Tri thức thực

Nếu bạn vẫn còn như bạn trước khi biết, thế thì việc biết là dốt nát; và nếu bạn được biến đổi, nó là tri thức thực. Việc học như thế thì không đơn thuần là việc bổ sung thêm vào quĩ thông tin của bạn mà là việc biến đổi. Qua nó bạn thay đổi, bạn trở thành một người hoàn toàn khác.

Liệu có thể là một người sẽ không nhảy ra khỏi giận dữ một khi người đó biết nó là địa ngục hay không?

Phật đã nói điều này ở đâu đó. Một người có cuộc sống đầy những điều khó chịu và đau khổ đã tới ông ấy để xin lời khuyên, tìm ra cách thoát khỏi khổ của mình. Không có gì ngoài buồn rầu và ưu phiền trong cuộc đời người đó. Phật bảo người đó vứt bỏ điều lo và khổ đi, thoát ra khỏi chúng ngay lập tức: “Ta sẽ chỉ cho ông cách thoát khỏi chúng.”

Người này nói, “Chỉ ngay cho tôi cách thức bây giờ đi, và thế rồi tôi sẽ cố gắng, dần dần, để đi theo cách thức của thầy.” Thế rồi Phật nói, “Ông đang giống như một người có nhà bị cháy và nói, “Cám ơn thầy lắm về lời khuyên của thầy; bây giờ tôi sẽ dần dần cố gắng để làm cho bản thân tôi thoát ra khỏi ngôi nhà.”

Phật tiếp tục nói rằng sẽ tốt hơn nếu như người đó nói, “Thầy đang nói dối - tôi không thấy đám cháy nào cả.” Nhưng người này không nói như thế; người đó nói, “Tôi tin thầy, tôi tin có đám cháy, và dần dần tôi sẽ cố gắng để thoát ra.”

Liệu có ai sẽ thoát ra dần dần, khi chuông báo cháy đang reo không? Người đó sẽ thoát ra ngay lập tức. Người đó sẽ không dừng lại cho dù người báo tin còn ở phía sau. Người biết có cháy sẽ nhảy ra trước rồi nghĩ sau, khi người đó ở ngoài nhà. Cho nên Phật nói, “Ông tin có cháy, nhưng ông từ chối nhìn nó cho nên ông đau khổ không cần thiết. Một người như ông không nên tự gây rắc rối cho mình để tìm lối ra. Thậm chí ông không nên thử kiểm nghiệm lời khuyên của ta. Ông thậm chí đã không mở mắt để nhìn lửa đang có đấy quanh ông. Ông đã thừa nhận ông đang khó khăn và bây giờ ông nghĩ, ‘Lửa đang có đó, bây giờ mình sẽ thoát ra khỏi nó, dần dần thôi - và ông yêu cầu ta chỉ ra cho ông thoát ra!”

Điều này giống như: ‘Giận dữ là tốt, và mình đang làm điều tốt. Nhưng mình đã nghe từ người khác nói rằng giận dữ là xấu.’ Chính điều bạn đã nghe bạn coi là tri thức.

Thế thì tri thức thực là gì? Bạn sẽ phải biết bên trong bản thân bạn rằng giận dữ là xấu. Cho nên bạn sẽ phải đi qua nó, bạn sẽ phải chịu đựng khó khăn của ngọn lửa giận dữ, bạn sẽ phải mang đau khổ và đau đớn do giận dữ gây ra. Khi mọi giới hạn của bạn đã bị thiêu cháy bởi ngọn lửa giận dữ và khi cuộc sống của bạn đã trở thành mớ hỗn độn lớn đầy khói, thế thì sẽ không cần thiết phải đi tới bất kì ai để hỏi liệu giận dữ là xấu hay không. Thế thì sẽ không cần tìm kiếm bất kì phương pháp nào, bất kì lễ nghi nào, bất kì phương thuốc nào để thoát khỏi giận dữ của bạn.

Khi biết rằng giận dữ là lửa, bạn sẽ lập tức thoát khỏi nó. Việc biết như thế là tri thức thực. Việc biết đó mà được gọi là tri thức thực mang tự do bên trong bản thân nó và giải phóng người biết ngay lập tức; và việc biết thiếu thuộc tính này không phải là tri thức thực. Tất cả chúng ta đều có nhiều thông tin, tất cả chúng ta đều biết nhiều điều nhưng nó không động chạm tới chúng ta, nó không biến đổi chúng ta; mặc dù tri thức của chúng ta tăng lên, chúng ta vẫn cứ còn ở nơi chúng ta đang ở. Tri thức trở thành nhà kho thông tin, và chúng ta đứng xa khỏi nó. Kho báu của chúng ta cứ ngày một lớn hơn, nhưng nó đơn thuần là tích trữ mặc dù chúng ta tuyên bố nó là tri thức. Và bất kì ai coi điều này là tri thức sẽ sớm phải lang thang trong hoàn cảnh vô hi vọng. Đây là dốt nát.

Chấp nhận tri thức thực không phải là cái thêm vào cho bạn mà là cái làm biến đổi bạn. Cái là tri thức thực không đòi hỏi bất kì việc ghi nhớ nào mà là cái trở thành bản thân cuộc sống của bạn; cái mà là tri thức thực thì không biến thành trí nhớ mà là cái được hấp thu vào trong bản thân cuộc sống của bạn. Đấy không phải là vấn đề về việc biết một cách trí tuệ rằng giận dữ là xấu, mà là hành vi của bạn phản xạ khám phá của bạn rằng giận dữ là xấu. Không phải là bạn treo biển nói rằng “Tham lam là tội lỗi!” trên tường nhà mình, mà là mắt bạn, tay bạn và mặt bạn phản xạ hiểu biết của bạn rằng tham lam là tội lỗi. Nó trở thành tri thức thực chỉ khi toàn bộ cá tính của bạn biểu lộ ra rằng tham lam là tội lỗi.

Do đó, khi việc biết trở thành hành động, nó được gọi là tri thức đúng đắn. Và nếu bạn phải nỗlực để làm thay đổi hành vi của mình sau việc biết, thế thì hành vi đó là bị áp đặt, nó xô đẩy vào bạn. Điều ấy không thể được gọi là kết quả của tri thức. Tri thức đã bị áp đặt để tạo ra một hành động nào đó, cái không trở thành hành động theo cách của riêng nó, nó vẫn là dốt nát. 
Previous Post
Next Post