Giới chuyên môn Tây Phương dùng
chữ APOCRYPHA – KINH ĐIỂN NGỤY TẠO để gọi văn học Phật giáo phát triển ở nhiều
khu vực Á châu giả mạo những văn bản Phật giáo có gốc từ Ấn độ. Mớ bong bong
của ngụy thư có nhiều nét chung, nhưng chúng không bao giờ thống nhất bằng cùng
một kiểu mẫu (style) văn học hay cùng một nội dung.
Kinh điển ngụy tạo (Apocrypha) có
đặc điểm chung là một loại văn học, vốn thuộc về các tôn giáo bản xứ, nhưng lại
tự cho mình có nguồn gốc hoặc mối liên hệ với Phật giáo Ấn Độ. Điều này đòi hỏi
phải đặt ra nhiều mức độ khác nhau về tính hợp chuẩn và độ tin cậy khi tham
khảo nội dung của kinh điển.Một vài kinh ngụy tạo, đặc biệt của Phật giáo Đông
Á, mạo nhận nó chính là giáo pháp của Đức Phật – Buddhavacana (Word of the
Buddha) tức tự mạo nhận nó là KINH (Sutra). Kinh ngụy tạo đôi khi cũng tự mạo
nhận là lời luận giảng về kinh từ một vị thày có tiếng tăm (hoặc có khi cũng vô
danh) của Phật giáo Ấn Độ, tức nó tự mạo nhận là LUẬN (Sastra).
Một số kinh ngụy tạo tuyên bố
xuất phát từ tuệ giác của các đấng giác ngộ ở Ấn Độ hoặc là người được truyền
thừa tuệ giác đó từ một dòng phái chính thức, ví dụ như trường hợp “các bộ
Thánh Thư Quí Báu” (Gterma) của Tây Tạng cho là đã được dấu kín và rồi được
khám phá lại bởi những người đủ cơ duyên. Một số kinh ngụy tạo được soạn thảo
theo văn phong kinh điển kiểu kể chuyện, ví dụ như trường hợp bộ “Tiền thân Đức
Phật” (Jataka) của khu vực Đông Nam Á.
Như vậy cái phân biệt kinh ngụy
tạo với Phật học bản xứ là kinh ngụy tạo luôn tuyên bố hoặc cố ý ám chỉ rằng nó
xuất nguồn từ Ấn Độ. Sự tạo ra các văn bản ngụy tạo có mối liên hệ với bản chất
của các bộ kinh Phật thật trong từng mỗi truyền thống. Các bộ kinh Trung Quốc
hay Tây Tạng có nội dung luôn “để mở” hay “bỏ ngõ” với mục đích cho phép sự
tiếp tục thêm vào dễ dàng các bản kinh mới từ Ấn Độ qua nhiều thế kỉ. Không còn
nghi ngờ gì nữa, một tình huống như vậy đã tạo cảm hứng cho ý muốn tân trang
các bản kinh và khích lệ sự sáng tạo ra các bản kinh gọi là kinh ngụy tạo. Kinh
Pali của vùng Nam
và Nam Á, trái lại đã được “cố định” rất sớm trong lịch sử, điều này khiến khó
có thể thêm vào đó những nội dung nào khác.
Những đặc điểm chung ở trên đem
đến một chỉ dẫn cho chức năng và mục đích của kinh ngụy tạo: Tích hợp tư liệu
Ấn Độ vào những nội dung bản địa – đó có thể là tôn giáo, văn hóa xã hội, hoặc
chính trị – bằng cách ấy nó xóa bỏ ý niệm rằng làm đồng hóa Phật giáo rất khó
hoặc là không thể. Tác quyền trong văn bản truyền thống chính thức được mặc
nhiên công nhận và thông qua để làm cho tôn giáo địa phương trở thành dễ hiểu
đối với con người đương thời của vùng đất mới, nơi Đạo Phật được đưa vào.
