Công lý và dục vọng

Hiển nhiên, không thể cãi được rằng, người ta sống ở đời đều mong được sống hạnh phúc, thoải mái, an toàn, tự do, bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc được xác định trong hiến chương Liên Hiệp Quốc về các quyền cơ bản nhất của con người. Chẳng lẽ, con người lại không muốn an toàn, nghĩa là lúc nào người ta cũng thích bị người khác rình rập săn đuổi, cưỡng bức bắt làm nô lệ, bị đánh đập, hắt hủi, đè nén, thậm chí thủ tiêu không khác gì một con sâu bị di mất tiêu?

Chẳng lẽ, con người sống mà không muốn thoải mái, được làm việc, được nghỉ ngơi theo ý muốn của mình mà lúc nào cũng chỉ như con sen thằng ở phải trông chừng ý thích của ông chủ? Chẳng lẽ, mỗi người sống lại không mang hạnh phúc mà chỉ tìm cách hiện diện ở đời như một nô lệ, một cỗ máy phục vụ cho mục đích của người khác, trong khi bản thân mình không có mục đích nào hơn là sinh ra để làm phương tiện?

Chẳng cần lý sự dài dòng, điều hiển nhiên nhất nằm ngay trong máu thịt tự nhiên của con người đó là: cuộc đời không thể sống được nếu không mưu cầu hạnh phúc. Chẳng lẽ, người ta có thể sống khi nơm nớp bị săn như con thú, sống hay chết chỉ nằm trong gang tấc hiểm họa của những nòng súng săn, những cung tên, hay lưỡi dáo? Trước hết, muốn sống thì phải được tồn tại một cách an toàn, nghĩa là cuộc sống không bị cướp đi một cách vô cớ. Tiếp theo, cuộc sống không thể gọi là sống nếu chỉ được tồn tại như một hòn đá nằm vô tri bên bờ suối, hay như một con trâu đang kéo cày cho chủ, hoặc một con lợn đang vục miệng vào chậu cám đầy ú cơm thừa canh cặn để mau chóng trở thành thứ xúc xích cho bữa ăn của chủ hoặc tồn tại như một cỗ máy hoạt động đều đặn không có nổi một chút đời sống của là hồn.

Cái đầu tiên chứng tỏ con người được sống nhất, đó là quyền được hạnh phúc. Bởi nếu không có quyền hạnh phúc con người khác gì cỗ máy kia được chế tạo một cách khéo léo, tra dầu mỡ, chỉ để vận hành một cách vô tri vô giác, hay hay như con lợn kia được vỗ béo nhưng đâu có phải được ăn uống thoả thuê cho chính cuộc sống của mình mà là ăn uống cho mục đích tăng trọng nhằm biến thân xác mình làm thức ăn cho bàn tiệc của người khác.

Hạnh phúc là gì? Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau, vừa rất trần tục vừa rất cao siêu, chẳng hạn có người nghiêng về thân xác thì định nghĩa hạnh phúc như những lạc thú của ăn uống, tình ái, nhưng người nghiêng về tinh thần thì định nghĩa hạnh phúc như quyền sống chói lọi cao vời vợi của linh hồn, như các nhà tu thiền chẳng hạn, các vị đó bỏ lại phía sau cuộc đời trần tục lên núi cao đóng cửa ngồi thiền và coi đó là một quyền năng hạnh phúc không gì sánh nổi.

Dù các ý kiến về hạnh phúc có khác nhau thế nào đi nữa, nhưng quan niệm về hạnh phúc đều có mẫu số chung căn bản, đó là: ăn no, mặc ấm, được hưởng thụ tình yêu LÝ và tình thương, được sống thoải mái trong danh dự mà không bị ai ruồng rẫy khinh thị, có công ăn việc làm, thành công và thăng tiến trên con đường sự nghiệp của mình… Về hạnh phúc chung, người ta thấy, số đông hoặc hầu hết mọi người trong xã hội đều đua tranh mong muốn có được, chẳng hạn một nếp nhà khang trang, một chiếc xe hơi đẹp, một người vợ hiền và những đứa con vừa xinh vừa ngoan, công việc thì thăng tiến, thu nhập cao, danh giá nhiều…

Về những giá trị hạnh phúc căn bản như người Trung Quốc vẫn ví, chẳng hạn về ăn uống nuôi sống con người: “Nhân dân lấy gạo làm trời”. Có gạo thì mới có ăn, có ăn thì mới sống, con người có sống thì mới hưởng được lẽ trời đất. Hoặc như mong muốn thành đạt và tình ái, người Trung Quốc hay nói “Song hỉ lâm môn”. Hai cái vui vào cửa, thường bao gồm: Thứ nhất thủ khoa, thứ nhì động phòng hoa chúc. Nghĩa là, học trò đi thi đỗ đạt vinh quy về nhà, sau đó lấy được vợ hiền hưởng đam mê tình ái.

Về hạnh phúc, dù có nhiều ý kiến khác biệt nhau nhưng nhiều triết gia phương Tây đã bàn đến, hạnh phúc căn bản của con người như cuộc sống, nghề nghiệp gia đình là mẫu số chung khác hẳn với cái gọi về sở thích của mỗi người, như anh thích ăn thịt bò, tôi lại thích ăn thịt gà, anh uống được cà phê, còn tôi lại sợ mất ngủ, anh bán tất tài sản đổi lấy một chiếc vé xem bóng đá, tôi lại chẳng tiếc tiền mua chiếc vé xem hoà nhạc… như vậy, đến đây chúng ta cũng dễ đồng ý với nhau: hầu hết mọi người đều phải quan tâm mong muốn, và truy cầu cái hạnh phúc căn bản của mình.

Về hạnh phúc, triết gia Kinh quan niệm một cách hết sức mạnh lạc rằng, đó là ham muốn của cá nhân phải được thoả mãn nhờ đối tượng thực hành, giống như “Người nào muốn ăn bánh mì thì phải nghĩ đến chiếc cối xay” (Celui quy voudrai manger du pain, aurait à imagier moulin)(l). Thật là một ý tưởng đích đáng của một triết gia được mệnh danh là "ông hoàng của Phúc Âm mới". Chúng ta muốn uống thì phải nghĩ đến nước cho dù nước sông, nước máy hay nước mưa, hơn nữa là bia, rượu vang, hay rượu mạnh. Chúng ta muốn ăn no thì phải nghĩ đến đồ ăn, đó là gạo thì phải đến từ những cánh đồng lúa nước, đó là lúa mì thì phải nghĩ đến những cánh đồng ôn đới, thức ăn chỉ được dọn lên bàn sau khi đã được đun nấu từ trong bếp! Còn muốn mặc quần áo người ta phải nghĩ đến thợ dệt, thợ may, một cách nghĩ rất hiển nhiên như người ta cần một chiếc áo chẳng hạn. Người ta nhất khoát phải để ý đến mặt vải mịn hay sần sùi, tức là cách dệt vải, và ngắm kỹ kiểu cách có làm mình thích không – đó là cách cắt may của người thợ may. Còn muốn đeo một chiếc nhẫn vàng, hiển nhiên người ta phải để ý đến vàng bao nhiêu tuổi, vàng chín hay vàng mười hoặc bao nhiêu ca-ra, rồi đến cách của người thợ kim hoàn làm ra chiếc nhẫn! Còn muốn trở thành một người được thăng quan tiến chức, người ta buộc lòng phải nghĩ đến một nhóm người nào đó, một cơ quan, một tổ chức, một nhà máy hay một thành bang, từ đó mới có thể mong muốn mình làm xếp nhất hay xếp nhì.

Mong muốn đều đối tượng của nó, và những đối tượng đó dẫu con người đến đâu?

Các nhà xã hội học Mỹ phát hiện rằng, trước khi những người da trắng Châu Âu tràn sang Châu Mỹ – ở đó người da đỏ sống theo bộ lạc du canh du cư, họ luân chuyển không ngừng, họ không bao giờ coi đất trời là của họ, họ đến rồi lại đi, để cho những bộ lạc đến sau kế thừa chỗ của họ, cũng như họ đang di chuyển đến một vùng đất mà một bộ lạc khác mới dời đi, đó là tập quán không bộ lạc nào có ý định sở hữu một vùng đất nào dù rất đẹp hay mầu mỡ, vì vậy không có các cuộc xung đột giành đất xảy ra. Chiến tranh giành đất chỉ thực sự bắt đầu khi những người Châu Âu đến rào mảnh đất mình vừa đặt chân, và gán lên đó một tấm biển mang tên mình. Đất đai bị chiếm dụng làm sở hữu của riêng, thế là các cuộc đấu tranh giành đất tương tàn một mất một còn diễn ra liên miên.

Xung đột tranh giành diễn ra không chỉ đối với đất đai và đỏ mạc, những kẻ săn lông thú ở Bắc Ca-na-da cũng đã từng san đuổi giành giật với nhau từng bộ lông, hay những kẻ săn cửa cá ở vùng Xi-bi-ri nước Nga cũng đã từng thịt nhau chí tử để giành lấy từng bộ da không thấm nước quí như vàng, còn các cuộc xung đột tranh giành từng thùng bùn để đãi vàng đã diễn ra trên khắp thế giới, vàng tắm máu ở California, ở Nam Phi và miền Viễn Đông nước Nga, vàng không chỉ biến thành vòng xoáy cho các cuộc tránh giành bạo lực, súng ống, băng nhóm mà nó còn cuốn hút vào giữa xoáy lốc của nó những dòng người ham hố vừa đi vừa cuốn theo cờ bạc, lừa đảo, đĩ điếm và vô vàn các tệ nạn khác.

Còn khao khát quyền lực, người Trung Quốc đã mô phỏng qua một câu nói: "Ở dưới một người và ở trên muôn người". Người khao khát quyền lực mong chỉ ở dưới một người là ông vua nào đó được gọi là thiên tử, còn thì ở trên muôn người là cả thiên hạ. Than ôi! ở đời còn gì sung sướng cho bằng được sống trên đầu trên cổ người khác, ta được làm ông chủ, còn người khác phải làm kẻ hầu người hạ cho mình thậm chí còn phải làm chó lợn. Nhà văn Vương Sóc trong cuốn sách "Người đẹp tặng ta thuốc bùa mê”(2) của mình đã lột tả đặc quyền của quan lại của Trung Quốc trong nước ông rằng: Đàn bà thì bị bó chân, đàn ông thì bị biến thành hoạn quan để nô dịch tuyệt đối cho chủ. Tóm lại người ta bó chân đàn bà để biến họ thành một thứ bàn chân bé, đùi nở, hông nở để trở thành một cỗ máy phục vụ tình dục một cách hữu hiệu nhất, còn đàn ông người ta vừa muốn dùng sức lực phục vụ của nó nhưng lại lo nó sàm sỡ vợ con mình, nên để yên tâm, người ta cắt béng cái giới tính của nó đi. Làm nô lệ như vậy còn nhục hơn làm trâu chó, vì trâu chó còn được giữ giới tính của nó, còn người bị thiến thì chẳng được sống cái quyền giới tính tự nhiên nhất của mình.

Văn hào Dostoievski có nói về ham muốn quyền lực của con người rằng "Con người là một sinh vật thích quyền lực, quyền lực đó dù chỉ ở trên một con ruồi". Người ham muốn quyền lực là người sống trên lưng kẻ khác, càng nhiều càng tốt, người hùng mạnh hơn thì cố có quyền lực trên đầu cả thiên hạ, người yếu hơn thì muốn làm ông chủ của một nhóm người, người yếu hơn nữa thì nạt nộ vợ con mong trở thành ông chủ trong mái nhà của mình, như người Việt lột tả qua phương ngôn.

Cha nói oan
Quan nói tiếp
Chồng có nghiệp nói thừa

Còn kẻ yếu hơn, không xưng hùng xưng bá với ai được thì muốn làm chủ từ con chó, con mèo, thậm chí trên cả lưng một con ruồi: có ít còn hơn không. Quyền lực là gì mà con người ham vậy. Như người Việt nói: “Một người làm quan cả họ được nhờ”. Người có quyền lực, không chỉ mình họ sướng vì được quyền sống ưu tiên trên vai những kẻ phải phục dịch mình, mà ngay cả họ hàng thân thích, bạn bè, đồng môn của họ cũng nhờ quyền lực mà được sống theo.

Và người có chức có quyền muốn bảo vệ quyền lợi cho mình thì cũng muốn kéo bè kéo cánh, làm sao để nhiều người hưởng sự ưu tiên do mình ban phát sẽ trở thành thế lực ủng hộ và bảo vệ mình, người ta tập trung thành cánh hầu để sống ưu tiên hơn người theo cách mà người Việt vẫn nói: “Ăn cây nào rào cây đấy”. Quyền lực là thứ săn đuổi một mất một còn đến mức, tuần nào chúng ta cũng được chứng kiến những nhân vật dã sử trong các phim truyền hình, anh giết em, con giết cha, thái hậu đẩy con xuống giếng để tiếm lấy quyền. Đúng như lời Dostoievski đã nói, con người đi săn quyền lực trên lưng cả mỗi con ruồi, còn trên lưng, trên vai, trên cổ, trên đầu đồng loại thì sao, đâu đâu người ta cũng thấy những xiềng xích, những máy chém, những song sắt, những liều thuốc độc, ‘những thùng thuốc súng, những cung tiền giáo mác dồn đuổi lẫn nhau để giành quyền lực, sự tranh giành đó không từ cả triết gia Socrate hiền như hiền triết đã thoái vị cả chức thủ tướng để làm người áo vải, cũng không từ cả Chúa Jesus người đến chỉ để tuyên xưng “Không phải để được phục vụ mà đế làm giá cứu chuộc con người”. Triết gia Hobbes đã lột tả cuộc săn đuổi chiếc ghế thống trị của con người như sau: “Mỗi người đều cố công phá hoại hay thống trị người khác”(chacun s’eforce de détruire ou de dominer l’autre) (3). Tại sao người ta lại phải một là thống trị hai là phá hoại người khác? Bởi vì có mỗi một chiếc ghế thiên tử, mà cả triệu người săn đuổi, thậm chí có tỉ người vào cuộc tranh giành. mình chưa thể ngồi được vào vào chiếc ghế đó thì phải tìm cách níu chân, phá hoại, đạp đổ, nặng hơn là ra tay hạ sát để cho những kẻ không phải là mình, không được ngồi vào đó.

Muốn làm vua thì phải hiểu được người ta ra không có ai có thể ngồi vào ngai thiên tử.

Quyền lực là thứ trăm người, nghìn người vạn người, triệu người, tỉ người giành nhau một chiếc ghế cao nhất mà triết gia J. Stuart Mill, còn nói cách hóm hỉnh rằng, ngày xưa người ta tranh nhau làm vua ngồi ngai vàng thì giờ đây người ta tranh nhau làm vua ngồi ghế da. Thực ra, quyền lực chỉ là một trong các cuộc truy cầu của con người, ngoài quyền lực ra, người ta còn truy cầu vật chất, các của ngon vật lạ, của qúy của hiếm, rồi mỹ nữ, tóm lại tất cả những gì thuộc về quyền lợi giúp cho người ta sống và hưởng thụ đều trở thành miếng mồi để săn đuổi, tranh giành. Nhà văn Tương Hiền Lượng, người Trung Quốc đã viết: “Cùng một mối lo người ta trở thành những người che chở nhau, cùng một mối lợi người ta trở thành kẻ thù của nhau”. Lịch sử đã nhiều lần chứng kiến khi gặp cảnh lũ lụt, mùa màng thất bát, những kẻ tha phương cầu thực phải tụ tập lại với nhau để bảo vệ lẫn nhau qua những vùng có chủ đất cát cứ, hay trong rừng thẳm lẫn non cao có các toán cướp rập rình, thậm chí bị dồn vào bước đường cùng người ta cũng sẵn sàng cấu kết nhau thành thảo khấu trộm cắp, cướp bóc, cấu kết thành đám đông để vừa bảo vệ lẫn nhau vừa tạo thành sức mạnh tập đoàn để hà hiếp những tập đoàn bé hơn. Đó là lúc cần sự liên kết để vượt qua cảnh khốn cùng, còn lúc vinh hoa thì sao?

Chao ôi, thi hào Shakespear đã lột tả vấn nạn đó qua bi kịch của “Vua Lia” khi phải tranh giành ngôi báu, chỉ có một cái nhưng anh em, chị em sao mà đông vậy, họ sẵn lòng quăng cha già ra ngoài mưa gió và cát bụi. Đây là một sự thật không chỉ diễn ra dưới thời phong kiến, muôn người đòi chiến lĩnh ngai vàng, mà diễn ra ở mọi thời đại, chẳng hạn sau thời cách mạng Pháp, chính Robespierre đã đưa các đồng chí từng sát cánh của mình là Dantoniste và Hébertiste lên máy chém cửa toà án cách mạng (3/4/1794), rồi chính Roberpierre cũng không tránh khỏi bị xử lử như tội đồ vào cuối tháng bảy năm 1794 ngay ở Tòa đô sảnh Paris (4) .

Ở Nga, các vụ thanh trừng lẫn nhau giữa Stalin và các đồng chí của mình diễn ra không kém mưu mô và tàn khốc, kết cục, lực lượng bảo vệ thép của Stalin cũng không thể bảo đảm cho ông được ngồi trên ghế lãnh đạo đến hơi thở cuối cùng của tự nhiên, mà ông phải ra đi trong sự can thiệp của bàn tay nhân tạo.

Ở Trung Quốc, với cuộc cách mạng tư tưởng văn hoá, sự thanh trừng diễn ra trên một quy mô rộng đến mức có đến vài chục triệu cán bộ và dân thường trở thành nạn nhân bị tố và chính trong bối cảnh đó, nhà văn Trương Hiền Lượng đã ngậm ngùi viết lên: “Cùng một mối lo người ta trở thành đồng chí của nhau, cùng một mối lợi người ta cắn xé lẫn nhau”.

Ở Việt Nam, tình trạng đó cũng không thể được gột sạch, mà ở nhiều nơi nhiều lúc, nó cũng chứng tỏ quyền lực là chiếc ghế tranh giành nhau tàn khốc đến mức nào. Rõ hơn cả, là sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, trước đó có biết bao đồng chí nhường cơm xẻ áo cho nhau trong những chuồng cọp ở nhà tù Côn Đảo. Vậy mà khi chiến thắng, tiếp quản Sài Gòn – hòn ngọc Viễn Đông, ai ngồi ghế nào, đã trở thành nhiều cuộc giành giật hạ bệ khá đau lòng thậm chí người ta còn gán tội cho nhau anh này đã đầu hàng, anh kia đã khai báo, còn anh nọ đã chiêu hồi, nhằm vô hiệu hoá lẫn nhau. Việt Phương là một quan chức cao cấp trong Chính phủ đã lột tả tình trạng đấm đá của các quý vị đồng chí như sau:

Ta cứ nghĩ đồng chí rồi còn ai xấu nữa
Hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương

Vậy mà:

Một phần tư thế kỷ cũng đã trôi qua
Đến bây giờ ta mới biết
Thế nào là yêu thương thế nào là chém giết

Ta đã thấy chỗ lõm lồi trên mặt trăng sao
Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao
Đâu phải rắn nằm phục giữa vườn hoa
Tất cả những kẻ tốt đến yếu mềm
Chỉ là đồ giẻ rách
Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta.

