Mục đích cuộc sống

Cuộc sống trong bản thân nó không phải là mục đích. Mục đích vượt hơn cuộc sống. Cuộc sống chỉ là cơ hội để nhận ra mục đích. Mục đích bị ẩn kín sâu trong cuộc sống; bạn không thể tìm thấy nó trên bề mặt. Bạn sẽ phải thấm vào chính trung tâm. Cuộc sống giống như hạt mầm. Trong bản thân nó là không đủ. Bạn sẽ phải làm việc vất vả để cho hạt mầm nhú ra, trở thành cây và đi tới nở hoa.

Đây là một trong những điều nền tảng nhất cần phải nhớ - rằng con người phải vượt qua bản thân mình, rằng cuộc sống phải siêu việt lên trên bản thân nó. Nếu bạn không hiểu điều này, thế thì bạn sẽ bị lạc trong phương tiện và bạn sẽ quên mất mục đích. Đó là điều thường xảy ra. Chúng ta trở thành quá bị gắn bó với cuộc sống và chúng ta quên mất rằng cuộc sống chỉ là cơ hội để hiểu cái gì đó còn sâu hơn cuộc sống, cao hơn cuộc sống, cao siêu, cao siêu hơn nhiều so với cuộc sống.

Nếu bạn bị ám ảnh quá nhiều với bản thân cuộc sống, cứ dường như là ai đó đã được cử tới đại học và người đó trở nên quá bị gắn bó với đại học và người đó không thể rời khỏi nó được, và người đó thậm chí không thể quan niệm được việc rời khỏi nó. Đại học có đó chỉ để đào tạo bạn về cái gì đó lớn lao hơn. Với vũ trụ, đại học là để chuẩn bị cho bạn; đó là lí do tại sao chúng ta gọi nó là đại học. Bản thân nó không phải là vũ trụ... chỉ là sự chuẩn bị mà thôi.

Ở phương Đông, cuộc sống giống như đại học, kỉ luật, huấn luyện về cái gì đó ở xa bên ngoài nó. Nếu bạn trở nên quá bị gắn bó với cuộc sống, thế thì bạn sẽ đi lùi lại mãi mọi năm cho tới đại học. Thế thì điều đó là vô tích sự, vô ích. Đại học là để được sẵn sàng. Đại học phải bị từ bỏ một ngày nào đó. Nó chỉ là chuẩn bị mà thôi. Và nếu việc chuẩn bị trở thành vô tận, thế thì nó trở thành gánh nặng.

Đó là điều đã xảy ra cho nhiều người. Họ coi cuộc sống là mục đích. Thế rồi họ cứ chuẩn bị, họ cứ chuẩn bị vô tận. Họ chưa bao giờ tiếp tục cuộc hành trình, họ đơn giản chuẩn bị cho cuộc hành trình. Và nếu cuộc sống của họ trở thành cử chỉ bất lực, thì cũng không ngạc nhiên gì. Điều đó là tự nhiên, nó phải là vậy.

Nghĩ về bản thân bạn đi - bao giờ cũng nhìn thời gian biểu, bao giờ cũng sẵn sàng ra đi, bao giờ cũng truy tìm từ văn phòng du lịch, và chẳng bao giờ ra đi, chẳng bao giờ đi đâu cả. Bạn sẽ phát điên.

Chẳng cái gì sai với bản thân cuộc sống, nhưng nếu thái độ của bạn là thế này - rằng cuộc sống là mục đích với chính nó - thế thì bạn sẽ trong rắc rối. Thế thì toàn thể cuộc sống của bạn sẽ trở thành vô nghĩa. Nghĩa vẫn có đó, nhưng nghĩa là việc siêu việt lên trên nó. Nghĩa có đó, nhưng bạn sẽ phải xuyên thấu vào cốt lõi đó nơi nó được hiển lộ.

