A: Tất nhiên nó tồn tại.
K: Tôi không mặc nhận. Tôi không biết gì về Vedanta, Advaita, lý thuyết khoa học. Chúng ta bắt đầu một điều mới, không biết đến sự giả định của người khác, có lẽ là qua trung gian. Hãy gạt bỏ tất cả. Có nhị nguyên hay không? Tách rời sự thật nhị nguyên – Nam-nữ, bóng tối-ánh sáng, cao-thấp. Có nhị nguyên nào khác hay không?
K: Có một nhị nguyên tách rời người nam-người nữ, ánh sáng-bóng tối: Sự hiển nhiên hay không? Tôi muốn được rõ là chúng ta đang cùng đề cập chung một vấn đề. Tôi không giả định là tôi tài giỏi hơn. Tôi muốn tìm hiểu là có một nhị nguyên hay không, nhị nguyên tâm lý. Hiển nhiên là có nhị nguyên bên ngoài – Cây cao, cây thấp, mầu sắc khác nhau, cấu trúc khác nhau, vân vân và vân vân. Nhưng trên phương diện tâm lý thì sao, chỉ có “thực tại như thị” và bởi vì chúng ta không thể giải quyết được “thực tại như thị”, chúng ta phát minh ra “cái nên là”. Vì vậy mà có một nhị nguyên. Từ sự thật này, “thực tại Như thị”, một sự trừu tượng đến “cái nên là”, một lý tưởng. Nhưng chỉ có “cái đang là.” mà thôi.
D: Họ cho rằng “cái đang là” là nhị nguyên.
K: Hãy đợi đã, thưa ngài, tôi muốn tìm hiểu. Tôi chỉ biết “cái đang là” và không là “cái nên là.”,
P: ‘Cái đang là' đối với tôi là một nhị nguyên.
K: Không. Nhưng ngài bị điều kiện hoá với cái nhị nguyên. Ngài được giáo dục với cái nhị nguyên, ngài hoạt động theo phương diện tâm lý qua nhị nguyên.
S: Điểm bắt đầu là vị trí nhị nguyên. Có lẽ là do qua nhiều yếu tố.
K: Đó là điều mà tôi muốn truy xét – thái độ nhị nguyên hướng về sự sống thành tựu bởi vì tâm trí vẫn chưa thể giải quyết thật sự “cái đang là.”
A: Theo như chúng ta thấy thì. Một hài nhi không khóc bởi khát sữa mẹ, được bồi dưỡng nuôi nấng. Nó khóc bởi vì nó bị bỏ rơi. Nhị nguyên là sự diễn đạt của sự thiếu sót của một tự ngã của cái tôi đang là. Hiện tượng này hầu như bắt đầu từ sự khai sinh của một đời sống.
P: Đó là một phần di sản chủng tộc.
S: Bản chất của cái đang là là gì?
K: Đó là điều mà tôi đang cố gắng hiểu. Nếu tôi có thể hiểu được “cái đang là”, thì tại sao nhị nguyên lại tồn tại?
S: Phương tiện gì mà tôi sẽ?
B: Có phải phiền não phát sinh bởi vì không tiếp xúc được với “cái đang là”? Nhị nguyên được giả định bởi vì rất ít khi được tiếp xúc với “cái đang là”.
K: Đó là những gì mà tôi muốn tìm hiểu. Nhị nguyên là gì? Nhị nguyên có phải là một sự đo lường hay không?
B: Nhị nguyên là sự so sánh.
P: Nhị nguyên là sự cảm nhận của cái “Tôi” tách biệt có cái “Không-Tôi”
K: Đó là nguyên nhân căn bản của nhị nguyên. Cái “Tôi” là gì đang cho là bạn khác biệt? Cái “Tôi” là gì?
A: Trung tâm, thể xác này.
M: Trí não.
P: Tôi câu hỏi đó và khi quan sát sự vận hành của cái “Tôi”, tôi khám phá nó là một cái gì không thật như ghế, bàn hoặc thân. Chính nó vốn không tồn hữu.