Thực tế lịch sử cho thấy, một vài
văn bản giả đã đóng vai trò làm nhân tố phát triển nền văn hóa Phật giáo cục bộ
địa phương, khi nó trở thành một phần của văn bản trong hay ngoài của kinh điển
thực. Không phải tất cả kinh giả chỉ thuần túy nhằm mục đích phổ biến Phật
giáo. Ví dụ, vài kinh giả Trung quốc đều cố ý đồng hóa những phong tục và cách
thực hành tôn giáo có tính cục bộ địa phương bằng cách mạo nhận đấy là giáo pháp
của Đức Phật.. Những ví dụ đó cho thấy (sức mạnh từ) thẩm quyền của thánh điển
đã khiến sản sinh ra mảng văn học vượt ra ngoài giáo pháp thực sự của Đạo Phật,
đồng thời tạo ra một loại hình văn bản thể hiện những nội dung tôn giáo cục bộ
địa phương.
Trong bộ sưu tập các kinh giả,
phải nói “kinh dị” nhất là các kinh giả của Đạo Phật Đông Á. Các kinh này mạo
nhận cấp bậc cao nhất của truyền thống Ấn Độ bằng cách tự nhận là lời nói của
chính Đức Phật. Hiển nhiên khi kinh ngụy tạo mạo nhận là thánh điển, nó không
thể không bị phát hiện bởi các nhóm bảo thủ hay tư do trong cộng đồng Phật tử.
Trong thời kỳ trung cổ các kinh giả trở thành đối tượng bị khinh bỉ nhưng ngược
lại chúng cũng đã trở nên công cụ và lực lượng vật chất làm biến đổi ý nghĩa
của Phật giáo.
Như vậy kinh ngụy tạo của đạo
Phật Trung quốc là hình ảnh thu tóm tất cả sự phức tạp xung quanh các vấn đề
lịch sử, lí lịch và chức năng của nó bao gồm một lãnh vực rộng hơn trong kinh
điển Phật giáo.
Kinh ngụy tạo của đạo Phật Trung quốc
Kinh ngụy tạo của đạo Phật Trung
Quốc được viết hầu như đồng thời với lúc khởi đầu các hoạt động dịch thuật kinh
Phật vào giữa thế kỉ thứ 2 sau công nguyên. Theo ghi chép của Đại Tạng kinh
Phật giáo, con số kinh ngụy tạo gia tăng liên tục qua các thế hệ cho đến ít
nhất vào thế kỉ thứ tám. Các nhà làm danh mục phê bình kịch liệt các ngụy kinh,
theo chuẩn mốc của họ, là “không có nguồn gốc rõ ràng” hoặc “đầy nghi vấn” hoặc
lên án các ngụy kinh đã làm sói mòn sự toàn vẹn việc truyền bá kinh điển Phật
giáo tại Trung quốc.
Bất kể sự phối hợp của tập thể
các nhà soạn danh mục, đồng thời với hội đồng của triều đình cố gắng loại bỏ
các ngụy kinh bản xứ, mãi tận đến lúc kết tập cho lần in kinh lần thứ nhất (tại
Trung Quốc) tức ấn bản của nhà Bắc Tống (971-983) thì việc tạo ngụy kinh mới
giảm xuống rồi ngưng lại. Sự xuất bản các ngụy thư ở Trung quốc như vậy đã làm
nên “hiện tượng” của thời kì gọi là “kinh điển viết dưới dạng bản thảo”. Khi
những bản thảo viết tay có nguồn gốc địa phương lại có thể được chấp nhận là
kinh và được xếp vào bộ thánh điển, thì giữa ngụy thư và kinh điển đã trở thành
một phạm trù mơ hồ (không phân biệt được).
Khám phá của chuyên gia thời hiện
đại về các kinh điển ngụy tạo cho thấy tính phức tạp và khó khăn khi xác quyết
một văn bản về mức độ giả tạo kiến thức, cũng như khả năng làm nhái các văn bản
Phật giáo, của tác giả các ngụy kinh. Thật không dễ dàng cho các chuyên gia thư
mục xác định được tính chính thống của kinh điển. Phải có kiến thức rất rộng về
Phật học mới có thể truy tìm những văn bản ngụy tạo đặc biệt khi chúng được tạo
ra bởi những loại người thông hiểu lý thuyết và thực hành trong Phật giáo, nhất
là người đó lại có thêm kỉ năng văn chương. Ngoài ra, trong nghiệp vụ đã có lúc
phải cần đến sự thỏa thuận trong cẩn trọng, ví dụ trường hợp của Bộ Lịch Đại
Tam Bảo Kí (Lidai Sanbao Ji – Record of the three Treasures) xuyên suốt các
triều đại; 597- vì không có lí do khác hơn là một cuộc tranh cãi cần để tẩy uế
bộ thánh điển sạch các yếu tố ngoại lai có thể làm Đạo Phật vướng vào sự chí
trích của các đối thủ tôn giáo và tư tưởng như Đạo Lão và Đạo Khổng.
