Con người sinh ra vốn có bản chất tham. Tại sao bản chất tham lại có sẵn trong mỗi người như vậy? Bản chất tham có sẵn trong mỗi con người là do duyên sắc dục làm chất xúc tác cho năm duyên sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại, cho nên con người sinh ra đều do gốc sắc dục mà sắc dục là lòng tham muốn trong thân ngũ uẩn tạo tác thành quy luật nhân quả.
Quy luật nhân quả tạo tác thành nghiệp báo, khi nói đến quy luật nhân quả là nói đến hành động thiện ác tác thành nghiệp báo. Nói đến hành động thiện ác tác thành nghiệp báo là biết ngay do lòng tham muốn của mỗi người làm gốc thúc đẩy. Từ lòng tham muốn của con người mà sinh ra vô vàn sự đau khổ, vì thế hôm nay chúng ta tu học và rèn luyện nhân cách đức ly tham để chấm dứt tham dục. Chấm dứt tham dục thì mọi sự khổ đau và tái sinh luân hồi chấm dứt.
Quy luật nhân quả tạo tác thành nghiệp báo, khi nói đến quy luật nhân quả là nói đến hành động thiện ác tác thành nghiệp báo. Nói đến hành động thiện ác tác thành nghiệp báo là biết ngay do lòng tham muốn của mỗi người làm gốc thúc đẩy. Từ lòng tham muốn của con người mà sinh ra vô vàn sự đau khổ, vì thế hôm nay chúng ta tu học và rèn luyện nhân cách đức ly tham để chấm dứt tham dục. Chấm dứt tham dục thì mọi sự khổ đau và tái sinh luân hồi chấm dứt.
Muốn biết tâm có tham hay không có tham là chúng ta phải có thời gian sống một mình, có sống một mình mới thấy được tâm mình, nhờ có sống độc cư trầm lặng một mình, khi mỗi niệm khởi lên là không qua khỏi mắt ý thức quan sát của chúng ta. Khi có niệm khởi lên là chúng ta thấy biết niệm có tham hay không tham, niệm có tham là ác pháp thì chúng ta liền tác ý ly tham: “Đây là niệm tham mày hãy đi đi! Ở đây không có chỗ cho mày ở, hãy đi khỏi nơi này.” Cứ mỗi niệm tham khởi lên là bị đuổi đi liền, đó là phương pháp tu tập để tạo thành đức ly tham. Tu tập như vậy cho đến khi đức ly tham hiện tiền luôn luôn có mặt trong chúng ta thì tâm tham đã bị diệt trừ. Tâm tham đã bị diệt trừ thì đức ly tham hiện tiền và như vậy con đường giải thoát tu tập đến đây đã hoàn mãn.
Những hình phạt trộm cắp, cướp giựt, móc túi, tham lam, hiếp dâm, mãi dâm kêu án tù tội một tháng, một năm hay nhiều hơn nữa v.v… thì không còn hợp với thời đại khoa học công kỹ nghệ hiện đại hóa tiến bộ của loài người. Những hình phạt này đến giờ chưa thay đổi e lỗi thời, không hợp với thời đại.
Còn có nhiều nước bắt được trộm cắp, cướp giựt, móc túi, tham lam, hiếp dâm, mãi dâm mà hình phạt khắc chữ vào trán như: Trộm thì khắc chữ “T”, còn cướp giựt thì khắc chữ “C”, móc túi thì chặt ngón tay. Hiếp dâm thì thiến. Mãi dâm thì khắc chữ lên trán “MD.” Những hình phạt này rất tội nghiệp và rất thương tâm. Đạo đức hiếu sinh không cho phép chúng ta xử phạt như vậy, xin tất cả những nhà lãnh đạo mỗi đất nước trên thế giới cần xét lại, nên lấy đạo đức hiếu sinh mà trị dân thì hay biết mấy. Pháp luật và hình phạt phải theo đạo đức mà lập luật, lập pháp thì nhân bản con người không bị chà đạp. Chính vì chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả chưa có, chưa được giáo dục đạo đức toàn dân nên họ không biết vì thế họ mới làm nên tội lỗi, xin những người lãnh đạo đất nước trên hành tinh này hãy suy xét lại.