Bài thơ này muốn nói, tác giả vỡ mộng về những đồng chí của mình, mới đầu những tưởng "đồng chí rồi còn ai xấu nữa", người ta sẽ chia ngọt xẻ bùi cho nhau từng tấm áo, từng miếng bánh như đã đùm bọc nhau trong chuồng cọp không, đấy mới chỉ là cảnh khốn cùng. Người ta dễ trở thành những người đùm bọc lẫn nhau. Nhưng khi đã có chức quyền, trở thành quan cách mạng người ta đã sống âm mưu giành giật, chờ cơ hội hất cẳng nhau theo kiểu “Rắn còn nằm cuộn khúc giữa lòng ta”, thế mà bên ngoài vẫn trông củ mỉ củ mì theo kiểu: “Tốt đến yếu mềm”, thật đúng như người Việt bảo:

“Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nhan hiểm giết người không dao”

Ganh đua là sự thật, hơn thế nó là một quy luật được bắt rễ sâu từ trong tự nhiên. Về mặt xã hội, nếu không có ganh đua sẽ không có tiến bộ vì tất cả mọi người sẽ sống và làm việc như những con người vật vờ ngái ngủ, chẳng hạn mới đây, nhiều dân tộc có phương ngôn "biến chiến trường thành thị trường", chiến trường là nơi đua tranh bằng vũ khí và máu, chém giết lẫn nhau, anh còn thì tôi chết, tôi còn thì anh phải chết, nhưng khi chiến trường biến thành thị trường, sự ganh đua của vũ khí lắng xuống, ngay đó sự ganh đua của những quy luật kinh doanh xuất hiện, người ta giành nhau từng thị phần, từng khách hàng, người thắng thì giàu có vinh hoa phú quý, kẻ bại thì phá sản phải nhường bước cho người khác. Đó là sự ganh đua sạch sẽ, nó tạo ra động lực tiến bộ cho xã hội, và sắp đặt đúng chỗ. Ai có tài đua tranh đến đâu thì được hưởng vị trí đó.

Với quyền lực cũng vậy, xã hội cũng không thể vắng bóng hệ thống quản lý điều hành. Nhưng cái đáng bàn là làm sao phải tạo ra hệ thống đua tranh lành mạnh, như các cuộc bầu cử hoặc lấy phiếu tín nhiệm chẳng hạn, để bầu ra những người xứng đáng dẫn đầu đất nước, cũng như các ông Giám đốc quản lý Xí nghiệp. Có thể nói con người cũng như mỗi sinh vật đã mang dòng máu đua tranh ngay từ trong trứng nước chẳng hạn khi các con vật rượt đuổi con mồi, con vật nào nhanh hơn sẽ bắt được mồi ăn, khi con Kăngguru sinh đẻ, ngay khi chưa mở mắt, những con mới sinh phải quẫy đạp tiêu diệt lẫn nhau, và chỉ có một con chiến thắng cuối cùng mạnh nhất và nhanh nhất bò từ lỗ đẻ của mẹ lên chiếc túi ở trước bụng, được nấp và nuôi dưỡng trong chiến túi đó mới có hy vọng sống, với con người cũng chẳng khác mấy, trước khi tạo thành phôi thai, ước có khoảng năm chục triệu tinh trùng của cha lao vào tử cung của mẹ, chỉ duy nhất một con mạnh nhất, nhanh nhất trong số năm mươi triệu con đó mới đến được vỏ trứng, một quả trứng cũng đã được đặc tuyển sau khi loại bỏ những quả trứng khác, tách vỏ ra để đón nhà quán quân duy nhất chui vào, để tạo thành thai nhi. Mặc dù, con người mang từ trong máu cuộc chạy đua giành cuộc sống như các loài khác của tự nhiên, nhưng con người đã khác hẳn các loài khi biến mình thành một xã hội có giáo dục, có văn hoá, có văn minh, con người vượt đến tầm vóc đó bởi lẽ đã biết đào luyện cho mình một cuộc sống của lý trí công lý, và đạo đức vượt thoát khỏi đời sống sơn lâm dã thú nơi thiên nhiên an bài.

Đó là mục đích chính của cuốn sách này. Trước hết, chúng ta đã bàn đến tính tất yếu của khao khát truy cầu hạnh phúc cho cuộc sống. Nếu không có lạc thú thì cuộc sống có được món quà tặng nào hoặc có bữa tiệc đời nào dễ mời gọi người ta sống? Nhưng con người sống không thể lấy hạnh phúc của người này làm bất hạnh của người kia, coi mình là ông chủ còn kẻ khác chỉ là nô dịch phục vụ mình, phải sống như trâu như chó, triết gia Mill đã nói: “Nhân loại tốt vì nhau chứ không phải tốt cho một số người”. Lịch sử đã minh chứng bất cứ thời nào, ở đâu, nếu có một nhóm người này đòi sống ưu tiên trên nhóm người khác thì đấu tranh tương tàn sẽ liên miên tiếp tục xảy ra cho đến khi nào kẻ đòi ưu tiên kia bị hạ bệ. Các cuộc chiến tranh lãnh thổ thuộc địa, giải phóng nô lệ đã chứng tỏ sự thật đó. Mạnh hơn tất là cuộc giải phóng phụ nữ diễn ra ngay thế kỷ XX. Một người phụ nữ, một người vợ dịu hiền, một đứa con xinh xắn, cùng chủng tộc, cùng đẳng cấp vậy mà khi bị đẩy vào thế lép vế đã đứng lên khước từ đàn ông kẻ trực tiếp chia sẻ lạc thú tình ái với mình, đòi quyền bình đẳng, làm sao không bị cư xử như máy đẻ hay con sen mà là bà hoàng của tình yêu. Và thế giới đàn ông đã chùn bước, chủ nghĩa lãng mạn ra đời chính là hồi chuông ngân nga chào đón những người đàn bà bước từ trong xó bếp ra ban công để được tấn phong thành nữ hoàng của tình yêu, chiếc tạp dề đã được tháo ra để đan thành một chiếc vương miện đội lên đầu những nàng cô-dét mới.

Công lý là cái lý của chung. Giản dị theo cách của người Trung Quốc nói "Mi không đụng đến ta, thì ta không đụng đến mi". Con người sẽ sống thế nào khi xung quanh là những kẻ rình rập đang chờ cơ hội để săn mình như con mồi? Không, chắc chắn là con người không thể sống mà không có xã hội, hoặc ở bên ngoài xã hội, câu chuyện thực về anh chàng Robinson kia thật là một minh chứng mạnh mẽ, anh là một thuỷ thủ đi theo một con tàu ngày kia con tàu đậu vào một hòn đảo hoang vu kiếm nước ngọt và nghỉ ngơi, trước khi tàu nhổ neo, dự cảm về con tàu sẽ gặp bão, anh liền xin với thủy thủ đoàn cho anh ở lại và được chấp thuận. Con tàu dời đi và sau đó gặp bão chẳng còn ai sống sót. Còn lại một mình Robinson sống trên đảo hoang, dù thức ăn nhiều, thịt thú rừng, tôm cá và măng rừng không thiếu, nhưng anh vẫn không ngừng ý thức về tình trạng cô đơn của mình, anh khắc dao vào gậy đánh dấu từng ngày phải xa loài người, anh cũng chào đón những ngày lễ tết, ngày Chúa Giáng sinh, ngày Chúa phục sinh, để tự mình chứng tỏ cho đến ngày nào ta còn sống theo tập tục của con người. Sự chứng minh này là một bằng cớ mỗi ngày lại quyết liệt hơn trong tâm hồn, bởi lẽ, tóc và râu của anh mỗi ngày mỗi dài hơn, và sống giữa đảo hoang, giữa muôn vàn cây cối và muông thú, vắng biệt bóng con người càng làm cho anh mỗi lúc một cảm giác hình như mình chỉ là một con thú đi hai chân giữa bầy thú hoang, điều đó càng tự thôi thúc anh suy nghĩ và sống theo tất cả những gì thuộc về tập tục của con người. Anh làm bè, tập nói, làm cờ hiệu để vẫy gọi những con tàu đi qua hòn đảo, cho đến một ngày sau vài nam, anh mới được một con tàu đón đi. Con người phải sống có đồng loại, điều đó đã được văn hào Exupery lột tả qua tác phẩm "Những chuyến bay đêm" một ngày chiếc máy bay trục trặc lao xuống sa mạc, viên phi công rơi xuống một biển cát mênh mông, không thức ăn, không nước uống, và anh bò đi đến khi sức cùng lực kiệt, chỉ còn chờ chết, chợt những người thổ dân đi qua. Chúa ơi, anh thấy họ như thấy các thiên sứ của sự sống, anh chồm người lên vẫy họ, và khi họ đến gần miệng anh kêu cầu chữ "nước" bằng tiếng Pháp là “l’eau”, sợ họ không hiểu, nào ngờ họ cho anh ăn, đắp chăn cho anh ngủ, họ làm tất cả những gì để cứu sống và hồi sức một người suy kiệt, không cần biết ngôn ngữ anh nói với họ là tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Ả rập, hay tiếng Latinh. Éxupery gọi, đó là ngôn ngữ của sự sống, của con người và của nhân loại. Chúng ta thử đặt câu hỏi, chàng phi công kia sẽ sống thế nào, khi đồng loại vừa nhìn thấy anh sức cùng lực kiệt, bèn xẻo thịt đưa lên bếp lửa nướng như một con mồi bất hạnh.

Nhưng, con người sống công lý không phải chỉ vì phải sống chung với đồng loại, mà tự thiên khi con người sống lý trí con người đã tiến đến công lý, vì lẽ, bản thân lý trí luôn vận hành đến nguyên lý. Nói giản dị như triết gia Hegel: những chiếc cột dựng nghiêng sẽ đổ, vì thế khi dựng nhà người ta luôn phải có xu hướng dựng thẳng những chiếc cột lên. Vì thế nhà không ai bảo ai, đều nhất tam đồng lòng dựng cho cây cột đứng thẳng. Như vậy, khi lý trí của mỗi người biết đến cái lý phải làm, tự nhiên cái lý đó gặp nguyên lý chung – tức là công lý. Vậy thì, không chỉ có bản năng đòi hỏi hạnh phúc cho mình, mà lý trí luôn suy xét tìm một hạnh phúc lớn hơn, tốt lành hơn, ưu việt hơn. Tại sao chúng ta phải bàn một hạnh phúc có sự tham gia của lý trí? Điều đó không phải chúng ta vội vàng khiên cưỡng đem đến cho lạc thú một ông thầy lý trí khổ hạnh (trời ơi, lạc thú làm sao mà khai triển nếu có một thầy tu lý trí cứng nhắc khắc khổ đứng giám sát ngay bên?) nhưng như có một triết gia nói, chúng ta làm sao hình dung nổi lạc thú không có sự tham gia của lý trí cùng đòi hỏi. Bản thân dục vọng, đơn giản như ta muốn gặp bạn tình, về mặt cơ thể, các hóc-môn trong người tăng trưởng để tăng khao khát, thậm chí nó tăng vọt để bắt con người phải nổ tung trong cuộc tìm kiếm gặp gỡ, một thôi thú không đừng được, cơ thể mỗi lúc một kích thích thêm sự căng thẳng, những sợi dây thần kinh từ não nối đến các chi thể căng như những dây đàn đòi những tiếng tơ đàn ập đến nếu không chúng sẽ đứt.

Khoa học hiện đại càng chứng minh, bộ não con người không phải không biết hưởng lạc mà hơn bao giờ hết nó tham dự, chi phối vào các cuộc hưởng lạc, tâm trí càng căng thẳng thì lạc thú càng được dọn trên những dây thần kinh sẵn sàng lý tưởng nhất. Thể xác luôn dính với tâm hồn đến độ, người Pháp nói: "Khi bụng đói thì tai không muốn nghe", còn triết gia Bergson thì phát hiện, cho dù mắt người ta có nhìn qua cửa sổ có cả ngàn vạn sự kiện xảy ra người ta cũng không nhớ gì cả, chỉ khi nào tâm trí chú mục vào việc nào đó, cảm xúc mới trỗi dậy sự phấn khích được ấn tượng, và người ta mới ghi nhớ. Như vậy, khoái lạc không chỉ là việc của thể xác, mà còn là việc của lý trí, trong mối tương hỗ không thể tách dời khi muốn nhìn nhận khoái lạc một cách toàn thể. Có một câu chuyện biểu tượng rất dễ hiểu. Một ngày có hai chiếc bình cùng được người thợ gốm nặn lên. Nặn xong, cả hai đều mịn màng màu đất sét, rồi được vẽ hoa văn và được tráng men. Sau đó người thợ đưa hai chiếc bình vào lò cùng những đồ đất sét khác. Nhìn ngọn lửa cháy trong lò rừng rực bỏng rát một chiếc bình vẫn dấn bước còn chiếc bình kia thì lủi trốn phía sau những đồ vật.

Chiếc bình lủi trốn nhìn thấy chiếc bình kia phải cho vào lò thì tự đắc chắc mẩm rằng, đúng là kẻ dại dột, thân hình đẹp thế kia mà phải cho vào lò nướng thật bỏng rát, khủng khiếp làm sao! Trái lại, ta thật được mát mẻ vì đã khôn khéo thoát khỏi lò lửa đó. Rồi vài ngày sau, người thợ gốm lấy chiết bình đã nung ra, xếp vào kho, ông ta cũng xếp cả chiếc bình chưa qua lửa cạnh đó. Một ngày bão táp và mưa sa ào tới, mái kho bị dột, nước xối từ trên mái xuống. Trời ơi, chiếc bình đã qua lửa nhờ nước mưa gột trôi đi lớp bụi phủ, lộ ra lớp men đẹp tuyệt trần! Than ôi, còn chiếc bình không qua lửa bị nước xối, nhũn và mủn rồi nát thành đất sét. Câu chuyện trên đã hoàn toàn cho chúng ta thấy, cũng là đất sét, nhưng một chiếc bình đã tôi luyện qua lửa bỏng rát, thì đứng vững và càng đẹp hơn nhờ mưa sa bão táp, còn chiếc bình ngại rèn luyện kia đã bị tàn rữa thành bùn. Vậy thì có nên luyện lý trí hay mặc kệ cho bản năng tự hưởng, cái nào sẽ gặt hái nhiều hạnh phúc hơn? Không câu trả lời của nhân loại luôn luôn sẵn sàng là: đặc ân lớn nhất của loài người là được thừa hưởng nền "giáo dục". Giáo dục tức là giáo hoá bản năng, để biến những chiếc bình đất sét thành bình gốm, hơn cả thế những trình độ cao học còn có tham vong biến bình đất sét thành những bình bạc, bình vàng, bình ngọc, những chiếc bình không chỉ để đựng mà còn có thể ngân lên tiếng chuông tiếng khánh. Hạnh phúc đâu chỉ có thể là thân xác, ăn lắm uống nhiều, tình dục thả cửa là hạnh phúc. Như rất nhiều tỉ phú tiền chất đầy kho, nhà nhiều cái tòa ngang dãy dọc, xe hơi nhiều cái mỗi cái một kiểu, vậy mà chính những con người thừa mứa trong vật chất đó đã phải thốt lên: dù giàu có thế nào, người ta cũng không thể ngủ cùng lúc trên hai chiếc giường, đi cùng lúc trên hai chiếc xe và ăn cùng lúc ở hai nhà hàng đặc sản thú rừng hay cá biển. Vậy người ta có thể cùng lúc tình ái với hai người đàn bà. Đó là câu hỏi vừa trực tiếp vừa biểu tượng, xưa kia nhiều vua chúa có trăm nghìn cung nữ ở trong cung, vậy mà họ vẫn phải lập từng chỗ ở cho các phi tần và chọn mỗi người cho mỗi đêm, mặc dù vậy những cảnh ghen tuông, tàn sát, giết chóc liên tục xảy ra, người ta phải trả giá rất đắt cho thú vui đòi chung chạ đó. Cái giá mà nhà thơ Chi-ma Trung Quốc đã từng nêu lên: Đàn ông Trung Quốc vì hám năm thê bảy thiếp nên suốt ngày lụt lội trong chuyện chăn gối, xã hội không tiến triển được, lạc hậu, nghèo đói, lộn xộn. Đàn ông suy nhược không thể tiến thủ, bao nhiêu tinh hoa đều đã được đốt cả cho dục vọng háo sắc, Vua Chúa Trung Quốc yếu đến mức nào? chúng ta dễ thấy, ở Trung Quốc đầy núi non, mà người ta còn chơi giả sơn là những hòn đá được đặt trong nhà thay núi, vua chúa lúc nào cũng đi dưới mái nhà, đã thế phải có tàn che, chưa ngồi đã có người đến đấm bóp cơ thể, rồi cả vua cả các cận thần còn chú mục say sưa chơi trò "chọi dế”, hai con dế mèn đánh nhau trên mặt đất rộng bằng chiếc lá khoai, mọi người chúi mắt vào xem, chỉ để khỏi phải diễu cái thể xác ửng toàn sâm quý thuốc bổ ra ngoài trời. Còn vua chúa Việt Nam thì sao? Than ôi, mở sách sử ra đọc, thật khó tìm thấy ông vua nào thọ quá ba mươi tuổi. Không chỉ với các vua chúa theo các báo cáo khoa học của các nhà khoa học thế giới rất nhiều vùng ở châu Phi, vì con người sống buông thả theo dục vọng tự nhiên quá sớm, đàn bà ở trần, đàn ông đóng khố, mới lớn lên hóc môn giới tính vừa hoạt động, đã lao ngay vào các cuộc hoạt động đem hạt giống hóc môn, cũng chính là tiềm lực tăng trưởng và phát triển ra để tiêu xài, khiến tuổi thọ trung bình rất thấp, có nhiều nơi, người ta thật hiếm thay một cụ già nào trên năm mươi.
Hạnh phúc chí ít là đặc ân cho cuộc đời, vậy thì làm sao có thể coi những lạc thú vô độ là hạnh phúc khi nó tiêu diệt chính cuộc sống của con người? Giờ chúng ta hãy thử nhìn lạc thú cực khoái mà không ít người tìm kiếm thú thuốc phiện hay dùng ma tuý chẳng hạn, đó là thứ móc-phin cực mạnh, có tác dụng đánh mạnh vào hệ thần kinh, khiến thần kinh mê mẩn, gây ra những phút đê mê, quên trời, quên đất, quên cuộc sống hiện tại, quên cả bổn phận làm người của mỗi cá nhân.

Một thú vui say sưa đến vậy, nhưng tại sao mọi người lại có con mắt thương hại khi nhìn thấy những người chót xa vào đam mê đó? Xã hội còn lập ra cả những trại cai nghiện để giúp những người nghiện ngập bỏ đi thú say sưa, mà lý trí bị đánh mất đến mức thân xác trông giống một cái gì khuyết tật, nó xanh xao, gầy mòn, ẻo lả, yếu ớt trông thật giống một cơ thể sống không ra sống, chết không ra chết, giống Pascal nói: “Tôi có thể nhận ra một người mất tay, mất chân, mất đầu. Nhưng tôi không tài nào nhận ra con người chẳng có tinh thần” (Je púi bien concevoir un homme sans mains, pieds, tête. Mais je ne púi concevoir l’hmme sán pensée)(5). Cuộc sống sao có thể được coi là hạnh phúc khi con người vì bạc nhược muốn ngủ vùi trong bổn phận của mình đã dùng nhưng toa thuốc mê liều cao đầu độc thần kinh làm cho thân xác định chôn vùi trong một ý thức đang cố tình lãng quên cuộc sống, cuộc sống còn có ý nghĩa gì khi người ta sống bằng cách quên sống, hoặc sống lay lắt vật vờ như chính con người không mang nổi trọng lượng của cuộc đời đã coi cuộc đời như một thứ có mặt đáng nguyền rủa, và phải dùng những liều thuốc mê để vùi quên cuộc đời! Nhưng oái oăm thay, vì thiếu tỉnh táo, người sử dụng các chất kích thích như thuốc phiện, cần sa, hay ma tuý, hoặc rượu đã không nhận ra rằng người ta muốn ngủ quên trước gánh nặng cuộc đời thì lại càng làm cho nó nặng hơn bao giờ hết, bởi vì đó là những thứ xa xỉ rất đắt, mà những người lười nhác không có nguồn thu nào để tiêu sài mãi những thứ đó, kết quả ma tuý đã cuốn người ta vào các vòng tội lỗi ghê tởm, ăn cắp, ăn cướp nhà băng, lừa đảo, đĩ điếm để lấy tiền trích ma tuý. Ma tuý kể cả kẻ mua người bán, kẻ sản xuất lần người tiêu dùng đều dẫn người ta vào những vòng lao lý, những án chung thân, những tội tử hình, đạo đức bại hoại, thân xác sụp đổ, cuộc đời tàn tạ chóng vánh. Đó cũng là cảnh mà trước đó những băng nhóm buôn rượu lậu và những người nghiện rượu mắc phải.

