Các hệ phái Phật giáo đã hiểu sai lời Phật dạy như thế nào?

(Các hệ phái Phật giáo bao gồm: Tịnh độ tông, Thiền tông, Mật tông Tây Tạng, Nguyên Thủy Nam Tông, Thiền Vipassana của phái Theravada, v.v...)

Bước qua đầu thiên niên kỷ thứ ba cuối thiên niên kỷ thứ hai, quán xét lại quê hương của chúng ta, đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam nói riêng, nói chung là thanh thiếu niên toàn thế giới, đạo đức đang trên đà xuống dốc quá mạnh...

Nhìn con cháu của chúng ta đang mất dần những hành động đạo đức làm người, dần dần biến những hành động ấy trở thành những hành động côn đồ, hung ác chẳng khác nào như loài ác thú và còn ác độc hơn giống như loài ác quỷ. Nếu ai đọc báo chí Công An thì sẽ thấy rõ những tin tức thường xảy ra khắp trong nước. Nếu không có mạng lưới Công An và Tổ Tự Quản giữ gìn trật tự an ninh thì thanh thiếu niên còn tệ hại hơn nhiều...

Đứng trước thanh thiếu niên con cháu của chúng ta nghiện ngập, rượu chè, bài bạc, thuốc phiện, thuốc lá, xì-ke ma túy, v.v... trộm cướp, giết người, ăn xin, móc túi, bị tù tội, giam cầm, chúng đang trở thành những con thú vật hung dữ mất hết lương tri và đạo đức làm người. Tình trạng này chúng ta làm sao? Không lẽ làm ngơ cho đành? Không làm ngơ, thì bây giờ đây chúng ta phải làm gì? Không lẽ để con cháu chúng ta mỗi ngày đạo đức mỗi tiêu hao và trở thành những loài ác thú sao?...

Vì thế, ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN - NHÂN QUẢ KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ NGƯỜI RA ĐỜI. Năm 2000 đánh dấu nền đạo đức của Phật giáo được khơi dậy, mặc dù đạo đức này đã có cách đây từ 2543 năm. Từ khi Đức Phật nhập diệt, nền đạo đức này đã bị Bà La Môn giáo dìm mất từ thuở ấy.

Lời nói của chúng tôi ít có ai tin rằng đạo đức này là của Đức Phật. Bởi vì Đạo Phật truyền vào đất nước Việt Nam, theo sử của Lê Mạnh Thát viết, thì Đạo Phật có từ thuở vua Hùng Vương mà truyền vào bằng quyền năng, thần thông, chứ không có truyền đạo đức. Mãi cho đến thời đại của chúng ta, cuối thiên niên kỷ thứ hai đầu thiên niên kỷ thứ ba, thì chúng tôi mới viết thành sách để phổ biến nền đạo đức này thì làm sao người ta tin được rằng nền đạo đức này là của Phật Giáo, nếu không có những bài Kinh Nguyên Thủy để xác chứng đạo đức này là của Phật Giáo thì chúng tôi khó mà chứng minh được...

Nói về đạo đức làm người tức là đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình khổ người, thì chúng tôi phải minh chứng cho quý vị thấy, xin mời quý vị đọc lại bài kinh trong Kinh Trung Bộ tập 2 do Hòa Thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang Việt ngữ trong Tạng Kinh Nikaya, bài Kinh số 51 KANDARAKA trang 13:

Này Passa! Có bốn hạng người này có mặt ở trên đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Passa! Có người tự làm khổ mình, chuyên tâm tự làm khổ mình. Ở đây, này Passa! Có người hành khổ người, chuyên tâm hành khổ người. Ở đây, này Passa! Có người vừa tự làm khổ mình khổ người, chuyên tâm làm khổ mình vừa làm khổ người. Ở đây, này Passa! Lại có người vừa không làm khổ mình, không chuyên tâm làm khổ mình, vừa không làm khổ người, không chuyên tâm làm khổ người. Người ấy không làm khổ mình, không chuyên tâm làm khổ mình, không làm khổ người, không chuyên tâm làm khổ người, ngay trong hiện tại không tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể. Này Passa! Bốn hạng người này, hạng người nào được tâm ông thích nhất?

˗ Bạch Thế Tôn! Hạng người tự làm khổ mình, chuyên tâm làm khổ mình, hạng người này tâm con không thích.

˗ Bạch Thế Tôn! Hạng người làm khổ người, chuyên tâm làm khổ người, hạng người này tâm con cũng không thích.

˗ Bạch Thế Tôn! Hạng người tự vừa làm khổ mình, chuyên tâm làm khổ mình, vừa làm khổ người, chuyên tâm làm khổ người, hạng người này tâm con cũng không thích.