Vì khi tranh luận trong việc loại
bỏ các yếu tố ngoại lai ra khỏi thánh điển có thể đưa Đạo Phật vướng vào sự chỉ
trích của các đối thủ về mặt tôn giáo và tư tưởng như Đạo Lão và Đạo Khổng. Bộ
Lịch Đại Tam Bảo Chí đã thêm vào nhiều nguồn tư liệu về tác giả và dịch giả
không có thực, nhằm mục đích làm các văn bản của nó giống như của một bộ kinh
thực sự chính thống. Và một khi các thuộc tính giả mạo được chấp nhận bởi bộ
Thư Mục của triều đình (the Da-Zhou kanding zhongjing mulu – Danh mục kinh
tạng, công bố bởi nhà Đại Chu năm 695) thì truyền thống Trung quốc buộc phải
nhận thêm rất nhiều các văn bản giả tạo kiểu như thế vào bộ Đại Tạng Kinh.
Bộ Khai Nguyên Thích Giáo Lục
(Kaiyuan Shijiao Lu Record of Sakyamuni’s teaching), soạn vào đời Khai Nguyên
năm 730- được cho là hay nhất trong tất cả các bộ Danh Mục Đại Tạng – Bộ này
chỉ trích cả hai bộ Đại tạng trước đó. Nhưng chính bộ Khai Nguyên cũng không
thể loại trừ tất cả những điều không chính xác trong quá khứ, điều này một phần
cũng do ảnh hưởng nặng nề của truyền thống. Kinh ngụy tạo là một ví dụ lý tưởng
cho sự lệch lạc giữa sự vận động và thỏa hiệp đạt được trong quá trình hình
thành ra một truyền thống tôn giáo (bản xứ). Những kinh ngụy tạo này đã thêm
vào chiều kích mới cho sự phát triển Đạo Phật Trung quốc một phần nhờ sự tình
trạng tôn sùng kinh điển ở Trung quốc, nhưng quan trọng nhất là vì để đáp ứng
nhu cầu cho chính tôn giáo và văn hóa tại Trung quốc.
Có khoảng 450 tựa đề kinh ngụy
tạo Trung quốc liệt kê trong Danh Mục Đại Tạng kinh Nhưng thực ra tổng số tích
lũy của ngụy thư viết ở Trung quốc gần đến con số 550, khi chúng ta tính cả hai
loại bằng chứng văn học, ví dụ những văn bản không liệt kê trong danh mục nhưng
lần lượt được tìm thấy trong tập hợp các văn bản Phật giáo và bản thảo tại
Trung Quốc và Nhật Bản. Khoảng chừng một phần ba tổng số này còn tồn tại đến
ngày nay, một con số lớn kinh ngạc đối với sự kiểm duyệt liên tục ngụy thư suốt
thời Trung cổ. Tỉ lệ ngụy thư còn sót lại đã chứng minh cho tính “lợi hại” của
kinh Phật ngụy tạo trong bản xứ và cũng chứng minh cho sự kiện người Trung Quốc
tiếp tục tin dùng loại văn bản này, trong đó có cả nhà phân tích thông tuệ như
Trí Di (538-597) [1], người hệ thống hóa trường phái Thiên Thai của Đạo Phật
Trung Quốc. Sự bùng nổ của hiện tượng ngụy kinh tại Trung Quốc cũng đã thúc đẩy
cho sự lan rộng kinh điển ngụy tạo tại các vùng khác thuộc Đông Á, mặc dù không
nơi đâu lại nhiều bằng tại Trung Quốc.