K: Tôi có thể chia sẻ một vài lời không? Có lẽ có vẻ phi lý. Không có nhị nguyên đối với tôi. Không có nam-nữ, sáng-tối. Chúng ta không đề cập loại nhị nguyên đó. Nhị nguyên tồn hữu chỉ như là cái “Tôi”và cái “không-Tôi”, không gian giữa “Tôi” và “Bạn”, trung tâm “Tôi” và trung tâm “Bạn”. Trung tâm “Tôi” nhìn bạn và có một khoảng cách giữa “Tôi” và “Bạn”. Khoảng cách có thể nới rộng hoặc thu hẹp lại. Tiến trình này là ý thức. Đừng đồng ý với tôi? Tôi muốn được rõ ràng. Tôi muốn bắt đầu một cách chậm rãi.
B: Khoảng cách đóng kín này là tâm thức.
M: Khoảng cách nằm trong tâm thức.
K: Không, không phải thưa ngài, có một khoảng cách giữa bạn và tôi ngồi ở đây, khoảng cách vật lý. Còn có khoảng cách mà tâm trí tạo ra cái “Tôi” và “Bạn” và cái “không-Tôi”, “Bạn” và khoảng cách là tâm thức.
D: Ngài nên phân biệt giữa thân vật lý và tâm lý.
S: Có phải cái “Tôi” là một thực thể cụ thể?
P: Vì lý do đó tại sao tôi cho rằng truy cái “Tôi” là ai là một việc khó khăn.
S: Chúng ta bắt đầu với cái gì là nhị nguyên – Cái “Tôi” và “không-Tôi, trung tâm.
K: Khoảng cách giữa trung tâm này và tgmt đó, sự vận hành giữa trung tâm này và trung tâm đó, chiều dọc, chiều ngang, sự vận hành chiều dọc, chiều ngang, là tâm thức.
P: Chỉ có vậy thôi sao?
K: Tôi chỉ mới bắt đầu.
A: Thưa ngài, ngài cho rằng có hai trung tâm – Trung tâm này va chạm đến trung tâm kia. Không có trung tâm nào khác, thưa ngài.
K: Tôi đang đề cập đến điều đó. Hãy chậm rãi. Hãy bàn từng bước một. Trung tâm kia được chế tác bởi trung tâm này.
A: Tôi không biết. Tôi cho rằng ngay cả thiếu trung tâm kia, vẫn có một khoảng cách.
S: Achyutji, Cái “Tôi” chế tác cái “không- Tôi”. Nó ám chỉ trong tiến trình của cái “Tôi”. Nếu tôi không có một trung tâm, thì không có trung tâm nào khác. Tôi muốn truy xét toàn bộ cấu trúc của nhị nguyên. Tôi không chấp nhận nó. Bạn phải chấp nhận nó. Triết lý của chúng ta, sự phán đoán của chúng ta, tất cả đều dựa trên sự chấp nhận này. Cái “Tôi” và cái “không-Tôi” và tất cả một thứ phức tạp phát xuất từ nó, và tôi muốn, nếu tôi có thể, truy xét toàn bộ cấu trúc của nhị nguyên. Cho nên, cái “Tôi” là trung tâm duy nhất. Từ đó, cái “không-Tôi” phát sinh và mối quan hệ giữa “Tôi” và “không-Tôi”, “Bạn”. Tôi nghĩ rằng điều đó khá rõ ràng, ít ra đối với tôi. Đừng chấp nhận nó.
M: Trung tâm này phát sinh như thế nào? Vì tôi sở hữu trung tâm này, tôi tạo ra một trung tâm khác.
K: Tôi sắp đề cập đến điều đó. Tôi chưa muốn vội trả lời. Trong trạng thái tỉnh, trung tâm tạo ra trung tâm kia. Trong hiện tượng này, toàn bộ phiền não của mối quan hệ phát sinh, và do đó mà nhị nguyên phát khởi. sự xung đột, sự cố gắng khắc phục nhị nguyên. Trung tâm này đã gây ra sự phân chia này. Phân chia là không gian và thời gian nào và nơi nào có thời gian và không gian thì có sự phân chia, chắc chắn là xảy ra xung đột không thể nào tránh được. Điều đó đơn giản, rõ ràng. Cho nên tôi thấy, trong trạng thái tỉnh, những gì diễn ra trong mọi thời là sự điều chỉnh, so sánh, bạo động, bắt chước. Khi trung tâm chìm sâu vào giấc ngủ, nó duy trì sự phân chia ngay cả khi nó ngủ.