Nghĩ cuộc sống như mục đích là vẫn còn ở ngoại vi. Ngoại vi đó Phật gọi là bánh xe. Biểu tượng bánh xe là rất có ý nghĩa và phải được hiểu. Ngoại vi, Phật gọi là bánh xe... nó cứ quay mãi.

Bạn có thể quan sát chiếc xe bò di chuyển. Bánh xe chuyển động. Chúng quay trên cái gì đó lại bất động - trung tâm vẫn còn bất động. Trục xe vẫn còn bất động. Trên trục xe bất động, bánh xe cứ quay mãi.

Nếu bạn chỉ nhìn vào bánh xe thôi, bạn sẽ nhìn vào cái nhất thời. Nếu bạn trở nên có khả năng nhìn vào trục xe, bạn sẽ có khả năng xuyên thấu vào cái vĩnh hằng. Nếu bạn chỉ nhìn vào ngoại vi thôi, bạn sẽ quan sát cái ngẫu nhiên. Nếu bạn trở nên có khả năng đạt tới trung tâm, tới cái trục, bạn sẽ có khả năng biết cái bản chất. Và chừng nào bạn còn chưa biết tới cái bản chất, bạn sẽ lặp đi lặp lại cùng một thứ mãi.

Thế giới này được gọi là bánh xe bởi vì mọi sự cứ tự lặp lại chúng mãi, và bạn dần dần trở nên mang tính lặp lại. Và bạn càng lặp lại bản thân mình, bạn càng chán. Bạn càng chán, bạn càng trở nên đờ đẫn và ngu xuẩn. Bạn mất thông minh, bạn mất tươi tắn, bạn mất nhận biết. Bạn trở thành người máy, một thứ máy móc.

Quan sát mọi người quanh bạn. Họ trở thành người máy. Họ cứ làm cùng một thứ lặp đi lặp lại. Mọi sáng, mọi tối, họ cứ đi cùng con đường ấy, và tất nhiên họ trông như chết. Không có ánh lửa trong mắt họ; bạn không thể nào tìm ra ánh sáng nào.

Phật gọi sự lặp lại liên tục này của cái bánh xe là luân hồi. Thoát ra khỏi nó, thoát ra khỏi con đường mòn này, là niết bàn.

Cuộc sống là trò chơi của các trò chơi, trò chơi tối thượng. Nó có nghĩa vô biên trong đó nếu bạn coi nó như trò chơi và bạn không trở nên nghiêm chỉnh về nó. Nếu bạn vẫn còn đơn giản, hồn nhiên, trò chơi sẽ truyền đạt nhiều điều cho bạn.

Đôi khi bạn là hổ, và đôi khi bạn là đá, và đôi khi bạn trở thành cây, và đôi khi bạn trở thành người; đôi khi bạn là kiến, và đôi khi là voi. Tất cả những điều này đều là trò chơi cả thôi. Bạn đã chơi cả nghìn lẻ một trò chơi, để biết cuộc sống theo đủ mọi cách có thể. Bằng việc chơi hết trò nọ tới trò kia, người chơi có thể kinh nghiệm tất cả mọi hoán vị của vấn đề trong tiến hoá. Đó là mục đích của cuộc sống.

Khi bạn tồn tại giống như cây, bạn biết cuộc sống theo cách này. Không ai khác có thể biết điều đó ngoại trừ cây. Cây có tầm nhìn riêng của nó. Khi mây tới trên bầu trời và mặt trời chiếu sáng và có cầu vồng, chỉ cây mới biết cách cảm thấy điều đó. Nó có cảm nhận riêng của nó. Khi làn gió thoảng qua, cây biết cách được tắm mình trong nó. Khi chim bắt đầu hót, chỉ cây mới biết, chỉ cây mới có tai để nghe điều đó... nghe âm nhạc của nó, nghe giai điệu của nó. Cây có cách để biết cuộc sống - cách riêng của nó. Chỉ cây mới biết cách đó.

Hổ có cách khác để biết cuộc sống. Nó chơi trò chơi khác. Và kiến đang chơi trò chơi hoàn toàn khác. Hàng triệu trò chơi...