Tập hợp các ngụy thư bao gồm cả
hai loại: kinh ngụy tạo và các văn bản được bảo tồn như là nguồn tham khảo
trong các bộ luận Trung Quốc. Kinh ngụy tạo cũng đã được tìm thấy trong bộ sưu
tập các bản thảo thời trung cổ phát hiện trong hiện tại. Thứ nhất là kho cất
dấu tại Đôn Hoàng ở Trung Á, được phát hiện trong thế kỉ 20, gồm các bản thảo
từ thế kỉ thứ 5 đến thế kỉ thứ 11. Hai là các bản thảo kinh tìm thấy tại
Nanatsu-dera ở Nagoya, Nhật Bản, được kết tập suốt thế kỉ 12, dựa vào các ấn
bản kinh Phật trước đó. Vào năm 1990, phát hiện cho thấy có cả ngụy thư của
Trung Quốc lẫn Nhật Bản.
Điều kinh ngạc nhất trong lịch sử
tìm kiếm là trong các bộ kinh được tìm thấy này là cuốn kinh Piluo Sanmei jing
– the Scripture on the Absorption of Piluo, một cuốn kinh giả mạo nhưng được
chứng thực trong danh mục Đại Tạng Kinh soạn bởi nhà sư học giả nổi tiếng Đạo
An (312-385), trước đó thì kinh này không ai biết. Bản thảo kinh Phật tại Nhật
Bản chỉ là bản sao của bộ ngụy thư có sớm nhất từ Trung Quốc.
Các công cuộc tìm kiếm khác cũng
không kém phần giá trị trong sự xác nhận toàn cảnh lịch sử của kinh ngụy tạo:
Cả hai loại bản thảo tại Đôn Hoàng và tại Nanatsu-dera bao gồm nhiều tựa đề
không thấy có trong các bảng danh mục Đại Tạng, bằng chứng chỉ ra rằng sự tự
sáng tác ra kinh bản xứ còn nhiều hơn như trước đây người ta nghĩ. Hơn bao giờ
hết, các học giả chuyên môn cần phải đề xuất ra hay phân loại một cách thuyết
phục các kinh ngụy tạo tìm thấy ở Nanatsu-dera là soạn thảo của Nhật Bản dựa
trên văn bản Ấn Độ, hay dựa trên kinh ngụy tạo ở Trung Quốc. Như vậy các ngụy
thư còn tồn tại ở Nhật Bản được đóng vai trò là bằng chứng cho sự ảnh hưởng và
phổ biến của loại văn bản còn tranh chấp nhưng rõ ràng “thực dụng” này.
Văn bản và nội dung
Tập hợp văn học ngụy tạo hiện còn
tồn tại thách thức sự diễn đạt đơn giản, ví dụ mỗi văn bản có riêng một học
thuyết hay một khuynh hướng thực hành, động lực, và mô thức văn học hay kĩ
thuật. Vài kinh ngụy tạo rất khéo léo trong sự tổng hợp tài liệu của Phật giáo
nguyên thủy (chính thống) từ Ấn Độ mà không nói bất cứ gì về nguồn gốc tộc hệ
của chúng; tuy thế, một số kinh ngụy tạo khác tuyên truyền về những loại đức
tin và những loại thực hành phổ biến tiêu biểu cho văn hóa bản địa, đồng thời
thêm vào một cách vụng về cẩu thả những yếu tố Phật giáo nhằm mục đích giải
thích cho cái tựa đề là “kinh” (tức Jing trong tiếng Trung Quốc).
Đa số các kinh ngụy tạo Trung
Quốc rơi vào hai cực đoan khi ca ngợi các đức tin và cách thực hành Phật giáo
như là phương tiện để thu hoạch lợi ích vừa trần gian vừa tâm linh. Một số các
nhà chuyên môn đã dự định thực hiện “phân loại hệ thống” (Typological
classification) đối với tất cả các ngụy thư còn tồn tại, nhưng điều này sẽ còn
khó khăn cho đến khi đã nghiên cứu toàn thể các ngụy thư và thấu hiểu các nội
dung tôn giáo và văn hóa xã hội của chúng. Sau đây là những phê bình có chọn
lọc về những nguyên cớ cho sự xuất hiện của các kinh giả tạo, điều này phản ánh
cái cách mà giáo pháp của Đức Phật đã bị đóng khung và bị suy diễn.