SWS: Ý của ngài là gì khi ngài cho rằng trung tâm đi vào giấc ngủ?
K: Chúng ta không biết trạng thái đó là gì. Chúng ta đang thẩm xét.
S: Trong ý thứctỉnh, người kinh nghiệm là trung tâm.
K: Người kinh nghiệm là trung tâm. Trung tâm là ký ức. Trung tâm là kiến thức, luôn trong quá khứ. Trung tâm có lẽ phóng chiếu vào tương lai nhưng tuy vậy, nó vẫn bám rễ vào quá khứ.
D: Trung tâm là hiện tại. Tôi không biết quá khứ hoặc tương lai.
K: Ngài sẽ không bao giờ nói như vậy, nếu ngài sở hữu một trung tâm.
D: Theo cá tánh của tôi, quá khứ và tương lai chỉ là sự phát triển dần lên. Tôi không liên hệ với chúng. Tôi là thực tại.
A: Ngài là đứa trẻ của quá khứ. Ngài là người thừa tự của tất cả những gì thuộc về quá khứ.
D: Không phải như thế. Đó là một giả thuyết. Làm sao tôi thấy biết được quá khứ?
K: Ngôn ngữ bạn đang ứng dụng, Anh ngữ, là kết quả của quá khứ.
P: Nếu ta hiện hữu, đối tượng hiện hữu.
D: Đó là một lý thuyết.
A: Làm sao có thể đó là một lý thuyết? Chính sự thật bạn đang hiện hữu ngụ ý rằng bạn là đứa trẻ của quá khứ.
D: Tôi không biết quá khứ. Tôi không biết tương lai.
P: Nếu ta ly thoát quá khứ và tương lai, thì không có vấn đề gì. Chúng ta hãy trao đổi với người quan tâm đến quá khứ.
D: Tôi là một phi thực thể cực kỳ nhỏ nhoi với cảm nhận của cái “Tôi” như thị. Tôi không biết gì về quá khứ hoặc tương lai.
A: Có phải cái “Tôi” không chế tác hoặc sản xuất bởi quá khứ toàn phần – Cha tôi, bà tôi? Làm sao tôi có thể chối bỏ được điều đó? Chính ý thứccủa được cấu tạo bởi quá khứ.
P: Đây là quá khứ của con người, có tính cách cá nhân, chủng tộc. Deshpande, Tôi nhớ buổi hội thảo ngày hôm qua và buổi hội thảo này đã xen vào sự bàn luận của tôi ngày hôm nay.
D: Vị trí của tôi là, tôi không biết gì về quá khứ hoặc tương lai. Nó là một sự phát triển thêm.
A: Deshpandeji, khi ngài cho rằng ngài là thực tại, xin làm ơn suy nghĩ. Có phải ý của ngài là ngài chỉ là sát na hiện tại, không quá khứ hoặc tương lai? Đây là một lý luận hoặc là một sự thật đây? Nếu vậy thì ngài đang nhập định rồi.
K: Hãy đợi một chút, thưa ngài. Chúng ta hãy yên lặng. Ngài đang nói tiếng Anh. Đó là một sự phát triển thêm. Trung tâm gì đang phát triển thêm?
D: Trung tâm đó tôi gọi là “Tôi:, nhưng tôi không biết.
K: Nếu vậy thì trung tâm tích tập này là cái “Tôi”. Người tích tập và sự tích tập này không giống nhau.
K: Ai là trung tâm đang tích tập? Có một trung tâm đang tích tập hay không? Có một trung tâm nào đó khác với đối tượng mà nó đang tích tập?
D: Tôi không trả lời được.
M: Tất cả đều là nội dung của tâm thức.
K: Chúng ta nói rằng nội dung của ý thức là ý thức. Nếu không có một ý thức thì không có sự tích tập.
M: Tôi không nói như vậy.
K: Tôi có nói như vậy. Chúng ta khởi sự từ đó.
