Lấy hài lòng từ con mắt của người khác

Nếu bạn bị bỏ lại một mình trong rừng sâu, bản ngã của bạn sẽ mất tất cả hài lòng của nó. Thế thì việc đeo vòng cổ kim cương sẽ thành vô nghĩa: và nếu bạn cứ đeo nó vào, các con vật sẽ cười bạn! Cho dù nó có là kim cương đi chăng nữa bạn sẽ cảm thấy nó như một vật nặng quanh cổ mà bạn sẽ vui sướng bỏ nó đi. Bạn có thể làm gì cho bản ngã của mình trong rừng rậm? Không, toàn bộ quan tâm của bản ngã là trong những phản xạ được tạo ra trong con mắt của người khác, và giống như mọi phản xạ khác, chúng xảy ra trên bề mặt. Những phản xạ này bao quanh chúng ta đủ mọi phía. Bản ngã giống như hàng rào trang trí quanh toà nhà. Nó có thể thú vị, nó có thể đẹp, nhưng nó được tạo ra bởi con mắt của người khác.

Bản ngã không bao giờ có thể được tạo ra mà không có sự hiện diện của người khác - nó tuỳ thuộc vào người khác. Đó là lí do tại sao chúng ta bao giờ cũng vẫn còn sợ về người khác, bởi vì việc thoả mãn cho bản ngã chúng ta là ở trong tay của người khác và người đó có thể rút tay mình vào bất kì lúc nào. Giả sử A chúc mừng B sáng nay, rồi không làm như thế vào sáng ngày hôm sau. Bức tường bản ngã của B sụp đổ, bản ngã của người đó bị tổn thương. Tâm trí người đó trở nên bị khuấy động và người đó bận tâm với điều người đó phải làm bây giờ. Giả sử hiểu biết của người đó quyết định là quên B đi. Người đó ra ngoài đi dạo và họ không nhận ra người đó; họ không chú ý gì đến sự hiện diện của người đó. Thế thì B sẽ hầu như là chết rồi. Mối quan tâm và sự hài lòng của bản ngã là ở trong mắt của người khác, và mắt của người khác đã dời khỏi người đó rồi.

Người có sự hài lòng ở trong những con mắt này không thể đi sâu vào bên trong bản thân mình được. Người đó không thể sống ở bình diện sâu sắc hơn. Người đó sống chỉ ở lớp vỏ và cái bọc bề ngoài. Người một mình có thể đi vào chiều sâu của cuộc sống là người đi vào linh hồn, và người một mình có thể đi vào linh hồn là người quên đi bản ngã. Người đó phải quên đi con mắt của người khác và bắt đầu bước vào bên trong con mắt riêng của mình. Để người đó thấy bản thân người đó. Người đó phải dừng lo nghĩ về cách thức người khác nhìn vào người đó. Để người đó từ bỏ suy nghĩ về ý kiến của người khác có đối với người đó và điều họ nói về người đó. Người đó phải luôn ghi nhớ trong tâm khảm chỉ điều này - “Ta là ai?” Câu hỏi, “Người khác nói gì về mình?” là tuyệt đối vô nghĩa. Bạn có bận tâm gì với người khác? Sự chấp thuận của người khác sẽ không hữu dụng gì. Trong cuộc sống không hữu dụng gì để có sự chấp thuận của người khác.

Và bản ngã bao giờ cũng lo nghĩ về điều người khác nói về bạn. Nó lo âu thế về đánh giá của người khác. Và linh hồn là kinh nghiệm về ‘cái ta đang là’. Nó không bận tâm gì tới điều người khác nói. Người khác có thể sai hay có thể đúng - đấy là việc của họ.
Previous Post
Next Post