Những băng Mafia buôn rượu lậu vòng từ Italia qua Anh rồi qua Mỹ, những vụ thanh trừng giết hàng loạt xảy ra, những song sắt nhà giam chật ních tội phạm, những kẻ say ngất ngưởng nam vạ vật trên đường phố, nhà máy công sở đình trệ sản xuất, phố phường chất đầy tội phạm và đĩ điếm, theo một số người ngay cả việc Tổng thống Mỹ John Kennedy bị ám sát cũng là do việc bầu cử của ông ta có dính dáng đến một băng nhóm Mafia.

Thật trớ trêu, khi người ta muốn đánh đắm mình ở trong các cơn say để quên để gánh nặng của cuộc đời, thì lại càng sa xuống bùn để cho gánh nặng đó càng nặng hơn. Dại dột hơn thế, nhiều kẻ say sưa còn chặt đứt cả những phương tiện sống, những sở trường, những công việc giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của mình. Chẳng hạn, mới đây cầu thủ tiền đạo Mutu rất tài năng, sút được cả hai chân, đầu quân cho đội Chelsea đang lên như diều trong giải bóng đá vô địch Anh quốc, cũng như cúp C1 của các câu lạc bộ hàng đầu châu Âu, đúng vào lúc đội bóng đang ôm những tham vọng to lớn, thì Mutu bị loại khỏi cuộc chơi vì dính vào ma tuý. Đáng tiếc thay, một tài năng đang độ nở rộ như vậy, lương cả triệu Euro mỗi năm, mà lại bị gạt ra ngoài rìa khỏi cuộc chơi của mọi người, vị huấn luyện viên của đội bóng nói: "Chúng tôi phải nói “không” với Mutu, vì một cầu thủ chuyên nghiệp thì phải biết mình được làm gì". Cái gì đang làm, cái gì không được làm, cái gì đáng thụ hưởng, cái gì không được thụ hưởng, đó là sự phân biết cái tốt, cái xấu của lý trí. Và một khi lý trí không còn biết phân biệt thì sẽ rơi vào tình trạng đáng tiếc, cầu thủ Mutu cũng chỉ là một thí dụ đáng tiếc trong vô vàn thí dụ, khi con người đã không biết dùng lý trí để cầm lái cuộc đời mình. Thế là vài lọn khơi móc – phin đã đốt cháy cả cuộc đời, thành thân bại danh liệt.

Giờ nói đến thú vui cờ bạc cũng được nhiều người đam mê không kém. Ở đời ai chẳng thích có nhiều tiền như người Việt nói: “Có tiền mua tiên cũng được”. Hay như cách nhiều người quan niệm, có tiền là có tất cả, nhà cao cửa rộng ư – mua được ngay, xe hơi hiện đại ư – sắm được liền, còn vợ trẻ và đẹp – chẳng lẽ nhiều tiền lại không cưới được…. Muốn có nhiều tiền thì hãy lao động nhiều, có trồng cây thì có ngày hái quả, nhưng còn có quá nhiều người dại dột cho rằng, họ có thể làm giàu chóng vách nhờ đánh bạc, trong chốt lát đặt một chút tiền vào cửa ru-lô đặt một ăn trăm, ăn nghìn, ăn vạn, hay ăn triệu, thế là nhoáng một cái nếu may mắn tiền sẽ đổ vào túi mình như thác lũ. Bỗng chốc tay trắng nổi cơ đồ. Ở đời, không làm mà muốn ăn nhiều, không chỉ có đánh bạc, mà nghề đạo chích chuyên khoét ngạch trèo tường, cũng có thể "Một đêm ăn trộm bằng ba năm làm". Nhưng đi ăn trộm “đi đêm lắm có ngày gặp ma”, trước sau cũng bị người ta bắt được, tống giam vào ngục, bởi thế người ta thích lao vào cờ bạc hơn, vừa được bước vào nơi đèn đuốc lập loè trông vừa oai vừa danh giá, vừa không phải khoác lấy nỗi lo trở thành tội phạm, lại vừa có thể không cần một đêm mà chỉ trong thời gian chưa tàn điếu thuốc, giấc mơ triệu phú bỗng trở thành hiện thực. Đây là một đam mê thật dại dột được bắt nguồn từ những trí não lười biếng: muốn ăn nhiều có cả nhà lầu, xe hơi, quần áo đẹp, mà không muốn làm. Văn hào Oc tavio Paj đã có một phát hiện đầy chí lý: ở đời chưa từng có kẻ nào hy vọng sống sung túc vì cờ bạc rút cục lại không phải sống trong nghèo đói khốn khổ. Đó là nguyên lý nhân – quả tất yếu, mà từ xưa đến nay từ Chúa Trời đến Đứa Phật cũng không thể vượt qua việc, có trồng cấy có gặt hái, có làm mới có ăn như người Việt nói “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Người Trung Quốc nói một cách tất yếu rằng: “Đồng tiền không phải của anh sẽ không bò vào túi anh”. Những kẻ không làm lại ôm giấc mộng làm giàu bằng những con bài không đổ mồ hôi ở nơi bài bạc, có thể lúc nào đó trúng nhiều tiền, nhưng đó chỉ là những đồng tiền vãng lai đến thăm trong nháy mắt rồi lại ra đi, chúng là những đồng tiền dạo chơi chứ không phải những đồng tiền sở hữu mà có thể nằm sâu trong túi những con bạc để giúp cho giấc mộng của họ trở thành hiện thực. Người Việt có câu:

“Của trời trời lại lấy đi
Giương đôi mắt ếch làm chi được trời!”

Cờ bạc không những chẳng nuôi sống người ta, mà còn làm cho lắm kẻ khuynh gia bại sản, bán vợ đợ con, thân gửi chốn lao tù làm bạn cùng song sắt với đồ ăn cơm hẩm cháo hiu. Quả thực những kẻ “há miệng chờ sung”, nếu sung có rụng đúng miệng thì cũng chỉ là qủa sung, chứ làm sao chó thể biến thành quả dưa hấu hay quả đào lại càng không thể nào biến thành cao lương mỹ vị. Lạc vào chốn cờ bạc là lạc vào nỗi đam mê cay cú say như điếu đổ, nhưng đó có phải hạnh phúc không khi nó nhấn chìm người ta trong nghèo túng, thiếu danh dự, và lao tù.

PHẦN 2

Con người sống cần hạnh phúc. Nhưng như trên chúng ta đã bàn, hạnh phúc cho cơ thể rất giới hạn vì người ta cùng lúc không thể ở hai lâu dài, ngủ hai giường và đi trên hai chiết xe hơi sang trọng. Thân xác giới hạn như người ta vẫn nói: chiều cao từ chân lên đầu chỉ có giới hạn trong mức hai mét, nhưng chiều cao của tâm hồn từ đỉnh đầu lên đính trời là vô tận.

Bởi thế, hạnh phúc cho thân xác chỉ giới hạn qua ăn uống, mặc, tình dục nhưng tất cả chỉ chừng mực, người ta có ăn thùng uống vại thì còn thua xa con cá voi hít một cái đã có cả đàn cá con chui vào trong miệng, người ta có thích mặc diện cũng không thể mặc cả tủ quần áo, có thích đeo khuyên tai cũng chỉ đeo được mỗi cái mỗi tai, thích đeo dây chuyền cũng phải chọn cái nào phù hợp, thích đeo nhẫn mỗi ngón tay cũng chỉ đeo một cái là còn cử động được, đeo nhiều hơn sẽ không thể cử động, người ta khoe mình có khả năng tình dục mạnh mẽ ư, hãy nhìn con dê cụ kia, mỗi buổi sáng ra nó đứng chặn trước cửa chuồng, mỗi con cái đi qua phải đóng thuế cho nó một xuất tình dục như vé cửa, mỗi buổi chiều về nó lại đứng chặn trước cửa chuồng bắt tất cả các con cái phải đóng thuế tình dục mới cho vào, vậy thì khả năng tình dục của con người đã thấm tháp gì? Có thể giới hạn thì hạnh phúc mà đó đòi hỏi cũng chỉ giới hạn.

Trái lại tâm hồn là vô hạn nên hạnh phúc mà nó đòi hỏi cũng vô hạn và khi tâm hồn tham dự với thể xác thì nó cũng nâng cánh cuộc đời đòi hỏi hạnh phúc của thể xác về vô hạn. Người ta có thể ví nếu tâm hồn người bé như chiếc thìa kia nước mưa có đổ xuống từ trời cũng chỉ đón được vài giọt còn bao nhiêu bắn ra ngoài hết, nếu tâm hồn bằng chiếc cốc nó sẽ đựng được nhiều nước mưa hơn. tâm hồn là một cái hồ sẽ dựng nhiều gấp bội, lúc đó hồ nước không chỉ có cá tôm bơi lội tung tăng mà nó soi bóng được cả mây trời lẫn núi cao. Tâm hồn lớn từng nào sẽ chứa đựng từng đó nguồn nước của hạnh phúc, trái lại tâm hồn nhỏ bé sẽ đựng một chút nước hoan lạc vừa khít như thân xác, chẳng hạn, thân xác người khỏe có thể ăn gấp mười lần người yếu, nhưng tâm hồn người thông thái và người bình thường khác hẳn nhau, đầu người thông thái có thể chứa thiên kinh vạn quyển, trong khi đó đầu người bình thường chỉ chứa được dăm cuốn sách quèn. Có thể lấy đôi mắt ra ví, các nhà khoa học phát hiện vì cấu tạo của mắt con người đặc biệt nên có thể phân biệt được hàng triệu mầu sắc khác nhau, trái lại các con vật dù có thể nhìn được rất xa hay nhìn xuyên bóng tối cũng chỉ phân biệt vài màu theo kiểu trắng đen. Vậy một người có đôi mắt thưởng thức hội họa đã sắm cho mình bức tranh cả triệu đô la thì thật khác xa một trời một vực với người chỉ treo vài bức ảnh dán tường. Về tai chẳng hạn, người có tâm hồn âm nhạc biết nghe cả trăm giai điệu – hoà âm êm ái du dương, trái lại tai người thô lỗ chỉ nghe được tiếng trống tiếng mõ. Thi hào Walt Whitman đã từng viết:

Tôi với em không một xu dính túi
Vẫn mua được hương thơm của cả trái đất này

Tại sao con ong ngửi thấy mùi phấn hoa để hay đến hút nhụy, còn con ruồi thì chỉ hay đến những chỗ có cơm thừa, canh cặn? Bởi lẽ con ong có được khứu giác và chức năng ngửi phấn hoa và kéo mật, còn con ruồi chỉ có mỗi khứu giác đi tìm đồ ăn.

Trong câu thơ trên, thi hào Whitman muốn nói, dù con người có thể nghèo vật chất, nhưng với khả năng đặc biệt của tâm hồn con người vẫn có thể thụ hưởng cả những tinh hoa vô giá của vũ trụ. Cùng một cách nghĩ như vậy, người Việt bảo: “Đàn gẩy tai trâu”. Có nghĩa, ngu như con trâu thì có nghe thấy âm nhạc cũng chẳng ích gì, vì chiếc tai u mê nặng nề của nó làm sao thưởng thức được âm thanh.

Như vậy, chúng ta đang bàn đến chiều cao của tâm hồn vời vợi và lồng lộng tham dự vào cuộc truy cầu hạnh phúc cho và cùng thân xác. Nhưng đó chưa phải nơi xuất phát của chúng ta. Nơi xuất phát ngay bước chân đầu tiên là, lý trí tham dự ngay vào cảm giác đi tìm hạnh phúc. Chẳng hạn, một đứa trẻ nhìn thấy quả ớt không dám ăn vì nó sợ cay, nhưng nhìn thấy cái kẹo nó vồ lấy ngay. Nghĩa là, ngay từ việc nhỏ nhất như ăn gì, uống gì, lý trí con người đã thẩm định cái đó có ăn, có uống được không? Hoặc trong đêm tối người ta dùng mình khi chạm phải một sợi dây dài vì nghĩ đó là con rắn. Và mỗi bước chân qua suối con người sẽ dò dầm xem bàn chân đã đặt vào chắc chắn chưa rồi mới bước tiếp. Đó là vài cái nhìn để chúng ta sửa soạn bước vào bài học căn bản nhất, danh giá nhất, sớm sủa nhất của đạo đức loài người. Đó chính là bài học của Socrate tranh luận cùng các học giả khác để tìm đến nguyên lý của dục vọng và đạo đức bất khả chối từ của loài người.

Mở màn, Socrate quan niệm: mắt con người phải sáng thì mới nhìn ra nơi tốt lành để bước. Bước những bước tốt lành đó là hạnh phúc, bởi vì, chẳng lẽ vấp ngã bươu đầu chảy máu lại là hạnh phúc. Socrate đưa ra một công thức bất hủ:

Lý trí = Đạo đức = Hạnh phúc

Một cách giản dị, Socrate đưa ra hình ảnh con người đi trong hang rất nổi tiếng. Trước hết. con người ở trong hang tối tăm ẩm thấp, lạnh lẽo, người đó phải dò đường bước, không biết có bước hụt vào lỗ sâu, hay va đầu vào vách đá không, để đi được tiếp, người đó thắp lên một cây đuốc, và nhìn thấy lờ mờ, chỗ sáng tối, chỗ nhô ra thụt vào, và đi đã nhanh hơn, nhưng vẫn còn dò dẫm, chỉ khi người đó bước ra cửa hang nơi ánh sáng chan hoà, mọi vật hiện ra rõ ràng, chỗ nào cần đặt chân, chỗ nào có thể ngồi nghỉ, và mọi hành động đều được an tâm mà không phải lo vấp chõ này va chỗ kia. Socrate ví đó là trạng thái viên mãn của lý trí và hạnh phúc. Lý trí là gì? Là người ta được thắp ngọn đuốc lên để chiếu sáng cho mình, và càng bước ra cửa hang ánh sáng càng soi rõ, nhờ có ánh sáng người ta phân biệt chỗ khô, chỗ rắn để bước, chỗ ướt, chỗ sâu để tránh, và bởi được đặt bàn chân vào chỗ cần đặt, tránh chỗ cần tránh được ta không bị ngã tức là “Tốt lành”, (từ “Tốt lành” dịch nghĩa theo tiếng Hán là “Thiên hảo”). Vậy thì thật rõ ràng: Lý trí chọn con đường tốt lành cho nó – do chính là đạo đức, vì có đạo đức người ta tránh được vấp ngã và được tốt lành – đó là hạnh phúc.

Như vậy, từng bước chân của con người, cho đến từng miếng ăn con người đều phải dùng lý trí để chọn. Giả dụ, một kể muốn hành lạc, tìm đến một ngõ phố tối tăm đầy rẫy gái làng chơi cùng những kẻ bất lương, chúng xúm lại lột ví, lột quần áo của gã. đánh đập rồi ném xác xuống dòng sông để phi tang, như vậy liệu hắn có kịp có cơ hội để hành lạc? Lý trí phải sáng suốt giống con mắt được nhìn trong ánh sáng, để phân biệt cái tốt – cái xấu cái phải – cái quấy, cái đáng làm, cái không được làm, cái không ngại, cái nên tránh, thì con người mới có thể không vấp ngã và thụ hưởng hạnh phúc, trái lại nếu lý trí tối tăm như con mắt không thể phân biệt trong bóng tối người ta sẽ sống một cuộc đời mò mẫm, dò dẫm, vấp ngã, và bất hạnh. Socrate bàn, khi có lý trí tự nhiên con người chọn đạo đức để tự o bế, kìm hãm hay phá bỏ dục vọng của mình, giống như chiếc xe chạy trên đường đã đắp theo mô hình nhất định và tuân thủ các quy tắc giao thông, xe an toàn, vừa chạy nhanh vừa bảo dưỡng được máy, khi cụ vọng tuân thủ các quy tắc của đạo đức, những quy tắc mà lý trí đã chọn và dẫn đường chỉ lối, là để con người được bội thu nhiều lạc thú hơn chứ không phải để vứt bỏ lạc thú đi. Socrate đã tranh luận triệt để, mạnh lạc và thuyết phục với những tay nguỵ biện sừng sỏ. Khi Socrate chủ trương để có sức khoẻ tốt, người ta phải ăn uống tiết độ để giữ gìn sức khoẻ, phải nguỵ biện liền phản ứng: ăn uống kiêng khem là khẩu hiệu của những kẻ yếu ớt mang trong mình chiếc dạ dày hư nát, bởi thế phương châm của những kẻ lành mạnh là ăn thả cửa, uống không kìm nén và tình dục vô bờ, chi khi có thể được thả tung, được trào sôi mãnh liệt trong dục vọng, con người mới đạt được hạnh phúc tột cùng.

Trái lại, tiết độ chỉ là thứ hạnh phúc của những kẻ yếu đuối bạc nhược, những kẻ sống bằng những hơi thở hấp hối.

Socrate bèn minh chứng, thân xác như con thuyền kia nếu tham quá chất đầy đồ vật lên sẽ chìm, hoặc giả nếu không biết giữ cân bằng hay vững tay lái, con thuyền sẽ mất cân bằng hay lao vào ghềnh đá. Vậy thì, hình ảnh của con thuyền chất vừa đủ để an toàn, giữ cho cân khỏi bi lật và vững tay lái để di chuyển là hình ảnh của lý trí sáng suốt chọn con đường đạo đức.

Phái nguỵ biện vẫn chưa chịu, Socrate bèn chứng minh bằng hình ảnh, cứ cho rằng, con người như chiếc thùng phi, được ăn lắm uống nhiều tức là đổ càng nhiều nước vào thì càng hạnh phúc, muốn đổ nước nhiều hơn, thì phải phóng dục bằng lạc thú và người ta phải đục càng nhiều lỗ trên chiếc thùng để cho nước vọt ra nhiều hơn, nhanh hơn, khi nước vọt ra càng nhiều thì thùng vơi càng nhanh, và người ta càng có cơ hội đổ nhiều nước vào. Tóm lại, đổ nước vào thùng như đầu vào, đục thủng thừng để nước phọt ra là đầu ra, đầu vào càng mạnh, đầu ra cũng mạnh thì đầu ra càng chảy đầu vào càng đổ được nhiều, đó là chu trình khép kín quay vòng của an uống và phóng dục.

Phái nguỵ biện đồng ý với cách ví hình ảnh đó.

Socrate liền kết luận: vậy thì một chiếc thùng có thể đựng được nhiều nhất cũng như phóng ra ngoài nhanh nhất là một chiết thùng không đáy, đổ vào bao nhiêu ra nhiều bấy nhiêu. Và một chiếc thùng không đáy không còn là chiếc thùng nữa.