˗ Bạch Thế Tôn! Hạng người vừa không làm khổ mình, không chuyên tâm làm khổ mình, vừa không làm khổ người, không chuyên tâm làm khổ người, hạng người này không làm khổ mình không làm khổ người, ngay trong hiện tại không có tham dục, tịch tịnh, cảm thấy mát lạnh, cảm giác lạc thọ, tự ngã trú vào Phạm thể, hạng người này tâm con thích”.

Trên đây là một bài dạy về đạo đức của Phật Giáo, mà hầu hết các nhà học giả xưa và nay không quan tâm đến bài Kinh dạy đạo đức nhân bản này của Phật Giáo. Họ chỉ quan tâm đến danh từ “Từ Bi” của Đạo Phật và sự tưởng tượng sự từ bi của Đạo Phật quá cao siêu, dường như từ bi đó dành riêng cho Đức Phật và chư Bồ Tát chứ phàm phu không ai dám mó tới.

ĐÓ LÀ CÁI HIỂU CỦA CÁC NHÀ HỌC GIẢ, CHỨ TỪ BI CỦA ĐẠO PHẬT RẤT BÌNH THƯỜNG AI CŨNG CÓ THỂ SỐNG ĐƯỢC đó là sống không làm khổ mình khổ người. Sống không làm khổ mình khổ người là người có nhân bản làm người. Bởi vì hiểu sai đạo đức của Đạo Phật biến Phật Giáo thành một tôn giáo ủy mị...

Do không hiểu đạo đức nhân bản nhân quả của Đạo Phật các nhà học giả huyền thoại nâng cao Đạo Phật lên tột đỉnh mây xanh, để biến Phật Giáo cao hơn các tôn giáo khác về mọi mặt. Vì thế, đã khiến cho Đạo Phật xa lìa đạo đức nhân bản làm người và khiến cho Đạo Phật cách xa con người, để trở thành một tôn giáo trừu tượng “Phản bổn hoàn nguyên, Bản thể vạn hữu, Phật tánh” hay mê tín, lạc hậu có cõi Cực Lạc, linh hồn vãng sanh về chỗ rất vui không có buồn khổ, không có tham, sân, si, cõi đó hạnh phúc và an lạc vĩnh hằng, khiến cho mọi người nghe và tâm hồn đắm mê mơ tưởng.

Cũng từ sự mơ tưởng thế giới vĩnh hằng Niết Bàn, thường, lạc, ngã, tịnh, đối với Phật Giáo, từ đó người tín đồ Đạo Phật đã cách xa nền đạo đức nhân bản của mình tức là cách xa đạo đức của Phật Giáo, cách xa đạo đức của Phật Giáo là cách xa cuộc sống thiết thực lợi ích cho mình cho người, mà trong Kinh Tăng Chi Bộ Đức Phật đã dạy:

Này các Thầy Tỳ-Kheo! Có bốn hạng người có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

1- Hướng đến lợi mình, không lợi người.

2- Hướng đến lợi người, không lợi mình.

3- Không hướng đến lợi mình, lợi người.

4- Hướng đến lợi mình, lợi người”. (Kinh Tăng Chi, Tập 1, trang 733)

Qua bài Kinh trên chúng ta thấy rất rõ nền đạo đức của Đạo Phật được gắn liền vào đời sống của mọi con người, để mang lại hạnh phúc, an vui cho mình cho người mà Đạo Phật gọi là giải thoát, chứ KHÔNG CÓ TỤNG KINH, NIỆM CHÚ, NGỒI THIỀN, NIỆM PHẬT để cầu về cõi Cực Lạc, Niết Bàn như người ta đã lầm hiểu.

Vì thế, đạo đức của Đạo Phật được lấy tên là “ĐẠO ĐỨC KHÔNG LÀM KHỔ MÌNH, KHỔ NGƯỜI” hay là đạo đức làm lợi mình lợi người, có nghĩa là không làm khổ cho nhau, đạo đức không làm khổ cho nhau mới thật là đạo đức nhân bản của con người.

Những bài kinh này Đức Phật đã dạy đạo đức rất thực tế và cụ thể cho cuộc sống của con người. Nhưng tiếc thay! Đức Phật tịch không có người thừa kế, triển khai nền đạo đức này, dần dà nền đạo đức của Phật Giáo đã bị dìm mất và quên lãng, khiến cho tín đồ Phật Giáo từ xưa cho đến nay phải chịu thiệt thòi rất lớn. HIỆN GIỜ TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO CHỈ CÒN BIẾT NGỒI THIỀN NHẬP ĐỊNH, NIỆM PHẬT, TỤNG KINH, SÁM HỐI, CẦU SIÊU, CẦU AN, v.v... CHỨ KHÔNG CÒN BIẾT ĐẠO ĐỨC LÀ GÌ?...

