Xét phải, xét trái?

Đừng xét cái gì là phải và cái gì là trái, bởi vì nếu bạn xét cái gì là phải và cái gì là trái, bạn sẽ bị phân chia, bạn sẽ trở thành kẻ đạo đức giả. Bạn sẽ giả vờ là cái phải và bạn sẽ làm cái trái. Và khoảnh khắc bạn xét cái gì là phải và cái gì là trái, bạn trở nên bị gắn bó, bạn trở nên bị đồng nhất. Bạn chắc chắn trở thành bị đồng nhất với cái phải.

Lấy nó hay không lấy nó? Một phần của bạn nói, "Lấy nó là hoàn toàn phải rồi. Chẳng ai thấy cả, chẳng ai bao giờ nghi ngờ. Và mình có ăn cắp đâu - nó chỉ nằm đấy thôi! Nếu mình không lấy nó, ai đó khác đằng nào cũng sẽ lấy nó thôi. Cho nên tại sao bỏ lỡ nó? Lấy là hoàn toàn phải đấy!"

Nhưng một phần khác nói, "Điều này là sai - tiền này đâu có thuộc vào mình, nó không phải là của mình. Theo một cách nào đó, một cách gián tiếp, đó là ăn cắp. Mình phải báo cho cảnh sát, hay nếu mình không muốn bị bận tâm với nó, cứ đi tiếp, quên hết nó đi. Thậm chí không nhìn nữa. Đây là tham và tham là tội lỗi!"

Bây giờ, hai tâm trí này có đó. Một bên nói, "Điều đó đúng rồi, lấy đi," bên kia nói, "Điều đó sai rồi, đừng lấy." Bạn sẽ đồng nhất bản thân mình với tâm trí nào?

Bạn chắc chắn sẽ đồng nhất với tâm trí nói điều đó là vô đạo đức, bởi vì điều đó thoả mãn bản ngã hơn. "Mình là con người đạo đức, mình đâu có là người thường; bất kì ai khác cũng sẽ lấy tờ một trăm đô la này. Trong những thời khó khăn thế, mọi người không nghĩ tới điều tinh tế như thế." Bạn sẽ đồng nhất bản thân mình với tâm trí đạo đức.

Nhưng có mọi khả năng bạn sẽ lấy tờ bạc này. Bạn sẽ đồng nhất bản thân mình với tâm trí đạo đức, và bạn sẽ không đồng nhất bản thân mình với tâm trí sẽ lấy tờ bạc. Bạn sẽ lên án nó từ sâu bên dưới; bạn sẽ nói, "Điều đó là không đúng – đó là phần tội lỗi của mình, phần thấp kém, phần bị kết án." Bạn sẽ giữ cho mình tách rời nó. Bạn sẽ nói, "Mình chống lại điều đó. Nó là bản năng của mình, nó là vô thức của mình, nó là thân thể mình, nó là tâm trí mình, cái đã thuyết phục mình làm điều đó; bằng không, mình đã biết nó rồi, rằng nó là sai. Mình là người biết rằng nó là sai."

Bạn bao giờ cũng đồng nhất bản thân mình với cái đúng, thái độ đạo đức, và bạn không đồng nhất với hành động vô đạo đức - mặc dù bạn làm điều đó. Đây là cách đạo đức giả phát sinh.

Đừng bị đồng nhất với tâm trí đạo đức - bởi vì điều đó nữa cũng là một phần của tâm trí. Đấy là cùng một trò chơi: phần này nói tốt, phần khác nói xấu - đấy là cùng tâm trí tạo ra xung đột trong bạn. Tâm trí bao giờ cũng hai mặt. Tâm trí sống trong các cực đối lập. Nó yêu và nó ghét cùng một người; nó muốn làm hành động này và nó không muốn làm hành động đó. Nó là xung đột, tâm trí là xung đột. Đừng bị đồng nhất với cả hai.

Trở thành chỉ là việc quan quan sát. Thấy rằng phần này đang nói cái này, phần kia đang nói cái kia. "Mình không là cả hai, không cái này không cái nọ- mình chỉ là nhân chứng." Chỉ thế thì mới có khả năng rằng hiểu biết sẽ nảy sinh.

Vượt ra ngoài phán xét về tốt và xấu là con đường của quan sát. Và chính là qua quan sát mà biến đổi xảy ra. Đây là khác biệt giữa đạo đức và tôn giáo. Đạo đức nói, "Chọn điều phải và bỏ điều trái. Chọn cái tốt và bỏ cái xấu." Tôn giáo nói, "Đơn giản quan sát cả hai. Không chọn cái nào. Vẫn còn trong tâm thức vô chọn lựa."
Previous Post
Next Post