M: Nội dung của ý thức là tâm thức. Điều đó có nghĩa là, nếu không có nội dung thì không có tâm thức.
K: Điều đó có nghĩa là như vậy.
D: Nếu thế thì nó có nghĩa là có một bất nhị.
K: Không, không. Đó là sự suy đoán mà thôi. Hãy tiếp tục với điều mà chúng ta đang bàn luận. Ý thức là nội dung của nó. Nội dung là tâm thức. Đây là một sự thật tuyệt đối.
A: Thưa ngài, ở một điểm nào đó, cái “Tôi” không thể điều khiển toàn bộ địa hạt của ý thức theo tầm hiểu biết của nhận thức. Theo nhận thức của tôi, tôi không thấy toàn bộ địa hạt này.
Sir, at any given time, this `I' is not able to command the whole field of consciousness as its purview of perception. In my perception, I don't see the whole field.
K: Bởi vì có một trung tâm. Nơi nào có một trung tâm, thì nơi đó có sự phân tán.
P: Cái “Tôi” chỉ hoạt động thông qua tiến trình tư duy vốn phân tán.
K: Chỉ có vậy.
A: Điều mà tôi suy nghĩ là nội dung của ý thức phải là một phần của địa hạt nhận thức. Không phải như thế hay sao?
P: Nếu nó là một phần nhận thức của tôi, thì toàn bộ nội dung của ý thức là ý thức, không còn gì khác nữa. Nếu thế thì tôi ngừng với ý thức. Tôi muốn tồn tại ở đó. Nhưng tôi ngồi trước mặt bạn và bảo, “Hãy chỉ cho tôi con đường,” và bạn thì không ngừng nói, “Giây phút mà bạn hỏi con đường, bạn sẽ không bao giờ biết con đường.” Tuy vậy chúng tôi vẫn hỏi ngài chỉ có một con đường.
S: Điểm đầu tiên mà chúng ta kinh nghiệm chỉ có tính cách vạn vật, không phải là ý thức toàn triệt.
K: Đó là điều tôi đang đề cập. Miễn là ở đó có một trung tâm, thì chắc chắn sẽ có sự phân tán và sự phân tán này là “tôi” và “bạn” và sự xung đột trong mối quan hệ đó.
S: Có phải ngài đang cân bằng trung tâm này với ý thức hoặc một phần mảnh vụn của toàn bộ ý thức?
K: Trung tâm là nội dung của ý thức.
S: Ý thức chính nó là một sự phân tán?
P: Ngài cho rằng trung tâm này là không gian-thời gian. Xem ra ngài cũng quy định khả năng vượt trên địa hạt không gian thời gian. Trung tâm đó là sự hoạt động. Nó không thể Vô Thượng Sĩ. Nếu nó có thể, không gian và thời gian sẽ kết thúc nội dung của ý thức.
K: Chúng ta hãy bắt đầu lại. Nội dung của ý thức là ý thức. Điều đó không thể bác bỏ được. Trung tâm là người chế tác những mảnh mẫu này. Trung tâm trở nên ý thức sự phân tán này khi sự phân tán bộc bạch hoặc đang hoạt động; nếu không, trung tâm không ý thức những sự phân tán khác. Vì vậy, luôn có một người quan sát và sự quan sát, người tư duy và kinh nghiệm. Cho nên, trung tâm là kẻ chế tác sự phân tán và trung tâm nỗ lực tích tập mọi sự phân tán này lại và đi xa hơn. Một mảnh vụn phân tán này bảo, “Hãy ngủ đi” và một mảnh vụn phân tán khác bảo, “Hãy thức.” Trong trạng thái duy trì sự tỉnh táo, thì có sự hỗn loạn. Tế bào não trong lúc ngủ cố gắng mang trật tự đến bởi vì bạn không hoạt động hiệu quả trong sự hỗn loạn đó. Trí não cố gắng mang lại trật tự. Tiến trình đó là nhị nguyên hay bất nhị?
