“Con người từ nhân quả, sống trong nhân quả, chết về nhân quả”. Nếu mà đọc cái câu như vậy thì người ta rất là khó hiểu, nếu mà Thầy không giảng ra thì rất khó hiểu.
Con người sanh ra từ nhân quả - vậy thì chúng ta biết từ nhân quả sanh ra thì như thế nào mà sanh ra. Nhân quả thì chúng ta biết rằng cái đường đi của nhân quả nó sẽ diễn biến ở trong cái thân hành, khẩu hành và ý hành. Cái ý hành là cái ý mình khởi mình muốn, ham muốn cái này ham muốn cái kia đó là ý hành. Còn cái khẩu hành là cái lời nói mình nói ra và cái thân hành là cái hành động làm của mình. Đó là từ 3 cái chỗ đó là cái con đường, diễn biến cái con đường hành động, con đường của nhân quả đi. Cho nên nói rằng con người từ nhân quả, thực sự chúng ta chết đi rồi không còn có gì hết, hoàn toàn do từ nhân quả sanh ra.
Nếu cha mẹ chúng ta không có 1 cái hành động vô minh trong cái tình ái thì 2 người này làm sao mà kết duyên, làm sao mà ở với nhau mới sanh chúng ta ra. Do hành động vô minh đó, tưởng đó là cái hạnh phúc không ngờ đó là 1 cái hành động vô minh, cho nên Phật nói vô minh mới sanh hành. Do cái sự vô minh không hiểu tưởng là ái dục là 1 cái hạnh phúc cho nên họ mới tìm đến nhau để rồi gặp nhau họ mới có hành động sai lạc đó để đem ra cái nỗi khổ của con người. Từ đó mới có cái hành động vô minh sanh hành, do hành động sai đó nó mới có cái thức, do đó nó mới có cái thức chứ không phải cái thần thức nó đã có sẵn ở đâu nó chui vào đó để mà đầu thai. Cho nên do cái hành động vô minh của cha mẹ mình mới có mình đây. Nếu cha mẹ mình mà sáng suốt thông minh biết chỗ ái dục đó là khổ họ chấm dứt ngay thì làm sao có chúng ta đây. Làm sao có nhân quả tiếp tục mà để có chúng ta, thì từ đó con người sẽ tái sanh bằng cách nào, bằng cách hóa sanh chứ không phải bằng cách ở trong nhân quả.
Đó thì hôm nay Thầy nói để chúng ta biết rằng con người từ nhân quả sanh rõ ràng là hành động do vô minh chúng ta tham dục, tham ái cho nên nó mới sanh chúng ta chứ còn không có tham dục tham ái làm sao sanh chúng ta được. Thì cái hành động, cái sự không hiểu biết gọi là vô minh. Do cái sự vô minh đó không biết nên mới lầm chấp cho nên vì vậy mới chạy theo cho đó là hạnh phúc nhưng cuối cùng lại sanh ra 1 người thứ 2 thứ 3 thứ 4 đều là thọ khổ. Chúng ta sanh ra làm người chúng ta thấy có sướng không mà tại sao cha mẹ lại sanh bao nhiêu người để cho nó khổ như thế này? Sao lại không chấm dứt cái nỗi khổ đó đi lại còn ham muốn làm gì để cho khổ cả bao nhiêu người? Có đứa con nào mà sanh ra đời nói tui hạnh phúc, tui sanh ở thiên đàng đâu? Đều không có.
Đó thì ở đây Thầy đại khái để chúng ta thấy con người từ nhân quả sanh ra đó. Cho nên Thập nhị nhân duyên rất rõ ràng.
