Chân lý

Người hỏi: Có sự giả định thịnh hành vào thời đại này rằng tất cả đều tương đối, Mọi vấn đề của ý kiến cá nhân không có cái được gọi là chân lý hoặc sự thật độc lập với tri giác cá nhân. Cách đáp ứng thông minh về niềm tin này là gì?

Jiddu Krishnamurti: Có phải tất cả chúng ta rất cá nhân đến mức mà những gì tôi thấy, những gì bạn thấy, là sự thật duy nhất? Ý kiến của tôi và ý kiến của bạn là sự thật duy nhất mà chúng ta sở hữu? Đó là những gì mà câu hỏi đã ngụ ý; rằng tất cả đều có tính cách tương đối; Thiện là tương đối, ác là tương đối. Tình thương là tương đối. Nếu mọi thứ đều tương đối (Đúng thế, không phải một tổng thể toàn bộ, chân lý) thì hành động của chúng ta, tình cảm của chúng ta, mối quan hệ cá nhân của chúng ta đều tương đối. Chúng có thể kết thúc bất kỳ lúc nào chúng ta muốn, bất kỳ lúc nào chúng không vừa ý chúng ta.

Có một cái gì như chân lý tách rời với niềm tin cá nhân, tách rời với ý kiến cá nhân? Có một cái gì gọi là chân lý hay không? Câu hỏi này được đặt ra vào thời cổ đại bởi người Hy Lạp, bởi tín đồ Ấn Giáo và bởi Phật tử. Một trong những sự kiện lạ lùng nhất trong các tôn giáo Đông phương là sự hoài nghi được khuyến khích – hoài nghi, truy xét – trong tôn giáo Tây phương thì xem thường, bị xem là dị giáo.

Chắc chắn là ta phải tự tìm hiểu cho chính ta, tách rời ý kiến cá nhân, tri giác, kinh nghiệm, vốn luôn có tính cách tương đối, dù là tri giác, tiến trình thấy biết, là chân lý tối hậu, không là sự tương đối. Làm sao ta có thể khám phá? Nếu ta cho rằng ý kiến cá nhân và tri giác tương đối thì không có cái gọi là chân lý tối hậu, tất cả đều tương đối. Tùy thuộc vào hành vi của chúng ta, hạnh kiểm của chúng ta, cách sống của chúng ta là tương đối, cẩu thả tùy tiện, không trọn vẹn, không tổng thể, và phân tán.

Làm sao ta tìm hiểu nếu có cái gọi là chân lý tối hậu, toàn triệt, thường hằng qua xu hướng ý kiến cá nhân? Làm sao tâm trí của ta, tri thức, ý niệm, được tìm thấy? Ta đang tìm kiếm một cái gì đòi hỏi sự truy xét lớn lao, mỗi hành động trong đời sống hàng ngày, gạt qua một bên những gì giả tạo – đó là cách duy nhất để tiến hành.

Nếu ta có ảo tưởng, một giả tưởng, một hình ảnh, một khái niệm lãng mạn, về chân lý hoặc tình thương, thì chính chướng ngại đó đã ngăn cản ta tiến xa hơn. Ta có thể nào thành thật truy xét ảo tưởng là gì? Làm sao ảo tưởng có thể hình thành được? Căn nguyên của nó là gì? Nó có nghĩa là đang đùa chơi với một cái gì vốn không thật?

Cái thật đang diễn tiến, dù là thiện, bất thiện, hoặc xa lạ. Đó là những gì đang thật sự diễn ra. Khi ta không thể thật sự trực nhận những gì đang diễn ra trong chính chúng ta, ta tạo ra ảo tưởng để trốn chạy từ nó. Nếu ta không sẵn lòng hoặc sợ phải trực diện những gì đang xảy ra, chính sự trốn chạy đó tạo ra ảo giác, một ảo tưởng, một phong trào lãng mạn, lìa xa với cái đang là. Từ “ảo tưởng” ám chỉ cảm xúc tách biệt từ cái đang là.

Chúng ta có thể trốn tránh hoạt động này, sự trốn chạy này từ hiện thực. Hiện thực là gì? Hiện thực là những gì đang diễn tiến, bao gồm mọi đáp ứng, ý tưởng, niềm tin và ý kiến mà ta sở hữu. Trực diện chúng không phải là tạo nên ảo tưởng.

Ảo tưởng có thể hình thành chỉ khi có sự vận hành lìa xa hiện thực, từ cái đang là đang xảy ra, vốn là thực tại đang là. Qua tiến trình thấu hiểu thực tại đang là, không qua ý kiến cá nhân đang xét đoán nhưng thật sự quan sát Ta không thể quan sát tiến trình thật sự đang diễn ra nếu niềm tin của ta hoặc điều kiện hạn định sự quan sát này; Nếu vậy thì đó là trốn tránh thấu hiểu thực tại đang là.

Nếu có thể trực diện những gì đang thật sự diễn ra, thì sẽ là sự trốn tránh hoàn toàn của bất kỳ mọi hình thức của ảo tưởng. Ta có thể làm như vậy không? Ta có thể thật sự quan sát sự phụ thuộc của ta; phụ thuộc vào ai đó, vào đức tin, trên lý tưởng, hoặc phụ thuộc vào một kinh nghiệm nào đó đã mang lại cho ta sự kích thích lớn lao? Sự phụ thuộc này đã tạo ra ảo tưởng không thể tránh được.

Cho nên, tâm trí không còn tạo ra ảo tưởng, không thể giả định, không còn ảo giác, không muốn nắm bắt kinh nghiệm của cái được gọi là chân lý, hiện thời mang lại trật tự cho chính nó. Nó phải trật tự. Không có sự hỗn loạn nào được mang lại bởi ảo tưởng, sự hão huyền, những ảo giác. Tâm trí đã mất đi khả năng của nó để tạo nên ảo tưởng.

Nếu thế chân lý là gì? Các nhà thiên văn vật lý, khoa học gia, dùng ý niệm để truy xét thế giới vật chất quanh họ. Họ vượt trên vật lý, vượt trên, nhưng luôn hướng ngoại. Nhưng nếu ta khởi sự hướng nội, ta thấy rằng cái “tôi” cũng là vật chất. Và ý niệm là vật chất. Nếu ta có thể hướng nội, hiện hành từ hiện thực đến hiện thực, thì ta bắt đầu khám phá những gì vượt trên vật chất. Nếu thế thì có một cái gì như là chân lý tối hậu, nếu ta thật sự xuyên suốt nó.

Tác Giả: Krishnamurti
Dịch Thuật: Minh Nguyệt
Nguồn: hoagiacngo.com
Previous Post
Next Post