Sợ chết

Một nhà vua rất sợ chết, cũng như mọi người đều sợ - và bạn càng có nhiều, tất nhiên, bạn càng sợ hơn. Người nghèo không sợ chết mấy đâu. Người đó có gì mà mất? Cuộc sống đã cho người đó cái gì? Người đó vẫn còn không quan tâm.

Đó là lí do tại sao ở các nước nghèo bạn sẽ thấy đi thấy lại sự dửng dưng với cái chết, nghèo, đói. Lí do là, mọi người đã sống trong nghèo nàn lâu tới mức bây giờ họ chẳng lo nghĩ gì về chết. Chết tới với họ như sự giảm nhẹ - giảm nhẹ khỏi mọi khổ và lo âu, giảm nhẹ khỏi nạn đói, đau khổ, nghèo nàn.

Mọi người tới từ các nước giàu nghĩ, "Sao họ lại dửng dưng với cái chết vậy?" Lí do là đơn giản: chẳng có gì để níu bám cả. Cuộc sống của họ đã không cho họ cái gì cả. Cuộc sống của họ nghèo tới mức chết không thể lấy được gì từ họ; nó không thể làm cho họ nghèo hơn họ đã nghèo rồi. Nhưng bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên sợ chết nhiều hơn. Xã hội càng giàu, càng nhiều sợ chết hơn.

Trong các xã hội nghèo điều kiêng kị là dục, và trong xã hội giàu điều kiêng kị là chết. Đó là chỉ dẫn liệu xã hội là giàu hay nghèo - bạn có thể nhìn vào điều kiêng kị của họ là gì. Nếu họ rất chống lại dục điều đó nghĩa là họ nghèo; nếu họ rất chống lại chết, thậm chí sợ nhắc tới nó, điều đó đơn giản nghĩa là họ giàu. Do đó rất khó có đương đầu giữa nước nghèo và nước giàu - những điều kiêng kị của họ va chạm.

Ở các nước nghèo kiêng kị về dục. Dục là vấn đề của họ, dục là nỗi sợ của họ. Sinh là nỗi sợ của họ, không phải chết. Họ nghĩ về cách dừng sinh, họ đắn đo về các phương pháp kiểm soát sinh. Ở các nước giàu các nhà khoa học cứ tìm kiếm cách trì hoãn cái chết. Ở các nước nghèo vấn đề là cách trì hoãn việc sinh.

Cho nên nhà vua rất sợ hãi, cũng là tự nhiên. Ông ấy có nhiều thế và cái chết sẽ lấy đi mọi thứ; và ông ấy đã phí hoài cả đời mình trong việc tích luỹ. Làm sao tự bảo vệ bản thân mình? Và trong việc tích luỹ nhiều của cải thế ông ấy đã tạo ra nhiều kẻ thù và họ bao giờ cũng tìm cơ hội để cắt đầu ông ấy, để bắn ông ấy.

Ông ấy xin lời khuyên từ những người già, trí huệ của đất nước. Họ bảo ông ấy làm một lâu đài chỉ có một cửa vào - không cửa sổ, không cửa ra vào khác, chỉ một cửa đi vào và đi ra. Ông ấy sẽ an toàn. Và ở cửa ông ấy có thể để lực lượng an ninh mạnh với cả nghìn người để cho không ai có thể vào được.

Ý niệm này hấp dẫn. Ông ấy làm một lâu đài lớn không cửa sổ, không cửa ra vào, ngoại trừ một cửa được gác bởi một nghìn chiến binh.

Nhà vua láng giềng, bạn ông ấy, cũng sợ chết. Ông ta nghe nói về lâu đài này và ông ta tới xem. Ông ta rất bị ấn tượng. Ông ta nói, "Tôi sẽ lập tức bắt đầu làm việc, tôi sẽ lập tức làm ra lâu đài cho bản thân tôi - cái này an toàn thế, an ninh thế!"

Khi bạn ông ấy ra về - nhà vua bước ra khỏi lâu đài để nói lời tạm biệt ông ta - ông ta lại ca ngợi lâu đài này. Trong khi ông ta đang ca ngợi lâu đài, một người ăn xin ngồi cạnh đường bắt đầu cười to. Cả hai nhà vua đều bị choáng và họ hỏi ông ấy, "Sao ông cười? Ông có điên không đấy? Và ông không biết cư xử với sự hiện diện của các nhà vua sao?"

Người ăn xin nói, "Tôi không thể kiểm soát được mình. Tôi xin lỗi! Nhưng bản thân tôi là vua của tôi, và để tôi bảo cho các bệ hạ về chân lí tại sao tôi cười. Tôi đã quan sát, bởi vì tôi ăn xin ở đây trên con đường này. Tôi đã từng quan sát... lâu đài này được xây dựng, nhưng tôi phân vân: tôi nói với các bệ hạ, có một sai lầm duy nhất, một lỗi, mà sẽ chứng tỏ  là định mệnh."

Nhà vua nói, "Sai lầm đó là gì? Ông nói cho chúng ta, chúng ta sẽ sửa nó." Nhà vua sẵn sàng lắng nghe, và không chỉ lắng nghe mà còn sửa nó.

Người ăn xin nói, "Bệ hạ làm một điều: bệ hạ đi vào bên trong và bảo người của bệ hạ đóng cửa lại, mãi mãi, bởi vì cái cửa này sẽ chứng tỏ là nguy hiểm. Cái chết sẽ đi vào từ đây! Cả nghìn chiến binh này sẽ không thể nào ngăn cản được cái chết, họ sẽ thậm chí không có khả năng thấy nó. Cho nên đóng cửa hoàn toàn lại. Thay vì thế làm bức tường, và bệ hạ ở bên trong lâu đài và bệ hạ sẽ an toàn mãi mãi! Không ai có thể giết được bệ hạ, thậm chí cái chết cũng không thể vào trong được."

Nhưng nhà vua nói, "Điều đó nghĩa là ta sẽ chết à! Nếu ta không thể ra được, phỏng có ích gì mà sống?"

Và người ăn xin nói, "Đó là lí do tại sao tôi cười. Bệ hạ đã chết chín mươi chín phẩy chín phần trăm rồi! Chỉ một cửa còn lại, cho nên chỉ ngần đó là bệ hạ sống thôi."

Bạn càng an toàn hơn, bạn càng chết hơn. Và đây không phải là cái chết đẹp, cái chết duyên dáng của chiếc lá, của cánh hồng rụng xuống đất, quay về cội nguồn. Nó là cái chết xấu xí, sự bịa đặt của con người. Cái chết tự nhiên là đẹp; con người đã làm cho nó xấu. Con người đã làm mọi thứ xấu; bất kì điều gì con người chạm vào đều trở thành xấu. Nếu con người chạm vào vàng nó biến thành bụi.

Để hiểu biết thấm sâu nhất có thể được, để hiểu biết trở thành chính cốt lõi của bạn, thành sáng suốt của bạn. Nó là vậy đấy. Đừng sở hữu, đừng giữ chặt, đừng níu bám. Vẫn còn thảnh thơi, vẫn còn không sở hữu. Nếu cái gì đó sẵn có, tận hưởng nó; khi nó biến mất, để nó biến mất với lòng biết ơn - biết ơn vì tất cả những điều nó đã làm cho bạn, không bực tức, không phàn nàn. Và bạn sẽ biết vui vẻ lớn nhất của sống và chết, sáng và tối, của hiện hữu và không hiện hữu.
Previous Post
Next Post