Và Thầy nhắc lại hầu hết là các thầy giảng về Thập nhị nhân duyên chia làm 3 thời gian. Thời gian từ quá khứ, rồi cái thời gian hiện tại và cái thời gian tương lai. 12 nhân duyên chia làm 3 th các thầy giảng về Thập nhị nhân duyên chia làm 3 thời gian. 12 nhân duyên xác định cho chúng ta biết rằng cái cuộc sống của chúng ta giống như là cái thân ngũ uẩn, bởi vì ngũ duyên là ngũ uẩn mà Thập nhị nhân duyên là 12 nhân duyên, mà 23 duyên có bài kinh dạy 23 duyên nữa chứ không phải là có Thập nhị nhân duyên không. Cho nên trong kinh đức Phật dạy chúng ta là do duyên hợp, mà duyên hợp nó mới trở thành ra cái thế giới khổ, đó là cái nhân duyên. Vì vậy mà cái sự giảng về Thập nhị nhân duyên hầu hết là các nhà học giả đều là giảng sai hết, đã chia cắt nó ra. Cho nên không thấy cái câu đức Phật nói: Sanh đã tận, phạm hạnh mới xong. Người ta chia cái sanh với cái lão bệnh là cho nó ở cái vị lai chứ không phải ở trong hiện tại mà chính trong hiện tại mà nếu mà cái đời sống của chúng ta; sanh là cái đời sống mà họ nghĩ là cái sanh tử rồi; thì đó đó là cái sai của họ. Cho nên vì vậy mà cái duyên sanh mà đoạn dứt thì mình mới chấm dứt được cái bệnh tử. Còn bây giờ người ta đứng ở chỗ vô minh để người ta đi tìm cái minh để người ta phá cái vô minh đi để người ta giải quyết tất cả những duyên khác thì cái này nó không đúng con đường của Phật pháp.
Phật pháp nói ngay vô đầu, 1 cái người mà cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa sống không gia đình, không nhà cửa. Rõ ràng là cái người muốn đi theo đạo Phật là đã duyên sanh đã đoạn đó. Sống không gia đình, không nhà cửa nghĩa là sống không có bà con, không có người thân, không gia đình nghĩa là không có vợ con đâu; mà không gia đình vô đầu, 1 cái người mà cạo bỏ râu tóc đắp áo cà sa. Ái kiết sử tức là cha mẹ, anh em, chị em cắt đứt hết hoàn toàn không còn thương nhớ, không còn gì nữa hết, bình thường như những người xa lạ khác như vậy chứ không có thấy cái gì đó là của mình - là con của mình, là vợ của mình, là cha của mình, là mẹ của mình nữa thì như vậy mới gọi là không gia đình. Không nhà cửa là không của cải tài sản. Bởi vì cái người tu sĩ đắp áo cà sa, cạo bỏ râu tóc có nghĩa là đức Phật nói làm cho mình xấu đi, không có còn làm cho mình đẹp nữa. Sống không gia đình tức là không có nhà cửa, không anh em, không có ruột thịt ai hết; hoàn toàn bơ vơ cô đơn 1 mình mình mà sống không gia đình; sống không nhà cửa là không có tài sản; không có của cải, nhà cửa thì lấy đâu mà đút của cải vô đó… Và cái đoạn kinh đó để chỉ cho chúng ta là sanh đã tận. Một cái người mà sanh đã tận thì phạm hạnh mới xong cho nên giới luật đức hạnh mới có trọn vẹn, còn cái người mà sanh không tận thì không thể nào giữ trọn được.
Đó là giải thích về cái phần mà con người từ nhân quả sanh ra. Đó thì chúng ta mới thấy đây Thầy mới nhắc lại vì từ nhân quả sanh ra thì chúng ta mới nói vô minh sanh hành, hành sanh thức đó, bằng cách này chúng ta mới thoát con người đó vì vậy bây giờ chúng ta mới thấy rõ.
Vì vậy giờ chúng ta đang sống, sống trong nhân quả. Cái câu kế: con người sanh ra từ nhân quả, sống trong nhân quả, chết về nhân quả. Vậy thì chúng ta sống trong nhân quả chúng ta có thấy nhân quả không. Hằng ngày nói ra, hằng ngày hành động, hằng ngày suy nghĩ; những cái điều mà suy nghĩ thiện hay ác trong đầu chúng ta đều là nhân quả hết. Nhân thiện hay hoặc là nhân ác, quả thiện hay quả ác nó tiếp diễn cho chúng ta thấy rất rõ. Nếu thiện thì chúng ta vui mừng, thích thú, thương yêu còn ác thì chúng ta thọ lấy cái quả buồn khổ, rầu rĩ, đói khát, rách rưới, bệnh tật, đủ cách tai nạn này tai nạn khác.