Chúng ta bắt đầu bằng hai ví dụ
kinh ngụy tạo từ học thuyết Đại Thừa ủng hộ một lý thuyết hay một cách thực
hành không có phiên bản tương ứng trong Phật giáo Ấn Độ. Thứ nhất cuốn Khởi Tín
Luận (Dasheng Qixin lun) tái tạo Phật giáo chính thống bằng cách tổng hợp ba
khuynh hướng chính của học thuyết Ấn Độ: Tánh không (Sunyata), A Lại Da Thức
(Alayavijnana) và Thai Tạng giới (Tatha Gatagarbha). Kinh này nhằm đặt ra một
bản thể luận cho tâm trí con người, theo đó Tâm trí có thể đồng thời vừa vô
minh vừa có giác tánh nội tại. Sau khi xuất hiện ở thế kỉ thứ sáu, bộ Luận Khởi
Tín có lẽ đã trở nên ví dụ nổi bật của sự tác động của kinh ngụy tạo vào sự
phát triển của hệ tư tưởng Phật giáo Trung Quốc, vì nó đã trở nên chất xúc tác
cho sự hình thành các học thuyết của các giáo phái (pháp môn) bản xứ như Thiên
Thai, Hoa Nghiêm, Thiền Tông (TQ). Văn bản ngụy thư cũng là ví dụ chủ yếu cho
phương cách của một tác giả bản xứ chọn lọc phù hợp và tổng hợp một cách thông
minh những văn bản Ấn Độ sao cho thích nghi hoàn hảo với bản chất tôn giáo
Trung Quốc.
Trường hơp thứ hai, cuốn Kinh Kim
Cang Định (Jin’gang sanmei jing, Vajrasamadhi sutra) được tạo ra bằng sự pha
trộn hỗn tạp tất cả các học thuyết Đại Thừa, nhằm cung cấp một nền tảng cho một
hệ thống thực hành thiền và khẳng định hiệu quả giải thoát của hệ thống đó. Đây
là một trong những những bản kinh lâu đời nhất của Thiền Tông của Trung Quốc và
Đại Hàn, vì vậy có tính tiêu biểu lịch sử. Không giống trường hợp của các kinh
ngụy tạo khác đã bàn đến trong bài viết này, một nghiên cứu cho rằng kinh này
thực sự là tác phẩm của Đại Hàn từ thế kỉ thứ 7 (theo Buswell 1989). Bản ngụy
kinh này, cùng với ngụy kinh tại Nhật bản đã đề cập ở phần trước, chính là
thước đo cho mối liên hệ hữu cơ có được giữa Phật Giáo Trung Quốc với phần còn
lại của Đông Á, và cũng cho thấy có sự kích động lan tràn của việc tạo tác kinh
bản xứ ở khắp khu vực.
Một số kinh ngụy tạo thêm vào các
nguồn dẫn và sự suy diễn với mục đích tăng cường một giá trị hay quan điểm nào
đó của Đạo Phật với môi trường bản xứ. Giới luật, nền tảng của giải thoát Phật
giáo, đã được kinh ngụy tạo thể hiện nổi bật như một chủ đề. Ví dụ như Kinh
Phạm Võng (Fanwang Jing, Brahma’s bet sutra)). Kinh này thay đổi một phần giới
luật của Bồ Tát đạo bằng cách thêm vào khái niệm Hiếu của Đạo Khổng, một xảo
thuật lộ liễu phản lại cả truyền thống Trung Quốc cũng như nổ lực tương thích
hai hệ thống giá trị quá khác biệt. Cũng phải nói đến những vấn nạn phát sinh
khi đặt để những trói buộc có tính thế gian lên tăng đoàn và tăng sĩ. Sự pha
trộn giữa giáo pháp và các mối quan tâm trần tục chính là điểm tiêu biểu cho
các kinh ngụy tạo, như ta sẽ thấy dưới đây.
