Ai cũng nói là họ sợ cái chết, vì cái chết sẽ đem đến những tang thương, mất mát; cái chết làm cho thân thể người chết bị đau xé, có thể người chết sẽ bị uất ức nếu những ân oán cuộc đời chưa nói hoặc chưa có dịp làm v.v…chính với những suy nghĩ này, làm chochúng ta trở nên sợ sệt về cái chết.
Chúng ta sợ cái chết vì điều gì?
Cái chết đem đến sự chia ly. Khi tham gia một cuộc chơi, ai cũng sợ mình bị loại ra khỏi cuộc chơi đó, trên thế giới nhân sinh này, dù có lúc bạn cảm nhận sự mệt mõi từ nó mang lại nhưng bạn vẫn thiết tha sống, vì trong chốn mệt mõi đó bạn vẫn còn có nhiều thứ khác để bù đắp vào, đó là tình cảm vợ chồng, con cái, người thân trong gia tộc và bạn bè. Nên một khi bạn đột ngột rời bỏ họ, hoặc có ai đó rời bỏ chúng ta thì những cuộc chia ly bất đắc dĩ đó làm mọi người thẩn thờ.
Sự đau đớn về thể xác:
Hằng ngày dù cơ thể chúng ta có bị trục trặc ở một vài điểm nào đó trong cái hàng vạn điểm trên cơ thể, dù chúng ta có đau nhói đến đâu đi nữa thì vẫn không thấm tháp vào đâu nếu đó là cái đau nhói trước cái chết, trong Phật giáo, những vị tăng thường khuyên người sắp chết phải nhất tâm niệm Phật để nhờ oai lực nhiệm mầu của đức Phật tiếp dẫn khi vừa rời khỏi thế giới người, nhưng qua đó cũng là muốn người sắp chết quên đi cái đau đớn của thể xác.
Những uất ức, ái ân khó dứt:
Khi tham gia vào cuộc đời, sự xuất hiện và tồn tại của bất cứ ai trong xã hội cũng gắn liền với những mối quan hệ ràng buộc, chúng ta khó có thể sống mà thiếu những mối quan hệ tình cảm, quan hệ làm ăn, quan hệ hàng xóm, bạn bè v.v…những mối quan hệ đó được hình thành từ những lời hứa hẹn, giao kết v.v…có nghĩa rằng nếu chúng ta còn ở đây, thì chúng ta vẫn còn tiếp tục với những ân ái, oán trách với một ai đó trong số những người bên cạnh chúng ta. Nên khi một ai đó trong chúng ta ra đi, thì sẽ đem theo những ái ân, uất ức đó về với mình, và đó chính là gánh nặng là những tiếc thương mà thông thường chúng ta khó dứt khỏi nếu thiếu sự sáng suốt để nhận thức được vấn đề.
Người sau khi chết, sẽ không còn tự do trong hành động và suy nghĩ?
Sau khi chết, rất đông trong chúng ta sẽ không còn tự quyết định được hành vi và sở thích hằng ngày của mình nữa (trừ một vài cá nhân có tu tập, kìm chế được mình lúc còn sống), lúc bấy giờ người vừa chết sẽ bị các nghiệp lực do mình gieo ra từ lúc ở thế giới loài người đã quen làm, những dòng tư tưởng bị chi phối và mất tự chủ, không thể lựa chọn con đường mình đi, không thể ăn thức ăn mà mình thích, không thể nói chuyện với người mình yêu v.v…
Vì sao chúng ta sợ?
Tất cả những nguyên nhân trên là lý do khiến chúng ta sợ đối mặt với cái chết, bởi với rất nhiều người đã nhận thức rằng “chết là hết” nên họ tỏ ra sợ sệt, sau khi chết sẽ chẳng còn mình, chẳng ai nhớ về mình. Đây là một nhận thức cần thay đổi, bởi chết không hoàn toàn là hết mà chết chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp sang một thế giới khác, nó giống như một sự tích lũy về lượng vừa đủ để thực hiện một sự chuyển biến về chất, nên không có gì là mất mác ở đây. Khi chúng ta phải chấp nhận mất một người thân chúng ta chớ nên u sầu nghĩ rằng mình sẽ mãi mãi mất một người thân, một người bạn-đó là nguyên nhân trực tiếp làm bạn đau khổ và người vừa chết thấy đó mà không nỡ ra đi.
Chúng ta nên nhìn nhận về quy luật bất biến theo thời gian là “sinh, ly, tử, biệt” cuộc họp nào cũng phải đến lúc tàn, nhưng sự tàn ở đây chỉ là tàn một cuộc chơi tạm bợ, nó không có nghĩa là tàn mãi mãi. Những thuyết về tái sinh và luân hồi vẫn còn là một dấu chấm hỏi lớn về mức độ chắc chắn của nó, nhưng sự thật là có, dù chúng ta chưa thấy nhiều, nhưng cái ít vẫn đủ chứng minh là thật chứ không phải không thật, có điều nhiều người vẫn chưa dám nhìn nó như là một sự thật hoặc cố tình xem nó là không thật theo một lối ngụy biện tầm thường. Không phải đơn giản mà ở các tôn giáo họ quan niệm cõi đời là tạm bợ, đó là một giấc mộng- như vậy là ở đâu đó trong cái vũ trụ bao la này có một cõi là thật, là chắc chắn? Nhưng khi tiễn đưa một người rời bỏ thế giới này, chúng ta cũng không nên làm như kiểu “tống khứ” họ càng nhanh, càng tốt mà sự thật giữa người đang sống và người không còn sống vẫn còn một sự ràng buộc về sức mạnh tinh thần.
Cần làm gì để thay đổi nhận thức về cái chết?