Phái ngụy biện liền chịu thua, và để Socate kiến giải về ý tưởng của ông.

Socrate lý giải: nếu người không biết tiết độ, mà chỉ thích ăn lắm uống nhiều cho thoả chí, sự ăn uống vô độ sẽ dẫn đến chứng tháo chảy, như chiếc thùng phi không đáy kia ăn vào bao nhiêu tháo ra bấy nhiêu, “miệng nôn chôn tháo", thì sức khoẻ sẽ suy kiệt, người ta tưởng được ăn nhiều lại hoá ăn ít bởi khi ốm nhìn thấy đồ ăn đã sợ. Vậy thì tiết độ, kiêng khem trong ăn uống, chính là để giữ cho cơ thể tráng biện lành mạnh, ăn được nhiều hơn bởi một chế độ ăn dồi dào thường xuyên, chứ không phải cách ăn một lần để tháo chảy đến vong thân. Suy rộng ra, người uống rượu cũng vậy, uống vừa mức thì vừa vui vừa giữ được sức khoẻ, trái lại uống quá đà sẽ tiêu hủy cơ thể, lý trí mất cân bằng, đâm quàng đâm xiên vào bụi rậm, thậm chí có thể gay mất mạng. Còn lạc thú tình dục nếu không biết điều tiết đòi ham vui thả cửa sẽ nhanh chóng làm người ta suy thận, suy tim. (Cách mà người Việt vẫn nói: "Tham thì thâm, đa dâm thì chết”)

Vào thời Socrate có hai phái chính tranh cãi nhau về hạnh phúc và đạo đức.

Phái chủ trương khoái lạc là tối cao được gọi là Epicuriens, phái này quan niệm, đạo đức chỉ là cái thứ yếu. cái chỉ là phương tiện phục vụ cho quyền lợi tối cao của con người là hạnh phúc. Phái này cho rằng: “Đạo đức là sự đỏi hỏi của hạnh phúc” (… seul le bonheur est donc souverain bien, et la vertu n’est plus gu’un mogend addeindre)(6) có tên là Khắc kỷ được gọi là Stoicien, chủ trương: đạo dực tự thân đã là một khoái lạc cao nhất của con người, mà không thứ hạnh phúc nào có nổi. Phái khắc kỷ nói: “Đạo đức trở thành cái thiện tối thượng, và hạnh phúc chẳng có gì khác hơn là tình trạng của chủ thể có đạo đức” (La vertu devient alors le souverain bien, et le bon heur n’est plus que l’estat du sujet vertueux) (7)

Hai phái đối trọi nhau, phái khoái lạc thì: đưa khoái lạc lên, hạ đạo đức xuống hàng thứ hai, phái khắc kỷ thị lại làm ngược lại: đưa dạo đức lên hạ khoái lạc xuống hàng thứ hai. Phái khoái lạc nói: "Có ý thức về phương châm dẫn đến hạnh phúc, đó là đạo đức" (avoir conscience de sa maxime conduisant au bonheur, c’ est vertu) (8)

Còn phái khắc kỷ thì khẳng định: "Có ý thức về đạo đức đó là hạnh phúc" (avoir conscience delra vertu voilà le bon-heur) (9). Chúng ta thấy, dù đưa khoái lạc lên trước hay đạo đức lên trước, thì khoái lạc và đạo đức vẫn là một cặp song hành tương hỗ lẫn nhau. Sau cuộc tranh luận bất phân thắng bại đó, hơn hai nghìn năm sau, đến thời đại Ánh sáng, triết gia Kant người được mệnh danh là ông hoàng của phúc âm mới đã bàn một cách triệt để thấu đáo rằng: đạo đức là lý do, hạnh phúc là kết quả, có lý do tốt giống như người ta đã gieo trồng tốt thì nhất định sẽ thu hái tốt, chỉ có gieo trồng, quyết định vụ mùa, chứ không thể có điều ngược lại tức vụ mùa được thu hái trên cánh đồng không được gieo trồng, vì vậy đạo đức là nguyên nhân chắc chắn nhất của hạnh phúc, giống vụ mùa dù thất bát hay bội thu thì đều phải khơi nguồn từ gieo trồng. Kant quan niệm: “Cái thiện tối cao được thiết lập bởi đạo đức trước hết sau đó mới đến hạnh phúc, nhưng hạnh phúc chỉ là kết quả của đạo đức” (le bien suprême est constitué par la moralité, que le bonheur au contraire torme sans doute le second élément du bien suprême, mais cepetdant le manière à ce qú il ne soit que la consé quence)(10)

Kant còn chỉ ra rõ hơn, chỉ có đạo đức mới đem lại cho người ta phẩm giá của hạnh phúc. Phẩm giá của hạnh phúc là gì? Nói cách dê hiểu như người Việt nói: “Miếng ăn giữa làng bằng một sàng só bếp”. Ăn giữa làng, ngồi vào mâm nào đó, vậy là sự có mặt của ta có được một lời mời đàng hoàng, một sự xếp chỗ chính thức, miếng ăn ấy không chỉ đơn giản là thực phẩm mà còn có cả hương vị của vinh quang. Người Việt còn ví sự hân hạnh ở đời là được "Vua biết mặt, chúa biết tên”công khai đàng hoàng trước bàn dân thiên hạ là một hạnh phúc, bởi lẽ, bọn thảo khấu, trộm cướp thì không có thể niềm hạnh phúc vinh quang giữa thanh thiên bạch nhật. Triết gia Aristote cũng đa bàn đến tiêu chuẩn của một hạnh phúc cao cả, đó là: một tình yêu lớn phải dựa trên một vinh quang lớn. Giống người Việt nói, "Trai tài gái sắc” hay "Trai anh hùng gái thuyền quyên” nghĩa là một cặp xứng đôi vừa lứa ở mức: đàn ông là anh hùng cái thế, đàn bà là thục nữ nổi danh. Người Trung Quốc có câu: “Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, cũng là muốn biểu hiện quan niệm này. Trong Kinh Thánh, Chúa Jcsus cũng dạy đại ý rằng: khi vào nơi hội đường, ngươi chớ có nên ngồi ghế hàng đầu kẻo bị người ta mời xuống chẳng ngượng lắm sao, trái lại người hãy ngồi ở hàng dưới vì nếu đáng được mời lên trên, người ta sẽ mời ngươi lên hàng trên trước mắt mọi người, chẳng danh giá hơn sao!

Chúng ta vừa bàn đến tiền đề của lý trí tự thân, cái tự nhiên dẫn con người đến đạo đức, bởi lẽ đó là con đường tốt nhất mà lý trí chọn để dẫn cả thể xác và tâm hồn đến hạnh phúc. Chúng ta biết, một chiếc xe, cho dù là xe thô sơ, xe bò, xe ngựa đến xe hiện đại như xe hơi, muốn đi được đều phải đắp đường, và nếu xe không đi trên những con đường đã định chúng sẽ không thể đi được, hoặc tự chuốc lấy tai hoạ cho mình. Những đoàn xe lửa hay dãy toa xe chạy trên từ trường lại càng phải bám sát đường ray hơn bao giờ hết, có thể nói, đường ray chính là lộ trình của những bánh xe. Những con tầu vượt biển cả đừng tưởng chúng sẽ được tự do chạy trên mặt nước mênh mông vô bờ, mà chúng phải tuân thủ nghiêm khắc những lệnh xuất bến và cập bến, đồng thời vẫn phải tuân thủ những đường đi trên hải đồ nếu không muốn đụng phải đá ngầm hay mắc cạn. Những chiếc phi cơ bay trên bầu trời mở ra cùng không gian vô tận đừng tưởng chúng sẽ có cơ may thoát khỏi những cái ách của quy tắc và luật lệ, trái lại, chúng phải tuân thủ từng chi tiết kinh độ, vĩ độ, áp xuất, hướng gió hơn bao giờ hết nếu không muốn bị hoá thành những chiếc quan tài bay. Tóm lại một câu, mọi thứ ở đời muốn vận hành được đều phải có đường đi. Con người cũng không thể là ngoại lệ của nguyên lý đó. Chữ “đạo đức” được hiểu nghĩa Hán tự, “Đạo” là đường, “Đức” là cái tính nhân từ của con người. Ghép hai chữ lại, con người muốn sống phải có “Đạo đức”, tức là phải có “con đường của nhân từ”. Về sự nhân từ ngay từ thời cổ đại triết gia Socrate đã công bố cách mãnh liệt không còn có chỗ cho bất cứ sự lưỡng lự mập mờ nào rằng: "Nếu tội ác là thứ để thi đua thì con người còn lâu mới xứng đáng là kẻ giật giải quán quân”. Đúng vậy, một kẻ nào đó có thể vỗ ngực việc mình giết người không ghê tay, nhưng so với một con hổ rình mồi một cách ngon lành, việc đó diễn ra hầu như tất cả các ngày trong năm, thì cái thú trừ khử đồng loại của kẻ tội đồ kia đã thấm gì. Hoặc chẳng cần nói xa, nhìn ngay bên cạnh, con mèo kia vồ lấy chuột, xé xác nhai ngấu nghiến, miệng đỏ lòm máu, nếu đem khẩu vị ăn gan uống máu đó so với con người, thì những kẻ ác nhất sẽ đứng ở thứ bậc nào?

Không chỉ Socrate, mà ngay từ buổi bình minh của loài người, người Hy Lạp đã dựng lên, bản tính của con người là nhân hậu. Nhân hậu đến mức, bất kể kẻ nào sát hại đồng loại, thì đều bị nhiều vị thần dồn đuổi, hắn mất ăn mất ngủ, tâm hồn dằm vặt hẳn không yên đến một ngày thà đi thú tội cho tâm hồn thanh thản, còn hơn bị lương tâm hành hạ. Việc này, không chỉ là quan điểm nhân bán của người Hy Lạp, được dựng lên theo cách liên kết với bản tính nhân lành tối cao của các vị thần. mà trong thực tế, ở các nước có nền khoa học hình sự hiện đại, đến những nước trình độ hình sự còn thô sơ thì tỉ lệ phá các vụ trọng an liên quan đến giết người luôn đạt được tỉ lệ rất cao, có khi xấp xỉ 99%. Có nhiều vụ được phát hiện như có bàn tay dẫn dắt của thánh thần chẳng hạn người lái buôn kia bị đồng bọn ám hại để cướp lấy tiền, vài tháng đã trôi qua, xác anh ta bị vứt sâu trong rừng đã thối rữa, vậy mà bằng một lý do ngẫu nhiên nào đó có người phát hiện ra, vụ án được lần ngược lại chuỗi thời gian, và kẻ giết người vẫn bị tóm cổ. Hoặc có nhiều vụ trọng án, dường như kẻ giết người đã tự thò cổ vào tròng ngay giây phút gây án đầu tiên. Chẳng hạn, một kẻ hàng xóm kia sang nhà người độc thân chơi, một ngày nảy ra ý định tham, hắn lấy gậy đập đầu nạn nhân, nạn nhân ngã đổ người về phía trước, thần kinh bỗng co cứng và chiếc chứng minh thư trong túi áo kẻ phạm tội bỗng nằm gọn trong tay nạn nhân như một phép lạ. Kẻ giết người quay trở về nhà, phát hiện ra chứng minh thư của mình bị mất, và mấy đêm liền sang nhà nạn nhân thắp đèn lên để tìm kiếm, không hiểu chiếc chứng minh thư của gã biến đi đằng nào mất trên mặt sàn nhà toen hoẻn vài bước chân. Và đến khi người ta phát hiện ra xác chết, thì chính nạn nhân là thám tử đầu tiên đã tóm gọn tên tuổi của kẻ tội đồ ý tưởng tâm hồn kẻ phạm tội bị dằn vặt sám hối đến thất điên bát đảo, cũng đã được văn hào Dostoievski lột tả qua tác phẩm “Tội ác và trừng phạt" rất nổi tiếng. Chàng Sinh viên nghèo Rakoniskos kia, một ngày vào hiệu cầm đồ để cầm cố chút tài sản bé mọn của mình mong trang trải tiền thuê nhà trọ, chàng nhìn thấy hai bà già gầy gò, hốt hác, và ti tiện, chàng tự hỏi những thứ người ti tiện đó sống để làm gì, và chàng thủ rìu đến hiệu cầm đồ sát hại hai bà già, cướp đi một số nữ trang. Nhưng sự việc không buông tha chàng, mặc dù chàng đã hành động rất kín kẽ không để lộ chút sơ hở nào, khi không ai phát hiện ra chàng, thì tâm hồn chàng lại tố cáo hành hạ chàng không ngơi nghỉ. Đến mức chàng phải nghĩ, ngay cả những con dòi đã sinh ra mà còn có quyền sống, thì hai bà già kia sinh ra cũng có quyền sống, và ta không có quyền được cướp đi quyền sống tự nhiên của bản thân họ.

Tại sao con người là nhân hậu? Tại sao con người như Socrate nói, không thể là kẻ chạy đua để trở thành nhà quán quân của tội ác. Bởi lẽ, tội ác không phải là cứu cánh của con người. Cứu cánh thường trực, xuyên suốt của con người là: cuộc sống! Tức sinh ra phải được sống! Bên trên, chúng ta đã bàn, những chiếc xe muốn vận hành cần phải đi trên đường, đấy mới là tương quan của chiếc xe với con đường, giờ đây chúng ta buộc phải bàn đến một chiếc xe nếu không tránh chiếc xe khác dù ngược chiều hay cùng chiều thì đều gây ra tai nạn. Đó là tương quan của chiếc xe này với những chiếc xe khác. Tất cả các hệ thống giao thông trên thế giới được sinh là để cho tất cả các phương tiện được tham gia vào dòng lưu thông mà cái nọ không va vào cái kia, để có thể vừa tồn tại vừa ván hành. Để mô hình hoá nguyên lý này, nhân loại đã nghĩ ra một câu chuyện hết sức giản dị: hai con dê đi qua một chiếc cầu. Hai con dê kia đi qua cầu từ hai bờ, cầu hẹp, đến giữa cầu cả hai đều không chịu tránh nhau, con này bảo “Ê, ngươi hãy lùi ra để ta đi, vì ta đang vội”! Con kia cũng bảo “Còn ta đang có việc khẩn cấp hơn người, vậy hãy tránh để ta đi”! Chẳng con nào nhường con nào, rút cục chúng lao vào húc nhau và cùng rơi xuống dòng sông.

Đến đây, chúng ta bước vào cuộc sống cùng tồn tại với người khác. Bởi lẽ không có hệ thống giao thông nào làm ra để chỉ giành cho một chiếc xe, cũng không có xã hội nào được dựng nên chỉ giành cho một người. Một chiết xe không nắm bắt tương quan với chiếc xe khác sẽ đâm nhau. Một con người không biết sống trong tương quan với người khác sẽ tự huỷ diệt hoặc bị huỷ diệt. Đạo đức khởi thuỷ là lý trí tự thân dẫn con người vào lộ trình sống và hạnh phúc. Nhưng khi buộc phải nhận ra, như Aristote nói “Con người là động vật xã hội”, thì lý trí của con người không có cách nào không bước vào công lý. Bởi lẽ, không thể có lý chỉ giành cho anh, hay cho tôi, mà cái Lý nhất khoát phải là của chung.

Lý trí là của mỗi con người, nhưng công lý là cái chung của mọi người. Anh ăn thấy no, tôi ăn cũng thấy no, anh nhịn ăn cơn đói hành hạ, tôi đói dạ dầy cũng hành hạ tôi, anh thích uống nước cho đã khát, tôi cũng cần nước để uống, anh muốn được yên, tôi cũng muốn được yên, anh thích sinh con đẻ cái nối dõi tông đường, tôi cũng muốn sinh con đẻ cái, anh thích ngôi nhà chắc chắn che mưa che nắng, tôi cũng cần một ngôi nhà như vậy để làm nơi trú ẩn, anh thích đồ đạc tiện nghi để nâng cao phẩm chất cho đời sống, thì đồ đạc tiện nghi cũng giúp ích cho tôi. Các triết gia cho rằng, khi con người biết dùng ngôn ngữ để hiệp thông với người khác, ngôn ngữ tự thân đã là công lý. Khi người ta kêu cứu nạn hoả hoạn chẳng hạn, tất nhiên mọi người sẽ hình dưng lửa sẽ có thể đốt cháy tất cả, nhà người khác cũng như nhà mình, không thể có người nào dại dột nghĩ khác đi rằng lửa có thể đốt cháy nhà người khác nhưng đến mái gianh nhà mình tính cháy của lửa không còn nữa, hay khi có tiếng kêu lũ tràn, không ai lại không nghĩ nếu ta không nhanh chân chạy thì lũ sẽ cuốn trôi tất cả. Ngôn ngữ khi người ta bày tỏ lời yêu, lời ghét, dễ chịu, khó chịu, cảm tình hay mất cảm tình, đều muốn làm cho người khác hiểu – đó là công lý. Cũng như khi người ta trao đổi hàng hoá với nhau, nói củi là cúi. nói rau là rau, nói gạo là gạo, nói bạc là bạc, nói vàng là vàng. nói giá thấp thì chưa bán, nói giá cao thì chưa mua, nói thuận mua vừa bán – đó là ngôn ngữ chung, không thể ai muốn nói gì thì nói, cầm que củi lên lại bảo là rau, cầm thoi bạc lại muốn nói là vàng. Khi mọi người buộc phải nói theo tiếng nói chung – đó là công lý.

Triết gia Platon nói rằng, ngay trong suy nghĩ của người ta, tư duy tự thân là công lý. Bởi khi một người suy tư, anh ta thủ tất cả các vai trong vở kịch hình dung trong não của mình, anh ta hỏi người A, người B, người C, rồi lại tự trả lời. Vậy ngôn ngữ từ bên trong não bộ của con người đã mang tính đối thoại. Bởi thế, nó là công lý. Chẳng hạn một anh bạn sắp đi tỏ tình sẽ nghĩ, ta sẽ hái hoa trên đường tới nhà nàng, ta sẽ gõ cửa và chào nàng, chào thế nào nhỉ? và nàng sẽ trả lời ra sao? Rồi nàng có có nhận lời, nói chuyện với ta không? nếu nàng không nhận lời ta sẽ nói thế nào để nàng nhận? và khi nói chuyện rồi đến lúc mình có nói "anh yêu em” không? nàng sẽ trả lời “không" hay “có"? hay nàng sẽ bỏ đi? Một người tìm đến kẻ thù cũng sẽ suy nghĩ, không hiểu ta có nên lẳng lặng chém hắn một nhát’? như vậy hèn quá, trước tiên ta sẽ vạch tội trạng của hắn, rồi sau đó sẽ đấu với hắn một cách đàng hoàng, nhưng liệu hắn có để mình nói hết không? hay hắn lại ra tay trước. Nếu hắn hạ lỗi xin lỗi để xí xoá hận thù thì ta có tha thứ không? Nghĩa là ngay trong đầu chứng ta, khi suy nghĩ chúng ta cũng nghĩ đến vai trò của những người khác, và dùng ngôn ngữ chung để đối thoại với họ. Trong thẳm sâu lý trí đã là công lý, và khi lý trí được biểu hiện ra ngôn ngữ trước mọi người ở giữa xã hội thì nó phải mang tính công lý hơn bao giờ hết. Vì thế, người Trung Hoa đã đề cao ngôn ngữ đến độ “Quân tử nhất ngôn” nghĩa là người quân tử không thể thích nói thế nào nên thế ấy, mà nhất khoát phải biểu hiện sự thật, chí ít phải thể hiện ý tưởng của mình về sự thật, chứ không "ăn không nói có". Một kẻ nói sai sự thật người Trung Hoa buộc tội một cách rất nặng rằng: "ngậm máu phun người". Người Việt cũng mong nhất ngôn ngữ với đời sống máu thịt của con người qua phương ngôn “lời nói đọi máu”. Người ta chê bai những kẻ thiếu một tâm hồn trọng đại, luôn nói ra những câu như gió thoảng bên tai:

Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay

Hơn thế, người Việt còn đồng nhất lời nói với vĩnh cửu:

Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

Bia đá mòn, vì đó là vật chất, có sinh – thành – huỷ – diệt, nhưng "bia miệng" còn vì đó là ngôn ngữ biểu hiện một sự thật nhờ công lý của con người. Điều này là hoàn toàn xác thực cách đanh thép nhất, vì thánh Gandhi đã tuyên bố: “Người ta không thể phủ nhận một sự kiện, người ta chỉ có thể phủ nhận ý kiến về sự kiện”. Sự kiện là một hiện thực đã xảy ra, không ai có thể chối bỏ được, nhưng người ta chỉ có thể phủ nhận ý kiến về nó thôi. Một sự kiện đã xảy ra, vì người ta không thể chối bỏ được, nhưng người ta chỉ có thẻ phủ nhận ý kiến về nó thôi. Một sự kiện đã xảy ra, vì người ta không thể chối bỏ được, nên đành dưa ra những ý kiến để bóp méo nó. Sự kiện thì có một, nhưng ý kiến về sự kiện thì có rất nhiều.

