Vì sao con người ta phải nô lệ hai chữ đồng tiền?

Dù Đồng Tiền là một hạt bụi có thể thổi bay tan biến trong hư không. Cái thân đừng để hạt bụi đó bám vào mắt khi lấy ra sẽ bị tổn thương.

Tất cả chúng ta đều sử dụng tiền, chúng ta đều muốn có tiền, thậm chí là muốn có càng nhiều tiền càng tốt, tiền có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. Trong khi nguồn gốc và sự phát triển của tiền tệ có vẻ còn là một phạm trù trừu tượng thì tiền vẫn hiện diện, nhờ nó chúng ta có những cái mà chúng ta cần, những thứ mà chúng ta muốn đạt đến mục tiêu.

Người xưa thường nói: Có tiền mua tiên cũng được – chúng ta đang sống trong xã hội coi trọng đồng tiền và không có tiền thì chẳng ai có thể sống được.

Thế nhưng, với mỗi người đồng tiền lại có cách nhìn nhận đạo đức khác nhau, có những vai trò và tác dụng hữu ích khác nhau. Chính cách chúng ta kiếm tiền và tiêu tiền ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống đạo lý làm người. Có người làm việc chỉ để kiếm tiền và dù làm bao nhiêu đi nữa họ vẫn không hài lòng với số tiền mà họ kiếm được. Lúc này họ trở thành ông chủ nô lệ của đồng tiền, mệt mỏi tinh thần nhưng vẫn chạy theo cảm giác đồng tiền chi phối bởi do lòng tham vô tận.

Có người kiếm tiền để làm phương tiện biến cuộc sống của mình trở nên hạnh phúc hơn. Có rất nhiều người trong chúng ta lớn lên thiếu đi tình yêu thương của bố mẹ vì họ còn mải mê kiếm tiền. Lúc ấy chúng ta cảm thấy cô đơn lạc lõng ngay chính trong ngôi nhà của mình. Có người, lớn lên trong sự thiếu thốn, đồng tiền trở thành mục đích để họ vươn lên. Họ muốn có thật nhiều tiền bởi vì họ nghĩ rằng chỉ khi có thật nhiều tiền họ mới có được cuộc sống hạnh phúc thực sự. Nhưng càng lao vào kiếm tiền họ càng cảm thấy đau khổ và tuyệt vọng, bởi vì đồng tiền không mang lại hạnh phúc như họ mong muốn. Họ không thể có được hạnh phúc khi biến tiền thành mục đích sống.

Chúng ta để ý sẽ nhận ra rằng những người hạnh phúc không phải là những người có được những gì tốt đẹp nhất mà là người biết làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn. Chúng ta sinh ra trong một gia đình giàu sang, người khác nhìn vào chúng ta với ánh mắt ngưỡng mộ. Nhưng chỉ chúng ta mới hiểu sự giàu sang không đồng nghĩa với hạnh phúc. Hạnh phúc là khi chúng ta đem lai niềm vui cho mọi người, mọi người biết yêu thương và quý trọng nhau, biết chấp nhận và tha thứ cho nhau. Biết nắm giữ và hài lòng với những gì mình đang có. Xin đừng dẫm đạp lên nhân cách của chính mình để kiếm tiền, cũng đừng bao giờ dẫm đạp lên người khác để có được quyền lực điều mà chúng ta muốn.

Tiền rất quan trọng trong cuộc sống nhưng nó không bao giờ mang lại cho chúng ta hạnh phúc thực sự nếu chúng ta đạp người khác xuống để vươn lên. Không có thứ gì được xây dựng từ sự lọc lừa, dối trá lại có thể tồn tại lâu dài được đâu. Van xin đừng trở thành nô lệ của đồng tiền và biến mình thành kẻ máu lạnh, Xin hãy thật sống và kiếm tiền một cách chân chính, khi chúng ta tiêu đi những đồng tiền chân chính chúng ta sẽ cảm nhận được niềm vui an lạc đích thực, sự hãnh diện toát ra từ chính những đồng tiền làm bằng mổ hôi sôi nước mắt. Chúng ta sẽ không phải áy náy, mặt cảm tự ti hay day dứt lương tâm vì những đồng tiền đó.