K: Tôi sẽ biểu hiện cho ngài thấy. Tế bào não đòi hỏi trật tự. Nếu không thì chúng không thể hoạt động. Không có nhị nguyên trong hiện tượng này. Vào ban ngày thì hỗn loạn bởi vì có một trung tâm ở đó. Trung tâm là nguyên nhân của sự phân tán. Sự phân tán chỉ biết thông qua sự phân tán. Nó không ý thức toàn bộ sự phân tán và do đó, không có sự trật tự, và do đó, nó sống qua sự hỗn loạn. Nó là một sự hỗn loạn, mặc dù nó nói rằng, “Ta nhất định phải kinh nghiệm.” Nó sống một cách hỗn loạn, rối rắm, không thể làm gì khác ngoài gây ra sự hỗn loạn bởi vì hoạt động của nó chỉ trong sự phân tán này, đúng không, thưa ngài?
A: Thưa ngài, đúng là như vậy.
K: Tế bào não cần sự trật tự, nếu không thì nó sẽ bị loạn thần kinh, bị hủy diệt. Đó là một sự thật. Tế bào nữa luôn đòi hỏi trật tự và trung tâm thì hay gây ra sự phân tán. Tế bào não cần sự trật tự. Sự trật tự này bị chối bỏ khi có một trung tâm bởi vì trung tâm luôn gây ra sự hủy diệt, phân chia, xung đột và tất cả, một sự chối bỏ an ổn, chối bỏ trật tự. Không có một nhị nguyên. Tiến trình này đang tiếp diễn. Trí não nói, “Ta phải trật tự”, không phải nhị nguyên.
A: Có hai vận hành độc lập hay không?
P: Tôi cảm thấy chúng ta đang xa lìa những gì mang tính chất hữu hình với chúng ta.
K: Điều này có tính cách hữu hình.
P: Nó không hữu hình. Tế bào não đang tìm kiếm trật tự không hữu hình.
K: Tôi sẽ cho ngài thấy trong chốc lát.
S: Pupulji, Toàn bộ thế giới vật lý này, mặc dù hỗn loạn, vẫn duy trì sự trật tự phi thường. Nó là tự tánh của vũ trụ để duy trì trật tự.
P: Cảm quan của các nhà khoa học về thời gian không thật đối với chúng ta. Tế bào não tìm kiếm trật tự bởi vì nó không thật với chúng ta. Tôi không biết nhưng có lẽ. Ngài đang lìa xa từ một sự thật này đến sự thật kia vốn vượt trên sự hiểu biết của chúng ta.
K: Chúng ta đều thấy quan điểm đó. Trung tâm ở đâu thì ở đó có sự xung đột, chắc chắn là phải có sự phân tán. Chắc chắn là mỗi hình thức phân biệt giữa “Tôi” và “Bạn”, trung tâm đó đang gây ra sự phân chia. Làm sao bạn biết được?
P: Vì tôi quan sát nó trong chính mình?
K: Trên ngôn ngữ hoặc sự thật?
P: Sự thật.
K: Trung tâm là người chế tác mọi sự phân tán. Trung tâm là sự phân tán. Trung tâm là sự phân tán. Toàn bộ địa hạt là sự hỗn loạn. Làm sao bạn ý thức sự hỗn loạn này?
P: Tôi có thấy nó.
K: Khoan đã. Ngài chưa trả lời câu hỏi của tôi. Xin hãy thứ lỗi cho tôi, tôi đang hỏi ngài. Ngài có ý thức sự hỗn loạn này hay không? Nếu trung tâm ý thức thì đó là sự hỗn loạn. Tuy thế, nó vẫn hỗn loạn.
P: Tôi thấy được điều đó.
K: Ngài thấy là khi trung tâm ý thức rằng đây là một sự hỗn loạn thì nó tạo ra nhị nguyên như là một sự trật tự và hỗn loạn. Cho nên, bạn quan sát sự hỗn loạn này như thế nào – Ngoài trung tâm hoặc là với trung tâm? Nếu đây là sự quan sát với trung tâm thì đó là sự phân chia. Nếu thiếu sự quan sát của trung tâm thì chỉ có sự hỗn loạn mà thôi.
P: Hoặc trật tự.