Khắc lên trán người lấy trộm hay người cướp giựt hai chữ “Ăn trộm” hay “Ăn cướp” là một hình phạt quá nặng. Theo chúng tôi thiển nghĩ: Không nên phạt như vậy mà hãy thương yêu họ. Họ là những người đáng thương hại. Vì không được học đạo đức ly tham nên mới sinh ra những hành động lấy của không cho, trộm cắp, cướp giựt, móc túi v.v… Nếu họ biết đó là những hành động xấu xa, tệ hại, hèn hạ, đê tiện, mất nhân tính phẩm chất con người, đó là một hành động vô đạo đức làm khổ mình, khổ người và còn làm mất trật tự an ninh xã hội trong xóm làng, thị trấn, thị xã, thành phố, thủ đô v.v…
Nếu Nhà nước bắt những người trộm cướp, móc túi, hiếp dâm, mãi dâm thì nên đem cải tạo cho họ dự vào các lớp học đạo đức nhân bản - nhân quả. Sau khi mãn những khóa học đạo đức này, người nào thi tốt nghiệp đậu sẽ cho về, còn người nào thi rớt cho ở lại học tiếp, chừng nào tốt nghiệp những lớp đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và không khổ tất cả chúng sinh này xong thì cho họ trở về hòa nhập vào cuộc sống với mọi người, chứ đừng bắt họ kêu án tù tội một tháng, hai tháng, ba tháng đến một năm, hai năm, ba năm thì rất tội nghiệp cho họ, cho cha mẹ họ, cho gia đình họ. Và nhất là họ mang tiếng suốt đời là người trộm cắp, móc túi, tham lam, hiếp dâm, mãi dâm rất là tội nghiệp.
Trên đời này không ai mà không lầm lỗi, nhưng lầm lỗi mà biết xấu hổ, biết cố gắng khắc phục sửa sai, đừng làm lầm lỗi nữa. Xấu hổ là một đức ly tham tuyệt vời. Có xấu hổ người ta mới lìa được tâm tham của mình, có xấu hổ người ta mới trở thành con người tốt được. Vì quá xấu hổ nên người anh mới bỏ làng ra đi, và đi không trở về, còn mặt mũi nào nữa mà trở về làng. Phải không quý vị? Dù bất cứ ở đâu, người anh biết xấu hổ sẽ không bao giờ làm việc trộm cắp ấy nữa, người xấu hổ là người biết phục thiện.
Chỉ có những người tham lam, trộm cắp, cướp giựt của cải tài sản của người khác; những người móc túi, hiếp dâm, mãi dâm không biết xấu hổ thì những người đó là những người vô đạo đức, những người đáng chê trách, đáng để mọi người cần phải có những biện pháp cưỡng chế giúp đỡ cho học đạo đức, để trở thành người tốt. Muốn được vậy, thứ nhất là để bảo vệ xã hội an ninh, trật tự; thứ hai là xây dựng con người tốt, làm việc tốt, thì những người đầu trộm đuôi cướp đều bị cưỡng chế bắt buộc phải đi học đạo đức nhân bản – nhân quả, do ngành Công An giữ gìn an ninh trật tự xã hội đảm trách giảng huấn.
Làm người ai cũng có những sự lầm lỗi, nhưng biết ăn năn hối cải chừa bỏ, biết sửa đổi là một điều tốt, là một điều đáng khen, như người em ở lại cố gắng khắc phục để trở thành người tốt. Muốn khắc phục tính tham lam trộm cắp cướp giựt thì chỉ có đức bố thí. Người có đức bố thí thì tính tham lam sẽ bị triệt tiêu. Đức bố thí có nhiều cách:
1- Đức bố thí lời nói an ủi, khuyên lơn, khen tặng.
2- Đức bố thí hành động, việc làm giúp đỡ.
3- Đức bố thí của cải tiền tài vật chất, cơm ăn áo mặc.
Những đức bố thí này giúp cho con người ly tham, nhờ đó không còn tham lam trộm cắp cướp giựt tài sản của người khác. Biết được nhân quả làm thay đổi con người, từ con người xấu ác thành con người lương thiện, nên đạo Phật ra đời. Ra đời xác định và chỉ rõ bốn chân lý của loài người. Đó là khổ, tập, diệt, đạo. Làm con người không ai không ở trong bốn chân lý này. Khi đã hiểu rõ bốn chân lý, thì mỗi người phải tự xây dựng cho mình một cuộc sống đạo đức, một cuộc sống thiện, một cuộc sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Đó là một sự làm thay đổi cả thế gian này biến cuộc sống trên thế gian này thành cõi Cực Lạc, Thiên Đàng.