Chúng tôi cũng xin xác định thêm những bài Kinh mà quý Phật Tử đã từng thuộc làu như: “Chư ác mạc tác, Chúng thiện phụng hành”, hoặc: “Ngăn ác, diệt ác pháp. Sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp”. Đó không phải là những câu kinh dạy đạo đức sao? Những câu kinh này là dạy đạo đức nhân bản làm người.

"Các pháp ác chớ nên làm", có phải là không làm khổ mình, khổ người không? "Các pháp thiện nên làm", có phải là đem đến sự an vui cho mình, cho người không? "Ngăn ác diệt ác pháp", có phải không làm khổ mình, khổ người chăng? "Sanh thiện tăng trưởng thiện", có phải đem đến sự an vui cho mình, cho người không?

Những câu kinh này quý Phật tử đã nằm lòng thì đạo đức nhân bản là ở tại đó. Vì lợi ích cho con người trên hành tinh này, chúng tôi sẽ cố gắng triển khai nền đạo đức nhân bản của Đạo Phật.

Thứ nhất là làm sáng tỏ lại Đạo Phật.

Thứ hai giúp cho con người có một nền đạo đức nhân bản để thoát ra khỏi bản chất loài cầm thú.
....

Quán xét lại giáo pháp của Đức Phật “Giới, Định, Tuệ”, nhưng kỳ thật không ngoài pháp Sơ Thiện, Trung Thiện và Hậu Thiện, tức là đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người. Đạo đức nhân bản tức là đạo đức nhân quả thiện ác, đạo đức nhân quả thiện ác tức là ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp, đó là phương cách để mọi người sống trong thiện pháp và loại trừ các ác pháp. Sống trong thiện pháp và đoạn dứt các ác pháp là sống trong đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Không làm khổ mình khổ người là TÂM BẤT ĐỘNG, TÂM BẤT ĐỘNG LÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO PHẬT. Cho nên, Phật dạy: “MỤC ĐÍCH CỦA ĐẠO TA, KHÔNG PHẢI GIỚI LUẬT, KHÔNG PHẢI THIỀN ĐỊNH, KHÔNG PHẢI TRÍ TUỆ MÀ LÀ TÂM BẤT ĐỘNG GIẢI THOÁT”. Lời xác quyết này trong Kinh Nguyên Thủy rất rõ ràng, vậy mà Kinh sách phát triển dám bảo rằng: “Giác ngộ hay Đại giác” là mục đích của Đạo Phật. Xét ra các pháp mà Đức Phật đã dạy, từ Giới luật, Thiền định và Trí tuệ, đâu đâu Đức Phật cũng dạy chúng ta tu tập ngăn ác diệt ác pháp, sanh thiện tăng trưởng thiện pháp.

Xét về giới luật: cấm sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, v.v... Không phải đây là pháp ngăn ác diệt ác pháp sao?

Xét về thiền định: ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền, xả hỷ nhập Tam Thiền, xả lạc khổ xả niệm thanh tịnh nhập Tứ Thiền... Không phải đây là pháp ngăn ác diệt ác pháp sao?

Xét về trí tuệ: tri kiến giải thoát trên Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu. Khắc phục tham ưu ... không phải là ngăn ác diệt ác pháp sao?

Xét về trí tuệ khổ, tập, diệt, đạo để thấu suốt chân lý đời sống của con người. Khiến chúng ta nhàm chán thân phận làm người, đó không phải là pháp ngăn ác diệt ác pháp sao?

Xét về Đạo đế: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, không phải là pháp ngăn ác diệt ác pháp sao? Chánh Niệm và Chánh Định diệt tầm tứ xả tưởng và xả thọ để làm chủ sự sống chết thì không phải pháp ngăn ác diệt ác pháp sao?

Tất cả các pháp môn của Đạo Phật đều đi về một chiều hướng ngăn ác diệt ác pháp, để đưa con người đến chỗ an vui hạnh phúc chân thật không làm khổ mình, khổ người, sống ngay giữa cuộc đời này.

Giáo pháp của Đức Phật là một giáo pháp dạy về đạo đức làm người, đạo đức nhân bản, để mọi người thoát ra khỏi bản năng của loài thú vật, nhờ thoát khỏi bản năng loài thú vật nên không còn làm khổ cho nhau nữa và tất cả chúng sanh….

Hôm nay chúng tôi dạy về đạo đức lòng thương yêu để cho mọi người thực hiện lòng yêu thuơng ấy đúng chỗ, đúng lúc để không làm khổ mình, khổ người và khổ các loài chúng sanh.

Trong cuộc sống con người, muốn được yên vui hạnh phúc không gì hơn là con người phải sống có đạo đức. Đạo đức về lòng thương yêu là một thứ đạo đức rất cần thiết và quan trọng cho cuộc sống con người.

Trích ghi theo Trưởng Lão Thích Thông Lạc
Phạm Thị Ngọc sưu tầm
Previous Post
Next Post