Trước hết nói về căn bệnh sính ngoại. Có vẻ như trong xã hội chúng ta hiện nay có một sự phân biệt ngầm nào đó, như là một sự phân biệt chủng tộc ngược.
Ví dụ bạn Vào quán ăn hay quán cà phê, nếu là người nước ngoài, đặc biệt làn da càng trắng càng tốt, mắt càng xanh càng tốt, tóc càng vàng càng hay, nói tiếng Anh càng thao thao bất tuyệt như gió càng hay, giọng Tây càng chuẩn càng xịn, thì bạn sẽ được phục vụ tốt hơn, được ân cần niềm nở nhiều hơn.Còn nếu bạn là người việt mà ăn mặc bình thường,quê quê chút thì chắc hắn bạn sẽ dành được ảnh mắt không mấy thiện cảm từ người bán hàng hay những nhân viên phục vụ thầm chí là còn mời khẻo bạn đi ra.
Sự việc gần đây một đôi nam nữ tây lừa đảo rủ lòng thương của mọi người bằng cách vẽ ra chuyện bị ăn cắp,dân chúng ta đồng thanh chửi ngay chính đồng bào mình, không biết rằng đó là chiêu trò cả năm nay của cặp đôi này, thậm chí nhiều người còn ủng hộ cả những đồng tiền do chính mồ hôi công sức của mình. Trong khi đó họ thờ ơ với những cụ già hằng ngày bán vé số ngày đêm cặm cụi kiếm sống bằng sức lao động của mình.
Một người nhà văn, ca sĩ, người mẫu có thể rất khó tính, kiêu kỳ với phóng viên người trong nước, nhưng lại hết sức vồn vã không chỉ với phóng viên nước ngoài mà cả với bất kỳ người nước ngoài nào mà họ gặp.
Trong sinh hoạt thường nhật, nếu chúng ta ra đường thì sẽ rất hay gặp những câu đại loại: "Tây nó vậy", "Ở Tây thì khác", "Thử ở Tây coi".... Nhiều người nặng tư tưởng vọng ngoại, sính ngoại, thậm chí là sùng ngoại, bất kể chuyện gì cũng cho là ở Tây nhất định phải hơn Ta. Trẻ con phải ăn sữa ngoại, đồ hộp Tây mới tốt, mới đảm bảo, và cho rằng tốt hơn rau tươi, thực phẩm tươi ở nội địa. Trong khi các nhà khoa học đã cho biết thực phẩm nhập khẩu và đồ hộp để lâu ngày có nguy cơ bệnh tật, ung thư cao hơn so với thực phẩm tươi trong nước.
Rồi nhất định phải dùng đồ ngoại, hàng hiệu bên Tây thì mới là "ngon"…. Cà phê Việt Nam được bao nhiêu người Việt Nam và người dùng quốc tế đánh giá là thơm ngon đặc biệt, và cà phê còn là một trong những mặt hàng mà Việt Nam là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Vậy mà khi "đại gia" Starbuck đến Việt Nam, chúng ta thấy từng dòng người cam chịu mệt mỏi, đau chân, chờ từ sáng đến trưa chỉ để được vào uống cà phê Starbuck, mà nhiều người sành cà phê đã nói thẳng hương vị của nó không khác gì nước lã pha đường, còn mùi cà phê thì rất nhạt, cà phê thật thì ít mà hương liệu thì nhiều. Như vậy rõ ràng những người này không phải đến để thưởng thức cà phê, mà họ đến để "lấy le".
Tôi đã từng chứng kiến cảnh người xếp hàng dài vì một quán cafe Hàn Quốc khai trương. Tôi đã thấy những dòng người chen lấn xô đẩy sắp hàng mua đế mua đồ ăn của McDonald nhưng chất lượng thì thua xa bánh mỳ kẹp thịt của mấy chị bán hàng rong. Thậm chí, nó ớ các nước khác bị bặt buộc đóng cửa vì thiếu vệ sinh, nhiều lúc tôi tự hỏi tại sao lại như thế, và cuối cùng tôi tìm ra câu trả lời cho mình đó là đa số bộ phận dân mình là như vậy, trong tâm khảm của họ tây lúc nào cũng hơn ta nó đã có mặc định như vậy rồi.
Tâm lý nhược tiểu
Tâm lý nhược tiểu tồn tại khá phổ biến trong người Việt ta, rải rác ở khắp các giai tầng, thể hiện trên khắp các lĩnh vực, “biến thiên” ở mọi ngõ ngách của đời sống.
