Mọi điều chúng ta nghĩ là đức hạnh thì không thực sự là đức hạnh đâu. Đó chỉ là điều được xã hội huấn luyện thôi. Bạn đã được dạy phải cư xử theo cách nào đó và bạn cư xử theo cách nào đó - nhưng hành vi đó là hành vi của kẻ nô lệ. Nó không phải là hành vi của người tự do, nó không bắt nguồn từ tự do. Làm sao đức hạnh lại có thể bắt nguồn từ việc nô lệ được?
Đức hạnh là có thể chỉ khi bạn tự do toàn bộ, không qui định nào. Không phải là bạn phải làm điều gì đó, không phải là đó là nghĩa vụ của bạn, không phải là bạn phải tuân theo qui tắc nào đó; nhưng mà bạn đã trở nên có ý thức, bạn đã trở nên nhận biết. Và từ nhận biết đó bạn cư xử theo cách nào đó. Nhận biết là đức hạnh; vô nhận biết là tà hạnh.
Bạn có thể chân thực. Bạn có thể không phải là tên trộm, và bạn có thể không phải là người ngu bâu quanh vợ người khác, và bạn có thể không phải là kẻ lừa dối, nhưng nếu đấy chỉ là vì xã hội đã áp đặt những điều này lên bạn, thì bạn vẫn không phải là đức hạnh. Bạn có thể là công dân tốt nhưng đức hạnh lại là điều lớn lao hơn: nó không rẻ thế.
Bạn có thể là tốt với xã hội; xã hội không muốn cái gì nhiều hơn thế. Nếu bạn không tạo ra rắc rối nào - thế là đủ; nếu bạn không tạo ra mối nguy hại nào - thế là đủ - bạn là công dân tốt. Nhưng là đức hạnh còn ngụ ý cái gì đó nhiều hơn là công dân tốt. Nó ngụ ý... người tốt; nó chẳng liên quan gì tới xã hội cả. Nó có cái gì đó liên quan tới tính toàn vẹn bên trong của bạn.
Trở nên có ý thức hơn. Sống qua ý thức hơn là sống qua lương tâm.
Lương tâm được xã hội tạo ra. Nếu bạn được sinh ra trong gia đình người Phật giáo thì bạn sẽ không ăn thịt, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không bạo hành. Làm sao bạn có thể không bạo hành chỉ bởi việc không ăn thịt? Bởi vì từ chính thời thơ ấu của mình bạn đã được dạy không ăn thịt và ăn thịt đã trở thành buồn nôn. Người Phật giáo thậm chí không thể nhìn vào miếng thịt được: ngay cả nhìn miếng thịt người đó cũng bắt đầu cảm thấy buồn nôn, người đó bắt đầu cảm thấy nôn nao.
Ý thức của bạn nên là lương tâm bạn. Bạn nên nhận biết hơn. Bạn nên bắt đầu thấy nhiều điều như chúng đấy, và thế rồi phi bạo hành sẽ nảy sinh.
Không phải bởi vì sợ hãi mà bạn phải đức hạnh, mà bởi vì hiểu biết; và không phải bởi vì tham lam mà bạn phải đức hạnh - bởi vì các tôn giáo bình thường của bạn dựa trên sợ hãi và tham lam, chỉ toàn mẹo vặt về thưởng phạt. Cũng như bạn vẫn làm với con cái mình, các tôn giáo đã làm với bạn: nếu bạn làm điều này thì bạn sẽ lên trời, nếu bạn làm điều này bạn sẽ xuống địa ngục - sợ hãi và tham lam. Họ đang chơi đùa trên sợ và tham của con người, và họ nói rằng người ta không nên sợ hãi, và người ta không nên tham lam, và toàn thể cấu trúc của họ lại dựa trên cùng sợ hãi và tham lam.
Không sợ và không tham. Nhìn vào mọi sự, và từ nhận biết riêng của bạn tính đáp ứng nảy sinh. Bạn bắt đầu cư xử một cách duyên dáng. Bạn không làm những điều ngu xuẩn, có thế thôi. Nếu bạn làm mọi sự từ sợ hãi, bạn sẽ không bao giờ có khả năng đức hạnh toàn bộ - bởi vì sâu bên dưới, bên ngoài sợ, bạn sẽ biết... Và ham muốn làm điều đối lập, là cái đối lập, sẽ vẫn còn đó.
Và cái gọi là người đạo đức bao giờ cũng sẽ cần ngày nghỉ, bởi vì điều đó sẽ làm mệt mỏi. Nó dựa trên xung đột: một phần của con người bạn nói điều gì đó và đức hạnh nói điều gì đó khác. Bạn bị phân chia, bạn bị chia chẻ. Bởi vì chia chẻ này mà toàn thể nhân loại có chút ít tinh thần phân liệt - một phần đi phương nam, một phần đi phương bắc. Và bạn bao giờ cũng trong mơ hồ, và bạn bao giờ cũng lưỡng lự, vẩn vơ - đi đâu? làm gì? Bản năng của bạn nói điều gì đó và ước định của bạn nói chính điều đối lập. Bạn có thể ép buộc bất kì cái gì lên bản thân mình, nhưng thực tế, nó sẽ không bao giờ là một phần của bạn.
Người bản ngã có thể được xã hội gọi là khiêm tốn, và người đó có thể cố gắng trở thành khiêm tốn. Nhưng người bản ngã là người bản ngã: bây giờ khiêm tốn sẽ che giấu bản ngã.
Cho nên đức hạnh là từ bên trong, từ nhận biết - không từ sợ hãi, không từ tham lam.