Đó là những cách đó gọi là quả cho nên chúng ta đang sống ở trong cái nhân quả, hằng ngày chúng ta diễn biến những cái nhân mới mà thọ những cái quả kế tiếp đó của những hành động đó chứ đâu có gì khác hơn. Mình chửi người, thì vừa chửi người thì lời nói của chúng ta thoát ra thì ngay đó người ta tức giận người ta chửi lại mình, người ta đánh mình thì đó là quả. Rồi mình giận mình tức mình chửi người ta, người ta tức quá người ta lại đập mình thì cả 2 đều đi nằm nhà thương hoặc chết rồi đi tù tội, đó là những diễn biến của nhân quả để tiếp tục giữa 2 người.
Thì chúng ta thấy rõ trong gia đình cũng vậy: cha, mẹ, anh, em, chị em,.. cũng vậy cãi cọ nhau cũng đều là diễn biến của nhân quả, đời trước đã vay nhau đời nay sanh ra gặp nhau ở trong cái môi trường như thế này để vay trả nhau cho hết. Thế mà mọi sự xảy ra thì mình lại vay thêm, vừa trả mà vừa vay; nhiều khi vay còn nhiều hơn nữa để làm gì - để luôn luôn đời chúng ta quá khổ càng khổ.
Đó thì chúng ta đang sống ở trong nhân quả của chúng ta. Rồi chết đi về nhân quả. Khi tất cả những cái diễn biến ở trong nhân quả, cuộc sống của chúng ta để lại cái môi trường nhân quả cho nên chúng ta phải trả cho nhân quả chứ sao. Vì vậy mà chúng ta chết thì về nhân quả, vì hành động nhân quả nên phải về nhân quả đâu có chạy theo khỏi về nhân quả đâu. Cho nên khi bỏ thân này thì nó phải có cái nghiệp lực của nhân quả đó, thiện thì nó thúc đẩy chúng ta hướng vào cái phước mà ác thì nó hướng chúng ta vào cái cảnh giới sanh ra làm cho cuộc sống quá vất vả cực khổ; nghèo đói hoặc là thành những loài chúng sanh bàng sanh rất là khổ đau.
Cho nên ở đây mấy câu đầu Thầy chỉ diễn tả sơ cho chúng ta biết là cuộc sống của con người từ sanh ra thì nhân quả - ở trong nhân quả sanh ra, rồi sống trong nhân quả, rồi chết về nhân quả. Khi mà chúng ta bỏ thân này thì cái duyên nghiệp thì nó sẽ đi ngay vào cái - người ta gọi là cận tử nghiệp đó; cái cảnh cận tử nghiệp đó nó hiện ra tức là cái nghiệp lực cuối cùng để mà đưa chúng ta đi vào cái nhân quả để tiếp tục tái sanh.
Thì chúng ta thấy rõ ràng con người chỉ diễn biến ở trong 3 cái hành động đó trong 1 cuộc sống của con người để mà khổ, vui có vậy thôi; có gì đâu mà quý.
Cho nên cái câu kế để chúng ta thấy rõ ràng hơn nữa, ở đời ai cũng tự làm khổ mình khổ người là tự mở cửa địa ngục cho mình. Nghĩa là mình nói 1 lời nói, người khác nói 1 lời nói rồi 2 người cải cọ nhau thì tức là mở cửa địa ngục cho mình bước và người kia bước theo xuống mà không biết. Đó là những người vô minh, nghĩa là những người không sáng suốt, không có thấy cái địa ngục.
Không nghĩa là chúng ta mở cửa địa ngục là chúng ta đi xuống lòng đất này, ở dưới đó có Diêm Vương, có quỷ sứ ma đầu quả diện gì đó; thực sự ra cái địa ngục mà đức Phật đã chỉ cho chúng ta biết là ngay cái tâm giận hờn đau khổ phiền toái của chúng ta đó là địa ngục.
Cho nên chúng ta đã tự 1 cái lời nói, 1 cái suy nghĩ trong đầu chúng ta nó làm cho chúng ta đau khổ ray rứt, hận thù ở trong lòng thì đó là địa ngục ở trong lòng của chúng ta rồi, nó đã mở cửa cho chúng ta bước vào rồi, nó đang hành hạ chúng ta, nó đang đâm giết chúng ta từng phút từng giây đó.