Aristore nói, “con người là động vật có lý trí”. Thật, không thể nào cãi được, vì nếu con người không có lý trí, chỉ có bản năng thôi. thì con người cũng chỉ là động vật ở giữa muôn loài khác. Và con người cũng là động vật duy nhất có ngôn ngữ, ngôn ngữ đó càng chứng tỏ nó là phương tiện hiệp thông để đưa lý trí của mỗi cá nhân ra hoà đồng cùng xã hội cũng như công lý. Con người cũng như cụm từ “nhân loại” hay “xã hội loài người”, chứng tỏ rằng, con người ta không ai có thể sống được một mình. Khi nghiên cứu sự phát triển của những loài trên trái đất, cùng những bộ hoá thạch của nhiều loài, các nhà khoa học thấy rằng: những loài động vật như loài khủng long chẳng hạn vì tính liên kết xã hội thấp nên đã diệt vong, còn nhiều loài côn trùng như bầy ong, bầy kiến chẳng hạn vì tính liên kết bày đàn cao nên đã tồn tại qua rất nhiều những thăng trầm của những biến đổi khí hậu của vũ trụ cũng như các cuộc săn mồi của các đối thủ lớn hơn. Hegel cho rằng: nếu con người không liên kết thành xã hội, thì tính mạng của các cá nhân không được bảo vệ. Ngắm nhìn thiên nhiên, chúng ta thấy bầy trâu chẳng hạn, chúng là loài ăn cỏ, so với các loài hổ báo, sư tử, chúng thật yếu đuối, vậy mà mỗi đêm chúng bảo vệ nhau bằng cách những con đực nằm quay thành vòng ngoài để bảo vệ cho những con cái và con nghé ở bên trong. Chúng không phải loài mạnh nhất, nhưng khi biết hợp sức lại thì trở thành thế lực khiến mọi đối thủ đều gườm. Con người cũng vậy, thời tiền sử khi thiên nhiên còn hoang dã, về cơ bắp con người không phải là loài mạnh nhất, và cũng chỉ có thể tự bảo vệ mình khi biết quần tụ lại với nhau. Hơn cả thế khi hợp sứt lại, con người không chỉ sống sót mà còn trở thành những kẻ đi săn mồi khiến mọi loài đều phải kính nể.

Còn hơn thế nữa, khi biết hợp nhau tạo thành xã hội, con người đã tạo ra những nền văn minh lớn như văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Hy Lạp, văn minh La Mã, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Quốc, văn minh Châu Mỹ… Không có sự tập trung đông đúc dân cư thành đô thị thì sẽ không thể tạo ra những nền văn minh, đó cũng là cách Hegel khẳng nhận: “Lịch sử khoa học phụ thuộc vào lịch sử của các thành phố” (L’histoire des sclences est dépendante de l’histoire de la cité).

Không có sự tập hợp nhau thành xã hội, con người sẽ không thể sống sót, càng không thể tạo ra nổi các nền văn minh như ngày nay, mà nếu không có những giá trị của xã hội văn minh con người nếu có tồn tại thì cũng chỉ là một bầy thú hoang ăn lông ở lỗ, bởi thế triết gia Heidegger đã tuyên bố hết sức mạnh mẽ và chắc chắn rằng “Sống là sống với” (Da sein ist Mit sein). Trước mắt chứng ta, mỗi người sinh ra từ một người cha và một người mẹ, trên nữa có ông – bà là những người sinh ra cha mẹ mình, rồi có anh em, chị em rồi có cả con cái là những giọt máu do mình đẻ ra, bước ra xã hội, việc đầu tiên ta luôn chạm mặt với những người hàng xóm, rồi những người bán hàng ở chợ, rồi ông Thị trưởng của thành phố, ông thủ trưởng ở cơ quan vậy thì chúng ta không ai có thể khước từ ta đang sống trong xã hội. Điều này đã được triết gia Hegel khẳng định cách nền tảng nguyên khai nhất, ông nói rằng: ngay trong mỗi gia đình mỗi thành viên đã nhận ra vai trò, vị trí, chức năng của mình. Một người chồng chẳng hạn khi thấy người vợ xách một thùng nước cách khó khăn, anh ta không thể không nhân ra, cô vợ yếu hơn mình nên những việc làm kiểu đó ta nên gánh vác thì hơn, trái lại khi cô vợ nhìn thấy bàn tay thô ráp của chồng lóng ngóng cầm chiếc kim vá chiếc áo, cô ta không thể không nghĩ bàn tay nhỏ bé duyên dáng của mình làm việc đó thì hơn. Rõ ràng hơn, người chồng không thể không nhận ra anh ta không thể đẻ được vì thế không thể thay thế chức năng mẫu tử, trái lại cô vợ buộc phải nhận ra chàng không thể đẻ thay ta, chỉ có ta đẻ được để thiếp lập tình mẫu tử và cho con bú. Rồi đứa con trưởng ra đời, nó không thể không nhận ra nó đang là đứa trẻ bé xíu muốn xỏ chân vào giầy dép của cha mẹ để làm người lớn. Rồi một ngày mẹ nó sinh em bé, nó chợt nhận ra mối quan tâm của cha mẹ với nó đã vơi đi để chia cho em bé, và nó nhận ra mình là anh của em bé mới chào đời, rồi đứa thứ hai ngày nào đó lại nhận ra, mình là em của anh trưởng nhưng lại là anh của em thứ ba…

Cứ thế các thành viên trong nhà đều nhận rõ vị trí cũng như chức năng của mình, tự nhiên dễ dàng như các loài vật nhận ra một con đầu đàn nào đó. Gia đình là một xã hội thu nhỏ. Xã hội là một tập hợp của các gia đình. Một khi ngay trong gia đình, mỗi người đã nhận ra vị trí của mình thì nó không thể nào chối bỏ tính vị trí, tính chức năng của các thành viên trong xã hội. Ở một dòng họ, người bà là giống cái, có thể thụ thai và sinh đẻ, nhưng bà buộc phải nhận ra ta đã hết tuổi sinh đẻ, nên việc đẻ con làm mẹ nối dõi cho một hoàng tộc chẳng hạn, ta không thể đảm đương được, mà việc đó phải nhường cho những cô gái trẻ. Một chàng trai mạnh khoẻ, cơ bắp cuồn cuộn, nhưng khi leo lên chiếc tàu ra biển, chàng không thể không tuân thủ người hoa tiêu đã dày dặn kinh nghiệm, hiểu biết đường đi, vì vậy việc của chàng là chèo thuyền chứ không phải hoa tiêu. Còn vô vàn những nghề nghiệp mang tính chức năng sở trường khác, người kém mắt không thể bì với người họa sĩ có đôi mắt biết phân biệt mầu, người nghễnh ngãng không thể đòi làm nhạc trưởng thay cho người có đôi tai kỳ diệu, người lắp bắp không thể đòi chỗ đứng của nhà hùng biện có khả năng thao thao bất tận … Vậy thì, cá nhân, mọi người, xã hội, là những biểu hiện hiển nhiên, để chúng ta không thể nào không chấp nhận: con người là sống với con người. Con người là nhân loại. Vậy thì cái xã hội con người muốn tồn tại được không thể không có Công lý.

Nhân loại ngày nay sống thế nào? Có thể nói mọi người đang sống trong một thế giới được lập hiến hoá trên toàn thế giới, ở đó, có những luật pháp, lề luật, và quy tắc mà ai ai cũng phải tuân thủ. để đảm bảo cuộc sống chung cho cộng đồng. Đơn giản như việc hút thuốc lá thôi, trước đây nó là sở thích cá nhân bất khả can thiệp của mỗi người, vậy mà mấy năm gần đây rất nhiều nơi công cộng, người ta cầm hút thuốc ở nơi hội họp, nhà ga, toa xe và ô tô. Tại sao vậy, Bởi vì các bác sĩ phát hiện thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, có thể gây các bệnh ung thư phổi, kém tiêu hóa, trì trệ sinh sản, và rất nhiều bệnh khác. Để thừa nhận quyền ý thích tự do của các cá nhân, người ta lập ra những phòng hút thuốc riêng biệt, để những người nghiện thuốc có thể vào đấy hít thở khói thuốc của nhau, chứ không làm ảnh hưởng đến người khác. Sự việc còn trở lên mạnh mẽ hơn nhiều, khi mới đây Tổ chức y tế thế giới phát hiện có quá nhiều người tử vong vì thuốc lá, có nhiều nước phương Tây đã ra các điều luật cấm hẳn thuốc lá, bắt các Công ty sản xuất phải in những hình ảnh nguy hiểm mà thuốc lá gây ra, và phạt nhiều tỉ USD đánh vào những quảng cáo cho thuốc lá… Vậy đấy, hút thuốc mới chỉ là sở thích bộ phận khá nhỏ bé của con người, mà giờ người ta cũng không còn có cơ hội để hút thế nào tuỳ thích. Tại sao? Vì con người sống chung thành nhân loại, anh không thể cứ thích hút thuốc rồi suy rộng ra, anh không thể phóng xe bạt mạng để gây nguy hiểm cho người khác cũng không thể tuỳ ý đi vào luồng đường của xe khác gây ách tắc cho cả vạn người. Rồi xe của anh không phải chạy xăng nào cũng được nếu không nó sẽ bơm vào không khí những chết thải có chì hay các độc tố khác gây nguy hại cho sứt khoẻ của mọi người. Rồi sống chung trong tập thể, không thể anh thích vặn đài to là vặn để người khác bị quấng nhiều bằng âm thanh quá cỡ. Hoặc anh muốn đổ nước thải hay vứt rác bừa bãi theo ý mình bắt người khác phái vạ lây. Chúng ta đang nhìn đến những tiền đề hiện thực ở ngay trước mặt, một nhân loại đang sống trong những điều luật buộc để cho người này không thể tuỳ ý làm các việc mình thích làm phương hại đến người khác. Từ việc hút thuốc lá cũng được luật pháp hoá cho đến việc vứt một mâu rác không đúng nội quy định cũng bị phạt vi cảnh. Vì thế, chúng ta buộc phải nhìn nhận: nhân loại phải sống trong công lý, và chỉ có thể tồn tại nhờ công lý. Đã là công lý, thì không phải anh muốn nói gì thì thì nói, muốn làm gì thì làm, mà anh phải làm những việc theo tinh thần đồng, tồn tại với người khác.

Triết gia Trung Quốc, Hồ Thích có viết: “Hành vi thiện ác là một trong những vấn đề thiết yếu của nhân sinh”(12). Tại sao thiện ác lại thiết yếu cho nhân sinh? Chúng ta buộc phải thừa nhận: quyền đầu tiên của con người là được sống. Nếu không như người Việt vẫn nói cách giản dị: “chết là hết chuyện”. Một con người phải sống mới là một con người, còn nếu chết đi nó là nắm xương vô tri vô giác. Một nhân loại đang tồn tại, có nghĩa ở đó nó đang tập trung những con người phải sống, nên thiện – ác mới là cái thiết yếu của nhân sinh. Vì lẽ nếu anh phạm tội ác với tôi, anh cầm dao, cầm dìu, súng giảm thanh, lựu đạn, xe tăng, tên lửa, hay chất độc hoá học tiêu diệt tôi hoặc làm tôi trở thành khuyết tật thì có nghĩa anh đã đang tâm can thiệp tước đoạt thắng vào cuộc sống của tôi. Nếu anh giết được tôi con tôi sẽ tìm cách trả thù dòng họ nhà anh, con tôi làm chưa được thì cháu tôi làm , người Trung Quốc vẫn có câu: “quân tử báo thù mười năm chưa muộn”? có khi người ta báo thù nhau đến nhiều thế hệ, oan oan tương báo không ngừng khiến cho hai họ lúc nào cũng nơm nớp sống trong sợ hãi, các vụ trả thù, giết chóc và tang tóc. Vậy thì cái ác không chỉ tiêu diệt cuộc sống của tôi của gia đình tôi mà nó phản lực dây chuyền lại tiêu diệt cuộc sống của anh của gia đình anh. Chưa hết, nó còn lây lan thành các cuộc tranh giành trên phạm vi nhân loại. thế giới đã từng chứng kiến không biết bao nhiêu các cuộc xung đột cá nhân, biến thành xung đột dòng tộc, xung đột dòng tộc biến thành xung đột quốc gia, xung đột quốc gia này với quốc gia khác, đã làm mồi lửa đốt thành những chiến trường binh đao trên toàn thế giới. Cuộc chiến tranh kinh điển dòng rã chín năm trời nhán chìm cả người Hy Lạp và người Tơ-roa vào thảm kịch, chúng ta đã biết chỉ khởi đầu từ một giáo dục vọng về sắc đẹp, chàng Paris dân thành Tơ-roa kia sang ngoa du Hy Lạp, thấy nàng Hê len xinh đẹp, liền tán tỉnh và đưa xuống thuyền trốn về thành Tơ-roa. Hê lenlà vợ của vua Mênêlát, bị cướp đi ông liền huy động một đội quân đông đảo giương buồm vượt tới Tơ-roa, để trừng trị dân thành và chiếm lại người vợ. Cuộc chiến nổ ra đằng đẵng bất phân thắng bại, bao nhiêu con người tinh hoa, kiệt xuất của cả hai bên, nào Hec-to, nào A-sin đều ngã xuống. Cuối cùng người Hy Lạp đành hải rút lui để lại nhiều quân ém trong một con ngựa gỗ khổng lồ. Quân Tơ-roa thấy địch đã rút lui chạy liền phá bờ thành để kéo con ngựa khổng lồ vào. Nửa dêm quân Hy Lạp quay trở lại trên những chiếc thuyền, bờ thành đã bị phá một mảng lớn, lại thêm quân ém trong ngựa gỗ chui ra, thực hiện nội công ngoại kích, quân Hy Lạp thắng lợi, giết chóc đàn ông, bắt cóc đàn bà của Tơ-roa làm tì thiếp. Nhưng số phận của những kẻ chiến thắng cũng không thoát khỏi được cay đắng. Odyssee dẫn một đoàn quaan chiến thắng trở về Hy Lạp bị sóng biển rồi quỷ quái nhấn chìm tơi tả trong suốt mười năm, cuối cùng chỉ còn một mình Odyssee về đến nhà. Một cách quân khác do vua Agamemnông quay về, nhà vua Hy Lạp nừng đâu có biết một thảm họa đang giành cho mình chính từ tay người vợ yêu dấu. Khi xuất chính đi đánh Tơ-roa, biển thét sóng gào khiến đoàn thuyền chiến không thể nào tiến quân được, các vị thần bên mách bảo đạo quân rằng, chỉ khi nào vua Agamemnông ném con gái mình là Phigiêni xuống biển làm vật tế thần thì sóng mới yên biển mới lặng để đoàn thuyền chiến vượt qua. Trước sức ép của cả một đội quân đông đảo, đội quân sẵn sàng ra đi, hy sinh để giành lại nàng Hê-len cho em của Agamemnông là vua Mênêlat, vì vậy họ tự cho mình có quyền chính đáng đòi người nhà của vua Agamemnông phải hy sinh trước tiên. Chẳng còn cách nào nhà vua đã ném con gái xuống biển tế thần để đoàn thuyền cất quân, vì lẽ đó, vợ vua tên là Clitemnex – tơrơ đã mang mối căm hận rất lớn trong lòng, căm hận người chồng đã đang tay ném con gái mình xuống biển. Và bà vợ chọn đúng cái lúc ông chồng khải hoàn về để trả thù. Bà ta hợp sức cùng với tình nhân của mình là Egixtơ hạ sát ông chồng đúng lúc dân thành đón rước nhà vua trở về. Nhà vua bị chém ngay trong cung điện, tiếng kêu thất thanh, dân chúng nguyền rủa bà Clitemnextơrơ thì bà ta lớn tiếng biện hộ: nếu các người có con gái bị chồng đang tay ném xuống biển thì các người có căm giận mà hạ sát hắn đế trả thù cho con gái mình không? Sự việc chưa dừng ở đó, lúc nhà vua bị giết, con trai của ông, cũng là con của bà mẹ đã hạ sát cha mình, tên là Orextơ mới lên mười tuổi, chàng ôm mối hận trong lòng chạy trốn đi nơi khác ít năm sau đến tuổi trưởng thành chàng trở về Hy Lạp mang theo tiếng gọi rằng “nợ máu phải trả bằng máu, công lý chẳng tha kẻ gây tội ác và tiếm quyền”. Chàng ra tay hạ sát mẹ và tình nhân của mẹ là Egixtơ kẻ tiếm quyền cha mình(13). Sở dĩ, chúng ta nhắc qua câu chuyện này, bởi lẽ nó hoàn toàn được xem như câu chuyện kinh điển của nhân loại về dục vọng, chiến tranh và công lý. Trước hết, đó là một dục vọng bắt đầu từ một người đàn bà hoàn toàn có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh ở phạm vi quốc gia. Lần giở các trang sử Đông -Tây thì thấy, có rất nhiều cuộc chiến, nhỏ hơn là các cuộc sát hại lẫn nhau được đốt từ nhan sắc. Thứ đến là câu chuyện của gia đình buộc phải va chạm, cọ sát, và tương giao với xã hội trong tinh thần công lý. Trước hết, Hê-len vợ vua Mênêlat (em vua Agamemnông) bị cướp đi vì Hê-len là vợ của vua, nên nhà vua mới có thể huy động được tất cả tướng lĩnh và quân đội Hy Lạp với lý do rằng: nếu một dân tộc bị sỉ nhục, vợ vua còn bị người ta cướp đi, hỏi rằng vợ của các ngươi có bị cướp đi không? Vì thể diện đó, quân đội Hy Lạp lao vào cuộc chinh phạt đòi cướp lại nàng Hê-len. Đó là mắt xích đầu tiên, một phụ nữ, một cô vợ của em trai, khiến gia đình Agamemnông liên đới với tính sĩ diện của cả một dân tộc. Mắt xích thứ hai, là cảnh đoàn quân đông đảo, gồm các tướng lĩnh và binh sĩ thúc ép nhà vua Agamemnông phải ném con gái xuống biển làm vật tế thần, với lý do rằng, hàng vạn tướng sĩ đã bỏ lại gia đình ở quê hương đi tìm lại cô vợ xinh đẹp cho gia đình ông, không quản gian lao và hy sinh, chẳng lẽ ông lại tiếc cô con gái để làm vật tế thần? Cỗ máy chiến tranh của cả dân tộc đã khởi động, nó không cho phép ngay cả nhà vua được tiếc sinh mạng của con gái mình. Đó là sự liên đới thứ hai từ xã hội dội lại gia đình của nhà vua. Mắt xích thứ ba là sự xung đột căm hận ngay trong chính gia đình, khi con gái bị ném xuống biển, bà vợ không cần hiểu ông chồng ném con xuống vì lợi ích của cả đoàn quân, mà chỉ cần thấy chồng đã đang tâm ném giọt máu của chung hai người xuống biển, và bà ta tìm cách trả thù bằng được, cho đến ngày giết được chồng. Mắt xích thứ tư, đứa con trai lớn lên, nó suy xét, và muốn đòi lại công lý khi nghĩ rằng: cha không phải là người ác, cha ném con gái xuống biển là sự hy sinh cho dân tộc, mẹ nó đang tâm giết cha, cùng tình nhân tiếm quyền hợp pháp của cha, đó là hành động của dục vọng cá nhân. Vì thế, nó phải giết mẹ để đòi lại công lý. Công lý đó vì lẽ gì? Vì lẽ, cha nó ném con gái xuống biển nhưng đó không phải ý muốn của cá nhân, mà là ý muốn của cả đoàn quân cũng như dân tộc, mẹ nó giết cha nó không vì bất cứ lý lẽ chung nào mà chỉ mang tâm lý thù oán cá nhân, cũng như cùng dục vọng cá nhân giết chồng để chiếm ngai vàng. Bi kịch của gia đình Agamemnông thật là thảm khốc, xuyên qua tất cả chuỗi bi kịch lê thê đau đớn đó bắt đầu từ con gái bị ném xuống biển, cha khải hoàn bị mẹ giết, mẹ tiếm ngôi bị con trai giết đều gắn với một mạch chảy: cái lý của việc ra tay. Cái thì là lý riêng, cái thì là lý chung – tức công lý.

