Tâm trí của chúng ta bị nghẹt
cứng bởi quá nhiều hiểu biết đến độ hầu như nó không thể trải nghiệm một cách
hiệp thông. Trải nghiệm về trải nghiệm đó phỏng theo khuôn mẫu của những trải
nghiệm khác, của những uy quyền xã hội và tôn giáo. Chúng ta là kết quả của
những suy nghĩ và những ảnh hưởng của những người khác; chúng ta bị quy định
bởi sự tuyên truyền thuộc chính trị cũng như thuộc tôn giáo. Đền chùa, nhà thờ
và thánh đường có một ảnh hưởng lạ lùng mang máng trong những sống của chúng
ta, và những học thuyết chính trị trao tặng những chất liệu rõ rệt nào đó vào
suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta bị tạo ra và bị hủy diệt bởi tuyên truyền.
Những tôn giáo có tổ chức là những người tuyên truyền siêu hạng, mọi phương
tiện đang được sử dụng để thuyết phục và sau đó để giam cầm.
Chúng ta là một khối của những
phản ứng hỗn loạn, và trung tâm của chúng ta cũng mỏng manh như tương lai được
hứa hẹn. Những từ ngữ quan trọng lạ lùng đối với chúng ta; chúng có một ảnh
hưởng vào hệ thần kinh mà những cảm xúc của nó còn quan trọng hơn cái gì vượt
khỏi biểu tượng. Biểu tượng, hình ảnh, lá cờ, âm thanh, là quan trọng nhất; cái
thay thế, và không phải sự thật, là sức mạnh của chúng ta. Chúng ta đọc về
những trải nghiệm của những người khác, chúng ta quan sát những người khác đùa
giỡn, chúng ta tuân theo những mẫu mực của những người khác, chúng ta trích dẫn
những người khác. Chúng ta trống rỗng trong chính chúng ta và chúng ta cố gắng
lấp đầy sự trống rỗng này bằng những từ ngữ, những cảm xúc, những hy vọng và
những tưởng tượng; nhưng sự trống rỗng tiếp tục.
Lặp lại, cùng những cảm xúc của
nó, dù dễ chịu và cao quý đến chừng nào, không là trạng thái của đang trải
nghiệm; sự lặp lại liên tục của một nghi lễ, một từ ngữ, một lời cầu nguyện, là
một cảm xúc thỏa mãn được trao tặng bởi một thuật ngữ ‘cao cả’. Nhưng đang trải
nghiệm không là cảm xúc, và chẳng mấy chốc sự phản ứng giác quan sẽ nhường chỗ
cho cái thực sự. Cái thực sự, cái gì là, không thể được hiểu rõ qua sự cảm xúc
thuần túy. Những giác quan đảm trách một vai trò bị giới hạn, nhưng đang hiểu
rõ hay đang trải nghiệm vượt trên và vượt khỏi những giác quan.
Cảm xúc trở thành quan trọng chỉ
khi nào đang trải nghiệm không còn; lúc đó những từ ngữ có ý nghĩa và những
biểu tượng thống trị; lúc đó cái máy hát lặp lại lôi cuốn. Đang trải nghiệm
không là một tiếp tục; bởi vì cái gì có sự tiếp tục là cảm xúc, tại bất kỳ mức
độ nào. Sự lặp lại của cảm xúc tạo ra dáng vẻ loáng thoáng của một trải nghiệm
mới mẻ, nhưng những cảm xúc không bao giờ có thể mới mẻ. Sự tìm kiếm cái mới mẻ
không ở trong những cảm xúc được lặp lại. Cái mới mẻ hiện diện chỉ khi nào có
đang trải nghiệm; và đang trải nghiệm có thể xảy ra chỉ khi nào sự thôi thúc và
sự theo đuổi cảm xúc đã kết thúc. Ham muốn cho sự lặp lại một trải nghiệm là
đặc điểm mù quáng của cảm xúc, và sự phong phú của ký ức là sự bành trướng của
cảm xúc. Ham muốn cho sự lặp lại một trải nghiệm, dù của riêng bạn hay của một
người khác, dẫn đến vô cảm, đến chết. Lặp lại một sự thật là một dối trá.
Sự thật không thể được lặp lại,
nó không thể được tuyên truyền hay được sử dụng. Cái mà có thể được sử dụng và
được lặp lại không có sự sống trong chính nó, nó là máy móc, chết rồi. Một sự
việc chết rồi có thể được sử dụng, nhưng không phải sự thật. Đầu tiên bạn có
thể giết chết và phủ nhận sự thật, và sau đó sử dụng nó; nhưng nó không còn là
sự thật. Những người tuyên truyền không quan tâm đến đang trải nghiệm; họ quan
tâm đến sự tổ chức của cảm xúc, thuộc tôn giáo hay chính trị, thuộc xã hội hay
riêng tư. Người tuyên truyền, thuộc tôn giáo hay thế gian, không thể là người
nói của sự thật.
Đang trải nghiệm chỉ có thể hiện
diện khi không còn sự ham muốn cho cảm xúc; đặt tên, khoác vào một thuật ngữ
phải kết thúc. Không có qui trình suy nghĩ nếu không có sự diễn đạt bằng từ
ngữ; và bị trói buộc trong sự diễn đạt bằng từ ngữ phải là một tù nhân cho
những ảo tưởng của ham muốn.
J. Krishnamurti - Nói chuyện về sống
Nguồn: thuvienhoasen.org