Đó là những người vô minh sống theo tự ngã nghĩa là mình biết có cái ngã của mình thôi, đó là mình sống theo tự ngã, không thấy được đâu là chơn hạnh phúc, đâu là giả hạnh phúc. Nghĩa là mình chạy theo cái giả hạnh phúc mà mình tưởng là chơn, cho nên càng chạy theo nó thì mình càng thấy khổ đau, khổ đau mãi. Mình không thấy cái chơn hạnh phúc như thế nào, cứ chạy mãi mình tưởng là cái chơn hạnh phúc đâu ngờ đó là cái giả hạnh phúc.
Đời người thường bỏ mồi bắt bóng vì thế phải chịu nhiều đau khổ. Mình tưởng cái bóng hạnh phúc đó, mình thấy cái hạnh phúc đó mình ước ao để làm được cái đó nhưng mình chạy tới thì cái bóng là cái bóng chứ không thể nào cái thực. Cho nên vừa đây chớp được cái hạnh phúc thì nó lại là 1 cái cuộc đau khổ. Cho nên cái mồi giải thoát mà chúng ta không thấy, nó gần bên mình mà cứ nhìn cái bóng, cái bóng đó tưởng là hạnh phúc, tưởng là an vui, để nếm cái mùi đó để cho biết ngon ngọt của cái mùi đó nhưng không ngờ đó là cái bóng, không thế nào nếm được cái mùi hạnh phúc đó được.
Từ nhân quả sanh ra nên mang thân này phải chịu luật nhân quả. Nghĩa là mình ở trong nhân quả tức là cái hành động nhân quả đó sanh mình ra nên cái thân mình là cái thân nhân quả rồi cho nên mình phải chịu cái luật của nhân quả. Cho nên vì vậy mà có cái thân người thì phải thọ khổ thọ vui hoặc là bất lạc bất khổ. Cho nên người ta thọ 3 cái thọ: vui, khổ, hoặc là không khổ không vui - đó là 3 cái thọ của nó, nó cho người ta sống ở trong 3 cái thọ đó.
Do cái chỗ mà cái luật nhân qủa nó chi phối như vậy đó cho nên chúng ta điên đảo, chúng ta cứ tìm cái thọ lạc, đi tìm cái thọ lạc mà sợ hãi cái thọ khổ. Vậy mà mọi người điên đảo lầm chấp ngã và ngã sở. Ngã là cái gì? Là thân, là tâm, là cái thọ của mình, là cái biết của mình cho nó ngã. Còn ngã sở là những vật xung quanh nó, bà con ruột thịt anh em dòng họ của mình, đó là ngã sở; những cái bàn cái ghế cái tủ cái gương đều là ngã sở, cái vật xung quanh mình đều là ngã sở. Vì vậy mà mất 1 cái vật đó thì mình thương tiếc, ví dụ như cha mẹ mình mình chết thì mình thương tiếc, mình khóc lóc, mình thấy như mất cha mất mẹ mình đau khổ, đó là mình mất đi ngã sở. Như vậy mình thấy rõ ràng những cái này đều là 1 cái giả tạo, nó không có thật, mà mình khi mà thấy chết thấy mất đi thì mình tiếc mình thương, mình đau khổ - đó là điên đảo.
Cho nên ở đây Thầy nói mọi người điên đảo lầm chấp. Thầy thấy rằng có người mẹ nào, người con mẹ chết mà không khóc bao giờ, thực ra họ điên đảo. Trong thời đức Phật có 1 số tỳ kheo tu theo đức Phật nhưng chưa đạt thành, khi đức Phật tịch, quý vị đó khóc than kể lể vô cùng, đó là những người còn tâm trạng thế gian, ngã sở cho nên chưa có bỏ cái ngã sở. Vì thế phải chịu nhiều khổ đau và lăn lộn mãi trong sanh tử luân hồi do cái chỗ chấp ngã và ngã sở này, vì thế mà họ phải chịu nhiều cái nỗi khổ đau trong cuộc đời của họ. Và luôn luôn đời này đến kiếp khác họ luân hồi mãi không bao giờ xả ra.