Có vẻ như giá trị mỗi người đã bị đồng tiền chi phối quá nhiều, ai nhiều tiền thì trở nên có giá trị, còn những người chẳng tạo ra được nhiều của cải vật chất lại bị đánh giá thấp hơn rất nhiều (đây cũng là một phần lý do mà ngày nay, chúng ta chạy theo các ngành nghề hiếu kỳ “hot” và lãng quên những môn học đạo lý. Chỉ biết đếm tiền mà không biết phải sống và tôn trọng những người xung quanh. Hãy trao gửi tình yêu thương chân thật của mình để cuộc sống có ý nghĩa không bị sức mạnh của đồng tiền làm băng giá. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận và định giá lại cho chính mình.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, đức Phổ Hiền Bồ-tát nói: "Nếu tội lỗi của chúng sinh có hình tướng, thì tất cả hư không cũng không thể chứa hết". Thật thế, tội lỗi của chúng sinh chất chồng từ muôn vạn kiếp, và truyền nối qua thời gian, bởi di truyền, phong tục, thói quen. Chẳng hạn như tánh tham, chúng ta mới sinh, nào có ai dạy cho chúng ta đâu, thế mà chúng ta vẫn biết. Những tánh xấu này khó dứt trừ. Trong kinh gọi chúng nó là "Câu sinh phiền não" hay "bổn hữu chủng tử", nghĩa là hạt giống có từ lâu.

Những hạt giống xấu này lại còn làm duyên sinh ra các tội lỗi khác, trong lòng mỗi chúng ta không phải toàn chứa đựng những tánh xấu xa. Nếu tánh xấu đã có từ muôn đời muôn kiếp, thì tánh tốt cũng có từ vô thỉ, Chúng ta mỗi người đều có Phật tánh là cái mầm của muôn hạnh lành, cái mầm ấy đã bị chôn vùi dưới bao lớp dục vọng, si mê. Bây giờ muốn tiêu trừ dục vọng thì chúng ta phải tạo điều kiện, cho mầm móc Phật tánh trổ lá, lên hoa kết trái Bồ-đề. Dùng phương tiện làm cho mầm Bồ-đề phát triển là những hạnh lành như Từ bi, Hỷ xả, Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn v.v..Nếu chúng ta hành những pháp thiện ấy, xuất phát từ ý nghĩ trung thực tất nhiên những tánh xấu không có cơ hội để mọc lên nữa.

Nhờ các pháp thánh thiện của Đạo Phật luôn luôn quán sát hậu quả của các hành động tích cực và tiêu cực, cố tránh tất cả những điều xấu và làm những điều tốt sẽ là một động lực mạnh mẽ, cải hoá lòng mình tốt đẹp, tìm cách thiết thực làm cho tâm tánh con người được trong sạch đời sống cá nhân được hạnh phúc và đời sống xã hội được hoà bình, an lạc, ai là người yêu chuộng chân lý đạo đức, xin hãy cùng nhau nghiên cứu và thực hành các pháp lành của Đạo Phật cho kỹ lưỡng, tìm cách phát triển những hạnh gương mẫu sáng suốt của các bậc Thánh Hiền, ý thức được rõ ràng để ứng dụng tu hành trao dồi đức tánh cương quyết trong sự diệt trừ tánh xấu, phát triển tánh thành thật, sống thật với cảm xúc trước là cải thiện đời sống cá nhân, sau là đời sống có ý nghĩa và lợi ích của giống hữu tình được bớt đau khổ và thêm an vui.

Nguồn: quangnghiemtu.com
Xem thêm: 'Tại sao đồng tiền là gánh nặng?'
Previous Post
Next Post