Ảnh minh họa |
Một ngày, một người thợ săn đi
vào rừng, bị lạc, rơi xuống một hố sâu, và không thể leo lên được. Anh ta kêu
gào thảm thiết, càng lúc càng đói lả và yếu sức hẳn đi. Cuối cùng, Dã nhân-
Phật (Buddha-gorilla) nghe tiếng anh ta nên đến cứu giúp.
Nhìn thấy các phía quanh cái hố
đều dốc đứng và trơn trượt, dã nhân bảo người đàn ông, “Để mang anh lên một
cách an toàn, đầu tiên ta phải đi lăn các viên đá lại và xếp chồng chúng đã…”
Con dã nhân vần, lăn rất nhiều đá
xuống hố, viên này to hơn viên kia, cứ thế miệt mài làm mãi cho tới lúc đủ để
bảo người đàn ông chuẩn bị sẵn sàng. Sau khi gắng sức hướng lên trên, kéo theo
vô vàn tảng đá và dây nhợ, con dã nhân đã đẩy được người đàn ông thoát khỏi hố,
rồi bằng nỗ lực cuối cùng, nó cũng tự mình trườn lên mặt đất.
Người đàn ông nhìn xung quanh,
rất sung sướng khi nhận ra mình thoát khỏi hố sâu rồi. Con dã nhân nằm bên
cạnh, thở hổn hà hổn hển. Người đàn ông nói, “Cám ơn, Dã nhân. Liệu mày có thể
đưa ta ra khỏi khu rừng này?” Con dã nhân đáp lại, “Vâng, thưa Con Người, song
trước tiên tôi phải ngủ một lát cho hồi phục tí đã.”
Khi con dã nhân thiếp đi, người
đàn ông nhìn nó và bắt đầu nghĩ: “Mình rất đói. Mình có thể tự tìm thấy đường
ra khỏi cánh rừng này. Đây chỉ là một con vật. Mình có thể dùng một trong các
viên đá kia để đập vào đầu nó, giết chết rồi ăn thịt nó. Tại sao mình lại không
làm thế chứ?”
Vì vậy, người đàn ông nhặt một
trong các viên đá lớn đến mức có thể rồi táng mạnh vào đầu con dã nhân. Con dã
nhân rên la đau đớn và nhanh chóng tỉnh dậy, choáng váng bởi cú đòn, mặt đầm
đìa máu me.
Khi con dã nhân nhìn người đàn
ông và nhận ra những gì đã xảy ra, nước mắt nó chảy lưng tròng. Nó ôm đầu sầu
muộn và nói, “Con Người tội nghiệp kia. Bây giờ ngươi sẽ không bao giờ được
hạnh phúc nữa đâu.”
*
* * *
Thiện chí hay ác ý đều thuộc dự
tính, ý định (intention): ý chí (will) vì điều thiện hay điều ác. Con dã nhân
đã thể hiện ý muốn được giúp đỡ, trong khi con người lại ước muốn giết.
Các dự tính này được biểu tỏ
thông qua hành động và sự thụ động, từ ngữ và việc làm, đặc biệt là thông qua
các suy tư, ý nghĩ. Bạn cảm giác như thế nào khi thấy người khác đang toan tính
bừa bãi (potshots) về mình trong tâm trí của dã nhân? Những gì được xem như là
cú bắn bừa trong tâm trí của chính bạn? Điều ác sẽ chiếu rất nhiều bộ film thu
nhỏ trong trình giả lập (simulator), những câu chuyện nhỏ nhặt này lẩm nhẩm,
càu nhàu về người khác. Nhớ rằng, trong khi film đang trình chiếu, các tế bào
thần kinh của bạn cũng xoắn bện, bắt nối theo cùng.
Điều ác cố bào chữa cho chính
mình: Đây chỉ là một con vật. Trong khoảnh khắc, những viện lẽ hợp lý hóa có vẻ
đáng tin cậy, giống như những thầm thì của nhân vật Wormtongue trong Chúa Tể
của những Chiếc Nhẫn. Chỉ về sau này, chúng ta mới nhận ra rằng chúng ta đã tự
lừa mình như thế nào.
Phẩm tính từ ái (loving-kindness)
của con dã nhân mang tưởng thưởng tự thân. Lòng nó không hề chứa đựng sự tức
giận (angry) hay hờn căm (hatred). Mũi phi tiêu đầu tiên đậu vào hình dạng của
một viên đá, không có nhu cầu để thêm sự xúc phạm bằng việc gây tổn thương với
mũi phi tiêu thứ hai của điều ác.
Con dã nhân cũng không có nhu cầu
tìm kiếm sự báo thù (retribution). Nó biết rằng con người kia sẽ không được
hưởng hạnh phúc do kết quả hành động của anh ta. Stephen Gaskin (2005) mô tả
nghiệp (karma) như đánh các quả golf dưới cơn mưa rào. Thường những nỗ lực hoàn
quy của chúng ta chỉ nhận lại theo đúng cách thức mà các quả bóng đã phóng lia
chia quay trở về người đã đánh vút chúng đi tại nơi chốn đầu tiên.
Cởi bỏ, để mặc điều ác biến khỏi
không có nghĩa là bị động, im lặng, hoặc cho phép bản thân hay những người khác
bị làm hại. Con dã nhân không bị con người dọa nạt, làm cho sợ hãi, và nó đã
thể hiện đích thực điều đó. Có quá nhiều sự kiện minh chứng cho sự thật về sức
mạnh và hành động mang tính hiệu lực song không hề đầu hàng cái ác. Hãy nghĩ
tới các nhân vật như Mahatma Ghandi hoặc Martin Luther King, Jr. Thực tế, với
một tâm trí sáng rõ và một tâm hồn yên bình, hành động của mình càng tỏ ra hiệu
quả hơn rất nhiều.
Theo Buddha’s
Brain
Nguồn: blog.ngotoan.com