Đây là lời khuyên của Thầy: hãy buông xuống, buông xuống sạch; hãy từ bỏ và xa lìa hết mọi pháp để tự cứu mình ra khỏi phong ba bão táp của cuộc sống; hãy đòi lại quyền làm chủ sanh tử luân hồi, hãy chấm dứt nhân quả để chấm dứt tái sanh ấy là người trí, người thông minh. Nếu chúng ta là người trí, người thông minh thì chúng ta hãy bỏ xuống hết; đời này chúng ta không có gì chết mà mang theo được hết, vật gì mà quý giá bằng chúng ta làm chủ được sự sống chết của chúng ta. Cho nên chúng ta phải bỏ xuống hết, bỏ xuống hết từ cha mẹ anh em vợ con thân thuộc bỏ xuống hết. Chúng ta chết họ không cứu chúng ta được, chúng ta chết họ không làm sao được chúng ta đâu, họ không đau thế chúng ta được, chúng ta có sự lo lắng sợ hãi họ cũng không lo lắng sợ hãi cho chúng ta được. Cho nên chúng ta hãy bỏ xuống hết, bỏ xuống hết.
Ở đây Thầy khuyên hãy bỏ xuống, buông xuống hết, buông xuống sạch hết từ bỏ hết vạn pháp và xa lìa hết mọi pháp. Pháp đây là chỉ các pháp, pháp đây không phải là Tứ diệu đế, Tứ thánh định hay là Tứ niệm xứ mà pháp ở đây chỉ cho những cái gì ở xung quanh của chúng ta gọi là ngã sở đó - cha mẹ anh em tài sản của cải con cháu, tất cả mọi thứ cái vật gì đều là có thể gọi là pháp. Cho nên Thầy bảo hãy xa lìa hết mọi pháp để tự cứu mình, nếu mình xa lìa được còn 3 y 1 bát sống không nhà, không cửa không người thân thì mình mới tự cứu mình được. Chỉ có con đường của đạo Phật, sống như vậy mới có thể thoát ra khỏi cảnh khổ của cuộc đời này.
Để tự mình cứu ra khỏi phong ba bão táp của đời sống. Hãy đòi lại quyền làm chủ sanh tử luân hồi. Tức là mình sống mà được như vậy là đòi lại quyền làm chủ, còn mình sống mà chưa được như vậy chưa buông xả thì cái quyền làm chủ đó mình bị cái nhân quả luân hồi này cái quyền làm chủ đó nó sẽ giao cho cái luật tự nhiên của nhân quả nó làm chủ chứ chúng ta không làm chủ được.
Hãy đoạn dứt nhân quả. Nghĩa là chấm dứt nhân quả chứ không theo nhân quả diễn biến. Thí dụ như cái tâm mình ham muốn ăn miếng ăn thì đó là cái nhân quả, cái nghiệp nhân quả nó thúc đẩy chúng ta ham muốn cái đó, do đó chúng ta chấm dứt không có làm theo cái muốn đó được vì vậy chúng ta sẽ chấm dứt tái sanh luân hồi, đó mới là người trí người thông minh.
Muốn sống cuộc đời an vui, đầy hạnh phúc thì hãy nhìn đời bằng đôi mắt nhân quả thiện ác. Nghĩa là chúng ta muốn cho đời sống của mình an vui hạnh phúc thì hãy nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác. Vì sao vậy, vì sao phải nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác là vì thiện là không làm khổ mình không làm khổ người; mà ác thì làm khổ mình thì làm khổ người, hoặc là làm khổ mình khổ người hoặc làm khổ mình mà người không khổ, thì đó là chúng ta mới nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác, nếu không vậy đời sống sẽ là địa ngục.
Nếu không vậy thì đời sống của mình là địa ngục. Nếu mình không có nhìn bằng đôi mắt nhân quả thiện ác thì đời sống của mình nó là địa ngục, nó đau khổ không bao giờ hết.