Có loại kinh ngụy tạo đưa ra giới
luật nhấn mạnh một cách đặc biệt vào giới cư sĩ. Loại kinh như thế gồm các kinh
như Piluo sanmei jing – the Scripture of the absorption of Piluo, Tiwei Jing –
The scripture of Tiwei và Chingjing Faxing Jing – the Scripture of pure
religious cultivation. Các ngụy kinh này dạy hướng dẫn đạo đức cơ bản cho cư
sĩ, như ngũ giới, thập thiện, sự quan trọng của cúng dường tất cả được dựng
trong học thuyết của Nghiệp và Tái sanh. Năm giới cư sĩ được cho là điều kiện
đủ để đạt tới giác ngộ của Phật, một con đường cực kì đơn giản vạch ra để động
viên sự tham gia của cộng đồng cư sĩ vào thực hành Đạo Phật.
Những giới đó còn thường được coi
như tối cao hơn năm đức của Khổng Giáo, hơn sự rối rắm siêu hình của thế giới
quan cổ đại của người Trung Quốc, kể cả hệ thống âm dương, ngũ hành và năm tạng
của Y học Lão Giáo. Khái niệm “Hiếu” thể hiện rất rõ trong kinh Đại Báo Phụ Mẫu
Trọng Ân (Fumu enzhong jing – the Scripture on profound gratitude toward
parent) đặt căn bản trên giáo huấn theo kiểu “24 ân phụ mẫu” của Khổng Tử. Ngụy
thư tô đậm hành động cụ thể của người con bất hiếu và thúc đẩy anh ta phải báo
đáp cha mẹ, phải hi sinh bằng cách cúng dường tam bảo (Phật, Pháp, Tăng). Loại
kinh này là một trong những kinh ngụy tạo phổ biến nhất vào thời Trung cổ.
Luật nghiệp và tái sanh được đề
cập ở trên là một chủ đề có khắp mọi nơi hay một hậu cảnh của kinh ngụy tạo.
Văn bản được biết một cách phổ biến ví dụ như kinh Thập Điện Diêm Vương (the
Shiwang Jing, the Scripture of the Ten Kings) minh họa giáo lý Đạo Phật Ấn Độ
cho độc giả Trung Quốc bằng cách mô tả sự thanh tẩy sau khi chết. Sau khi chết,
mỗi người phải lần lượt đi qua mười cửa địa ngục, mỗi địa ngục cai quản bằng
một phán quan; số phận của của môt người sau khi chết tùy thuộc vào sự xét xử
hành động của người đó lúc còn trên trần thế. Địa ngục kiểu phong kiến này là
một sự đổi mới để phản chiếu cấu trúc chính trị-xã hội Trung Quốc. Ảnh hưởng
rộng khắp của kinh này có thể được chuẩn hóa từ nhiều tranh ảnh, đá điêu khắc
và tượng về Thập Điện Diêm Vương- với chuẩn mực trang phục, mũ mão truyền thống
của các quan chức Trung Quốc- tất cả thấy ở nhiều nơi trong thời Trung cổ.
Các kinh ngụy tạo là sản phẩm ở
những không gian và trong những thời gian đặc biệt, chẳng có gì đáng ngạc nhiên
khi có sự phê phán tình trạng tôn giáo đó, hay sự phê phán toàn thể xã hội, cả
cấp quốc gia mà chính sách của nó đã thực hiện đối với Đạo Phật. Những phê phán
như thế đã thường thể hiện trong khái niệm về thuyết Mạt Thế gọi là Thời Mạt
Pháp truyền vào từ các nguồn Ấn Độ.. Kinh Nhân Vương (Renwang Jing, Humane King
sutra) mô tả sự thoái hóa tất cả các tầng lớp xã hội, thiên tai, dịch bệnh,
quyền kiểm soát đất nước, sự suy đồi biến dạng Đạo Phật, buông lơi giới luật
của Phật tử. Giải pháp được đề xuất cho khủng hoảng này là sự hoàn thiện Tuệ
giác (trí huệ bát nhã), cái được tin là có thể khôi phục trật tự tôn giáo xã
hội và ngay cả bảo vệ được sự diệt vong của đất nước.