K: Khoan đã. Xin làm ơn đi chậm một chút. Khi trung tâm ý thức có sự hỗn loạn thì có sự phân chia, và sự phân chia này là cốt tủy của sự hỗn loạn. Khi trung tâm không có đó để ý thức, thì cái gì còn lại?
P: Thì không có trung tâm; Không có sự hỗn loạn.
K: Nếu vậy, cái gì xảy ra? Không có sự hỗn loạn. Đó là một sự thật. Đó là những gì mà tế bào não đòi hỏi.
P: Khi ngài mang điều đó vào, ngài lại lấy nó đi. Cho phép chúng ta tiếp tục.
K: Hãy dừng lại đã. Tôi đang khám phá một hiện tượng, rằng trung tâm đang tạo ra không gian và thời gian. Nơi nào có không gian và thời gian thì nhất định sẽ có sự phân chia trong mối quan hệ và, vì vậy, có sự hỗn loạn trong mối quan hệ này. Khi mối quan hệ bị xáo trộn, nó sẽ gây ra thêm nhiều xáo trộn bởi vì đó chính là bản chất của trung tâm. Không chỉ xáo trộn trong mối quan hệ, mà xáo trộn cả trong ý nghĩ, hành động, tư tưởng.
P: Tôi muốn hỏi ngài một câu hỏi: Sự thật là gì – Nhận thức trật tự hoặc là…?
K: Ngài chỉ ý thức sự xáo trộn. Hãy nghe nè. Tôi cũng cảm giác được lộ trình của tôi, ngài hiểu chứ. Tôi thấy trung tâm là nguồn gốc xáo trộn bất cứ nơi nào mà nó vận hành – trong mối quan hệ, trong ý nghĩ, trong tư tưởng, trong hành động, trong nhận thức. Có người nhận thức và sự nhận thức. Cho nên, nơi nào có trung tâm hoạt động, hiện hành, tạo tác, sở hữu động lực của nó, thì chắc chắn là có sự phân chia, xung đột và tất cả mọi điều khác. Nơi nào có trung tâm là có sự xáo trộn hỗn loạn. Hỗn loạn là trung tâm. Làm sao bạn ý thức? Có phải trung tâm ý thức đến sự xáo trộn này hoặc chỉ có sự xáo trộn mà thôi? Nếu không có một trung tâm ý thức sự xáo trộn thì hoàn toàn trật tự. Nếu vậy thì sự phân tán chấm dứt, tất nhiên, bì không có trung tâm nào đang gây ra sự phân tán.
P: Theo nghĩa đó, khoảnh khắc sự phân tán hiện hữu, thực tại là sự phân tán. Khi sự phân tán kết thúc, thực tại là không thật. Cho nên, không có sự phân chia. Ngài lại trở về vị trí Vendantic.
K: Tôi chối từ không chấp nhận nó.
P: Tôi đang đặt ra với ngài.
A: Tôi sẽ nói rằng khi ngài cho rằng “Tôi” là nguồn cội và trung tâm của sự xáo trộn, hoặc trung tâm là nguồn cội và nó là sự xáo trộn, đó là một sự thật đối với tôi. Khi ngài cho rằng nếu không có một trung tâm quan sát sự xáo trộn đó…
K: Không, tôi hỏi: ai đang quan sát sự xáo trộn? Achyutji, hãy thấy rỏ điều này. Không có ý thức trật tự. Và đó là vẻ đẹp của trật tự.
P: Từ “thực tại” có nghĩa gì đến với ngài?
K: Không có nghĩa gì cả.
P: Ý của ngài là gì? Tôi muốn thẩm xét từ “không” này.
K: Khi nó là một cái gì, nó không ý thức.
A: Địa hạt nhận thức là địa hạt của phi thực tại.
K: Không, hãy cẩn thận, thưa ngài. Hãy chờ một chút. Đừng bàn luận điều đó nữa. Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề của mộng mị vì hiển nhiên đó là một trong những sự phân tán của chúng ta. Mộng mị là gì? Ma trận của cấu trúc của mộng là gì? Chúng diễn ra như thế nào?
Q: Nó diễn ra khi ham muốn không được đáp ứng vào ban ngày.