Tất cả những trò chơi này đều giống như các lớp học của đại học. Bạn học qua từng lớp; bạn học điều gì đó. Thế rồi bạn sang lớp khác. Con người là điểm cuối cùng.

Nếu bạn đã học được tất cả các bài học của cuộc sống và bài học của việc là người, chỉ thế bạn mới trở nên có khả năng đi vào chính trung tâm của cuộc sống. Thế thì bạn sẽ có khả năng biết Thượng đế là gì, hay niết bàn là gì.

Qua tất cả những trò chơi này bạn đã cố gắng tiếp cận tới Thượng đế - qua nhiều chiều, theo nhiều cách, theo nhiều cảm nhận. Nhưng mục đích là một - rằng mọi người đều cố gắng biết chân lí là gì. Bí ẩn của cuộc sống này là gì? Tại sao chúng ta ở đây và tôi là ai? Và cái cứ tồn tại mãi này là gì vậy?

Chỉ có một cách để học nó, và đó là cách thức của sự tồn tại. Nhưng nếu bạn chỉ đi từ lớp này sang lớp khác như người vừa ngủ vừa đi, như kẻ mộng du, vô ý thức, lê lết từ lớp này sang lớp khác, không đi một cách có chủ ý và ý thức, bạn sẽ bỏ lỡ.

Đó là cách nhiều người đạt tới điểm là con người và họ không thể thấy được Thượng đế nào. Điều đó đơn giản chỉ ra họ đã bỏ lỡ bài học này rồi, họ đã né tránh bài học này. Họ ở trong lớp nhưng họ đã không nắm được vấn đề. Bằng không thì người đã đạt tới giai đoạn là con người phải mang tính tôn giáo.

Là con người và mang tính tôn giáo phải trở nên đồng nghĩa. Chúng đang không đồng nghĩa. Rất hãn hữu mới có vài người mang tính tôn giáo. Với tính tôn giáo không ngụ ý người đi nhà thờ mọi chủ nhật đâu. Với tính tôn giáo không ngụ ý người theo Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo. Với tính tôn giáo tôi không ngụ ý rằng bạn thuộc vào tổ chức tôn giáo.

Khi nói tính tôn giáo, đều này ngụ ý người nhận biết rằng cuộc sống tràn đầy sự siêu việt... tới mức từ mọi nơi cuộc sống đang tuôn chảy trong cái gì đó còn lớn hơn cuộc sống... rằng mọi bước đều dẫn bạn hướng tới Thượng đế, chân lí, niết bàn, tự do... rằng dù bạn có biết hay không, bạn vẫn đang đi tới ngôi đền tối thượng.

Khi một người bắt đầu cảm thấy điều đó trong chính lòng mình, thì người đó là mang tính tôn giáo. Người đó có thể tới nhà thờ, người đó có thể không tới nhà thờ; điều đó không liên quan. Người đó có thể tự gọi mình là người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo hay người Hindu giáo; điều đó là không liên quan. Người đó có thể không được gọi thế. Người đó có thể thuộc vào bất kì tổ chức nào, người đó có thể không thuộc vào - nhưng người đó thuộc vào Thượng đế.

Và khi nói Thượng đế, nhớ rằng với Thượng đế ngụ ý là điều siêu việt. Điều đó bao giờ cũng ở phía trước bạn. Bạn bao giờ cũng đi tới gần nó hơn, tiếp cận ngày một gần hơn, nhưng nó bao giờ cũng còn ở phía trước bạn.

