Sự buồn chán là gì?

Tất cả chúng ta đều đã trải nghiệm về sự buồn chán. Ngồi trong lớp học khi giáo viên đang giảng về một chủ đề mà bạn không quan tâm, bạn có thể phát hiện thấy đầu óc mình đang mơ màng hoặc nhìn chằm chằm vào chiếc đồng hồ có vẻ như không di chuyển. Chờ đợi một chuyến bị bị trì hoãn cất cánh tại sân bay, bạn có thể tìm kiếm trong vô vọng một điều gì đó để làm xao lãng bản thân.

Sự buồn chán thật khó chịu và gây đau đớn thể chất. Sự buồn chán có thể làm bạn tức giận và thất vọng. Sự buồn chán cũng có thể ảnh hưởng đến những hành động của bạn theo những cách tiêu cực. Ví dụ, những người buồn chán có xu hướng ăn quá nhiều.

Sự buồn chán hoạt động như thế nào?

Một bài báo thú vị của John Eastwood, Alexandra Frischen, Mark Fenske và Daniel Smilek trong tháng 9 năm 2012 trên tờ 'Psychological Science'.

Các tác giả trên cho rằng sự chú ý đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự buồn chán. Cụ thể là, có một số điều kiện cần được thoả mãn để con người cảm thấy buồn chán. Đầu tiên, con người cần có một mức độ năng lượng tâm lý hoặc kích thích hợp lý để cảm thấy buồn chán. Khi con người có hưng phấn/ kích thích thấp và không có nhiều chuyện xảy ra trong môi trường, họ thường cảm thấy thư giãn. Khi họ có hưng phấn/ kích thích cao, họ có năng lượng và muốn làm một việc gì đó, nhưng họ không thể tìm thấy bất cứ điều gì để tham gia.

Thứ hai, sự buồn chán thường xuất hiện khi con người gặp vấn đề trong việc tập trung chú ý và họ tin rằng nguyên nhân của khó khăn này là ở trong môi trường. Ví dụ, khi ngồi trong sân bay, có thể có nhiều chuyện đang diễn ra. Có nhiều người nói chuyện mà bạn có thể nghe được. Bạn có thể có một số thứ để đọc. Những tin tức trên TV. Nhưng sự căng thẳng của việc chờ đợi một chuyến bay bị hoãn thường làm bạn khó tập trung, và tâm trí của bạn nhảy từ việc này sang việc khác. Bạn giả định rằng điều này bị gây nên bởi môi trường, và vì vậy bạn cảm thấy buồn chán.

Các tác giả của bài báo này chỉ ra một nghiên cứu thú vị của Robin Damrad-Frye và James Laird tháng 8 năm 1989 trên tờ 'Journal of Personality and Social Psychology'. Trong nghiên cứu này, những người tham gia phải nghe một đoạn băng một người đọc một bài báo của Psychology Today. Ở phòng bên cạnh, người ta để một tivi đang phát một bản opera. Đố với một số nhóm đang nghe bài báo, âm thanh TV được mở rất to và gây mất tập trung, đối với những người khác thì âm thanh được chú ý vừa đủ, và một số người khác thì không nghe thấy âm thanh gì. Sau khi nghe xong bài báo, mọi người đánh giá về sự buồn chán của họ trong quá trình nghiên cứu.

Những người đã nghe tiếng nhạc vừa đủ từ TV đánh giá là họ cảm thấy buồn chán hơn những người nghe được tiếng nhạc quá to hoặc không nghe được tiếng nhạc. Quan điểm ở đây là cả tiếng nhạc to và tiếng nhạc nhẹ nhàng đều gây mất tập trung, nhưng đối với những người nghe tiếng nhạc to thì ta hiểu lý do rõ ràng tại sao họ bị xao nhãng khỏi bài báo. Do đó, họ có thể cảm thấy nản lòng bởi tiếng ồn nhưng họ không cảm thấy buồn chán. Những người nghe được tiếng nhạc nhẹ nhàng gặp khó khăn trong việc tập trung, nhưng họ không chắc chắn lý do tại sao, và vì vậy họ quy cho sự khó tập trung là vì buồn chán.

Eastwood, Frischen, Fenske và Smilek chỉ ra, những người buồn chán trở nên nhận thức được sự khó tập trung của họ. Kết quả là, người buồn chán thường cố gắng làm bản thân vui bằng cách mơ mộng và để tâm trí họ đi lang thang. Điều thú vị là, trong khi tâm trí đi lang thang giúp con người giữ cho tâm trí họ bận rộn, thì những nghiên cứu đã cho thấy tâm trí bạn càng đi lang thang thì bạn càng cảm thấy buồn chán. Quan điểm ở đây là bạn nhận ra sự mơ mộng này là phương tiện để làm bận rộn tâm trí bạn, và do đó bạn nhận ra  hoàn cảnh hiện tại là buồn chán.

Một thành phần chủ yếu nữa của sự buồn chán là sự kiểm soát. Sự buồn chán thường xuất hiện khi bạn ít có khả năng kiểm soát tình huống. Chờ đợi trong phòng, ngồi trong lớp học là tất cả những tình huống mà bạn ít có khả năng kiểm soát. Thông thường thì chúng ta phản ứng lại những tình huống không thoải mái đó bằng cách thay đổi tình huống. Ví dụ, nếu bạn không thích một cuốn sách bạn đang đọc, bạn đóng nó lại và làm việc khác. Sự buồn chán xuất hiện khi bạn không có khả năng thay đổi tình huống.

Cuối cùng, một vấn đề thực sự do sự buồn chán gây ra là nó làm cho bạn không thích những thứ là đối tượng của sự buồn chán. Năm cuối trung học của tôi, tôi bị buộc phải đọc Moby Dick. Tôi đã vật lộn để hứng thú đến nó và dành nhiều giờ nhìn chằm chằm vào những trang sách để cố đánh mất mình vào trong đó. Cho đến bây giờ, tôi thực sự vẫn không thích Moby Dick. Những cảm xúc tiêu cực đi cùng với sự buồn chán đã mắc kẹt với cuốn sách.

Như các tác giả đã chỉ ra, những cảm xúc tiêu cực có thể thực sự làm giảm hiệu suất. Stress có thể làm giảm khả năng chú ý của con người và có thể thu hẹp dung lượng bộ nhớ. Những ảnh hưởng đó có thể là một vấn đề đặc biệt trong hệ thống trường học. Sự buồn chán có thể tạo ra những khó khăn lâu dài cho học sinh.

Bạn có thể làm gì với sự buồn chán? Rõ ràng có những thời điểm bạn bị mắc kẹt. Nếu bạn đang nghe một bài giảng mà bạn không thể rời bỏ, sau đó bạn cần tìm ra một cách để vượt qua nó. Khi bạn có một số sự kiểm soát, cho dù đó là sử dụng những hiểu biết về sự buồn chán để giúp bạn. Nếu có thể, hãy thử tập một bài thiền để hạ thấp mức độ hưng phấn/ kích thích của bạn. Nếu bạn có thể hạ thấp sự hưng phấn của bạn, nó sẽ giúp bạn cảm thấy bớt buồn chán hơn. Ngoài ra, mang theo một số bản nhạc bên mình. Những bản nhạc bạn thích có thể ngăn cản những yếu tố gây mất tập trung trong môi trường. Nó cũng ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn theo những cách tích cực để chống lại sự buồn chán.

The key factors underlying boredom.
Published on September 25, 2012 by Art Markman, Ph.D. in Ulterior Motives
Previous Post
Next Post