Người thực hiện đức ly tham là phải biết làm từ thiện tức là biết bố thí, nhưng bố thí phải đúng chánh pháp. Muốn bố thí đúng chánh pháp là chúng ta phải làm như thế nào? Phải hiểu ra sao để bố thí mà không bị lường gạt, để hạt giống bố thí đem lại lợi ích cho người, cho mình, chứ không phải đem công sức của cải tiền bạc ném bỏ vào chỗ ác pháp tức là chỗ cá nhân và tập thể bất thiện thì còn có nghĩa lý gì là bố thí, bố thí như vậy cũng giống như đem hạt tốt gieo trên đất khô cằn. Muốn bố thí đúng nghĩa chánh pháp của Phật thì điều đó chúng ta cần phải học hiểu và nghe Đức Phật dạy: “Muốn bố thí và cúng dường đúng chánh pháp thì phải chọn người có đức hạnh, người tu hành giới luật phải nghiêm túc, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, còn ngoài ra thì không nên bố thí cúng dường, vì bố thí cúng dường giống như đem hạt giống gieo trồng trên đất khô cằn cỗi thì chẳng có ích lợi gì.”
Bố thí là một hành động của đức ly tham, nhưng bố thí cũng chính do từ đức hiếu sinh mới thật sự đức bố thí đúng chánh pháp. Bởi vậy có lòng thương yêu chân thật thì mới có sự bố thí chân chánh, chứ không phải bố thí theo phong trào. Từ một người ăn trộm trở thành một thánh nhân chỉ có khác nhau ở hành động và tâm tính mà thôi, chứ thánh nhân và con người chỉ là một người. Khi tham lam đi bắt trộm cừu là người ăn trộm, nhưng từ bỏ lòng tham lam và lìa xa những hành động đi ăn trộm, ăn cắp, đổi lại hành động bố thí thương yêu mọi người là Thánh nhân.
Theo Phật giáo chúng ta không cần làm Thánh, làm Thiên thần mà chỉ cần làm con người đúng nghĩa của con người là sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Bởi vậy, một người sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh, ai muốn gọi họ là Thánh hay phàm hay gì gì cũng được, nhưng chính bản thân của họ, họ phải biết hơn ai hết. Họ biết họ bây giờ tâm tham, sân, si, mạn, nghi không còn, tâm họ bất động trước các ác pháp và các cảm thọ, tâm họ lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự, ngồi đâu tỉnh táo, không bao giờ bị hôn trầm, thùy miên, vô ký, tâm luôn luôn tĩnh giác quán sát trên Tứ Niệm Xứ, không bao giờ phóng dật.
Một người tu theo Phật giáo không thích những điều kỳ lạ, không đắm mê những thần thông phép thuật, không thích cõi này, cõi kia, nhưng cũng không mong cầu tu hành thành Thần, Thánh, Tiên, Phật hoặc cầu những bậc này gia hộ cứu rỗi cho mình mà chỉ chính mình biết vươn lên, biết khắc phục và chế ngự thân tâm mình không làm những điều xấu ác, mà còn biết làm những điều lành để không làm khổ mình, khổ người và khổ muôn loài chúng sinh. Đó là ước nguyện của người tu theo Phật giáo, vì thế họ rất vui lòng sống với đức hiếu sinh, sống với đức ly tham. Họ rất sung sướng khi họ đã sống với những đức hạnh này để họ được giải thoát mà người khác cũng được an vui và hạnh phúc.
Từ một người ăn trộm cừu để chuyển đổi thành một Thánh nhân đâu phải khó khăn. Phải không quý vị? Muốn được vậy chỉ có sống trong giới luật đức hạnh của Phật. Người ăn trộm cừu chỉ biết ăn năn hối cải bằng cách sống với đức bố thí mà người ta còn gọi là thánh nhân huống là chúng ta sống đúng năm giới luật đức hạnh của Phật trong Năm giới thì họ sẽ xem chúng ta là những bậc vĩ đại như thế nào?
Giới luật đức hạnh của Phật giáo giúp cho con người sống không làm khổ cho nhau nữa; giúp cho con người sống làm chủ những sự khổ đau của chính thân tâm mình và chấm dứt sự tái sinh luân hồi trong đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác. Đạo Phật rất thực tế, rất đời thường, nhưng rất đạo đức cao thượng. Vì thế đạo Phật rất tuyệt vời, sống trong thế gian mà vượt ra ngoài thế gian, xứng đáng làm người là con người.
Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Và đây là bộ sách của Thầy Thích Thông Lạc mà tác giả Blog đã sưu tập (tạm thời), bạn có thể tải về: Click tại đây