Thượng đế là điểm Omega bao giờ cũng vẫn còn là mục đích. Bạn tới gần nó nhưng bạn không bao giờ có thể sở hữu được nó. Nó thậm chí không bao giờ có thể nằm trong tay bạn. Bạn có thể nhúng bản thân mình hoàn toàn vào trong nó, bạn có thể hội nhập bản thân mình hoàn toàn vào trong nó, nhưng dù vậy bạn sẽ biết rằng nhiều điều vẫn còn cần được biết. Thực tế bạn càng biết nhiều, bạn lại càng cảm thấy rằng nhiều điều vẫn còn phải được biết. Bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên khiêm tốn nhiều hơn. Điều bí ẩn, cái vô hạn, cái không thể tả được, không thể nào được vét cạn.

Cội nguồn không cạn đó, cội nguồn siêu việt đó, đây là điều ngụ ý Thượng đế đấy. Và bằng việc gọi một người là mang tính tôn giáo, ngụ ý người đã trở nên tỉnh táo về cái siêu việt.

Khi bạn tỉnh táo về cái siêu việt, cuộc sống của bạn có duyên dáng đẹp đẽ, duyên dáng. Thế thì cuộc sống của bạn có năng lượng, thông minh. Thế thì cuộc sống của bạn có sắc bén, có sáng tạo. Thế thì cuộc sống của bạn có hào quang linh thiêng quanh nó. Bằng việc trở nên nhận biết về cái siêu việt, bạn trở thành một phần của cái siêu việt. Ngài đã thấm nhuần vào trong nhận biết của bạn. Tia sáng đã đi vào trong đêm tối của linh hồn bạn. Bạn không còn một mình nữa, và bạn không còn là người lạ trong sự tồn tại. Bạn được bắt rễ sâu trong nó. Đây là nhà bạn.

Người tôn giáo là người cảm thấy sự tồn tại như nhà mình. Người tôn giáo là người cảm thấy sự tồn tại thường xuyên tiến hoá liên tục, đi lên ngày một cao hơn, hướng tới điểm Omega tối thượng đó, nơi tất cả mọi giới hạn đều biến mất và chỉ cái vô hạn còn lại, chỉ cái vô hạn được để lại.

Cho nên trò chơi cuộc sống này phải được chơi một cách rất khéo léo. Phật gọi khéo léo này là upaya. Đó là một trong nhưng từ hay nhất của ông ấy. Ông ấy nói, 'khéo léo vào'. Nếu bạn không khéo léo, bạn sẽ bỏ lỡ nhiều điều có giá trị. Khéo léo nghĩa là nhận biết. Đừng cứ kéo lê bản thân mình nửa ngủ, nửa thức. Lay mình vào nhận biết. Đem nhiều nhận biết vào trong từng hành động của cuộc sống của bạn, vào trong từng bước của bản thể bạn. Chỉ thế, với mắt mở, bạn bắt đầu thấy cái gì đó mà bình thường không thể thấy được khi bạn ngủ, khi bạn vô ý thức. Chùi bụi khỏi mắt đi.

Khéo léo và sống cuộc sống một cách có ý thức đi. Bằng không cuộc sống trở thành chán. Bạn cảm thấy điều đó đấy. Bạn biết điều đó cảm thấy thế nào. Chẳng chóng thì chầy mọi thứ đều cho cảm giác chán; người ta chán tới chết. Người ta cứ sống bởi vì người ta không đủ dũng cảm để tự tử. Người ta cứ sống chỉ trong hi vọng rằng chẳng chóng thì chầy người ta sẽ chết - cái chết đang tới.

Tom đi du hành quanh thế giới và anh ta đi tàu lần đầu tiên, và anh ta bị say sóng ghê lắm. Thuyền trưởng tới anh ta và nói, 'Đừng lo, anh Tom. Tôi đã làm việc như một thuyền trưởng trong hai mươi năm và tôi chưa bao giờ thấy người nào chết vì say sóng cả. Đừng lo nhé.'

Tom nói, 'Lạy chúa! Đó là niềm hi vọng duy nhất của tôi - rằng tôi sẽ chết. Ông thậm chí đã lấy đi cái hi vọng đó rồi!'

Mọi người đang sống chỉ trong hi vọng rằng một ngày nào đó này khác họ sẽ chết. Cho nên họ cứ tự nhủ mình, 'Đừng đánh mất trái tim - cái chết đang tới.'

