Các Thiền sư, dùng từ satori (tỏ ngộ) mô tả sự chớp nhoáng của sáng tỏ, một khoảnh khắc của vô trí và sự hiện diện toàn bộ. Mặc dù sự tỏ ngộ satori không phải là biến đổi kéo dài, hãy biết ơn khi nó tới, vì nó cho bạn mùi vị của chứng ngộ. Thực thế bạn có thể kinh nghiệm nó nhiều lần mà không biết nó là gì và không nhận ra tầm quan trọng của nó.
Hiện diện là cần thiết trở nên nhận biết về cái đẹp, cái oai vệ, cái thiêng liêng. Bạn nhìn chăm chăm vào cái vô hạn của không gian trong đêm quang đãng, kính nể bởi sự tĩnh lặng tuyệt đối và cái bao la không thể nào quan niệm nổi của nó chưa? Bạn lắng nghe, thực sự lắng nghe âm thanh của dòng suối núi trong rừng chưa? Bạn nghe bài ca của con chim két lúc chạng vạng tối mùa hè yên tĩnh? Để trở nên nhận biết về những điều như vậy, tâm trí cần phải tĩnh lặng. Bạn phải đặt xuống cái túi hành lí cá nhân các vấn đề của mình, của quá khứ và tương lai, cũng như tất cả tri thức của bạn; bằng không bạn nhìn nhưng không thấy, nghe nhưng không nghe thấy. Sự hiện diện toàn bộ của bạn là cần thiết.
Bên ngoài cái đẹp của các hình dạng bên ngoài, còn có nhiều nữa ở đây: cái gì đó không thể đặt tên, cái gì đó không thể xoá nhoà, cái gì đó sâu sắc bên trong, mang bản chất thiêng liêng. Bất kì khi nào và bất kì ở đâu có cái đẹp, thì cái bản chất bên trong này lại sáng lên bằng cách nào đó. Nó chỉ lộ bản thân mình cho bạn khi bạn hiện diện. Cũng có thể là cái bản chất vô danh này và sự hiện diện của bạn là một và như nhau chăng? Nó có đó mà không có sự hiện diện của bạn chăng? Hãy đi sâu vào trong nó. Hãy tìm ra bản thân mình.
Khi bạn kinh nghiệm những khoảnh khắc đó của sự hiện diện, bạn có thể không nhận ra rằng bạn đang trong trạng thái của vô trí. Điều này là vì lỗ hổng giữa trạng thái đó và việc tràn vào của ý nghĩ quá hẹp. Tỏ ngộ (satori) của bạn có thể chỉ kéo dài vài giây trước khi tâm trí bước vào, nhưng nó có đó; bằng không bạn không kinh nghiệm cái đẹp đó rồi.
Tâm trí có thể không nhận ra và không tạo ra cái đẹp đó. Chỉ trong vài giây, trong khi bạn còn hiện diện, thì cái đẹp đó, cái thiêng liêng đó mới có đó. Bởi vì sự chật hẹp của lỗ hổng đó và thiếu sự tỉnh giác và tỉnh táo về phần bạn, nên có lẽ bạn không có khả năng nhìn ra sự khác biệt nền tảng giữa sự cảm nhận, sự nhận biết vô ý nghĩ về cái đẹp, việc đặt tên và diễn giải về nó như ý nghĩ: Lỗ hổng thời gian nhỏ tới mức dường như đấy chỉ là một tiến trình. Tuy nhiên, chân lí là ở chỗ khoảnh khắc ý nghĩ bước vào, tất cả những cái bạn có là kí ức về nó.
Lỗ hổng thời gian càng rộng giữa cảm nhận và ý nghĩ, chiều sâu có đó cho bạn như một con người, điều nói lên bạn càng nhiều ý thức hơn.
Nhiều người bị giam cầm trong tâm trí mình tới mức cái đẹp của tự nhiên thực sự không tồn tại với họ. Họ có thể nói “Bông hoa xinh thế” nhưng đấy chỉ là việc gắn nhãn tâm trí máy móc. Bởi vì họ không tĩnh lặng, không hiện diện, họ không thực sự thấy bông hoa, không cảm thấy hương thơm của nó, cái thiêng liêng của nó – giống như họ không biết bản thân mình, không cảm thấy hương thơm riêng của mình, điều thiêng liêng riêng của mình.
Bởi vì chúng ta sống trong nền văn hoá do tâm trí chi phối như vậy, phần lớn nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, văn học hiện đại đều trống rỗng cái đẹp, hương thơm bên trong. Lí do là ở chỗ những người tạo ra những điều này không thể – cho dù một khoảnh khắc – giải phóng bản thân mình khỏi tâm trí mình. Cho nên họ chưa tiếp xúc với chỗ đó ở bên trong nơi tính sáng tạo thực sự và cái đẹp nảy sinh.
Tâm trí bỏ lại cho nó tạo ra những vật quái dị trong các phòng trưng bày nghệ thuật. Bạn hãy nhìn vào khung cảnh các khu ngoại ô của chúng ta và những vùng đất công nghiệp mà xem. Không nền văn minh nào từng tạo ra nhiều cái xấu xí thế.
Trích ‘Quyền năng của bây giờ