PHẦN 3

Văn hào Dostoievski nói: khi nhân loại sống cùng nhau, cách tự nhiên mọi người đã cùng ký vào hiệp ước hoà bình, cùng chung sống, kẻ nào phạm tội tức là kẻ đã ngang nhiên xé bỏ bản hiệp ước đó, và chà đạp lên quyền sống của người khác. Hiệp ước tồn tại cùng chung sống không chỉ có ở loài người.

Các nhà sinh học phát hiện, ngay cuộc sống mang bản năng của động vật, trên rừng, trong hồ, bên suối hay dưới biển, các con vật đều sống theo sự phân bố nào đó để cùng tồn tại. Loài cá dưới nước chẳng hạn, có những con cá ăn nổi ở mặt nước, lại có những con cá ăn lưng chừng, còn tôm cua thì kiếm thức ăn ở tầng đáy. Rõ ràng hơn là xã hội bầy đàn của loài tinh tinh, theo nghiên cứu, chúng chung sống rất hoà thuận, khi gặp bất kỳ cuộc xung đột nào về thức ăn, nơi ở, hay bạn tình, chúng đều thỏa hiệp giải quyết mâu thuẫn trong hoà bình một cách rất chóng vánh, chính thế mà bầy đàn của chúng mỗi ngày một đông và trình độ tiến hoá cao hơn hẳn các loài khác. Hoặc như loài dê núi, khi nảy ra mâu thuẫn hai con đực liền đọ sức, từ hai phía đối nghịch chúng lao vào nhau rất mạnh, nhưng chỉ dùng lực của phần trán để tỉ thí, chứ không dùng sừng nhọn hoắt để hạ thủ đối phương, sau cuộc va chạm nảy lửa đó, con nào cảm thấy mình yếu hơn thì đành rút lui, cam chịu lép vế. Như vậy qua cả cách xung đột loài vật cũng có những qui tắc bản năng nhất định để gìn giữ giống nòi. Vậy khi con người không có hiệp ước hoà bình cùng chung sống thì sao? Con người là một động vật có lý trí rất cao, lại cũng là động vật biết dùng phương tiện, giờ đây con người không chỉ có súng liên thanh, xe tăng, tàu chiến, máy bay, mà còn có cả tên lửa vượt đại châu, bom nguyên tử, bom vi trùng được điều khiển băng tia lade, nếu con người không biết tôn trọng chung sống hoà bình với người khác thì sẽ ra sao? Các chuyên gia tính rằng, nếu chiến tranh nguyên tử và hạt nhân xảy ra, chỉ cần sau vài nút bấm, cả thế giới sẽ tiêu tan thành một nấm mồ đầy chất phóng xạ. Chúng ta hãy thử xem lại, hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trong thế kỷ XX, mà tác hại của nó vẫn còn in đậm trong cuộc sống thời hiện đại.

- Chiến tranh thế giới thứ nhất: 33 quốc gia lao vào tranh chiến, làm 8 triệu người chết, 21 triệu người bị thương, tiêu tốn 200 tỉ đô la.

- Chiến tranh thế giới thứ hai: hơn ba mươi quốc gia lâm chiến, nhưng lây lan thành cuộc chiến tranh trên phạm vi toàn thế giới, gây ra 28 triệu người chết, con số thủ tiêu không thể đánh giá chính xác vì quốc gia nào cũng giấu nhẹm tội ác này, con số bị thương lên đến hàng trăm triệu, số tiền tiêu tốn gấp mười lần chiến tranh thế giới thứ nhất, ước tính 2000 tỉ đô la(14)

Chiến tranh xảy ra, như chúng ta đã bàn, nó bắt nguồn từ dục vọng của cá nhân này hay cá nhân kia, gia tộc này hay gia tộc khác, quốc gia này với quốc gia nọ. Đáng tiếc thay, khi tìm cớ gây chiến, phía nào cũng tìm ra cái lý của mình, chẳng hạn đứng vào lúc nước Đức khủng hoảng, Hitler đã tìm các chấn hưng nước Đức bằng lời kêu gọi:”Chúng ta hãy tàn ác nếu cứu được nước Đức, chúng ta đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp nhất thế giới. Chúng ta hãy làm quấy. Nếu cứu được nước Đức, chúng ta đã diệt trừ một việc quấy nhất thế giới. Chúng ta đã mở ra con đường phục hồi đạo lý (Mein kamf, tr. 686). Thật là vô cùng thiếu công lý. Tại sao có thể đánh thức lòng ích kỷ của dân chúng để nhân danh quyền lợi của một quốc gia khác bị người Đức đem máy bay, xe tăng, đại bác và những lò thiêu xác đến chà đạp lên quyền sống của muôn triệu người? Tại sao Hitler lai có thể nhâng nhâng dám nói rằng: ”nếu cứu được nước Đức, chúng ta đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp nhất thế giới”? Chỉ vì một lẽ rất đơn giản, Hitler hoàn toàn tin tưởng rằng, khi biết đánh thức dục vọng ích kỷ vụ lợi của mọi người thì người ta sẵn sàng tin vào ngay cả điều phi lý nhất. Đây cũng chính là nguyên lý đối địch mạnh nhất của công lý và phi lý, cái thiện và cái ác. Công lý ư? Có lẽ ai ai cũng sẵn sàng sống công lý để cùng tồn tại trong hoà bình, nhưng vì muốn chữ ”lợi” nên người ta sẵn sàng chà đạp hay tảng lờ công lý, để tìm kiếm cái lý riêng của mình, thực chất là tìm kiếm một lá chắn che đậy sự vụ lợi. Cùng sống chung ư? Những tên cướp nhìn thấy một đoàn thương gia giàu có đi qua, chúng liền nảy ra ý định đánh cướp tài sản để không phải làm cũng được giàu có, thế rồi chúng nổi hiệu lệnh, xông vào đoàn thương gia chém giết cướp của, khi đó chúng đã đổi công lý và bản hiệp ước chung sống hoà bình lấy của cải. Có vô vàn các kiểu đổi hiệp ước chung sống lấy vụ lợi như thế. Tên lừa đảo kia trộn thuốc độc vào thức ăn đầu độc vị khách nọ để nhẹ tay nẫng đi túi của. Ả giang hồ kia sau khi đã nhận thù lao, lòng tham thấy còn chưa đủ, bèn cho vị khách làng chơi một nhát dao để lấy đi cả túi bạc mới thấy đã nổi lòng tham. Tên quan lại kia sau khi thưởng thức món hàng trinh tiết sợ bị bại lộ sẽ ảnh hưởng đến con đường thăng quan tiến chức của mình bèn ra lệnh cho tay chân hạ thủ rồi ném xác cô gái trẻ trôi sông. Vì tham lợi rất nhiều người sẵn sàng bước qua công lý. Theo những kẻ vụ lợi thì công lý mới chỉ là quyền sống chung với mọi người, nhưng họ cho thế là chưa đủ mà muốn bất công để sống trên vai trên cổ người khác, hưởng những đặc quyền đặc lợi ưu tiên mà người khác phải nhịn ăn, nhịn mặc, sống trong nghèo hèn để trở thành phương tiện yếm thế phục vụ mục tính ưu tiên của những kẻ ăn trên ngồi trốc. Chính Hitler cũng nghĩ như vậy, và hắn đã đánh vào dục vọng vụ lợi đòi ưu tiên của một số người Đức, muốn được coi là siêu nhân, hay dân tộc đặc chủng và có quyền ”tiêu diệt” cả thế giới để làm lợi cho những tên Đức Quốc xã.

Chúng ta vẫn đang nhìn vào hiện thực để đặt ra tiền đề hiện thực về một nhân loại cần công lý để được cùng sống trong hoà bình. Rõ ràng từ ý thích hút thuốc lá của mỗi cá nhân đã liên quan đến tinh thần công lý của cộng đồng, cho đến trách nhiệm của mỗi quốc gia trong tinh thần công lý hoà bình, bởi lẽ, thế giới ngày nay nếu không nhận biết trách nhiệm công lý cùng tồn tại sẽ đứng trước thảm hoạ diệt vong chỉ trong nháy mắt bởi các nút bấm hạt nhân, nguyên tử. Bài học thất bại của nước Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai đã chỉ ra quá rõ, khi một dân tộc muốn chà đạp quyền sống của các dân tộc khác để đòi quyền ưu tiên thượng đẳng, bản hiệp ước vô hình chung sống giữa loài người bị xé bỏ, người ta sẽ tìm cách đánh trả kẻ chà đạp đời sống của mình. Kết quả, nước Đức Quốc xã bị phe đồng minh đánh bại và phải ký hiệp ước đầu hàng vô điều kiện, phải ra toà án quốc tế, thật đáng soi thay!

Những điều vừa bàn đến như những bằng chứng hiện thực để chúng ta cùng nhận biết: con người muốn sống chung với nhau không thể không có công lý. Nhưng tất cả những điều đó chưa phải là khoa học về công lý, hay hệ thống công lý, giờ đây cả thế giới đang sống trong những điều luật buộc, không có quốc gia nào không có pháp luật cũng như không có sắc tộc nào dù mọi rợ đến đâu không có những lề luật và qui tắc xóm làng, mà pháp luật thì chỉ có thể ra đời trên nền tảng công lý và nhắm về công lý. Có nghĩa công lý vừa là khởi hành vừa là đích đến, vừa là nền móng vừa là đỉnh tháp của pháp luật. Tại sao vậy? Như trên chúng ta đã bàn ai ai cũng ham sống, vì thế, nhiều người sẵn sàng đổi cái lý lấy cái lợi, người ta ”gắp lửa bỏ tay người”, ăn không nói có, đổi trắng thay đen để làm gì? Để bánh hại địch thủ, hay đồng nghiệp, hoặc xóm giềng của mình, mong thanh toán người khác vụ lợi cho mình.

Người ta bóc lột ăn quịt tiền công để làm gì? Để biến người khác thành phương tiện phục vụ cho mình. Vậy vấn đề chính của tính vụ lợi là: biến người khác thành phương tiện phục vụ mình. Tên kẻ trộm biến người bị ăn trộm thành nạn nhân, làm lụng bấy lâu, để dành được ít vốn bị hắn nẫng mất. Tên kẻ cướp biến người bị ăn cướp thành nạn nhân cách thảm khốc hơn, có thể phải đổ máu hay trở thành thây ma dưới lưỡi gươm hay nòng súng của hắn, để lại toàn bộ của quí cho hắn cướp đi. Ông chủ biến kẻ làm công thành nạn nhân khi đè nén, ức hiếp, bắt làm quá sức, ăn quịt tiền công, rồi đuổi việc, đuổi ra khỏi nhà, không chốn nương thân. Kẻ làm công biến ông chủ thành nạn nhân, khi lười nhác làm công, rồi đánh xoáy đồ đạc, tiền bạc của chủ. Nhà vua bốn nhân dân thành nạn nhân khi sống xa hoa trác táng trên thuế má, đè đầu cắt cổ dân lành, cướp vợ người, con gái người về làm cung phi, thiến – hoạn đàn ông thành quan hoạn để phục vụ mình, rồi ra tay tàn bạo treo cổ, chặt đầu, đánh thuốc độc, bắt giam ngục thất những người dám nói lên sự thật. Tình nhân biến tình nhân thành nạn nhân khi ỡm ờ đem trái tim tình yêu ra tung hứng đùa cợt, trục lạc, trục lợi, rồi phụ bạc, bỏ của chạy lấy người. Chồng biến vợ thành nạn nhân khi đánh đập thô bạo. Vợ biến chồng thành nạn nhân khi bới móc rủa sả không ngớt trong khi chẳng hoàn thành bổn phận của mình. Cha biến con thành nạn nhân khi không thể dạy con tấm gương của tình thương, và nghĩa lý, mà chỉ phùng mang, trợn mắt đem roi dọa nạt. Con biến cha thành nạn nhân khi chơi bời lêu lổng, bỏ hễ học hành. sa đà nghiện hút, không tự giác làm tròn nghĩa vụ của mình. Giống như người Trung Quốc có câu: ”Quân -quân, Thần – thần, Phụ – phụ, Tử – tử”. Nghĩa là muốn bất kỳ xã hội hoặc gia đình nào lành mạnh ổn định thì: vua phải ra vua, bề tôi phải đáng bề tôi, cha đáng mặt làm cha, và con phải hoàn thành bổn phận làm con.

Muốn gia đình và xã hội bình an thì phải có công bằng. Nghĩa là không kể một ai, ngoài xã hội lớn như vua và bé như dân đen, trong gia đình lớn như cha và bé như con nhỏ, đều phải tuân thủ công lý, chứ không thể ”cha nói oan, quan nói hiếp, chồng có nghiệp nói thừa”. Về vai trò và chức năng có người cao người thấp, nhưng tất cả đều bình đẳng trên tinh thần công lý. Đó là khoa học. Nhìn vào tự nhiên chúng ta thấy từ cái cây rất cao vì mọc rất thẳng, đến cái cây bé tẹo cũng phải mọc những cành có xứng, vật to đến đâu, hay vật nhỏ đến đâu, đều phải đạt tới sự cân bằng mới trụ vững được. Nhìn vào bộ xương của những con vật bé nhất đến con to nhất, bộ xương cá hay bộ xương người, chúng ta đều thấy mọi cơ thể tồn tại được là bởi cấu trúc cân bằng của chúng. Với con người cũng vậy, không thể cậy làm vua, cậy làm cha, hoặc cậy làm dân đen ngồi bệt không sợ ngã, cậy được làm con nhỏ được nuông chiều mà không cần đến tinh thần công bằng, tức công lý. Con người không thể đòi một chỗ sống trên vai người khác, không thể đòi mình là cứu cánh để người khác phải là phương tiện, triết gia Kant nói: ”Tất cả mọi người đều bình đẳng về phẩm giá” (tous les hommes étaient égaux en dignité)(15). Mọi người có bình đẳng không? Chẳng lẽ một ông quan ăn trộm thì tội ăn trộm không hình thành, một ông quan toà hiếp dâm thì không thể thành án hay một kẻ nghèo khổ đành giở miệng lưỡi lừa đảo lại có thể được miễn thứ như là không có? Thời đại mới đã chứng tỏ cho dù cả tổng thống, cả giám mục, hay quan toà đều có thể bị các nạn nhân đưa ra vành móng ngựa vì tội lỗi của mình. Hãy xem như cầu thủ đấm bốc Tyson kia, sức khoẻ thì vô địch thiên hạ, vung nắm tay lên thì đối thủ cả tạ cũng bị đốn ngã nói gì đến người thường, tiền bạc nhiều mức tỉ phú hoàn toàn có thể dễ dàng làm cái việc ”nén bạc đâm toạc tờ giấy”, vậy mà lại bị cô đào tơ liễu yếu tố giác tội lạm dục tình dục, và Tyson không có cách nào thoát khỏi việc đứng trước vành móng ngựa, bị phạt tiền và phạt tù trong song sắt. Vụ án lạm dụng tình dục của Tyson ở đây không nêu lên khía cạnh hình sự, mà muốn nói rằng: người ta không thể tận dụng uy thế hơn hẳn người về cơ bắp cũng như tiền bạc để muốn người khác trở thành phương tiện trục lợi cho mình. Và khi người ta không biết đến luật công bằng, mọi người đều bình đẳng về phẩm giá, thì sẽ bị trả giá liền.

Con người bình đẳng trước phẩm giá, bởi lẽ không ai dù lớn hay bé có thể thoát khỏi tội danh của tội mình làm, cũng như ai ai cũng có quyền danh dự và đạo đức khi mình làm việc tốt. Kinh Thánh còn bàn đến một lề luật công bằng khắc nghiệt như sau: ”Sự công bằng của kẻ công bằng sẽ không cứu được nó trong ngày mà nó phạm tội, sự dữ của kẻ dữ sẽ rời bỏ nó trong cái ngày nó rời bỏ sự dữ”. Như vậy, sự”áp đặt công bằng” của Chúa còn không ưu tiên cho kẻ trên mà lại hướng về bao dung cho người dưới, giống như Chúa đã từng tuyên ngôn trong Tân ước, ”Ta đến chữa những gì hư hỏng”. Chúa Jesus cũng từng giải thích: ”Kẻ được cho nhiều sẽ bị đòi lại nhiều, kẻ được cho ít sẽ bị đòi ít”. Người càng quan to lộc hậu, thì lại càng bị tính điểm xét nét hơn người. Người được cho nhiều tức là người hưởng nhiều bổng lộc hơn – ngang bằng với trách nhiệm họ phải gánh vác, vì thế bị xét lỗi nặng hơn. Còn người có ít bổng lộc – ít trách nhiệm gánh vác, thì bị qui chiếu ít hơn. Khi người ta được bình đẳng, tức không phân biệt lớn-bé, cao-thấp, sang-hèn, nghĩa là trước đó người ta phải được tự do. Triết gia Heidegger nói: ”Tự do là nền móng của nền móng" (la liberté est le fondement du fondement) (l’essence du fonde ment).