Nếu bạn đang chờ đợi cái chết, nếu bạn chán thế, vậy thì không có khả năng nào cho bất kì gặp gỡ nào với Thượng đế. Gặp gỡ chỉ có thể xảy ra trong toả sáng, trong sắc bén, trong nhận biết.

Nhưng tại sao chúng ta chán? Giải thích của Phật giáo là cực kì quan trọng. Phật nói bạn đã làm cùng một điều - không chỉ trong cuộc sống này; bạn đã làm chúng từ hàng triệu kiếp sống, do đó mới chán. Bạn có thể không nhớ tới chúng, nhưng sâu bên dưới kí ức vẫn có đó. Chẳng cái gì bị mất khi có liên quan tới kí ức.

Có kho chứa của kí ức. Phật gọi nó là alaya vigyan, kho chứa kí ức. Nó đích xác là điều Jung gọi là vô thức tập thể. Bạn mang nó đấy. Thân thể thay đổi, sự đồng nhất thay đổi, nhưng cái bó kí ức ấy cứ nhảy từ kiếp này sang kiếp khác. Và nó cứ tích luỹ, thu thập. Nó cứ trở nên ngày một lớn hơn.

Chẳng cái gì mất đi khi có liên quan tới kí ức. Nếu bạn nhìn vào bản thân mình, bạn có toàn thể bản ghi của sự tồn tại trong mình. Bởi vì bạn đã từng ở đây từ chính lúc ban đầu - nếu như có cái ban đầu nào đó. Bạn bao giờ cũng ở đây rồi. Bạn là một phần cố hữu của sự tồn tại này. Tất cả những điều đã xảy ra cho sự tồn tại thì đã xảy ra cho bạn nữa, và bạn mang bản ghi này.

Bạn có thể không biết điều đó, nhưng bạn đã yêu hàng triệu lần rồi.

Lại rơi vào tình yêu - nó chẳng là cái gì mới, nó là câu chuyện rất cổ rồi. Bạn đã làm tất cả mọi thứ bạn đang làm đấy. Bạn đã từng tham vọng, bạn đã từng tham lam, bạn đã tích luỹ của cải, bạn trở nên rất nổi tiếng, bạn có danh vọng và quyền lực - điều này đã từng xảy ra nhiều, nhiều lần rồi, hàng triệu lần. Và bạn mang sâu bên dưới trong vô thức, cái kho chứa của kí ức, và bất kì cái gì bạn đang làm đều có vẻ vô tích sự, vô dụng, vô nghĩa.

Một phóng viên báo chí đến phỏng vấn Tom nhân ngày sinh thứ một trăm của ông ấy. 'Nếu ông mà được sống thêm một cuộc sống,' Anh ta hỏi, 'ông có cho rằng ông sẽ làm lại cùng những sai lầm lặp đi lặp lại không mãi?'

'Tất nhiên rồi,' ông già Tom nói, 'nhưng tôi sẽ bắt đầu thật sớm. Tôi sẽ bắt đầu thật sớm...'

Đây là điều đang xảy ra đấy. Từ sai lầm bạn chỉ học được cách bắt đầu chúng sớm hơn, bạn không học được cách vứt bỏ chúng. Bạn chỉ học cách bắt đầu chúng sớm hơn và cách làm chúng hiệu quả hơn lần sau.

Phật nói nếu bạn có thể thấm vào kho chứa kí ức này thế thì bạn sẽ thực sự chán ngán. Thế thì bạn sẽ thấy - 'Mình đã làm cùng một điều lặp đi lặp lại.' Và thế rồi trong trạng thái nhận biết đó, bạn sẽ bắt đầu làm cái gì đó mới mẻ lần đầu tiên. Và điều đó sẽ đem tới niềm xúc động, đem làn khí mát vào trong bản thể bạn.

Previous Post
Next Post