Bạn đã bao giờ biết tới khoảnh khắc khi bạn không có ham muốn không? Nếu bạn thậm chí có thể có một khoảnh khắc đi tới trạng thái vô ham muốn, trong chính khoảnh khắc đó bạn trở thành Thượng đế. Mọi người hỏi, “Thượng đế ở đâu? Chúng tôi có ham muốn tìm ngài và tìm ra ngài.” Và chính bởi vì ham muốn này bạn sẽ không tìm thấy ngài. Ngay cả ham muốn này cũng không nhỏ - nó là đủ ngăn cản bạn.
Ham muốn nghĩa là: “Tôi không quan tâm tới điều đã có đây, tôi quan tâm tới điều tôi muốn phải có đó.” Ham muốn nghĩa là gì? Cái gì là điều chúng ta gọi là ham muốn? Ham muốn nghĩa là bạn không quan tâm tới cái đang sẵn có đấy. Mối quan tâm của bạn là ở cái đáng phải có sẵn. Nhưng khi nó trở thành sẵn có, bạn sẽ lại không quan tâm tới nó chút nào nữa, bởi vì bây giờ nó đã trở thành hiện tại còn mối quan tâm của bạn bao giờ cũng nằm tương lai.
Ham muốn bao giờ cũng vươn tới tương lai và bỏ lỡ hiện tại. Và vậy mà bất kì cái gì thực sự tồn tại đều ở đây và bây giờ. Do đó bất kì ai bị ám ảnh với ham muốn đều bị vướng vào các nút; ham muốn càng nhiều, càng có nhiều nút, ham muốn càng sâu, nút càng phức tạp. Chúng ta chỉ là một tuyển tập những ham muốn. Chúng ta tồn tại như những đòi hỏi cấp bách - hàng nghìn kiểu ăn xin khác nhau tồn tại trong chúng ta - và từng và mỗi ham muốn lại đòi hỏi một loại thoả mãn khác nhau. Chẳng cái gì đã bao giờ được đạt tới cả.
Bên trong chúng ta chỉ có một chồng bát ăn xin và chúng tất cả đều trống rỗng, và chúng ta cứ kiếm thêm nhiều nữa. Chúng ta cứ thu thập những bát ăn xin mới hàng ngày. Những ham muốn cũ vẫn còn chưa được thoả mãn và ham muốn mới lại được thêm vào chúng, bởi vì rất dễ cho sinh thành ra ham muốn và hoàn toàn không thể nào đáp ứng được nó. Bất kì cái gì được thấy quanh ta đều trở thành một ham muốn trong ta để có cái này, có cái kia - nhưng không ham muốn nào được hoàn thành cả, chúng chỉ cứ tích luỹ. Chúng ta vẫn còn là cái bát rỗng - bát ăn xin, kẻ ăn xin!
Ham muốn và tham lam - cứ đòi hỏi, và đòi hỏi và đòi hỏi. Và người cứ đòi hỏi sẽ cứ đi lang thang trên cuộc hành trình bên ngoài, trong thế giới bên ngoài. Chỉ người dừng đòi hỏi mới đi vào chiều sâu bên trong.
Theo Osho
Theo Osho