Từ lâu con và anh con đã điên đảo mở cửa địa ngục để sống trong cảnh đen tối giận hờn oán ghét, v.v, .. có ích lợi gì phải không con? Sanh ra làm người vốn đã khổ, khổ vì sanh già bệnh chết. Nghĩa là đã sanh già bệnh chết rồi, mình mang cái thân của mình thì có cuộc sống rồi nó đã khổ rồi, bây giờ già già, cuộc sống của mình giờ cơm không có ăn cũng khổ, áo quần không có mặc cũng đã khổ rồi - đó là đơn sơ cho 2 cái vậy đã khổ rồi; già cũng khổ, bệnh cũng khổ, chết cũng khổ. Thế mà chúng ta lại điên đảo, lại còn hơn thua, lại còn nói lời qua tiếng lại để cho chúng ta đau khổ nhau nữa sao, đã khổ rồi thế mà còn khổ thêm nữa sao. Thế sao ta lại mê mờ điên đảo lại tạo thêm cảnh khổ đau nữa, thay vì chúng ta phải chấm dứt để chúng ta chiến đấu với những cái khổ mà đã có sẵn: sanh già bệnh chết này. Có đâu chúng ta lại tạo thêm những cảnh khổ khác rồi thế mà chúng ta không chấm dứt cái giặc sanh già bệnh chết mà lại còn tạo thêm những sự đau khổ khác thì quá là đau khổ.
Do sống trong nhân quả mà không thấy nhân quả để nhân quả chi phối và sai khiến ta làm mọi điều ác và thiện tạo nên nhân quả này nối tiếp nhân quả khác chồng chất lên nhau mọi sự đau khổ. Bởi thế ta phải làm gì bây giờ, biết nó như vậy rồi bây giờ chúng ta làm gì đây? Ngày xưa đức Phật đã dạy:
- Thứ nhất: những gì cần dứt bỏ ta hãy dứt bỏ, dứt bỏ để an vui thanh thản. Nghĩa là bây giờ mình thấy cái gì mà cần bỏ thì mình hãy bỏ hết để cho mua lấy 1 cái tâm hồn an vui thanh thản, 1 giá trị tuyệt vời, 1 cuộc sống không có cái gì mà mua chác mà đổi được. Sự an vui thanh thản này chỉ có người biết vứt bỏ thì mới có thể thanh thản an vui được.
- Thứ hai: những gì cần trau dồi thì nên trau dồi. Trau dồi nghĩa là trau dồi để cho thân tâm mình toàn thiện, hay thành thiện. Bây giờ mình thấy nhiều cái nó làm cho mình đau khổ thì biết là ác pháp, cho nên bây giờ mình biết hồi đó mình để cho tâm mình thành cục đất không còn phiền não, không còn đau khổ nữa thì đó là thành thiện rồi đó.
- Thứ ba: những gì cần tu tập nên tu tập cần tu tập nên tu tập, tập luyện để thân tâm thấm nhuần trong thiện pháp. Hồi nãy tập cho nó thành thiện, bây giờ tập cho nó thấm nhuần trong thiện pháp, để làm gì, để cho chúng ta được an vui và..,
- Thứ 4: những gì cần học tập nên học tập, hiểu biết những điều cần thiết để không còn đau khổ. Nghĩa cuộc đời chúng ta nhiều khi học nhiều quá mà không cần thiết cho sự an vui thanh thản trong tâm hồn của mình. Cho nên có nhiều người học rất rộng rất sâu, hiểu rất rộng rất nhiều mà rồi tâm hồn giải thoát không giải thoát.
Thí dụ như bây giờ là 1 nhà giáo sư đại học họ đỗ tiến sĩ nhưng tâm hồn họ vẫn đau khổ, họ đâu hết những sự khổ đau của bệnh, của cuộc sống của họ, của tuổi già của họ, của khi chết của họ. Mặc dù họ học rộng hiểu xa nhưng họ không có giải quyết được. Cho nên đức Phật khuyên chúng ta cần học những gì mà để chúng ta hiểu biết, để mà chúng ta không đau khổ nữa thì cái đó là cần thiết. Trái lại chúng ta không học cái để giải thoát mà chúng ta … hay là chúng ta học những cái để chúng ta tạo những cái danh cái lợi để chúng ta càng khổ đau hơn nữa thì cái đó là hầu hết ai cũng vậy.
Lời Phật đã dạy, nếu con muốn thoát ra cảnh khổ kiếp sống của con người thì nên theo những lời Phật dạy ấy mà cứu mình. Chúc con thành công mang lại 1 đời sống an vui thanh thản.
Đây là cái lời trả lời an ủi của Thầy với 1 người Phật tử
Trích Pháp âm: Đạo Đức Nhân Bản - Nhân Quả - Trưởng Lão Thích Thông Lạc.
Nguồn: FB Phạm Thị Ngọc