Tự do là gì mà có thể là nền móng của những nền móng, nghĩa là nếu không có nó tất cả những nền móng sẽ sụp đổ, và trên đó tường, mái, và tháp cũng sụp đổ theo, chẳng còn gì nữa cả? Sách ”Bốn nền triết học” (Four Philosophies) viết: ”Mỗi cá nhân có đầy đủ tự do nền tảng của mình, đó là quyền tự quyết” (The individual self has all the freedom essential to self determination)(16). Mỗi cá nhân không có quyền tự quyết khởi phát ngay trong bản thân mình, thì làm sao có thể được coi là một con người có quyền sống. Chúng ta hay hình dung, một chiếc đầu máy xe lửa tự hành kéo theo đằng sau cả dãy toa xe, những toa xe không có động cơ tự vận hành được, vì thế chúng không thể tự khởi động và lăn bánh, nên chúng chỉ có thể được các đầu máy kéo đi. Một cá nhân không có quyền tự quyết cũng vậy, anh ta chỉ thụ động như một toa xe, chứ không thể là một cá nhân hoàn chỉnh độc lập. Như vậy mọi việc anh ta làm sẽ không thuộc quyền anh ta, cho dù muốn làm tốt nhưng ông chủ bắt không được làm, cho dù không muốn làm xấu nhưng ông chủ bắt phải làm, vậy thì làm sao anh ta được và phải mang trách nhiệm hoàn toàn về tư cách và đạo đức của mình? Con người trước hết phải được làm người bằng cách tự quyết cũng như tự giác mang lấy trách nhiệm của riêng mình, mà cái quyền tự quyết đó chỉ có thể có được bởi ”Tự do”.

Chúng ta đang bàn đến nút thắt căn bản nhất của nhân loại. Nhân loại cần phải sống chung vì thế không thể thiếu được công lý. Nhưng trước khi nhận biết công lý, mỗi con người phải được tôn trọng giá trị tự thân ở ngay bản thân mình, đó là: Tự do. Nhưng tự do phải nằm trong tương quan tự do cho người này và cho cả người kia, cả những người xung quanh và tất cả thiên hạ, chứ không thể có thứ tự do chỉ dành cho vài ông chủ muốn làm gì thì làm, còn người khác thì phải sống luồn cúi dưới ách áp đặt của kẻ mạnh. Nghĩa là tự do cũng phải được liên đới trong tinh thần công lý. Tự do như nhà tư tưởng Emerson ví, không phải tự do giành cho kẻ mạnh như thứ tự do vài con sói mặc sức tung hoành vào bầy cừu đánh chén thỏa sức, mà tự do thiết yếu dành do kẻ yếu giống bầy cừu được tự do gặm cỏ cạnh những con sói mà chẳng lo sợ gì. Đó là hình ảnh, nhưng hoàn toàn gần gũi với xã hội hiện thực, ở đời không phải người lớn có quyền bắt nạt trẻ em, đàn ông cơ bắp cuồn cuộn thì bắt ép đàn bà, người giàu cậy tiền của ức hiếp người yếu, kẻ có chức quyền thì lợi dụng việc công báo thù riêng với hạ cấp hay dân lành. Tự do không dành cho vài cá nhân, cũng như pháp luật không chỉ tìm cách đứng về kẻ có quyền có tiền, mà tự do phải được giành cho tất cả mọi người trong tinh thần công lý, đó chính là cái mà Kant gọi là ”Tự do phổ quát” ông nói: ”Tự do của mỗi người có thể thuận với tự do của người khác theo luật phố quát của tự do. Trong xã hội dân sự, Kant chỉ nhìn thấy tương quan giữa người với người” ( la liberté de cha cun peut’s accoder avec la liberté desautres d’après une loi universelle de liberté. Dans la socíeté civile kant ne voit que des apportes de personne à personne)(17)

Xã hội chẳng có gì khác là tương quan giữa người với người. Nhưng trước khi có tương quan đó, mỗi người được là mỗi cá nhân nhờ quyền tự do, nói giản dị mỗi người phải là một đầu máy tự hành chứ không phải toa xe chỉ để người ta kéo đi hết chỗ này qua chỗ khác. Kant đã nói, tụ do là chìa khoá để làm người, cũng như là cứu cánh tuyệt đối để định nghĩa con người là con người, chứ không phải là những động vật đi hai chân. Kant nói: ”Tự do là chìa khoá mở cửa. Tự do nhắm tới mục đích tuyệt đối” (La liberté est la”clef de vôute”. La liberté – comme orienté vers la fin absolue)(18). Không có chìa khoá mở cửa, chúng ta không vào được trong nhà, không có chìa khoá mở cửa cổng thành chúng ta không thể bước vào một đô thành mang những giá trị mà mình muốn tìm kiếm, nghĩa là, tự do giống như chìa khoá – thứ mở ra cánh cửa đầu tiên cho mọi giá trị của con người, không có tự do sẽ không có gì hết. Chúng ta hay thử ngắm một đàn ong. Xã hội của chúng khá tinh vi, ngăn nắp và phức tạp. Nhưng con ong thợ chỉ biết tha nhựa về xây tổ, con ong chiến chỉ biết thấy kẻ nào đến gần dù con bò, con voi, hay chiếc ô tô đều lao ra châm một lần đứt ngòi để hy sinh, hay con ong truyền giống chờ đến ngay thu tinh cho ong chúa một lần để chết… tất cả chúng làm theo thói quen hay chức năng được tạo hoá áp đặt, chứng không có tự do để lựa chọn làm việc này hay việc kia theo y chúng, chúng hoàn toàn là thứ thụ tạo được tạo hoá áp đặt. Nhưng con người khác hẳn, vì có chìa khoá của tự do sẽ được lựa chọn các hành động của mình. Sau Kant coi tự do là chìa khoá, Sartre đã chỉ rõ: ”Tự do tôi chọn là ai trong thế giới này” (Je ne trouve dans un monde et je me choisis ce que”je suis”)(19)

Tại sao phải có tự do để chọn mình là ai? Sartre đã kiến giải, nếu cá nhân không được tự do để phủ định hoặc từ chối làm những việc xấu, tất nhiên cá nhân đó sẽ trở thành vô luân. Và liệu cá nhân đó có sống sót được không khi hại người sẽ bị người hại lại, tấn công người sẽ bị người tấn công lại, chà đạp người sẽ bị người tìm cách đánh đổ. Vậy thì tự do được chọn mình là ai, là bởi, mình thấy việc gì tốt mình làm, mình sẽ trở thành người tốt, thấy việc gì xấu thì nhất quyết từ chối làm để không bị trở thành kẻ xấu. Vậy thì, nếu không có tự do con người sẽ không có quyền lựa chọn hoặc làm việc tốt hoặc tránh việc xấu, con người sẽ là thứ thụ động trong tay kẻ khác, và không thể được tự giác trở thành con người theo ý mình. Sartre nói: ”Ý thức của cá nhân tự do là quyền phủ định” (la science individuelle est libre, c’ est – à – dire négation) (20)

Như trên chúng ta đã bàn, tự do không dành cho kẻ mạnh, giống không dành quyền tự do cho vài con sói nhảy vào đàn cừu, vì thế sau khi xác định quyền tự do của mỗi cá nhân, chúng ta buộc phải đi đến vấn đề cốt tử của chung, đó là: tự do của người này sao cho không thể chà đạp lên tự do của người khác, và ngược lại. Sartre bàn rằng: ”Tự do của một người không phải tự do của kẻ khác tạo ra, nhưng tự do của kẻ khác là lý do và hoàn cảnh tự do mình và ngược lại”(21). Như vậy, tự do trong hoàn cảnh sống chung cũng như trong công lý của loài người là tự do tương hỗ, có đi có lại với nhau, chứ không phải người này được thả cửa tự do còn kẻ kia bị lép vế chèn ép mất tự do. Sartre nói: ”Trong khi ham muốn tự do. Chúng ta phát hiện rằng tự do của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào tự do của tha nhân”(22). Như vậy, nếu ta tạo cho người khác được tự do, ta cũng sẽ được tự do, nếu ta muốn tự do nhiều hơn bằng cách lấn át tự do của người khác ta sẽ không được nhiều hơn mà sẽ bị lấn át ngược lại, và mất tự do hơn.

Tự do là thước đo đầu tiên để phân biệt sự khác nhau giữa ông chủ và đầy tớ. Ông chủ thì được tự do hơn, còn đầy tớ thì bị cướp mất tự do trở thành kẻ bị đè đầu cưỡi cổ. Nói theo cách khác, ông chủ đã tự biến mình trở thành mục đích được phục vụ, còn đầy tớ bị biến thành phương tiện để phục vụ ông chủ. Kế cận sát với giá trị của tự do, đây là một móc nối then chốt trong tương quan giữa người với người mà Kant đã chỉ ra rất sát sườn, rất rốt ráo, rà đi soát lại nhiều lần. Ông nói: ”Chúng ta đòi hỏi cách đối xử nhân loại, nghĩa là cá nhân ở giữa cá nhân khác, luôn luôn như một cứu cánh và không bao giờ là phương tiện” (nous commande d’agir de maniere à traiter l’umanité aussi bien dans notre personne que dans la personne des autres, tonjours comme unefin et jamais un moyen)(23). Nếu con người bị đối xử như phương tiện, thì khác nào con trâu phải kéo cày, con bò bị vắt sữa, cỗ máy vận hành cho chủ mà chẳng được sống như một con người có nhu cầu tự thân của tâm hồn. Bi kịch của loài người tranh chiến tương tàn diễn ra liên miên từ xưa đến nay bởi lý do chính, kẻ này muốn biến người khác thành phương tiện để phục vụ mình, người bị đè nén trở thành phương tiện đấu tranh lật nhào kẻ đè đầu cưỡi cổ mình để đòi lại quyền làm người, cứ thế ”oan oan tương báo”, ”nồi da sáo thịt” liên miên, cho đến khi nào nhân loại nhận biết lẽ công lý, nghĩa là biết chung sống hoà thuận, người này không cướp quyền sống của người khác thì mọi người mới được sống an toàn, thỏai mái, tự do, và hạnh phúc. Bởi thế, Kant tấn phong con người trên ngai vàng của tự do, nhờ đó mà con người thoát lốt khỏi đời sống bản năng chỉ biết sống theo lề luật tự nhiên của muông thú, Kant nói: ”Chỉ có con người là tạo vật khả trí, là cứu cánh tự thân. Nó là chủ thể của luật đạo đức, là thần thánh khi đạo đức nhờ tính tự trị của tự do” (l’homme seulement, et avee lui toute créature raisonnable, est la fin en soi. C’est qu’il est le sujet de la loi morale, qui est sante en vertu de l’autonomie de sa liberté)(24)

PHẦN 4

Sống công lý là sống chung cho cả anh cho cả tôi, nghĩa là hai bên cùng có lợi, như người Việt bảo ”có đi có lại, mới toại lòng nhau”, chứ không thể anh làm lợi cho anh để cái xấu cho tôi theo kiểu ”kẻ ăn ốc người đổ vỏ”, hoặc:

Của mình thì giữ bo bo
Của người thì thả cho bò nó ăn.

Sống công lý là gì? Đã đến lúc chúng ta phải bước tới nguyên lý khoa học của công lý. Khi các môn đệ hỏi Chúa Jesus về lẽ sống của nhân loại, trước tiên chúa Jesus dạy: ”Ngươi phải yêu tha nhân như chính mình ngươi”. Nghĩa là mỗi chúng ta muốn yêu cuộc sống của mình chừng nào, thì hãy biết yêu người khác chừng ấy, bởi lẽ người khác giống như ta, chỉ là một cái tôi khác. Họ đều có quyền ăn, quyền ở, quyền làm việc, quyền sinh hoạt, quyền an toàn, quyền mưu cầu hạnh phúc. Sau đó Chúa Jesus dạy: ”Hễ điều chi mà các ngươi muốn người ta làm cho mình, thì cũng hãy làm điều đó cho họ, vì đây là luật pháp và lời tiên tri ’’ (Matheus 7, 12). Người khác là một cái tôi khác giống như ta, ta muốn gì họ cũng muốn cái đó, ta thích ăn ngon mặc đẹp, họ cũng thích ăn ngon mặc đẹp, ta thích nhà cao cửa rộng, họ cũng thích nhà cao cửa rộng, ta thích nhiều tiện nghi họ cũng thích nhiều tiện nghi, ta thích ô tô đẹp họ cũng thích ô tô đẹp. Người Việt có câu, ”được lòng ta xót xa lòng người”, muốn nói rằng, ta chớ có vụ lợi cho mình mà chẳng biết nghĩ đến người, được việc cho ta, ta mừng, hỏng việc cho người – người lo lắng.

Cũng một câu hỏi như vậy theo chiều ngược lại, học trò của Khổng Tử hỏi ông rằng, có cái gì có thể thực hành xuyên suốt cuộc đời, ông liền bảo: ”Khi không muốn người khác làm cho ta cái gì, thì đừng làm cái đó cho người”. Ta không muốn bị đánh da thịt dập nát, vậy ta cũng chớ đánh người làm dập nát da thịt họ, ta không muốn người lừa đảo nẫng tiền của ta, thì cũng chớ lừa đảo người, ta không muốn bị giam cầm bỏ đói trong song sắt vậy cũng chớ giam cầm bỏ đói người, ta không muốn bị người vu oan giá hoạ làm cho thân bại danh liệt, vậy cũng chớ vu oan giá hoạ để người thân bại danh liệt, ta không muốn bị người chĩa nòng súng vào ta nhả đạn, vậy cũng chớ nhằm bắn người, ta không muốn người ám toán ta bằng thuốc độc, vậy cũng đừng ám toán người, ta không muốn bị người ném bom huỷ diệt, vậy cũng chớ mang bom đi ném người. Sách ”Những vấn đề lớn của triết học” (Les Grandes Notions de la Philosophie) viết rằng: ”Công lý là ý thức về những cái phải làm, những cái không được làm trong quan hệ với người khác” (la Conscience du fait qu’il y a des choses à faire et des choses à ne pas faire dans la relation avec les autres)(25). Trong quan hệ với người khác là gì? Một người dùng cơ bắp làm công cho ta, ta phải trả tiền, hoặc trả lại bằng công, người bán cho ta một mớ rau ta phải trả tiền ngang mớ rau, bán một cân thịt phải trả tiền ngang cân thịt, bán một chiếc áo phải trả ngang chiếc áo, bán một ngôi nhà phải trả tiền ngang ngôi nhà, bán một chiếc xe hơi phải trả ngang chiếc xe, trái lại ta không thể vừa ăn quịt tiền công của người, hay dùng quyền lực và vũ lực ép giá bắt người bán rẻ hay cướp không của người.

Sách triết học còn lý giải: ”Công lý đó là làm cái người ta phải và đem cho mỗi người cái họ được hưởng” (être juste, c’est faire ce qu’on doit… donner à chacum ce à quoil a droit)(26). Đó là một sự thật, có thể nói cách ngắn gọn: ai có công thì được thưởng, ai có tội thì bị phạt, chớ có làm ngược lại có công thì bị phạt, có tội chẳng những định tha lại còn được thăng quan tiến chức. Người Việt vẫn thường kể tích truyện ”Lý Thông cướp công Thạch Sanh”. Lý Thông kia mưu mô xảo quyệt đến ngày phải nộp mình cho hang sâu có mãng xà, liền kết nghĩa anh em với Thạch Sanh là người trung hậu và dũng cảm. Lý Thông lừa Thạch Sanh thay mình vào hang nộp mình cho mãng xà, vào đến hang Thạch Sanh chẳng những không để mãng xà ăn thịt còn dùng dao chém chết mãng xà Khi mãng xà chết, Lý Thông bèn nghĩ ngay ra kế cướp công của Thạch Sanh, liền lu loa lên rằng, em đã chém chết mãng xà của nhà vua nuôi, vậy hãy trốn đi. Thế rồi, Lý Thông gánh đầu con mãng xà vào cung vua tinh thưởng, được phong tặng anh hùng và được nhà vua gả công chúa cho. Nhưng sự việc tưởng kín như bưng vẫn bị bại lộ, như người Trung Quốc nói: ”Thiên võng khơi khơi, sơ nhi bất lậu”, nghĩa là: lưới trời lồng lộng thưa mà không lọt, họ cũng còn nói: lẽ phải là trời, Lý Thông bị sét đánh chết, và công chúa được số phận thưởng cho Thạch Sanh. Như vậy công lý vẫn trở về với con người, dù kẻ xấu có mưu mô xảo quyệt đến đâu, thì kẻ có công vẫn được thưởng công, kẻ có tội thì bị trừng trị. Đó là công và tội, hai việc làm ở hai thái cực dễ nhận biết. Nhưng công lý còn đòi hỏi sự đúng đắn trên từng gang tấc, chẳng hạn cùng tham gia chạy đua, người chạy về thứ nhất phải xứng đáng thứ nhất, người chạy về thứ hai phải xứng đáng thứ hai, người chạy hết mười giây trên một trăm mét không thể trở thành người đạt thành tích cao hơn người chạy cùng quãng đường ấy hết có chín giây. Công lý là: xứng dáng cái người ta được hưởng, chỉ một câu nói đó thôi, mà đã gây tổn hại biết bao xương máu của loài người mong nhân chân bài học ấy. Và giờ đây, sự thật không thể chối cãi được rằng, hầu hết thế giới đang sống trong chế độ dân chủ cộng hoà, đó là bằng chứng hùng hồn nhất cho công lý: người ta được hưởng cái mình làm ra.

Nếu người ta không được hưởng ngang bằng với những gì mình làm ra thì sao? Đó là điều ngay từ thời cổ đại, triết gia Socrate đã đặt ra giây phút huy hoàng nhất cho lý thuyết của nền ”cộng hòa”, một mô hình chính trị lý tưởng nhất cho công lý sống chung của con người. Socrate cho rằng, nếu không biết sống chung bằng cách cộng hoà với nhau, nhân loại sẽ chìm trong bất đồng, hận thù tranh chấp không bao giờ dứt. Chẳng hạn ông chủ muốn bắt kẻ làm công làm nhiều nhưng lại muốn trả công ít, kẻ làm công sẽ tìm cách ăn cắp sản phẩm của ông chủ để thay thế tiền công, rồi lãn công, mâu thuẫn giữa hai bên ngày càng tăng, cho đến ngày không còn chịu đựng được nữa ông chủ thuê quân đội hay cảnh sát đàn áp giới làm công, hoặc những người làm công vùng lên đánh trả lật nhào ông chủ. Tất cả mọi giới mọi ngành đều thế, hiệp hội bán hàng muốn bán đắt sẽ gây bất đồng cho hiệp hội mua hàng, trái lại hiệp hội mua hàng muốn mua rẻ sẽ gây bất đồng cho những người bán hàng, hai bên sẽ dẫn đến mâu thuẫn, tẩy chay mua và bán lẫn nhau. Còn các giới khác, người bán rau tăng giá bán sẽ liên đới đến người bán củi, rồi người bán hàng ăn sẽ hệ luỵ, người bán thịt liền tăng giá, người bán đồ trang sức cũng nâng giá theo, dẫn đến những bất đồng, mâu thuẫn và xung đột. Trong thế giới hiện đại, chúng ta từng chứng kiến hàng loạt các sự kiện chứng minh lời của Socrate. Chẳng hạn, hội những người lái xe đình công lên án việc tăng giá xăng, nông dân biểu tình vì hàng nông sản bị hạ giá trong khi hàng công nghiệp lại tăng, thương gia bãi thị vì thuế bán hàng tăng, công đoàn ngành xe hơi biểu tình vì giới chủ đòi sa thải họ khi áp dụng dây chuyền sản xuất mới. Như vậy, nếu con người không biết sống liên đới cộng hoà lẫn nhau hai bên cùng có lợi, mà chỉ đòi sống vụ lợi cho mình tác hại cho người khác, thì sự bất đồng luôn có chỗ nảy sinh làm ngòi nổ cho các cuộc chiến tranh tương tàn. Và thế là, vì từ chối công lý sống chung và cộng hoà cùng nhau, nhân loại đã sống thật dại dột, đổi sự vụ lợi của mồ hôi lấy bài học tương tranh của máu.