K: Nếu thế, ngài cho rằng vào ban ngày, tôi ham muốn một cái gì và nó không được đáp ứng, được thỏa nguyện, không được thành tựu, thì như vậy, ham muốn tiếp diễn.
P: Tại sao chúng ta không đi xa hơn? Tư tưởng là tiến trình vô tận không có sự khởi đầu, bị tống khứ từ tế bào não. Tương tợ như vậy, có một giai đoạn khi tâm trí hoàn toàn mê ngủ; Đây là một hình thức khác cùng một sự chuyển động.
K: Chính xác là càng một thứ. Vận hành của ngày tuy vậy vẫn tiếp diễn. Như thế, trung tâm vốn là yếu tố xáo trộn, gây ra sự xáo trộn vào ban ngày, vẫn tiếp diễn. Vận hành này trở thành mộng, biểu tượng hoặc nếu không, cùng một sự vận hành.
M: Ngài cứ cho rằng trung tâm là nguồn gốc của sự xáo trộn.
K: Trung tâm là sự xáo trộn, không phải nguồn gốc.
M: Quan kiến của cái “Tôi” là sự đòi hỏi không ngừng khao khát được trật tự. Không có ai gây ra nó, và tôi trong thế giới này van vỉ trật tự, tìm kiếm trật tự, và tất cả nhị nguyên được quy định, không phải là nhị nguyên chế tác.
K: Không phải, xin lỗi.
M: Tôi thấy là như vậy. Tôi không muốn nhị nguyên.
K: Chính sự tìm kiếm này là nhị nguyên. Tất cả cuộc đời của chúng ta là tìm kiếm sự bất nhị.
M: Tôi biết là bất kỳ những gì tôi làm là cho sự trật tự. Trật tự có lẽ tạm bợ, một chút trật tự, nhưng tuy vậy vẫn không có cử chỉ nào, không có vị trí của tâm trí nhắm tới trật tự, dù là ta đang ăn uống, hoặc ngủ nghỉ. Nó cũng khiến sự sống có thể. Cho nên, hỗn loạn là một cái gì áp đặt trên tôi, sự xáo trộn đang cưỡng chế trên tôi. Đó là sự quan sát của tôi. Nếu ngài cho rằng không phải, thì sự quan sát của tôi và sự quan sát của ngài khác nhau.
P: Trong tất cả mọi sự quan sát, chúng ta ngồi với Krishnaji và chúng ta quan sát bản ngã trong hoạt động và bản ngã được biểu lộ.
M: Không, nó chỉ là một giả thuyết. Chúng ta đang chơi đùa với từ ngữ. Tâm trí không thể phối hợp các yếu tố. Không có hiện tượng thiên khải trong này, thưa ngài. Không có ai bảo chúng ta.
P: Tôi đồng ý. Chính tiến trình tự quan sát đã hiển lộ nó. Không phải một người nào nói với chúng ta.
K: Người này nói rằng trung tâm là nguồn gốc hỗn loạn. Sự hiện hành của đời sống thường ngày tiếp diễn trong mơ. Nó cùng là một thứ vận hành và mộng là diễn dịch của cái “Tôi” đó. Khi tôi thức dậy, tôi nói, “Tôi đã mộng mị”. Đứng sau lưng chỉ là phương tiện truyền đạt; Mộng là “Tôi”. Mộng không tách biệt với trung tâm đã chế tác sự vận hành này, sự xáo trộn này. Yếu tố tiếp tới là giấc ngủ mê. Bạn có ý thức khi bạn mê ngủ hay không?
S: Ai ý thức khi đang say ngủ? Ta không ý thức được giấc ngủ sâu. Ngài không nói, “Tôi có một giấc ngủ phi thường.” Có lẽ ngài nói, “Tôi không mộng mị. Tôi có một giấc ngủ bình yên.”
P: Thật sự ngài nói rằng ngài có một giấc ngủ ngon.
M: Khi tôi mê ngủ, tôi hoàn toàn ý thức rằng tôi vô niệm. Tôi không ý thức.
