Hỏi: Kính thưa Thầy! Ở Thường Chiếu có Thầy nhập thất trên 15 năm. Có phải vị đó ngộ được Chơn tâm và sống với nó? Hay nhập Chơn tâm rồi và nuôi dưỡng nó càng ngày càng sâu mầu hơn?
Đáp: Lẽ ra, câu hỏi này con nên hỏi Hòa Thượng Thanh Từ, vì đó là nguồn gốc của Thiền Tông Trung Hoa, chứ không phải của Phật giáo Nguyên Thủy. Chơn tâm là sự tưởng giải của kinh sách phát triển Ấn Độ, ảnh hưởng Lão giáo đẻ ra thiền Đông Độ.
Mục đích của người tu thiền Đông Độ là kiến tánh rồi khởi tu (thấy tánh rồi mới tu) tu như vậy gọi là “bảo nhậm”, giữ “ông chủ” đó là chỗ ngộ được chơn tâm rồi mới sống với nó chứ không phải nhập chơn tâm vì đã nhập vào thì đâu còn gì phải nuôi dưỡng.
Mục đích của thiền Đông độ không phải làm chủ sanh tử, chấm dứt luân hồi, mà chỉ nhắm vào bản thể bất biến thường hằng bốn tánh Niết bàn “thường, lạc, ngã, tịnh”.
Nhập thất 15 năm cho đến 1000 năm tu theo Thiền Đông Độ thì chỉ có triệt ngộ các công án tức là triệt ngộ các pháp tưởng hay nói cách khác là nhập vào tưởng định, phát triển tưởng tuệ, tu đến đây hành giả không còn biết đường nào đi tới nữa, nên tâm tham, sân, si của họ vẫn như xưa, đụng chướng ngại pháp thì hiện tướng ra liền, do đó pháp môn Thiền Đông Độ không phải là Phật Pháp nên không làm chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi, tu theo pháp môn này chỉ uổng một đời tu hành mà thôi, chẳng có ích lợi cụ thể thiết thực gì, chỉ là một trò hý luận ảo tưởng thơ văn của những tâm hồn giàu tưởng tượng.
Còn nói về sự làm chủ sanh, già, bịnh, chết thì một Thiền sư Việt Nam danh tiếng nhất vào thế kỷ thứ XIII, Ngài Thường Chiếu đã xác định: “Đó là bọn đại bịp, một con chó sủa một bầy chó sủa theo”.
Trích Đường về xứ Phật II
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Và đây là bộ sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã sưu tập (tạm thời), bạn có thể tải về: Click tại đây