và như vậy chúng ta còn phải buông xả bốn mươi mốt tâm niệm sống của thế gian nữa.
Tuy vậy chúng ta mới bắt đầu tu tập buông xả LÒNG YÊU THƯƠNG và LÒNG KHÔNG YÊU THƯƠNG, đó là cách thức tu tập thứ nhất “để làm CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG”. CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG tượng trưng cho sự giải thoát của Phật giáo. Khi đã sống đúng như bốn mươi hai bài kệ CON TÊ NGƯU MỘT SỪNG là giải thoát tại tâm trạng đó ngay liền. Như vậy giải thoát của Phật giáo không có khó khăn, không có mệt nhọc phải không quý vị?
Xem trạng thái giải thoát của Phật giáo đâu có khó khăn tu tập, đâu có xa xôi, đâu có tu tập mệt nhọc, chỉ biết buông bỏ LÒNG YÊU THƯƠNG và LÒNG KHÔNG YÊU THƯƠNG thì giải thoát ngay liền. Như vậy đạo Phật tu hành rất dễ dàng, đâu có phí công, phí sức. Chỉ biết buông xả lòng yêu thương và lòng không yêu thương thì ngay đó liền có sự an vui và yên ổn, tâm sẽ bất động, thanh thản, an lạc và vô sự. Và như vậy tâm hoàn toàn thanh tịnh, thật là hạnh phúc vô cùng, vô tận.
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Và đây là bộ sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã sưu tập (tạm thời), bạn có thể tải về: Click tại đây