Ở phần đầu chúng ta đã bàn đến một hình ảnh đơn giản, những chiếc xe muốn chạy phải có đường giao thông. Cách tương tự, xã hội con người muốn tồn tại cùng nhau phải có đạo đức – tức con đường nhân đức của mọi người, sao cho người này vận động không húc đầu vào người kia, khiến sứt đầu mẻ trán rồi cả hai cùng huỷ diệt, như hai con dê không chịu tránh nhau cùng rơi xuống cầu. Muốn vậy con người phải biết sống cộng hoà trong tinh thần công lý. Công lý đây không phải là nói suông, và cách thực tiễn nó đã đi sâu vào hiện thực nhân loại sâu xa và tràn khắp rằng: không có quốc gia nào đang tồn tại mà không dựa trên luật pháp. Luật pháp chính là cách thể chế hoá tinh thần công lý, triết gia Kant quan niệm rằng: ”Ý chí của chúng ta nơi luật pháp nằm trong một tương quan phụ thuộc lẫn nhau” (notre volonté à la loi apparait come un rapport de dépendence)(27). Luật pháp chỉ có khi nằm trong tương quan giữa người với người. Luật là thứ anh quan tâm, tôi cũng quan tâm. Luật khắc chế cả anh, khắc chế cả tôi, sao cho anh không có quyền làm phiền tôi, cũng như tôi không có quyền làm phiền anh. Sách triết học viết: ”Sự can thiệp và bắt buộc là cần thiết để chung sống” (des interdiction et des obligatons sont nécessaire à la coexistence)(28)

Chúng ta vừa nói, con người muốn sống cùng nhau thì phải có đạo làm người, đó chính là đạo đức. Theo triết gia Hegel: ”Cuộc sống đạo đức là thực thi của tự do, gồm ba trạng thái: gia đình, xã hội và quốc gia” (Cette vie éthique qui est la réalité effective de la liberté, elle comprend trois moments: la famille, la société civile et l’État)(29). Có thể nói chúng ta đang bước vào dòng xoáy xung đột lớn nhất của dục vọng và công lý. Gia đình là tế bào của xã hội, không có các gia đình không thể hợp thành quần thể xã hội, không có gia đình cũng không thể có các cá nhân vì mỗi cá nhân đều phải ra đời từ một gia đình có cha và mẹ.
Nhưng trước khi có hôn thú lập thành gia đình, thì phải có tình yêu giữa hai tình nhân sẽ trở thành cặp vợ chồng. Ái tình chính là dục vọng lớn nhất của con người, với các nhà tâm sinh lý, đặc biệt với nhà phân tâm học lừng danh thế giới Sigmund Freud đã phát hiện ra tiềm năng khoái lạc (libido) dồn nén mạnh mẽ nhất của con người – vừa là thùng thuốc súng vừa là pháo thăng thiên thăng hoa các hoạt động của con người, chúng ta thấy, ái tình không chỉ là pháo thăng thiên thăng hoa các hoạt động chỉ con người, chúng ta thấy, ái tình không chỉ là khoái lạc tức thời mà đó còn là khoái lạc sinh- tử, nghĩa là nó còn mang theo nguyên lý gieo hạt vĩnh cửu nhằm cứu vãn cuộc hiện sinh yểu mệnh của con người. Freud phát hiện, khi làm tình, việc người đàn ông xuất tinh, vừa thấy thăng hoa tột đỉnh sau đó lại thấy mệt rã rời, đó là: anh ta tràn trề hạnh phúc vì vừa gieo những hạt giống mong có người nối dõi, nhưng cạnh đấy anh ta xuất hiện chứng mệt mỏi vì đã phải xuất ra một lượng lớn sức sống từ trong cột sống của mình làm hạt giống cho đời sau, anh ta giống một cái cây bị chiết tỉa, hạnh phúc vì thấy mầm non mọc lên từ chỗ chiết cành, mệt nhọc vì phải hy sinh thân cành như chi thể của mình dành cho cuộc triết tỉa đó. Nhà tư tưởng ấn Độ Krisnamurti đã nói về sự cực lạc của dục vọng ái tình như sau: ”Tất cả thú vui của chúng ta đều có tính máy móc bởi vậy cho nên chỉ có thú vui dục tính có tính sáng tạo”.

Nhân loại là sống chung. Nhưng cửa khẩu quan trọng đầu tiên của nhân loại, chính là tình yêu. Bởi lẽ, tình cảm cha con, mẹ con, anh em, chị em vẫn là những tình cảm trong gia đình còn mang nặng rất nhiều cảm tính máu mủ ruột thịt. Nhưng tình yêu là mối tình mở ra cánh cửa khách quan bước vào thế giới. Về tình yêu và hôn nhân, một số làng của người Ấn Độ có lệ, trai trong làng không được lấy gái trong làng làm vợ, bởi lẽ, người trong làng có dòng hệ gần nhau nên không thể sinh đẻ ra những đứa con khoẻ mạnh, trái lại gái trong làng chỉ được đón chờ những chàng trai ở làng khác đến tán tỉnh, cũng như trai làng muốn lấy vợ cũng phải đi làng khác mà tìm (đối chiếu với Việt Nam, nhiều trai làng ở xứ ta thấy trai làng khác đến tán tỉnh gái làng mình liền chặn lại ở đầu làng tìm cách ngăn cản hay phá hoại, thì thấy trình độ khách thể tình yêu ở ta còn thua xa Ấn Độ. Tình yêu là con trai nhà này đến tìm con gái của nhà kia, con trai lang này đi hỏi con gái của làng kia, hay trai quốc tịch nước này lấy gái quốc tịch nước khác, đó là con đường mở ra với nhân loại hệ trọng đầu tiên của con người. Tình yêu và hôn nhân cũng là một bản lề vô cùng hệ trọng mà các mối quan hệ khác không thể nào có được, bởi lẽ nó mở cửa ra thì bước vào nhân loại, mở cửa vào thì sống trong một quan hệ tế bào gia đình hết sức khăng khít – gối ấp má kề, sinh con đẻ cái. Tình yêu giữa người nam và người nữ là thứ tình mở vào toàn bộ tình yêu nhân loại, triết gia Jasper nói rằng: ”Khi tôi yêu nhân loại nói chung, tôi chưa yêu, nhưng chỉ khi tôi yêu một người duy nhất, tình yêu mới mang ý nghĩa”.

Tình yêu với người khác giới là khởi đầu bước ra khỏi huyết thống để bước vào tình công lý của nhân loại. Nhưng công lý là gì? Là bên ngoài cái tôi ích kỷ sống tương quan với người khác. Ai đó sống một mình như con sói trong rừng hoang muốn hú hét thế nào tuỳ ý, nhưng khi đã sống bên người khác thì cái tôi không được toàn quyền là cái tôi nữa mà nó buộc phải sống trong tương quan có đi có lại với người khác. Sách triết học viết cách dễ hiểu rằng: ”Công lý đòi hỏi không ai có quyền làm phiền người khác” (Nul ne doit nuire à un autre)(30). Nhưng chính tại khách quan này, tình yêu vấp phải một nghịch lý chí tử, một nghịch lý luôn đóng vai một hạt nhân bi kịch khốn khổ nhất của tình yêu, đó là: hai người là công lý, nhưng đó là công lý của lương tâm, mà chỉ khi nào người ta tự giác thực hiện lương tâm thì công lý mới xuất hiện, vì nếu chỉ có hai người dù gặp cảnh bị người vu oán giáng họa, ”gắp lửa bỏ tay người”, đổi trắng thay đen, cho dù đó là một thủ phạm cùng một nạn nhân, thì số phiếu chấp nhận hay phủ quyết luôn luôn ngang nhau, ông có nói gà – bà có nói vịt cũng chẳng biết ai đúng ai sai.

Người phương Tây có một câu chuyện về Chân lý rằng, một ngày hai hiệp sĩ đi từ hai phía đến và cùng lúc họ nhìn thấy một tấm huân chương treo trên cây. Một hiệp sĩ bảo ”nó mạ vàng”, hiệp sĩ kia cãi lại ”nó mạ bạc”, cãi nhau một hồi không phân thắng bại, hai người liền lăn xả vào nhau giao chiến rồi ngả về hai hướng đảo ngược vị trí cho nhau. Một người khách qua đường thấy cảnh đó liền hỏi: ”Các anh đánh nhau vì cớ gì”? Một hiệp sĩ liền trả lời, ”Tôi đã bảo tấm Huân chương mạ vàng hắn lại cứ cãi chày cãi cối là mạ bạc”. Hiệp sĩ kia nên nói ”hắn mới là người cãi chầy cãi cối, tôi đã bảo tấm Huân chương mạ bạc mà hắn lại cứ cãi là mạ vàng”. Vị khách liền cười và bảo, các anh hãy nhìn lại tấm Huân chương xem! Do bị đảo ngược vị trí, người ở phía mạ vàng lúc đầu tiên thấy tấm huân chương mạ bạc, trái lại người ở phía mạ bạc giờ đây nhìn thấy mặt được mạ vàng. Hoá ra tấm huân chương mạ cả mặt vàng và mặt bạc.

Công lý là gì? Sách triết học viết: ”Công lý là người thứ ba” (Le juge est un ti ers)(31). Thật quá rõ đó là khúc quanh bí hiểm và đau khổ nhất của tình yêu. Bởi lẽ, nếu không biết sống tự giác, tình yêu không đạt tới được điều kiện công lý tối thiểu. Chúng ta hãy thử phân biệt có hai cấp độ công lý: thứ nhất một cá nhân khi sống với người khác luôn thiết định lên một hoàn cảnh xã hội ”tôi với tha nhân” – đó là công lý tự giác, cấp độ thứ hai là”công lý pháp luật”, có người thứ ba làm chứng thì dù anh có cãi ngược cãi xuôi toà án đã có đủ chứng cớ để định tội. Vậy mà, tình yêu là một môi trường công lý luôn từ chối người thứ ba. Triết gia G. Marcel nói: ”Tình yêu là sự từ chối tích cực bị coi như khách thể tình yêu loại kỳ kẻ thứ ba toàn diện”. Khi yêu, như thi sĩ Xuân Diệu viết”gần thêm nữa vẫn còn xa lắm”, người ta muốn tay trong tay, mắt chìm trong mắt, người ta thổn thức nói lên những lời sở hữu ”em của anh”, ”anh của em”, thì làm sao người ta muốn bị coi là người thứ ba: ”cô ấy” hay ”anh ấy”, mà người ta muốn là xương của xương, thịt của thịt, máu của máu, trong Kinh Thánh còn xác định: ”Người đàn ông từ giã cha và mẹ mình để hiệp nhất với vợ mình và cả hai sẽ trở nên một xác thịt”. Vậy thì ai là người thứ ba để chứng kiến công lý trong tình yêu, hay mặc cho tình yêu lúc nào cũng xử hoà, mặc người đúng mặc kẻ sai, lúc nào cũng ”tại anh tại ả tại cả hai bên”, hay đành phải bất lực chờ đợi các cuộc đấu lộn ”tiếng bấc ném đi tiếng chì ném lại”? Tình yêu như văn hào Shakespeare đã từng than, hầu hết bi kịch của nhân loại xảy ra trên giường ngủ, các bi kịch con tim xảy ra liên miên như Romeo phải chết cùng Julliet trong hầm mộ, Othello vì ghen tuông xiết những ngón tay cứng như kìm vào chiếc cổ ngọc ngà của người yêu là Desdemona… Hiện nay, một bài học đang diễn ra sờ sờ trước mắt thời đại thế giới đang chứng kiến từ quốc gia văn minh đến những vùng còn lạc hậu, có suýt soát 50% các cặp hôn nhân bỏ nhau, những đôi còn lại thì đang trong cơn chòng chành nghiêng ngả dữ dội, mỗi ngày lại có thêm vô vàn đôi bỏ nhau, và người ta đang lo ngại trong vài chục năm tới, thế giới đầy rẫy đàn ông cô độc, các bà cô, những đứa trẻ không cha và mẹ bị đẩy ra hè phố làm công vị thành niên cho quân tứ chiếng, giang hồ thế giới đang đứng trước thảm họa không gia đình. Đây là thảm hoạ nhân bản còn trầm trọng hơn cả bom nguyên tử. Tại sao bi kịch trên giường ngủ lại nhiều gấp bội lần thảm kịch ở chiến trường? Có một nhà văn đã tìm cách so sánh nỗi đau của tình yêu với nỗi đau của gươm giáo như sau: ”Khi bị gươm gây vết thương trong đêm, ta sẽ ngủ ngon lành, nhưng khi con tim bị thương vì mũi tên của tình yêu trong đêm, ta không thể nào ngủ được”. Ở chiến trường tuy là quân hằn quân thù với nhau, nhưng cả phía này hay phía đối phương đều chịu một sự quy chiếu nào đó của công lý, chiến trường sẽ diễn ra trước mắt thiên hạ, người ta không thể không bị mọi người suy xét và phán xử. Nhưng tình yêu là chuyện sâu kín của màn the, không ai chứng kiến cả, bởi vậy người ta mặc lòng thi thố những gì oan trái. Có lẽ không có tình cảm nào lại nhiều cảnh phụ bạc như trong tình yêu, cũng như không có tình cảm nào nhiều thù hận như tình yêu, đến mức nhân gian phải nói: ”Yêu nhau lắm cắn nhau đau”. Tình yêu là lãnh địa của con tim, mềm yếu, run rẩy, và trắc ẩn, người Trung Quốc nói ”Anh hùng khó qua ải mỹ nhân”. Anh hùng ngoài chiến trường có thể trang bị áo giáp, cung tên, gươm giáo, sức địch muôn người, lại luôn cảnh giác đề phòng, nên đối phương thật khó lòng hạ thủ. Nhưng anh hùng trong tình yêu, chỉ có hai người nơi màn the, khi chiến bào đã cởi bỏ, gươm giáo đã nhường chỗ cho tâm trí chia sẻ, thân thiết, an ủi, thì làm sao có thể kịp chống đỡ, khi người tình lén cho một nhát dao vào ngực, hay một viên đạn vào đầu, hoặc một bát canh có chứa thuốc mê? Đấy mới chỉ là hình ảnh cụ thể của bạo lực, nhưng kỳ thực bi kịch của tình yêu luôn ủ mầm độc hại còn sớm hơn nhiều, bởi lẽ, vì sống trong môi trường không có người thứ ba làm chứng, nếu hai kẻ yêu đương không biết đến việc tự giác thực hiện lẽ phải của công lý, thì sự bất đồng, toan tính- lạm dụng, bạo lực liên miên từng ngày một, cho đến khi nổ ra ”cái xảy nảy cái ung”. Ái tình là nơi người ta đều muốn truy cầu dục vọng cao nhất, mà triết gia Sartre nói: ”Người ta phải có trách nhiệm với mỗi đam mê của mình”. Trách nhiệm ư? Chính trong tình yêu, người ta tìm cách bâu đến đòi hưởng thụ ích kỷ nhiều nhất. Không chỉ chàng muốn tán tỉnh và dụ dỗ, mong làm bằng được cái việc làm tình, rồi cao chạy xa bay mặc cho nàng bụng mang dạ chửa, như văn hào Victor Hugo đã lột tả trong tác phẩm ”Những người khốn khổ”. Kẻ đa tình kia, tán cô gái trẻ tên là Phăng- tin, nàng bồng bột yêu gã, đúng lúc bụng mang dạ chửa thì gã bỏ chạy, không có tiền nuôi con, nàng phải bán con tên là Cô-dét còn bé bỏng cho nhà tên bất lương khét tiếng là Tê-nác-đi-ê, để mặc cho hắn sai bảo, hành hạ, bắt đứa trẻ phải làm quần quật từ sáng chí tối. Phăng-tin thì trở thành cô gái bơ vơ, thất vọng, phải làm nghê bán thân nuôi miệng, cuối cùng bị lũ đàn ông đẩy ra khỏi quán ba, vùi mình chết trong tuyết lạnh. Đấy, số phận của một cô gái bất hạnh như Phăng-tin, và của một bé gái bị đầy như Cô-dét có thể bắt đầu từ một sự trăng hoa vô trách nhiệm của một gã đàn ông. Sự vô trách nhiệm dù cho bất cứ của ai sẽ là mầm mống gây bất hạnh hay tai hại cho cả cộng đồng, như lãnh tụ Tôn Trung Sơn đã chỉ ra cho dân Trung Quốc, có thể chỉ vì tham lam vô trách nhiệm một công nhân cắt đi một miếng dây da nhưng đã làm tê liệt cả hệ thống dây chuyền sản xuất, giá trị cả triệu – triệu quan tiền. Cũng như, người Trung Quốc đã từng răn dạy, một cái móng ngựa hỏng có thể mất một trận đánh, mất một trận đánh có thể mất một quốc gia. Một chiếc đinh ốc nếu không làm tròn vị trí chức năng của mình có thể gây tác hại cho toàn thể bộ máy. Người Việt vẫn bảo ”sai một ly đi một dặm” là thế. Tình yêu là cánh cửa mở vào nhân loại, là dục vọng mạnh nhất của con người, bởi bản thân nó còn gánh chức năng truyền sinh, đẻ con, nối dõi, tình yêu cũng là nghịch lý trớ trêu khó khăn nhất của công lý, vì lẽ đó là thế giới của hai người, người ta có thể toàn quyền lạm dụng và thao túng, đổi trắng thay đen, mà không sợ bị người thứ ba làm chứng. Bởi thế, chúng ta sẽ bàn đến dục vọng ái tình của con người như là một nền tảng để khai mở con đường bước vào các dục vọng khác của con người. Trước hết, chúng ta sẽ thấy, con người được ban đặc ân ái tình quá dồi dào, triền miên và cao độ hơn nhiều loài động vật, chẳng hạn, nếu đi thăm vườn bách thú chúng ta thấy, hầu hết các con vật có mùa tình dục và sinh sản trong một tháng của mùa hè, nhưng con người trái lại, có thể tình dục và sinh sản cả bốn mùa: xuân hạ, thu, đông. Thử nhìn, có loài sóc, dù chúng sống với nhau theo tổ một đực – một cái, vậy mà trong một năm chúng chỉ có thể dành cho nhau một ngày hoạt động tình dục, kể cả chung tình hay lang chạ, sáng ngày đó con đực lao ra khỏi tổ đi đến các tổ khác để tìm những con cái, còn con cái của nó thì ở lại tổ đón những con đực đến. Nhưng tất cả các hoạt động đó chỉ diễn ra trong một ngày. Loài sư tử , có thể tình dục 80 lần trong một ngày, nhưng hoạt động đó chỉ kéo dài trong ba ngày với một giá rất đắt, con đực tìm cách giết các con non của con cái, để bức bách nó động đực. Hoặc có loài chuột, tình dục liên miên trong vài ngày, rồi con đực lăn đùng ra chết. Hay như loài nhện hay bọ ngựa kia, hoạt động tình dục còn chưa kịp chấm dứt thì con cái đã tìm cách ăn thịt con đực để làm thực phẩm nuôi dưỡng bào thai. So sánh sơ qua đã thấy, con người được nhiều đặc ân chăn gối đến mức, không chỉ có một ngày như loài sóc mà có cả 365 ngày, không phải ăn thịt con để gần con cái như loài sư tử, cũng chẳng bị vắt kiệt thân xác để truyền giống rồi lăn ra chết như loài chuột, cũng chẳng hề bị hoá thành thức ăn sau khi tình dục như loài nhện, mà con người được hoạt động ái tình đều đặn, như một lạc thú thường xuyên cho hạnh phúc.

NGUYỄN HOÀNG ĐỨC
Previous Post
Next Post