Kinh được phổ biến rộng trong
thời Trung cổ của khu vực Đông Á, đặc biệt là trong giới cầm quyền ít nhất cũng
là vì nó cũng khẳng quyết về việc bảo vệ quốc gia. Kinh Tỳ kheo Nguyệt Quang
(Shoulo biqiu Jing – Scripture of Bhiksu Shoulo) đưa ra một giải pháp khác cho
thời Mạt Pháp: Nó tiên tri một đấng cứu thế xuất hiện, Nguyệt Quang, vào lúc
khủng hoảng và suy đồi đã đến lúc cực điểm. Một thông điệp cứu thế như vậy dĩ
nhiên không thể không có cội nguồn từ Phật Giáo Ấn Độ- giáo phái thờ phật tương
lai Di Lặc là một ví dụ- nhưng sự đề xuất một đấng cứu thế trong thế giới hiện
tại có thể dễ bị giải thích như một sự lật đổ chính trị và là một thách thức
cho nhà cầm quyền của chế độ thế tục. Kinh này là một kinh ngụy tạo đã bị thất
lạc được tìm thấy tại Đôn Hoàng 1400 năm sau lúc có bằng chứng là nó được sáng
tác.
Phần bài viết tới đây chỉ chạm
đến một phần rất nhỏ câu chuyện về Kinh Phật Giáo ngụy tạo. Ngay cả khi đã được
làm rõ, Kinh ngụy tạo vẫn chiếm chỗ quan trọng trong lịch sử Phật Giáo như một
sự đổi mới và thích nghi để nối liền văn bản từ truyền thống Phật Giáo Ấn Độ
với tôn giáo, văn hóa, xã hộ bản địa Trung Quốc. Tuy vậy chúng cũng cung cấp
tài liệu vật chất cho các nghiên cứu liên văn hóa và nghiên cứu đối chiếu các
thánh điển, các kinh trong các truyền thống tôn giáo khác nhau.
Tác giả Prof. KYOTO TOKUNO, Ph.D
Dịch sang Việt: PhạmDoãn
Xem thêm: 'Ngụy kinh Phật giáo là sự thật nhưng bị che giấu?'; 'Chánh tín - Mê tín - Chánh kiến - Tà kiến nói về ngày Vu Lan'; 'Kinh Đại Thừa có phải là kinh tân ngụy tạo'; 'Nguồn gốc Kinh Đại Thừa là do các sư viết ra'; 'Ngộ nhận: Bản gốc và không gốc'; 'Kinh ngụy tạo'; 'Vài suy nghĩ qua Bài trả lời của Thầy Thích Giác Hoàng'
Chú thích của người dịch
[1] Trí Di (chữ Hán: 智顗;
Wade-Giles: Chih-i; 538 – 597) được coi là Tổ thứ tư của Thiên Thai tông; đệ tử
của Huệ Tư, Tổ thứ ba của Thiên Thai tông.
Ông tu trên núi Thiên Thai thuộc
tỉnh Chiết Giang 22 năm cho đến khi mất để nghiên cứu Phật học. Tùy Dưỡng Đế đã
ban cho ông danh hiệu Trí Giả, nên ông được người đời tôn xưng là Trí Giả đại
sư hay Thiên Thai đại sư.
Hầu hết các sách tiếng Việt đều
phiên tên ông là “Trí Khải“. Tuy nhiên tên đúng của ông phải là Trí Di.
Encyclopædia Britannica (Từ điển Bách khoa Britannica) đã viết rõ về vấn đề này
như sau, trong mục từ Chih-i:
Pinyin Zhiyi, also called
Chih-k’ai Buddhist monk, founder of the eclectic T’ien-t’ai (Japanese: Tendai)
Buddhist sect, which was named for Chih-i’s monastery on Mount
T’ien-t’ai in Chekiang , China .
His name is frequently but erroneously given as Chih-k’ai.
Source:
- Apocrypha by Kyoto Tokuno,
Encyclopedia of Buddhism (Editor
in Chief: Robert E. Buswell.Jr).