K: Tất cả mà ta có thể nói là, “Tôi có một giấc ngủ ngon vô mộng.” Làm sao ta thẩm xét được trạng thái phi mộng, trạng thái mà bạn gọi là giấc ngủ sâu? Bạn có ngủ qua tâm trí ý thức hoặc chỉ là một giả thuyết, hoặc lặp lại lời của một người nào đó đã đề cập đến nó? Bạn phải thể nhập nó như thế nào?
S: Giấc ngủ tự nó biểu thị. Nếu không, bạn không thể đi vào trạng thái khác.
K: Tại sao ngài muốn đi vào nó?
S: Bởi vì tôi muốn biết nó có cùng là một trạng thái hay không.
P: Có trạng thái “tỉnh thức” và có trạng thái “mê ngủ”.
SWS: Kinh nghiệm của riêng tôi là khi ngủ mà không mộng, thì không có trung tâm. Nếu trung tâm lại đến, nó nhớ rằng tôi ngủ mà không mộng. Lần nữa, trung tâm bắt đầu sự hoạt động của nó.
S: Giấc ngủ sâu là giấc ngủ phi trung tâm.
K: Tại sao chúng ta không đề cập đến những gì mà chúng ta có thể biết?
P: Nhưng ngài muốn thẩm xét giấc ngủ sâu. Có thể thẩm xét giấc ngủ sâu hay không?
D: Tôi chỉ thấy một sự thật. Giấc ngủ sâu không có trung tâm.
K: Vị này nói rằng giấc ngủ sâu không có trung tâm.
M: Giấc ngủ sâu có nghĩa là cường độ ý thức rất thấp.
P: Tôi hỏi: Có thể nào thẩm xét giấc ngủ sâu hay không?
K: Ý của ngài là gì qua “Thẩm xét”? Tôi có thể thẩm xét, trung tâm có thể thẩm xét? Ngài đang xem phim trong rạp. Ngài không đồng hóa với nó. Ngài không là một phần của nó. Ngài chỉ đơn giản quan sát.
S: Cái gì đang quan sát mà không đồng hóa?
K: Không có ai quan sát cả. Chỉ có sự quan sát.
S: Điều mà Pupul đang hỏi là: Giấc ngủ sâu có thể thẩm xét hay không?
K: Chúng ta hiểu điều đó. Nó có thể hiển lộ, nó có thể phơi bày, nó có thể quan sát hay không?” Tôi cho rằng “có”. Tôi có thể quan sát bạn, chỉ quan sát mà không đặt tên? Dĩ nhiên là có thể. Người quan sát là trung tâm. Người quan sát là quá khứ. Người quan sát là người phân chia. Người quan sát là không gian giữa bạn và tôi.
P: Trước tiên, ngài phải có phương tiện, công cụ có thể. Ta phải sở hữu trạng thái ý thức nơi có thể. Chỉ khi nào có trạng thái ý thức hoặc Jagriti, thì hiện tượng đó có thể.
K: Có sự quan sát của sự xáo trộn ngoài trung tâm đang trở nên ý thức có một sự xáo trộn? Nếu có thể giải quyết, tôi đã giải quyết toàn bộ động lượng của nó rồi. Trật tự là gì? Chúng ta cho rằng trung tâm không bao giờ có thể ý thức trật tự. Nếu vậy, trạng thái đó là gì? Nếu vậy, đức hạnh là gì khi không ý thức đang đức hạnh? Những gì mà con người truyền thống chấp nhận là đức hạnh là sự thực tập. Phù hoa hư ảo thực tập nhún nhường vẫn là phù hoa hư ảo. Nếu thế, đức hạnh là gì? Nó là trạng thái không ý thức là nó đang đức hạnh. Tôi chỉ đang truy xét mà thôi. Nếu trung tâm ý thức rằng nó đang nhún nhường thì nó không nhún nhường. Đức hạnh là trạng thái của tâm trí khi nó không ý thức là nó đang đức hạnh. Do đó, nó trên tất cả mọi pháp, mọi sadhanas. Để thấy xáo trộn không từ trung tâm là trật tự. Trật tự đó bạn không thể ý thức được. Nếu bạn ý thức được nó, nó là sự hỗn loạn.
Tác giả: J. Krishnamurti
Việt dịch: Nhất Như
Nguồn: hoagiacngo.com