Tâm lý nhược tiểu có nguyên nhân lịch sử. Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán mỗi khi xâm chiếm nước ta đều tìm mọi cách hủy diệt sạch trơn các di sản của cha ông ta hòng làm cho người Việt Nam không biết mình đã từng có một nền văn minh. Cộng thêm với sự tiếp tay của tầng lớp “trí thức” mất gốc hằng ngày đăng đàn khua môi múa mép trên các phương tiện thông tin đại chúng, càng khiến cho lịch sử nước nhà bị bóp méo. Cộng với việc gần một thế kỷ bị người Pháp nô dịch đã làm cho nhiều bộ phận người Việt dần hình thành và phát triển triệu chứng tâm lý tự ti mặc cảm dân tộc.
Ngày nay hầu như bộ phận giới trẻ quên mất mình là con dân nước việt có 4000 năm lịch sử. Học sinh thì nói Tiếng anh như vẹt nhưng khi đụng đến vấn đề lịch sử thì lại đứng như trời tròng. Họ có thế nhớ tên những người nỗi tiếng ở nước ngoài nhưng viết sai tên hoặc sai ngày sinh về vị anh hùng dân tộc.
Chúng ta hãy nhìn mà xem Người Việt ra định cư ở nước ngoài, đến thế hệ thứ hai đã ít người nói được tiếng Việt, đến thế hệ thứ ba thì phần lớn không biết tiếng Việt, đó là chưa kể bộ phận lớn những thanh niên trong nước thường giả Tây giả Tàu cho sang cho chảnh mà quên mất đi rằng mình chính là con dân nước việt, bản chất việt chìm mờ theo năm tháng.
Tôi còn nhớ Đài Truyền hình và báo chí Việt Nam từng hết lời ngợi ca cô ca sĩ “người Bỉ gốc Việt” Phạm Quỳnh Anh hát bài “Bonjour Vietnam”. Thật cảm động khi cô ca sĩ hát bài hát về Việt Nam với tấm lòng thiết tha đối với quê cha đất tổ, nhưng cũng thật phản cảm khi cô không nói được tiếng Việt. Trả lời Đài Truyền hình cô chỉ nói mấy câu lắp bắp tiếng mẹ đẻ rồi chuyển sang nói tiếng Pháp. Nhìn cô ca sĩ, nhất là nhìn cảnh săn đón háo hức của truyền thông Việt Nam, thấy tội nghiệp nước mình. Cả cô ca sĩ và giới truyền thông Việt Nam đều không hề thấy có vấn đề gì khi cô ca sĩ trẻ không nói được tiếng mẹ đẻ.
Cần biết rằng người Trung Quốc ở nước ngoài, dù thế hệ thứ mấy đi chăng nữa thì vẫn nói tiếng Hoa. Người Hoa mà không nói được tiếng Hoa là điều xấu hổ.
Tôi còn nhớ khản giả chen lẫn xô đấy nhau hò hét mua bằng được vé đế xem cái anh Nick đến Việt Nam lúc đó Tôi lại nghĩ tới cựu chiến binh từng bị Mỹ cưa chân 7 lần. Những tấm gương đó luôn quanh ta tại sao không bao giờ chú ý tới, mà phải là người nước ngoài cơ?
Rồi tiếp tới vụ giàn khoan Trung Quốc kéo vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì chúng ta lại được chứng kiến cảnh tượng lòng tự tôn dân tộc bị xem nhẹ khi mà các “trí thức” nhà báo khua môi múa mép hô hào kêu gọi làm đồng minh với anh này anh kia, lúc đó lòng tự tôn dân tộc của họ lại biến mất.
Họ mặc nhiên xem rằng ta là nước nhỏ thì ta phải theo anh này anh kia? Nước nhỏ thì sao nước nhỏ không có quyền đi con đường riêng của mình hay sao không được tự quyết vận mệnh của cả dân tộc hay sao?
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”
Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công huy hoàng rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thân yêu của mình. Lịch sử dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đến nay là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước và vẫn mãi như vậy.
Dĩ nhiên chúng ta không nên và không cần phải thổi phồng đất nước mình lên, rằng Việt Nam là nhất, nhưng làm gì thì làm cũng phải biết tổ tiên ta đã từng làm như thế nào để giữ sĩ diện cho dân tộc, để thế hệ trẻ khỏi nhìn vào đó mà tiếp tục tự ti, mà tiếp tục thấy mình nhược tiểu.
Thế nên muốn một đất nước phát triển hùng cường thì cần phải trị dứt điểm căn bệnh này để cho mỗi người dân mỗi khi họ tự hào khi nhắc tới hai tiếng Việt Nam.
Linh Nguyễn